Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất định.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công vốn hoặc vốn. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
48 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2528 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vai trò của thị trường tài chính đến ổn định kinh tế vĩ mô ở việt nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG TÀI CHÍNH
Chủ đề:
VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐẾN ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Vũ Thị Hiền
Hà Thị Thoa
Trần Thị Thùy Hương
Tạ Thị Hải
Cao Thị Bảo Ngọc
Mục lục
Cơ sở lý thuyết chung về thị trường tài chính và vai trò cơ bản của thị trường tài chính.
Khái niệm.
Cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường tài chính.
Điều kiện cần thiết hình thành thị trường tài chính.
Công cụ của thị trường tài chính.
Cấu trúc thị trường tài chính.
Chức năng, vai trò của thị trường tài chính.
B. Thị trường tiền tệ.
I. Khái quát chung.
1. Khái niệm.
2. Phân loại.
3. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ
4. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ.
II. Vai trò của thị trường tiền tệ với ổn định kinh vĩ mô hiện nay.
Thị trường liên ngân hàng.
Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc.
Nghiệp vụ thị trường mở.
Thị trường hối đoái.
C. Thị trường vốn.
1. Vai trò của TTCK đối với nền kinh tế.
2. Thị trường vốn tín dụng.
D. Định hướng cho phát triển thị trường tài chính.
Cơ sở lý thuyết chung về thị trường tài chính và vai trò cơ bản của thị trường tài chính.
Khái niệm.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch và mua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua phương thức giao dịch và những công cụ tài chính nhất định.
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công vốn hoặc vốn. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
Cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường tài chính.
Thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu thuận giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế phát triển. Trong nền kinh tế luôn tồn tại hai trạng thái trái ngược nhau giữa một bên là nhu cầu và một bên là khả năng về vốn. Mâu thuẫn này ban đầu được giải quyết thông qua hoạt động của ngân hàng với vai trò trung gian trong quan hệ vay mượn giữa người có vốn và người cần vốn. Khi kinh tế hàng hóa phát triển cao, nhiều hình thức huy động vốn mới linh hoạt hơn nảy sinh và phát triển, góp phần tốt hơn vào việc giải quyết cân đối giữa cung và cầu về các nguồn lực tài chính trong xã hội, làm xuất hiện các công cụ huy động vốn như trái phiếu, cổ phiếu của các doanh nghiệp, trái phiếu của chính phủ... đó là những loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là các loại chứng khoán. Và từ đó xuất hiện nhu cầu mua bán, chuyển nhượng giữa các chủ sở hữu khác nhau các loại chứng khoán. Điều này làm xuất hiện một loại thị trường để cân đối cung cầu về vốn trong nền kinh tế là thị trường tài chính.
Do đó, cơ sở khách quan cho sự ra đời của thị trường tài chính là sự giải quyết mẫu thuẫn giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế thông qua các công cụ tài cuhính đặc biệt là các loại chứng khoán, làm nảy sinh nhu cầu mua bán, chuyển nhượng chứng khoán giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Chính sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và tiền tệ mà đỉnh cao của nó là kinh tế thị trường làm nảy sinh một loại thị trường mới là thị trường tài chính.
Thị trường tài chính hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện những chủ thể cần nguồn tài chính và những người có khả năng cung ứng nguồn tài chính. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các hoạt động về phát hành và mua bán lại các chứng khoán cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính.
Điều kiện cần thiết hình thành thị trường tài chính.
Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định, với mức độ lạm phát có thể kiểm soát được.
Các công cụ của thị trường tài chính phải đa dạng tạo ra các phương tiện chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính.
Hình thành và phát triển hệ thống các trung gian tài chính.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức quản lý nhà nước để giám sát sự hoạt động của thị trường tài chính.
Phải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và hệ thống thông tin kinh tế phục vụ cho hoạt động của thị trường tài chính.
Cần có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu thị trường tài chính và phải có đông đảo các nhà đầu tư có kiến thức, dám mạo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra.
Công cụ của thị trường tài chính.
Để chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính, các công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường tài chính là các loại chứng khoán. Chứng khoán là chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống thiết bị điện tử xác nhận các quyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành; hoặc chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành.
Chứng khoán có nhiều loại khác nhau; có thể phân loại chứng khoán dựa theo các tiêu thức khác nhau:
Căn cứ vào kỳ hạn huy động:
Chứng khoán ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 năm;
Chứng khoán trung và dài hạn. Trung hạn từ 1 đến 5 năm, dài hạn là trên 5 năm.
Căn cứ vào chủ thể phát hành:
Chứng khoán chính phủ trung ương và địa phương;
Chứng khoán của các ngân hàng và tổ chức tín dụng;
Chứng khoán doanh nghiệp.
Căn cứ vào lợi tức:
Chứng khoán có lợi tức ổn định;
Chứng khoán có lợi tức không ổn định.
Căn cứ vào tiêu chuẩn pháp lý:
Chứng khoán vô danh;
Chứng khoán hữu danh.
Căn cứ vào tính chất chứng khoán:
Cổ phiếu (chứng khoán vốn);
Trái phiếu (chứng khoán nợ);
Chứng khoán phái sinh.
Căn cứ vào tính chất của người phát hành:
Chứng khoán khởi thủy;
Chứng khoán thứ cấp.
Cấu trúc thị trường tài chính.
Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được người ta chia thị trường tài chính thành:
Thị trường tiền tệ: Là một thị trường tài chính chỉ có các công cụ ngắn hạn (kỳ hạn thanh toán dưới 1 năm);
Thị trường vốn: Là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu. Thị trường vốn được phân thành ba bộ phận là thị trường cổ phiếu, các khoản cho vay thế chấp và trái phiếu.
Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính:
Thị trường nợ: Phương pháp chung nhất mà các công ty sử dụng để vay vốn trên thị trường tài chính là đưa ra một công cụ vay nợ, ví dụ như trái khoán hay một món vay thế chấp. Công cụ vay nợ là sự thoả thuận có tính chất hợp đồng có lãi suất cố định và hoàn trả tiền vốn vào cuối kì hạn. Kì hạn dưới 1 năm là ngắn hạn, trên 1 năm là trung và dài hạn. Thị trường nợ là thị trường diễn ra việc mua bán các công cụ nợ kể trên;
Thị trường vốn cổ phần: Phương pháp thứ hai để thu hút vốn là các công ty phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sở hữu một phần tài sản của công ty có quyền được chia lợi nhuận ròng từ công ty sau khi trừ chi phí, thuế và thanh toán cho chủ nợ (những người sở hữu công cụ nợ).
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính
Thị trường sơ cấp: Là thị trường tài chính trong đó diễn ra việc mua bán chứng khoán đang phát hành hay chứng khoán mới. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường cấp một thường được tiến hành thông qua trung gian là các ngân hàng;
Thị trường thứ cấp: Là thị trường mua bán lại những chứng khoán đã phát hành. Khi diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường này thì người vừa bán chứng khoán nhận được tiền bán chứng khoán còn công ty phát hành không thu được tiền nữa, một công ty thu được vốn chỉ khi chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp.
Căn cứ vào tính chất pháp lý:
Thị trường tài chính chính thức: là bộ phận của thị trường tài chính, mà tại đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Các chủ thể tham gia được pháp luật thừa nhận và bảo vệ;
Thị trường tài chính không chính thức: là thị trường tài chính, mà ở đó mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính và người cần nguồn tài chính không theo những nguyên tắc, thể chế do nhà nước quy định.
Chức năng, vai trò của thị trường tài chính.
6.1, Chức năng của thị trường tài chính:
Chức năng dẫn nguồn tài chính từ những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính đến những chủ thể cần nguồn tài chính: Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh. Giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi.
Thị trường tài chính thúc đẩy việc tích lũy và tập trung tiền vốn để đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.
Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, không chỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư. Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay. Người đi vay vốn phải tính toán sử dụng vốn vay đó hiệu quả nhất do họ phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người cho vay đồng thời phải tạo thu nhập và tích lũy cho chính bản thân mình.
Thị trường tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của Chính phủ thông qua các hình thức như phát hành trái phiếu ra nước ngoài, bán cổ phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất kinh doanh trong nước.
Thị trường tài chính cho phép sử dụng các chứng từ có giá, bán cổ phiếu, trái phiếu, đổi tiền.
Chức năng cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán;
Chức năng cung cấp thông tin kinh tế và đánh giá giá trị của doanh nghiệp.
6.2, Vai trò của thị trường tài chính.
Thị trường tài chính thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư;
Thị trường tài chính góp phần thúc đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính;
Thị trường tài chính thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của nhà nước.
Trong bài thảo luận ngày hôm nay nhóm tiếp cận thị trường tài chính căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được. Vì vậy thị trường tài chính được tiếp cận bởi hai thị trường là thị trường tiền tệ và thị trường vốn.
Thị trường tiền tệ:
Khái quát chung.
Khái niệm.
Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu về vốn ngắn hạn. Vốn ngắn hạn bao gồm cả trái phiếu ngắn hạn, có kỳ hạn tức là mua bán những món nợ ngắn hạn rủi ro thấp, tính thanh khoản cao. Thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng, vì các ngân hàng là chủ thể quan trọng nhất trong việc cung cấp và sử dụng vốn ngắn hạn.
Thị trường tiền tệ là thị trường phi tập trung tại các phòng kinh doanh của các ngân hàng và các công cụ kinh doanh đầu tư chuyên nghiệp thông qua mạng lưới điện thoại, internet rộng lớn. Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ là nghiệp vụ chuyển giao vốn có khả năng thanh toán cao, ít xảy ra rủi ro đối với người đầu tư.
Thị trường tiền tệ là nơi mua bán các loại chứng từ có giá ngắn hạn, nơi đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn của nền kinh tế.
Phân loại.
Thị trường tiền tệ được phân loại căn cứ vào cách thức tổ chức hay loại công cụ.
Phân loại theo cách thức tổ chức:
Nếu căn cứ theo cơ cấu tổ chức, thị trường tiền tệ được chia thành2 cấp: là thị trường tiền tệ sơ cấp và thị trường tiền tệ thứ cấp.
+ Thị trường tiền tệ sơ cấp: là nơi chuyên phát hành các loại trái phiếu
mới của ngân hàng, công ty tài chính, kho bạc... Thị trường tiền tệ sơ cấp thật sự là nơi tìm vốn của người phát hành trái phiếu và cung ứng vốn của người mua trái phiếu.
+ Thị trường tiền tệ thứ cấp: chuyên tổ chức mua bán các loại trái phiếu đã phát hành ở thị trường sơ cấp, nhưng lại mang tính chất chuyển hóa hình thái vốn. Tức là, trái phiếu có hình thái hiện vật cụ thể là máy móc, vật tư... bây giờ họ lại cần tiền, nghĩa là cần vốn dưới hình thái tiền tệ.
Phân loại theo công cụ nợ:
Nếu căn cứ vào các loại công cụ tham gia trên thị trường thì thị trường tiền tệ bao gồm:
+ Thị trường vay nợ ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng dưới sự điều hành của ngân hàng trung ương.
+ Thị trường trái phiếu ngắn hạn và thị trường các loại chứng từ có giá khác như: kỳ phiếu thương mại, khế ước giao hàng, tín phiếu của các công ty tài chính, chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng...
Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ.
Trong quá trình phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường liên ngân hàng là hình thức sơ khai của thị trường tiền tệ, hoạt đông với múc đích cân đối,điều hoà vốn giữa các NHTM với các TCTD. Vì vậy nếu xét thei chiều ngang, thị trường tiền tệ biểu hiện quan hệ điều tiết vốn giữa các NHTM, các TCTD. Còn nếu xét theo chiều dọc thị trường tiền tệ biểu hiện mối quan hệ giữa NHTW và NHTM qua con đường tái Chiết khấu, trong đó lãi suất tái chiết khấu là một công cụ linh hoạt để NHTW điều tiết vĩ mô nền kinh tế trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ.
Ngày nay quy mô hoạt động của thị trường tiền tệ được mở rộng về phạm vi điều tiết vốn, theo đó các chủ thể tham gia trên thị trường đa dạng hơn.
Các chủ thể tham gia trên thị trường bao gồm:
Chủ thể cung ứng nguồn vốn như: NHTW, NHTM, các TCTD…
Chủ thể có nhu cầu về vốn như: NHTM và các chủ thể kinh tế khác.
Chủ thể trung gian môi giới vừa đi vay, vừa cho vay như: NHTM, công ty chuyên môi giới.
Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ.
4.1, Nghiệp vụ vay và cho vay vốn ngắn hạn:
Cho vay bằng tiền mặt.
Cho vay dưới hình thức cầm cố hoặc chiết khấu các chứng từ có giá.
4.2, Nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn:
Công cụ chủ yếu của nghiệp vụ này là các loại trái phiếu ngắn hạn được phát hành từ thị trường tiền tệ sơ cấp và bán lại ở thị trường thứ cấp.
Vai trò của thị trường tiền tệ với ổn định kinh vĩ mô hiện nay.
Do sự bất ổn định trên thị trường tiền tệ thế giới vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008. Mà cụ thể nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ do giá nhà đất sụt giảm làm cho đồng USD. Trong thế giới ngày nay sự đan xen và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là không tránh khỏi đã gây nên những xáo trộn trên thị trường hối đoái của các nước trong đó có Việt Nam.
Biểu đồ 1: Tăng trưởng kinh tế thế giới, Mỹ, khu vực đồng Euro, Nhật Bản, các nước châu Á đang phát triển và Việt Nam.
Nguồn: World Economic Outlook, IMF,
Do sự yếu kếm xuất phát từ nội tại của nền kinh tế trong điều hành chính sách vĩ mô nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ mà cụ thể là việc điều hành chính sách tỷ giá do NHNN công bố và ngoài thị trường tự do luôn chênh lệch nhau một lượng không nhỏ.
Thị trường tiền tệ Việt Nam đã được hình thành và từng bước hoàn thiện gắn liền với tiến trình đổi mới phát triển kinh tế đất nước. Cho đến nay mặc dù thị trường tiền tệ Việt Nam chưa thực sự phát triển nhưng nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu nguồn vốn ngắn hạn nhằm hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Thị trường tiền tệ đã thực hiện chức năng cân đối, điều hoà nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thông qua các hoạt động trên thị trường tiền tệ, NHNN Việt Nam đã thực hiện điều tiết tiền tệ nhằm thực thi chính sách tiền tệ quốc gia. Có thể khẳng định rằng, thị trường tiền tệ Việt Nam đã góp phần nhất định trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thị trường Liên Ngân Hàng:
Thị trường liên NH (interbank market) là nơi mà các TCTD có thể cho vay lẫn nhau để bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời. Các khoản vay trên thị trường này phần lớn là các khoản vay có kỳ hạn dưới một tuần, chủ yếu là vay qua đêm. Cũng có các khoản vay có kỳ hạn dài hơn, nhưng chiếm tỷ lệ không lớn.
Mục đích của vay liên NH là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời, cân đối vốn trong ngắn hạn hay đáp ứng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại thời điểm đó.
Các NH thỏa thuận cho nhau vay chủ yếu dựa trên quan hệ tín chấp và khoản vay sẽ được hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
1.1, Thực trạng:
Tại Việt Nam, nghiệp vụ này cũng được các NHTM sử dụng với thời hạn vay liên NH không quá 01 năm (theo quy định mới nhất của NHNN tại Thông tư 21/2012/TT-NHNN).
Tuy nhiên, thị trường liên NH tại Việt Nam đã mất đi ý nghĩa vốn có, các NH cho vay theo dây chuyền, NH này vay vốn từ thị trường liên NH và cho NH khác vay lại với lãi suất cao hơn, thậm chí đây còn là nguồn vốn để các NH sử dụng vào các mục đích trung và dài hạn (cho vay, đầu tư) (SGĐT, 25-6).
Tình hình vay vốn liên NH được thể hiện thông qua khoản mục cho vay các TCTD và nhận tiền gửi từ các TCTD khác. Thống kê trong H1-2012 của một số NH như sau (đơn vị: tỷ đồng):
Gửi và cho vay từ các TCTD khác
Gửi và cho vay tại các TCTD khác
Q4.2011
H1.2012
Q4.2011
H1.2012
Vietinbank
74.408
43.844
65.452
20.950
BIDV
35.705
33.374
57.580
38.648
Vietcombank
47.962
47.361
105.005
106.138
ACB
34.714
19.921
81.274
56.002
Eximbank
71.859
67.723
64.529
61.248
Techcombank
48.133
39.998
43.191
38.513
Sacombank
12.824
8.338
9.621
13.558
MB
26.672
25.355
41.667
38.687
Nguồn: TTVN, 7-9.
Trong số này, số dư lớn nhất thuộc về Vietcombank, ACB và Eximbank.
Việc cho vay lẫn nhau không vì mục đích đáp ứng thanh khoản tạm thời và dự trữ bắt buộc khiến lãi suất liên NH tăng cao (có lúc lên tới 30% – 35%/năm) ảnh hưởng tới lãi suất cho vay và quan trọng hơn, là rủi ro tiềm ẩn từ việc cho vay theo dây chuyền.
Hơn nữa, tình trạng nợ quá hạn vẫn xảy ra với thị trường liên NH khiến cho thị trường này không khác gì thị trường cho vay thông thường. NHNN, trong thông tư 21, đã phải quy định yêu cầu có tài sản đảm bảo và trích lập dự phòng và trong trường hợp cần thiết NHNN sẽ quy định lãi suất vay liên NH.
1.2, Vai trò:
Đáp ứng nhu cầu thanh khoản tạm thời, cân đối vốn trong ngắn hạn hay đáp ứng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại thời điểm đó cho các ngân hàng. Điều này tạo sự ổn định nguồn vốn cho các ngân hàng, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt vốn khi khách hàng rút một lượng tiền quá lớn, ổn định tâm lý khách hàng, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc:
Tín phiếu kho bạc là loại giấy nợ do chính phủ phát hành có kỳ hạn dưới một năm để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Ngân sách Nhà nước và là một công cụ trong những công cụ quan trọng để Ngân hàng Trung ương điều hành chính sách tiền tệ. (tại Việt Nam, tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính phát hành). Tín phiếu kho bạc thường có kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng hay 9 tháng với một hay nhiều mức mệnh giá. Tín phiếu kho bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản).
Trên thị trường sơ cấp, Tín phiếu Kho bạc được phát hành bằng nhiều hình thức: đấu thầu, phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc, phát hành qua đại lý
2.1, Thực trạng:
Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc (TPKB) qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với việc phát triển kinh tế đất nước, mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Sự hình thành và phát triển của thị trường đấu thầu TPKB qua NHNN đã giúp công tác huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để bù đắp kịp thời thâm hụt Ngân sách Nhà nước, đồng thời NHNN chủ động trong việc nắm giữ thông tin về lượng giấy tờ có giá được phát hành để đưa ra các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ phù hợp, đồng thời đã hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện các nghiệp vụ thị trường tiền tệ tại NHNN qua vai trò điều tiết của mình; Đồng thời, tạo một kênh đầu tư vốn hiệu quả với độ an toàn, tính thanh khoản cao và chủ động trong việc đảm bảo khả năng thanh toán cho các tổ chức tín dụng (TCTD) thông qua các nghiệp vụ với NHNN.
Trong 5 năm qua, từ 2001 đến 2005, nghiệ