Trong những năm qua,cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ,vai trò và địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao.Vấn đề bình đẳng giới ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn.Hội nghị các quốc gia tại NewYork(Mỹ) năm 2000 đã xác định: bình đẳng giớ là một trong tám mục tiêu của thiên niên kỷ.Ở Việt Nam, nhà nước cũng đã ban hành nhiều
chủ trương,chính sách thúc đẩy bình đẳng nam nữ nhằm đảm bảo quyền lợi và phát huy vai trò của phụ nữ.Tiêu biểu như luật chống bạo hành phụ nữ,đặc biệt là luật bình đẳng giới đuợc thông qua trong kì họp thứ 10,quốc hội khóa 11(21/11/2006).Đuợc sự quan tâm của Đảng,nhà nước,sự nỗ lực của các ban ngành trung ương, địa phương và người dân ,Việt Nam đã trở thành một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới,đuợcu xếp thứ 80/136 quốc gia về chỉ tiêu phát triển giới.
Thế nhưng ,trên thưc tế,vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.Sự giải phóng phụ nữ dường như chỉ dừng lại ở cái mà cơ chế xã hội mới mang lại ,chưa vào sâu đuợc đời sống gia đình.Trong các gia đình ít nhiều vẫn tồn tại các hiện tượng bất bình đẳng giói như chưa ghi nhận đúng vai trò của nữ giới,sự phân công lao động trong gia đình chưa hợp lý,còn sự phân biệt đối xử nam nữ,bạo hành phụ nữ vv .
Do đó em muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề giói trong phạm vi gia đình,một lĩnh vực còn thiếu sự quan tâm đúng mức.
Mặt khác,địa bàn thực tế là thị trấn Tứ Hạ,huyện Hương Trà,Thừa Thiên Huế,là vùng đất cố đô,chỉ cách kinh thành huế có 16 km,nhiều dấu tích của chế độ phong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây.Đặc biệt tàn dư của nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng.Vì vậy em muốn tìm hiểu xem ở vùng đất còn đậm dấu ấn phong kiến này,vấn đề bình đẳng giói,đặc biệt là bình đẳng giói trong gia đình được nhìn nhận và thực hiện như thế nào.
Hơn nữa,vì thời gian hạn chế,chỉ có 10 ngày để thực hiện đề tài mà vấn đề bình đẳng giói thì quá rộng.Việc đi sâu nghiên cứu một vấn đề như bình đẳng giói trong gia đình sẽ có kết quả tốt hơn .
Vì những lý do trên ,em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu trong chuyến thực tế này là: “Vấn đề bình đẳng giói trong gia đình: thực trạng,nguyên nhân và giải pháp(trường hợp nghiên cứu ở thị trấn Tứ Hạ,huyện Hương Trà,Thừa Thiên Huế).
31 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 13606 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp tại thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lời cảm ơn
Sau quá trình học tập và nghiên cứu hết sức nghiêm túc,tôi đã hoàn thành báo cáo thực tế “Vấn đè bình đẳng giới trong gia đình: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp(trường hợp nghiên cứu ở THỊ TRẤN TỨ HẠ,HUYỆN HƯƠNG TRÀ,THỪA THIÊN HUẾ).
Tôi xin đươc gửi lòi cảm ơn tới ban chủ nhiệm khoa lịch sử và các thầy, cô giáo trong khoa lịch sử đã tạo điều kiện để chúng tôi có một đợt thực tế bổ ích,đạt hiệu quả cao.Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thầy giáo:TS Nguyễn Xuân Hồng và cô giáo Lê Thị Kim Dung,những người đã tận tình chỉ bảo và chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm quý giá trong thời gian thực tế .Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới lãnh đạo uỷ ban nhân dân thị trấn TỨ HẠ ,tạp thể cán bộ các ban ngành và nhân dân thị trấn đã tạo điều kiên giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian thực tế tại địa phương.
Do hạn chế về thới gian và trình độ nghiên cứu nên báo cáo này chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên.Đó sẽ là những kinh nghiệm quý báu giúp tôi có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơnn trong các bài viết sau.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Đông Hà,ngày 10/5/2008
Sinh viên
Hoa Thị Lý
Phần Mở Đầu
1.Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua,cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ,vai trò và địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao.Vấn đề bình đẳng giới ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn.Hội nghị các quốc gia tại NewYork(Mỹ) năm 2000 đã xác định: bình đẳng giớ là một trong tám mục tiêu của thiên niên kỷ.Ở Việt Nam, nhà nước cũng đã ban hành nhiều
chủ trương,chính sách thúc đẩy bình đẳng nam nữ nhằm đảm bảo quyền lợi và phát huy vai trò của phụ nữ.Tiêu biểu như luật chống bạo hành phụ nữ,đặc biệt là luật bình đẳng giới đuợc thông qua trong kì họp thứ 10,quốc hội khóa 11(21/11/2006).Đuợc sự quan tâm của Đảng,nhà nước,sự nỗ lực của các ban ngành trung ương, địa phương và người dân ,Việt Nam đã trở thành một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới,đuợcu xếp thứ 80/136 quốc gia về chỉ tiêu phát triển giới.
Thế nhưng ,trên thưc tế,vấn đề bình đẳng giới ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập.Sự giải phóng phụ nữ dường như chỉ dừng lại ở cái mà cơ chế xã hội mới mang lại ,chưa vào sâu đuợc đời sống gia đình.Trong các gia đình ít nhiều vẫn tồn tại các hiện tượng bất bình đẳng giói như chưa ghi nhận đúng vai trò của nữ giới,sự phân công lao động trong gia đình chưa hợp lý,còn sự phân biệt đối xử nam nữ,bạo hành phụ nữ vv…..
Do đó em muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề giói trong phạm vi gia đình,một lĩnh vực còn thiếu sự quan tâm đúng mức.
Mặt khác,địa bàn thực tế là thị trấn Tứ Hạ,huyện Hương Trà,Thừa Thiên Huế,là vùng đất cố đô,chỉ cách kinh thành huế có 16 km,nhiều dấu tích của chế độ phong kiến còn tồn tại trong cuộc sống của người dân nơi đây.Đặc biệt tàn dư của nó là tư tuởng trọng nam khinh nữ vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng.Vì vậy em muốn tìm hiểu xem ở vùng đất còn đậm dấu ấn phong kiến này,vấn đề bình đẳng giói,đặc biệt là bình đẳng giói trong gia đình được nhìn nhận và thực hiện như thế nào.
Hơn nữa,vì thời gian hạn chế,chỉ có 10 ngày để thực hiện đề tài mà vấn đề bình đẳng giói thì quá rộng.Việc đi sâu nghiên cứu một vấn đề như bình đẳng giói trong gia đình sẽ có kết quả tốt hơn .
Vì những lý do trên ,em đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu trong chuyến thực tế này là: “Vấn đề bình đẳng giói trong gia đình: thực trạng,nguyên nhân và giải pháp(trường hợp nghiên cứu ở thị trấn Tứ Hạ,huyện Hương Trà,Thừa Thiên Huế).
2.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
2.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học: lý thuyết hành vi ,lý thuyết bất bình đẳng xã hội,lý thuyết về giới,bất bình đẳng giới …..
2.2Ý nghĩa thực tiễn
Đối với chính quyền địa phương:
Giúp cán bộ thị trấn và các ban ngành chuyên môn đánh giá,nhìn nhận lại thực trạng bình đẳng giói trong gia đình tại địa phương.Những thông tin thu đuợc qua quá trình nghiên cứu sẽ tạo cơ sở cho chính quyền địa phương có những bổ sung,điều chỉnh về chính sách ,chủ trương nhằm thực hiện bình đẳng giói có hiệu quả,tạo động lực cho sự phát triển chung của địa phương.
Đối với người dân:
Giúp người dân có cơ hội nhìn nhận đúng hơn vai trò của người phụ nữ và thực trạng bình đẳng giói trong gia đình ở địa phương mình.Từ đó giúp người dân thay đổi lối tư duy cũ,góp phần thực hiện có hiệu quả bình đẳng giói trong gia đình nói riêng và bình đẳng nam nữ nói chung.
Đối với bản thân :
Qua đợt thực tế này,mà cụ thể là việc đi sâu tìm hiểu vấn đề bình đẳng giói trong gia đình ở một cộng đồng dân cư, là cơ hội tốt để em có thể áp dụng những phương pháp và lý thuyết đã học(phương pháp thực hành công tác xã hội,các lý thuyết về xã hội hoc,các kiến thức về gia đình học…) vào thực tiễn cuộc sống.Đồng thời qua quá trình thực hiện đề tài,em tiếp thu được nhiều kiến thức về vấn đề giới và hiểu thêm về một cộng đồng dân cư với những bản sắc riêng.Từ đó giúp em được kiểm nghiệm thực tế,rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài này được thực hiện với một nhận thức rõ ràng rằng bình đẳng giới vấn đề bình đẳng giói đang rất được quan tâm ở Việt Nam hiện nay.Vì vậy trên cơ sở xem xét bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình,đề tài mong muốn đưa đến một cách nhìn mới về vai trò của người phụ nữ và thực trạng bình đẳng giới trong gia đình hiện nay.Từ đó hướng tới các giải pháp nâng cao năng lực cho nữ giới và thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả.
3.2 Mục tiêu cụ thể
1.Tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ:những thành tựu đạt được và những hiện tượng bất bình đẳng giới trong gia đình còn tồn tại.
2.Tìm hiểu cách nhìn nhận,đánh giá về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình ở địa phương .
3.Tìm hiểu nguyên nhân và kiến nghị các giải pháp nhằm thực hiện bình đẳng giới trong gia đình có hiệu quả.
4.Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân địa phương, làm thay đổi lối tư duy cũ ,lạc hậu,giúp họ có cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề bình đẳng giới.
IV. ĐÔI TƯỢNG,KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1.Đối tuợng nghiên cứu
Tình hình bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ:những thành công và những hiện tượng bất bình đẳng còn tồn tại,nguyên nhân và giải pháp.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ và nam giới trong các gia đình trên địa bàn, cán bộ phụ nữ, đại diện chính quyền địa phương, trưởng các khu vực dân cư.
4.3 Phạm vi nghiên cưú
Không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Tứ Hạ,cụ thể:UBND thị trấn, 4 khu vực dân cư:KV3,KV4, KV6,KV8.
Thời gian: từ 14 đến 24/4/2008.
V. Phương pháp chọn đối tượng và mẫu nghiên cứư
5.1 Phương pháp chọn đối tượng:
chọn đối tượng điều tra theo giới,theo độ tuổi,và theo khu vực dân cư.
6.2 Mẫu nghiên cứu
Địa điểm
Số lượng
Cơ cấu giới
KV 3
20 người (trong đó tuổi từ 18-40 là 12 người, trên 40 là 6 người)
10 nam, 10 nữ
KV 6
20 người (tuổi từ 18- 40 là 15 người, trên 40 là 5 ngưòi)
12 nam, 8 nữ
KV 8
20 người (tuổi từ 18- 40 là 10 người, trên 40 là 10 người)
8 nam, 12 nữ
VI.CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Câu hỏi nghiên cứu:
Bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ hiện nay được thực hiện như thế nào?Đạt được những thành công và còn tồn tại những hiện tượng bất bình đẳng nao?
Thực trạng đó có tác động như thế nào tới sự phát triển của địa phương?
Địa phương đã sử dụng những giải pháp nào để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình có hiệu quả?
Cách nhìn nhận của địa phương về vấn đề này như thế nào?
Nguyên nhân và các giải pháp đặt ra?
6.2 Phương pháp nghiên cứu
Từ tình hình thực tế tại địa phương, căn cứ vào mục tiên và câu hỏi nghiên cứu, những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình đièu tra và hoàn thành báo cáo:
6.2.1 Các phương pháp thu thập thông tin
6.2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Lựa chọn ,phân tích,thu thập các số liệu,thông tin cơ bản từ địa phương từ các dự án đã triển khai,các văn bản chính sách liên quan,báo cáo tình hình hằng năm của hội phụ nữ về vai trò,nhiệm vụ của phụ nữ,tình hình bình đẳng giới,chống bạo lực gia đình.
6.2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra,khảo sát,thu nhận thông tin thực tế về cá nhân,hộ gia đình ,cộng đồng,chính quyền địa phương liên quan đến vấn đề bình đẳng giới thông qua các phương pháp sau:
Phỏng vấn sâu cá nhân: tiến hành phỏng vấn sâu 10 người,trong đó có 6 người dân(2 nam,4 nữ),1 trưởng thôn,1 trưởng nữ khu vực,hội trưởng hội phụ nữ thị trấn,1 đại diện chính quyền địa phương.
Phương pháp quan sát: trong 10 ngày thực tế ở Tứ Hạ,sống với dân,tôi có cơ hội quan sát những hoạt động trong cuộc sống sinh hgoạt gia đình,trong lao đông sản xuất và 1 số hoạt động xã hội của chị em phụ nữ địa phương.
Lập phiếu điều tra: tiến hành phát phiếu điều tra cho 60 đối tương ở 3 khu vực(mỗi khu vực 20 phiếu).
Lập bảng hỏi.
6.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
Phân tích thông tin, tài liệu: Đọc và phân tích những tài liệu về chính sách,chủ trương phát triển giới,thực hiện bình đẳng giói ;những
Báo cáo có liên quan đến sự phát triển của nữ giói và vấn đề bình đẳng gioi ở địa phương;một số bài báo,tạp chí có liên quan đến vấn đề bình đẳng giói.
Kiểm tra thông tin bằng phương pháp so sánh,đối chất các thông tin ,các nguồn tư liệu.
Tổng hợp,đánh giá các dữ liệu
VII.Giả THUYẾT NGHIÊN CỨU
Bình đẳng giói trong gia đình đang bị coi nhẹ, các hiện tượng bất bình đẳng trong gia đình vẫn đang diễn ra hàng ngày.
Người dân đang thiếu những thông tin ,kiến thức về giới và luật bình đẳng giói.
Người dân và một số cán bộ địa phương chưa nhận thức đúng về bình đẳng gioi trong gia đình.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây,những chương trình,dự án nâng cao năng lực cho nữ giới và thực hiện bình đẳng giới được đảng và nhà nước quan tâm đầu tư rất lớn.Nhiều lớp tập huấn về giới đã được mở ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước.Đi cùng với nó,những nghiên cứu về giói và bình đẳng giới được các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm. Đặc biệt, một số nhà xã hội học đã đưa vấn đề giới vào nghiên cứu trong gia đình như: “ khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng bắc bộ” của Vũ Mạnh Lợi; “vai trò và vị trí của phụ nữ nông thôn trong gia đình” môt nghiên cứu công đồng của Đặng Nguyên Anh. Do vâỵ,đề tài nghiên cứu “ vấn đề bình đẳng giói ở Tứ Hạ : thực trạng,nguyên nhân và giả pháp” không phải là một chủ đề hoàn toàn mới lạ.Nhưng cái mới của đè tài này là ở chỗ cùng một lúc góp phần lam rõ hai vấn đề là thực trạng nhận thức và thực trạng thực hành bình đẳng giói trong gia đình ở nhiều khía cạnh.Đồng thời nghiên cưú này cũng lý giải nguyên nhân và đưa ra giải pháp giải quyết thực trạng đó.
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
2.1 Giới:
Là một thuật ngữ xã hội học bắt nguồn từ bộ môn nhân loại học nói đến vai trò,trách nhiệm,quyền lợi mà xã hội quy định cho nam và nữ,bao gồm việc phân chia lao đông,các kiểu phân chia các nguồn và lợi ích.
2.2 Vai trò giới:
Là những kiểu hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi phụ nữ và nam giói cần thực hiện.Vai trò giói bao gồm vai trò sản xuất,tái sản xuất và vai trò cộng đồng.Vai trò giới được xác định theo văn hoá không theo khía cạnh sinh vật học và có thể thay đổi theo thời gian,theo xã hội và các vùng địa lý khác nhau.
2.3 Bình đẳng giới:
Có nghĩa là nam giới và nữ giới có vai trò và vị trí ngang nhau trong xã hội,được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng,gia đình và thừa hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
2.4 Bất bình đẳng giới
Là sự khác biệt giói và khoảng cách giói gây thiệt hại hay cản trở sự tiến bộ của nữ và nam.
Định kiến giới:
Là những nhận thức,thái độ và đánh giá thiên lệch,tiêu cực về đặc điểm,vị trí,vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.Ví dụ:nộin trợ không phải là việc c ủa nam giới.
Phân biệt đối xử về giới:
Là việc hạn chế,bài trừ,không công nhận hoặc không coi trọng vai trò,vị trí của nam và nữ,gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống gia đình và xã hội.
Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới:
Là biện pháp nhằm bảo đảm bình đẳng giới thực chất,do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong trường hợp có sự chênh lệch lớn giữa nam và nữ về vị trí, vai trò, điều kiện, cơ hội phát huy năng lực và thụ hưởng thành quả của sự phát triển mà việc áp dụng các quyền như nhau giữa nam và nữ không làm giảm được sự chênh lệch này.
CHƯƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Khái quát đặc điểm, tình hình KT-CT-XH ở thị trấn Tứ Hạ
Thị trấn Tứ Hạ nằm ở tryng tâm của huyện Hương Trà, với vị trí địa lý thuận lợi: phía đông giáp sông Bồ và huyện Quảng Điền, phía tây giáp xả Hương Vân, phía nam giáp xa Hương Văn, phía bắc giáp huyện Phong Điền.Với vị trí này, thị trấn Tứ Hạ la địa bàn trung tâm KT-CT-XH của huỵen Hương Trà có trên 70 cơ quan xí nghiệp của trung ương. tỉnh, huyện đong trên địa bàn nên hành ngày lưu lượng người dân làm ăn sinh sống ,tạm trú rất đông.
Là đơn vị nhỏ hẹp vời tổng diện tích tự nhiên là 845.4ha, dân số có 1921hộ với 85511 khẩu. Hộ theo đạo phật và thioên chúa giáo có 102 hộ với 386 khẩu. Là địa bàn được huyện xác định là trọng điểm về ANCT-TTANHXH.
Thị trân Tứ Hạ được phân làm 10 khu vực để quản lý và điều hành, 10/10 khu vực dân cư đều được công nhận là khu vực văn hoá.
Cơ cấu kinh tế của thị trấn được xác định là dịch vụ-thương mại-tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp để phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị. Trong những năm qua tình hình kinh tế của thị trấn tiếp tục phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh doanh, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ . Đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên.
Cụm công nghiêp Hương Trà đã được hình thành, các nhà đầu tư từng bước vào đầu tư xây dựng các nhà máy trên địa bàn tạo điều kiện phát triển các ngành nghề dịch vụ, thủ công nghiệp , các doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển đa dạng. Trong sản xuất nông nghiệp đã từng bước chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả tăng năng suất.
Cơ cấu lao động trong các ngành nghề hiện nay: dịch vụ và tiểu thủ công nghiêp chiêm 45%. Lao động thuần nông giảm còn 20%, các lao động khác chiếm 30%. Tổng giá trị dịch vụ va tiểu thủ công nghiệp hàng năm tăng từ 15-20%, nông lâm nghiệp tăng từ 7-10%. Bình quân thu nhập đầu người từ khoảng 4triệu/người/năm đến nay tăng lên 8triệu/người/năm.
Tình hình ANCT-TTATXH và kinh tế ổn định là cơ sở tạo điều kiện phát triển nhanh trên các lỉnh vực: kinh doanh trong nhiều năm qua co những khó khăn tiêm ẩn chưa lường hết, kể cả khách quan lẩn chủ quan.
Nhờ sự phát triển kinh tế nhiều thành phần kết hợp với sự linh hoạt nhiều hình thức của nhân dân nên đời sống và công việc làm ăn của nhân dân được đảm bảo. Từ đó mà hộ giàu, khá tăng lên, hộ nghèo giảm xuống.
Tình hình giới:
Tổng số nam giới từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn khoảng 2500 người, tổng số nử trên 18 tuổi là 2679 người, trong đó làm ăn xa co 243 chị, là cán bộ công nhân viên chức có 547 chị, hội viên tham gia phụ nữ là 955, số còn lại là người cao tuổi.
Vai trò của hội phụ nữ
Hội phụ nữ gồm 18 chi hội với 48 tổ hội.Trong thời gian qua hoạt động của hội đạt nhiều hiệu quả: hội đã phát triển phong trào thi đua “phụ nữ tích cực thi đua học tập lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” hội phụ nữ đã tăng cường khai thác nguồn vốn vay hổ trợ chị em đầu tư sản xuát: giải ngân số tiền là 563triệu cho 94 chị. Hội đã phối hợp với trạm y tế khám phụ khoa cho 878 chị; phối hợp vơi UBDS huyện nói chuyện chuyên đề về sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Hội đã thực hiện vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Hội đã nổ lực quan tâm sâu sát các hội viên, tạo điều kiện cho chị em phát huy năng lực, nâng cao vai trò của mình, thực hiện bình đẳng giới có hiệu quả.
TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỰC TRẠNG BÌNH ĐĂNG GIỚI
Thực trạng bình đăng giới ở Việt Nam
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và tiến bộ xã hội, vai tro và địa vị của người phụ nữ Việt Nam ngày càng được nâng cao. Những nỗ lực nhằm thu hẹp khoảng cách giới của nhà nước đã có kết quả.
“Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế , là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới. Là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xoá bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Nam A”, báo cáo đánh giá tình hình giới ở Việt Nam (tháng 12/2006) của ngân hàng thế giới (WP) , ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), vụ phát triển quốc tế Anh (DFID) , và cơ quan phát triển quốc tế Canađa (CIDA). Với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Ta có thẻ điểm qua vài con số sau:
2.1.1 Chủ hộ gia đình
Theo kết quả điều tra năm 2002 tỷ lệ gia đình có chủ hộ là nữ chỉ xấp xỉ 24% trong cả nước. Tỷ lệ này ở thành thị là 36,18% và nông thôn là 20,22%
,
Tình hình bình đăng giới ở Thừa Thiên Huế
Thực hiện các chủ trương , chính sách của nhà nước về bình đẳng giới, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ đạo các cơ quan ban nghành, đặc biệt hội liên hiệp phụ nữ tỉnh tạo mọi điều kiện đẩy mạnh sự phát triển của phụ nữ nhằm nâng cao vị trí chính trị xã hội của nữ giới, thực hiện bình đẳng giới. Các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho phụ nữ được tăng cường. Công tác chăm lo và bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp cho nữ giới được các cơ quan ban nghành quan tâm. Tỷ lệ nữ tham gia các hoạt động chính trị xã hội gia tăng. Toàn tỉnh có 1105 đảng viên nữ (chiêm tỷ lệ 40,6%) , có 53 chị là tiến sỹ , thạc sỹ la 532 chị. Các chị có trình độ đại học và cao đẳng là 9687 chị. Các cơ quan ban ngành trong tỉnh nêu cao khẩu hiệu vì sự tiền bộ phụ nữ và bình đẳng giới. Do đó, nữ giới có nhiều cơ hội phát huy vai trò, năng lực của mình hơn.
Tuy nhiên, sự giải phóng phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Huế nói riêng mới chỉ dừng lại ở những cái mà cơ chế chính sách mang lại, chưa vào sâu được đời sống gia đình. Trong đời sống gia đình, bất bình đẳng giới vẫn đang tồn tại. Đặc biệt trong các gia đình ở Huế, nơi còn mang nặng những tư tưởng của chế độ phong kiến, các hiện tượng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra hàng ngày. Thế nhưng điều này lại được ít người thừa nhận. Dương như sự bình đẳng giới trong gia đình rất ít được chú ý, cuộc sống giữa hai giới trong gia đình từ bao đời nay vẫn vậy, ít có sự thay đổi.
THỰC TRẠNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG GIA ĐÌNH Ở TỨ HẠ.
Trong buổi làm việc đầu tiên với đại diện chính quyền địa phương, khi được hỏi “ở Tứ Hạ còn tồn tại hiện tượng bất bình đẳng giới trong gia đình không?”. Câu trả lời “không, hiện nay nam nữ bình quyền”. Cô Lê Thị Thừa, chủ tịch hội phụ nữ thi trấn cho biết: “ở Tứ Hạ vấn đề bình đẳng giới thực hiện khá tốt, trong gia đình vợ chồng có vai trò và địa vị ngang nhau”. Nhưng đi sâu nghiên cứu ở các khu vực dân cư tôi thu được một số kết quả đáng để chúng ta chú ý:
Tình hình bình đẳng giới trong gia đình ở Tứ Hạ trước đây:
trước đây vai trò của người phụ nữ được quy định bởi “tam tòng” (tại gia tòng phụ,xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) và “tứ đức” (công, dung, ngôn, hạnh). Người phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào chồng và không thể độc lập đưa ra quyết định gì, đặc biệt hạn chế tham gia các hoạt động xã hội. Vấn đề bình đẳng giới trong gia đình ít được nhắc tới, người vợ vẫn giũ thói quen “phục tùng” chồng.
Các giải pháp đã thực hiện
Từ khi luật hôn nhân và gia đình ra đời, vai trò của người phụ nữ được nâng lên, đặc biệt trong thời gian gần đây nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển vì sự tiến bộ và bình đăng giới, nhất là từ khi luật bình đẳng giới ra đời (2006). Hưởng ứng chủ trương của nhà nước, lãnh đạo thị trấn cũng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thực hiện bình đẳng giới:
Mở các lớp tập huấn về bình đẳng giới.
Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào các chương trình hành động của địa phương như chương trình