Đề tài Vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam

Quản lý hành chính nhà nước là một mảng hoạt động hết sức quan trọng của một quốc gia. Để pháp luật có thể đi vào thực tế và phát huy hiệu lực cần phải có hoạt động quản lý hành chính nhà nước. ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới vấn đề quản lý hành chính nhà nước là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Xã hội ngày càng phát triển phức tạp dẫn đến yêu cầu quản lý ngày càng cao đặc biệt là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước luôn được đặt ra. Tuy nhiên, do là một mảng hoạt động phức tạp nên không tránh khỏi còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tìm hiểu về vấn đề này có ý nghĩa lớn cả trong lý luận và thực tiễn. Chính bởi tầm quan trọng như trên bài viết này xin mạnh dạn tìm hiểu về đề tài: “vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam”. Tìm hiểu về đề tài trên bài viết gồm có ba phần: I. Cơ sở lý luận. II. Thực trạng vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua. III. Phương hướng tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo.

doc17 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Quản lý hành chính nhà nước là một mảng hoạt động hết sức quan trọng của một quốc gia. Để pháp luật có thể đi vào thực tế và phát huy hiệu lực cần phải có hoạt động quản lý hành chính nhà nước. ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới vấn đề quản lý hành chính nhà nước là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Xã hội ngày càng phát triển phức tạp dẫn đến yêu cầu quản lý ngày càng cao đặc biệt là hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thường xuyên thay đổi. Chính vì vậy vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước luôn được đặt ra. Tuy nhiên, do là một mảng hoạt động phức tạp nên không tránh khỏi còn nhiều tồn tại, hạn chế. Tìm hiểu về vấn đề này có ý nghĩa lớn cả trong lý luận và thực tiễn. Chính bởi tầm quan trọng như trên bài viết này xin mạnh dạn tìm hiểu về đề tài: “vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam”. Tìm hiểu về đề tài trên bài viết gồm có ba phần: I. Cơ sở lý luận. II. Thực trạng vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua. III. Phương hướng tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo. Nội dung I.Cơ sở lý luận. Quản lý hành chính nhà nước là gì? Luật hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước. Nên khi nói về luật hành chính chúng ta nghĩ ngay đến quản lý hành chính nhà nước. Vậy quản lý hành chính nhà nước là gì? Ngay từ xa xưa con người đã chứng minh được rằng ở đâu có sự hiệp tác của nhiều người ở đó cần có sự quản lý. Mục đích của quản lý là điều khiển, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành một hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định trước. Cứ như vậy, quản lý tồn tại, cho đến khi nhà nước ra đời thì phần lớn các công việc của xã hội do nhà nước quản lý. Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang quyền lực nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước. Nhà nước quản lý trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Và quản lý của nhà nước trên lĩnh vực hành pháp là quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước mang những đặc điểm: -Là hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước. -Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được đặt dưới sự giám sát của cơ quan quyền lực nhưng vẫn mang tính chủ động, sáng tạo. -Là hoạt động trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nước. 2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước có nghĩa là thế nào? Nội dung của hội nghị lần thứ VIII ban chấp hành Trung ương khoá VII đã chỉ rõ phải xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước vững mạnh, trong sạch có hiệu lực và hiệu quả, bài trừ quan liêu, tham nhũng luôn giữ vững và phát huy bản chất cách mạng của một nhà nước của dân, do dân và vì dân…, Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và theo pháp luật, từ chỉ thị đó Đảng và nhà nước ta đã ra sức thực hiện: Nhà nước và nhân dân cùng làm. Cho đến nay công việc đó vẫn tiếp tục được phát huy, chú trọng, nâng cao. Có thể nói việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước là cả một quá trình mà mục tiêu nhằm đạt tới chính là xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực, từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật. Việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước vừa là điều kiện vừa là sự đảm bảo khách quan cho thành công của hoạt động này trong giai đoạn tiếp theo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước xét về thực chất là một sự thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân trong đó chủ yếu là mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân. Việc nâng cao này còn giải quyết triệt để mối quan hệ giữa các cơ quan trong nền hành chính công, quan hệ giữa Trung ương với địa phương, giữa Chính phủ với Uỷ ban nhân dân, Bộ với hệ thống cơ quan chuyên ngành của Bộ. Xuất phát từ quan điểm nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì nhân dân việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên thực tế phải là sự đổi mới thường xuyên, liên tục nhằm hiện đại hoá nền hành chính – một nền hành chính phục vụ nhân dân nhiều hơn nữa, có hiệu lực, hiệu quả và uy quyền cao hơn nữa. Việc nâng cao ấy phù hợp với lòng dân mang lại lợi ích cho nhân dân và đối tượng của việc nâng cao là bản thân nền hành chính. Như vậy, tóm lại việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước là quá trình xây dựng một nền hành chính hết lòng phục vụ nhân dân, khắc phục mọi quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, thiết kế một bộ máy thực sự làm nghĩa vụ hành chính với nhân dân – một bộ máy thực sự chịu sự kiểm soát của nhân dân, đề cao trách nhiệm của viên chức hành chính và cơ quan hành chính. II.Thực trạng việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua. 1.Các giải pháp nhà nước đã thực hiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước. Từ đầu năm 2007 chính phủ đã xác định công tác cải cách hành chính phải được dẩy mạnh, coi đó là khâu đột phá, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo dân chủ và phòng chống tham nhũng. Chính phủ, thủ tướng chính phủ đã có nhiều văn bản xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong triển khai cải cách hành chính, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương triển khai những việc cụ thể để đẩy mạnh cải cách hành chính. Hội nghị lần thứ V của ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã ra nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực, hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Sau nghị quyết của Đảng được ban hành thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo chính phủ nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết hội nghị Trung ương X với 10 nhiệm vụ chủ yếu: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác cải cách hành chính Thực hiện đồng bộ cải cách hành chính cải cách lập pháp và cải cách tư pháp. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính – khâu đột phá của cải cách hành chính. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của chính phủ và các cơ quan hành chính nhà nước. Cải cách hành chính công. Hiện đại hoá hành chính. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với nhân dân, huy động sự tham gia có hiệu quả của nhân dân và xã hội vào hoạt động quản lý của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Nâng cao nhân thức và trách nhiệm của cơ quan hành chính các cấp và cán bộ, công chức đối với cải cách hành chính. 2. Những thành tựu đã đạt được trong công cuộc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua Chính phủ đã có một chương trình hànhđộng có tính chiến lược, dài hạn xác định rõ bốn nội dung cải cách hành chính nhà nước là: Cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính công. Việc xác định rõ các nội dung thực hiện nhằm xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ cải cách và xác định được các giải pháp thực hiện nhằm đảm bảo thắng lợi công cuộc cải cách. Chương trình tổng kết sẽ là công cụ quan trọng để chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính. Cải cách hành chính công đã và đang được đẩy mạnh. ở giai đoạn I (2001-2005) chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được triển khai toàn diện trên các nội dung, từng bước đi vào chiều sâu, tạo ra những chuyển biến đáng ghi nhận của nền hành chính và được đặt trong khuôn khổ một trong các giải pháp quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2001-2010. Bước đầu giai đoạn I của chương trình đã đạt được một số kết quả quan trọng, tạo nền tảng để thực hiện giai đoạn II đó là: Hiệu lưc, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước được nâng cao rõ rệt, không chỉ thể hiện trong điều kiện bình thường mà được bảo đảm cả trong những tình huống cấp bách, khó khăn như thiên tai, dịch bệnh. Thể chế nền hành chính được cải cách và hoàn thiện một bước cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện dân chủ với thiết lập chế độ công khai, minh bạch phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phần lớn các chủ trương quan trọng về các vấn đề cơ bản trong quá trình đổi mới, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được thể chế hoá. Cải cách đơn giản hoá thủ tục hành chính đã cải thiện mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân và tổ chức, làm tăng tính dân chủ trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thu hút được sự quan tâm của nhân dân tới các công việc của nhà nước. Các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền các cấp đã tập trung rà soát thủ tục hành chính, loại bỏ hàng trăm thủ tục không cần thiết, phiền hà cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Đã đơn giản hoá thủ tục đăng kí kinh doanh, đăng kí thuế và cấp giấy phép, khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Việc triển khai các quy định này gắn với mô hình “một cửa” liên thông bước đầu giảm đáng kể phiền hà cho doanh nghiệp. Thủ tục hành chính trong việc đăng ký và quản lý hộ khẩu, cấp chứng minh thư nhân dân, cấp hộ chiếu phổ thông theo chỉ đạo của thủ tướng chính phủ và hướng dẫn của Bộ công an đã có bước cải cách tích cực, đơn giản hoá hồ sơ, biểu mẫu, rút ngắn thời gian giải quyết… đã được sự đồng tình đánh giá cao của nhân dân. Chính phủ và thủ tướng chính phủ đã triển khai việc đổi mới sự chỉ đại điều hành, cải tiến lề lối làm việc và sửa đổi quy chế làm việc của chính phủ trong đó tập trung vào các nội dung chính: tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng thể chế; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ; tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp và uỷ quyền; tăng cường kiểm tra đề cao kỷ luật, kỷ cương hành chính; đề cao vai trò của từng thành viên chính phủ trong những công việc chung của chính phủ. Trong năm 2007, thủ tướng, các phó thủ tướng và các thành viên khác của chính phủ đã giành nhiều thời gian công tác để đôn đốc, kiểm tra địa phương, cơ sở; chỉ đạo, giải quyết tại chỗ nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, doanh nghiệp nhất là khi xảy ra hạn hán, bão lũ, dịch bệnh, tai nạn như: sập nhịp dẫn cầu cần thơ, lở núi tại công trình xây dựng thuỷ điện Bản Vẽ… Thủ tướng và các phó thủ tướng đã có 112 chuyến công tác đến các địa phương để trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và các công việc quan trọng khác. Vai trò của các cơ quan hành chính nhà nước tiếp tục được điều chỉnh bảo đảm hiệu lưc, hiệu quả quản lý nhà nước và phục vụ xã hội.Thông qua kết quả của những nội dung cải cách đã khẳng định vai trò, chức năng quản lý nhà nước vĩ mô của chính phủ phù hợp với kinh tế thị trường. Cùng với những tác động của các cuộc cải cách khác như cải cách kinh tế, cải cách tư pháp, cải cách giáo dục,… cải cách hành chính đã góp phần quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội giúp Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế, củng cố lòng tin của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị xã hội. 3. Những tồn tại, hạn chế của vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua. Mặc dù có được những thành tựu tích cực đáng ghi nhận trong cải cách hành chính nhưng tốc độ cải cách còn chậm, hiệu quả còn thấp so với mục tiêu đặt ra. Cơ cấu bộ máy hành chính còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, không thông suốt làm tăng biên chế và chi phí hành chính. Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế về trình độ cũng như phẩm chất đạo đức. Số vụ án hình sự liên quan đến sự suy thoái về đạo đức của cán bộ, công chức trong những năm qua có chiều hướng gia tăng. Tình trạng tham nhũng vẫn còn tồn tại và có nhiều diễn biến phức tạp. Cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước còn mắc bệnh quan liêu, xa dân, xa cấp dưới và cấp cơ sở. Đây chính là hạn chế lớn ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước. Sự phân cấp trong quản lý hành chính nhà nước vẫn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, thực sự chưa quán triệt một cách triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước. Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỷ cương trong hệ thống cơ quan hành chính có chiều hướng gia tăng. Thủ tục hành chính tuy đã được cải cách nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa triệt để dẫn đến tình trạng “một cửa nhưng nhiều bàn”. Có nhiều quyết định hành chính còn mang tính chủ quan của người ban hành dẫn đến vừa không hợp pháp lại vừa không hợp lý. Nhìn chung, vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước trong thời gian qua đã được đề ra nhưng chưa thực sự sâu rộng và triệt để dẫn đến tình trạng càng nâng cao càng rối. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước một cách thực sự luôn là một yêu cầu cấp thiết. III. Phương hướng tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo Qua một thời gian thực hiện nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở nước ta bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cần được khắc phục. Để khắc phục những tồn tại và hạn chế đó, làm cho hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ngày một cao hơn chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau: Về cải cách thể chế, đổi mới cơ bản quá trình ban hành chính sách theo hướng làm rõ trách nhiệm của chính phủ, các bộ trong quá trình xây dựng thể chế, nâng cao chất lượng, tính đồng bộ khả thi của thể chế về tổ chức bộ máy, công chức, công vụ, phân công tài chính công; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, thuận tiện cho nhân dân, các doanh nghiệp; xây dựng luật về thủ tục hành chính, triển khai thực hiện thống nhất cơ chế “một cửa” tại các cơ quan hành chính các cấp một cách triệt để; đồng thời, chúng ta cần tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật để đảm bảo tính chặt chẽ thống nhất, thông suốt của hệ thống pháp luật nhà nước vì văn bản pháp luật là công vụ quản lý chủ yếu của nhà nước. Trong khi đó, các văn bản pháp luật còn tồn tại những mâu thuẫn, những nội dung trái ngược nhau sẽ gây ra những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý và thực thi công vụ của các cơ quan, các cấp hành chính. Về cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính, trên cơ sở tiếp tục rà soát làm rõ chức năng nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm khắc phục triệt để tình trạng trung lặp, chồng chéo, ôm đồm. Phải xem xét một cách toàn diện để đi đến quyết định việc nào khu vực tư làm được và có khả năng làm tốt thì giao cho khu vực tư đảm nhận, việc nào khu vực tư không làm được và không muốn làm thì nhà nước phải làm với mục đích phục vụ nhân đân. Cần điều chỉnh cơ cấu chính phủ, các bộ theo hướng giảm bớt các bộ chuyên ngành về kinh tế, tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực; Đến năm 2008 xác định xong và thực hiện các quy định mới về phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, giưac các cấp chính quyền ở địa phương; tổ chức ổn định, hợp lý các đơn vị hành chính, định rõ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền và tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị và nông thôn; cải cách các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công, đảm bảo tách rõ hành chính với sự nghiệp; hoàn thiện thể chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công trong tổ chức và hoạt động. Về nâng cao xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, rà soát, đánh giá đội ngũ công chức hành chính để cơ cấu, tổ chức, bố trí lại theo từng vị trí, rõ chức trách; cải cách nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo yêu cầu nâng cao trình độ quản lý mới, kỹ năng hành chính. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy đào tạo, bồi dưỡng để làm cơ sở củng cố, sắp xếp lại tổ chức, tuyển chọn giáo viên, đổi mới chương trình, giáo trình cũng như phương pháp, kĩ năng đào tạo, bồi dưỡng của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức từ Trung ương đến địa phương. Đổi mới về tổ chức cũng như về hình thức, nội dung, phương pháp giảng dạy của các học viện, trường đào tạo cán bộ, công chức từ Trung ương đến địa phương theo tư tưởng Hồ Chí Minh: cán bộ là cái gốc của mọi công việc, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức những kiến thức cơ bản, toàn diện để họ làm cán bộ, làm người và làm việc Tiếp tục thực hiện cải cách chế độ tiền lương; xây dựng và đưa vào thực hiện phương pháp khoa học đánh giá kết quả công tác của cán bộ công chức; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút người có tài vào làm việc trong khu vực công, tạo động lực cho cán bộ, công chức làm việc có hiệu quả; tăng cường kỉ luật, kỉ cương hành chính. Xây dựng và áp dụng chế độ thanh tra, kiểm tra công vụ ở các cấp kể cả chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Về cải cách tài chính công, thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao chất lượng dịch vụ công đối với đơn vị sự nghiệp, khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước; lập, phân bố dự toán ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra. Để góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra, Việt Nam cần nỗ lực hiện đại hoá nền hành chính theo hướng: áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng vận hành chính phủ điện tử. Chính phủ điện tử là ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu quả, minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, các tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước. Xây dựng, hoàn thiện quy chế làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, ban hành và thực hiện quy chế về văn hoá công sở; tiếp tục đổi mới phương thức điều hành theo hướng tăng cường khâu tổ chức thực hiện và cơ chế hậu kiểm; nâng cao chất lượng phục vụ nhân dânvà từng bước xoá bỏ tình trạng quan liêu trong hoạt độngcủa các cơ quan hành chính nhà nước. Quan tâm đổi mới, nâng cao thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan, các cấp hành chính nhất là cấp hành chính cơ sở. Hiện nay trang thiết bị, điều kiện làm việc của các cơ quan hành chính nói chung còn nhiều hạn chế. Việc triển khai áp dụng các giải pháp kĩ thuật và nhất là công nghệ tin học vào hoạt động quản lý nhà nước còn chậm, đạt hiệu quả thấp. Vẫn còn tới 10% số chính quyền cấp xã chưa có trụ sở làm việc, khoảng 30% số trụ sở cấp xã là nhà cấp bốn không đảm bảo điều kiện làm việc và giải quyết các công việc của một cơ quan hành chính. Bởi thế, cần giải quyết xong tình trạng không có trụ sở hoắc trụ sở không đạt yêu cầu của chính quyền cấp xã, từng bước hiện đại hoá công sở các bước theo yêu cầu mới. Trên đây là một vài phương hướng nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới. Mong rằng với quyết tâm cải cách của toàn Đảng, toàn dân bộ máy hành chính nhà nước sẽ ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn đáp ứng một cách tôt nhất nhu cầu quản lý. Kết luận chung Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hành chính nhà nước thì công việc quan trọng là cải cách nền hành chính. Cải cách hành chính ở Việt Nam là công việc mới m
Luận văn liên quan