Môi trường là không gian sống, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho dân sinh và hoạt động sản xuất con người, là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường là cơ sở để tồn tại cuộc sống của con người. Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu nói chung, trước sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ô nhiễm môi trường xảy ra sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, khôn lường, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tốt đẹp của mọi quốc gia và sự phát triển của nền kinh tế trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Do vậy, con người muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng chăm lo bảo vệ môi trường, bảo vệ và cải thiện môi trường đang là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế, xã hội. Nhất là trong những năm gần đây nước ta đang tiến dần trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Đô thị hoá không chỉ mang lại lợi ích riêng về tăng trưởng kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội như: nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí và cải thiện các dịch vụ, chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích này thì đô thị hoá lại đưa đến những hậu quả xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường. Trước vấn đề bức xúc của toàn xã hội, trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học, em xin đề cập đến một số vấn đề của ô nhiễm môi trường đô thị. Nguyên nhân, hậu quả và một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị.
13 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vận dụng, cặp phạm trù nguyên nhân - Kết quả để phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng, cặp phạm trù nguyên nhân - Kết quả để phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị
Phần mở đầu
Môi trường là không gian sống, là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho dân sinh và hoạt động sản xuất con người, là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường là cơ sở để tồn tại cuộc sống của con người. Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu nói chung, trước sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế, môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ô nhiễm môi trường xảy ra sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, khôn lường, nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống tốt đẹp của mọi quốc gia và sự phát triển của nền kinh tế trên toàn thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Do vậy, con người muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng chăm lo bảo vệ môi trường, bảo vệ và cải thiện môi trường đang là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển chung về kinh tế, xã hội. Nhất là trong những năm gần đây nước ta đang tiến dần trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đã thúc đẩy quá trình đô thị hoá. Đô thị hoá không chỉ mang lại lợi ích riêng về tăng trưởng kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội như: nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao dân trí và cải thiện các dịch vụ, chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích này thì đô thị hoá lại đưa đến những hậu quả xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm môi trường. Trước vấn đề bức xúc của toàn xã hội, trong khuôn khổ bài tiểu luận triết học, em xin đề cập đến một số vấn đề của ô nhiễm môi trường đô thị. Nguyên nhân, hậu quả và một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị.
I- Vận dụng lý luận triết học.
(Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả và mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả).
Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả:
Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định.
Kết quả là những biến đổi xuất hiện do nhiều nguyên nhân.
Ví dụ: Đô thị hoá là nguyên nhân của sự ô nhiễm môi trường trầm trọng
2- Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối liên hệ nhân quả có tính khách quan. Tính khách quan này quy định mối liên hệ nhân quả dựa trên lập trường duy vật ( biện chứng duy vật)
Do tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả nên một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại:
- Một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả:
. Nguyên nhân là cá sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, được sản sinh ra trước kết quả. Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.
.Thực tiễn cho thấy cùng một nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ:
+ Một thầy dạy cho một lớp sinh viên nhưng kết quả thi của sinh viên khác nhau.
+ Mỗi nhà doanh nghiệp dùng tiền để kinh doanh nhưng đưa đến những kết quả rất khác nhau, người thành triệu phú, tỉ phú, lại có người “sập tiệm”.
- Ngược lại một kết quả có thể được gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, tác động riêng lẻ hay tác động cùng một lúc.
Ví dụ:
+ Người nông dân đã tổng kết kinh nghiệm về kết quả sản xuất cây trồng phải biết kết hợp nước, phân, cần, giống.
+ Sức khoẻ của con người có được do tác động của nhiều nguyên nhân, kết hợp phòng và chữa bệnh, làm việc, học tập, nghỉ ngơi hợp lý.
c- Khi xem xét một mối liên hệ nhân quả cụ thể trong thời gian thì nguyên nhân có trước kết quả vì chỉ có sự tác động lẫn nhau mới gây ra sự biến đổi. Nhưng khi xét cả quá trình gồm nhiều liên hệ nhân quả nối tiếp nhau thì nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá vị trí cho nhau một cách biện chứng.
Ví dụ: Chăm học và có phương pháp học tốt sẽ đưa đến kết quả thi và tốt nghiệp tốt. Thi tốt nghiệp tốt đạt kết quả cao là nguyên nhân đẻ kiếm việc làm tốt. Có việc làm và việc làm có thu nhập khá đưa đến kết quả đời sống vật chất và tinh thần cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc.
Phân loại nguyên nhân
Không phải các nguyên nhân đều sinh ra kết quả giống nhau vì nguyên nhân, có tính chất và vai trò khác nhau. Do vậy, trong thực tiễn cần phân biệt:
- Nguyên nhân tác động cùng chiều và tác động ngược chiều.
- Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
- Nguyên nhân chủ yếuvà thứ yếu.
- Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
II- Vận dụng vào thực tiễn :
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, phạm vi tiêu chuẩn môi trường.Vậy nguyên nhân nào gây ra ô nhiễm môi trường ?
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị :
Một kết quả do nhiều nguyên nhân gây ra và ngược lại một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả. Ô nhiễm môi trường đô thị hiện nay do một số nguyên nhân cơ bản sau đây và từ một nguyên nhân ô nhiễm môi trường cũng gây ra rất nhiều kết quả.
Hiện nay tốc độ đô thị hoá diễn ra ngày một nhanh chóng. Động lực chính thúc đẩy đô thị hoá chính là quá trình chuyển dịch lao động từ nông nghiệp và các ngành dịch vụ cao hơn. Trong vài năm trở lại đây, do cơ chế thị trường, nhà nước ta đã mở rộng cửa giao thương với nước ngoài thu hút nhiều nước đầu tư vào Việt Nam, các công ty nước ngoài liên tiếp mở ra ở Việt Nam, tập trung nhiều ở các thành phố lớn, thu hút nhiều lao động. Vì vậy số lượng người di chuyển từ nông thôn vào thành thị đang ngày càng tăng. Tình trạng này đặt ra nhiều vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Việc trước tiên là giải quyết vấn đề đất đai. Dưới tác dụng của cơ chế thị trường, giá đất nội thành tăng cao, nhiều ao hồ bị lấp đi để lấy đất xây nhà cho dân cư sinh sống hoặc để xây dựng các công trình sản xuất. Nhiều nơi không còn đất trống để xây dựng đường ống thoát nước, dẫn đến tình trạng nước bẩn tràn lan ra đường phố gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Một nguyên nhân quan trọng không thể không kể đến, một đối tượng chính gây ra ô nhiễm môi trường, đó là các nhà máy, xí nghiệp, công xưởng khi có một công trình ra đời như nhà máy giấy, nhà máy nhiệt điện, một công trình thuỷ lợi hoặc một bến cảng … các công trình này mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, xã hội nhưng cũng gây ra không ít thiệt hại cho môi trường và tài nguyên thiên nhiên. :"Các ngành công nghiệp và giao thông vận tải hàng năm thải ra hàng trăm triệu tấn khí thải và trên 2,5 tỷ tấn chất thải rắn "(1). Các chất thải đó có tác hại lớn đối với sức khoẻ của con người. "Mỗi năm có 5 triệu người trong đó 4 triệu trẻ em bị chết về các bệnh có liên quan tới chất thải ”(2).
ở những nước đang phát triển trình độ dân trí thấp, người dân chưa có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Nhiều khi còn vứt rác bừa bãi ra ngoài đường phố gây mất mĩ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.
ở những nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng, chưa có nhiều biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường và bảo vệ một môi trường xanh, sạch, đẹp.
Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản gây lên nạn ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường đô thị nói riêng. Những nguyên nhân cơ bản này gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khó lường. Hiện trạng ô nhiễm môi trường đô thị ở các ta hiện nay rất phức tạp. Sau đây em xin được đề cập đến tình hình ô nhiễm, hậu quả của mức độ ô nhiễm môi trường đô thị ở nước ta.
2 - Thực trạng hậu quả của việc ô nhiễm môi trường đô thị :
a Hiện trạng môi trường nước :
Nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá, rất cần cho việc duy trì đời sống của mọi sinh vật trên trái đất cũng như con người. Hiện nay ở những khu đô thị nước đang bị ô nhiễm trầm trọng. Vậy nguyên nhân nào đã gây ra sự ô nhiễm đó ?. Chính là nước do các hộ gia đình và nước thải công nghiệp của các nhà máy xả ra. Thực tại nhiều sông, hồ ở các thành phố lớn đang ngày càng ô nhiễm do chất thải xả ra ngày càng nhiều, ví dụ như : sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch…"tại Hà Nội tổng lượng nước thải ngày đêm là 300 - 400 ngàn m3 trong đó lượng nước thải từ sản xuất công nghiệp là 85 - 90 ngàn m3, lượng nước thải từ sinh hoạt từ 1.800 - 2000m3/ngày đêm". Nói chung các chất thải đều không qua xử lý nên gây ô nhiễm. Điều đó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nhiều người mắc bệnh do nước bị ô nhiễm gây ra như : bệnh đau mắt do thiếu nước sạch, bệnh thương hàn, dịch tả…do dùng nước bẩn để tắm rửa… Hiện nay vấn đề cung cấp nước sạch cho dân cư là một vấn đề đáng được quan tâm.
ở một số thành phố do khai thác nguồn nước ngầm quá mức đã gây sụt lún đất ở đô thị và nguồn nước ngầm đang dần bị nhiễm chất hoá học. Hiện nay, công nghệ xử lý cấp nước tại nhiều nhà máy còn nhiều lạc hậu chất lượng nước cấp không đảm bảo vệ sinh. Thoát nước và xử lý nước thải chưa đạt yêu cầu. Hiện nay tình trạng ngập úng nước mỗi khi mưa to ví dụ trận mưa tháng 8 năm 2001 đã làm cả thủ đô tràn ngập trong nước mưa gây cản trở bao công việc của mọi người.
Ngoài nguồn nước thải do các nhà máy xí nghiệp và sinh hoạt thải ra còn có một nguồn nước thải vô cùng nguy hiểm mà không thể không kể đến đó là nước thải bệnh viện. Nước thải bệnh viện là lượng nước thải lớn chứa rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, dễ lây lan mà chỉ được xử lý sơ bộ lại thải vào nguồn nước mặt, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con người, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường.
b - Hiện trạng môi trường không khí:
Trước sự phát triển như tên lửa của nền kinh tế cùng với tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, bầu không khí trong lành của thiên nhiên đang dần bị mất đi thay thế vào đó là một môi trường không khí ô nhiễm độc hại chứa đựng rất nhiều chất thải như khí thải của xăng xe, bụi, tiếng ồn do hệ thống các phương tiện gây ra. Ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu xảy ra ở các khu công nghiệp và các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn, Biên Hoà, Đồng Nai …
* Ô nhiễm bụi rất trầm trọng :
Ngày nay, ở hầu hết các tuyến đường trong các đô thị, lượng bụi là rất lớn. "Nồng độ bụi ở các thành phố trung bình là 0,4 đến 0,5 mg/m, nồng độ bụi ở các khu dân cư bên cạnh nhà máy, hay xí nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 3 lần. Theo kết quả đo đạc thì địa phương có lượng thải bụi lớn nhất là Thanh Hoá với nhà máy xi măng Bỉm Sơn, sau đó là các thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc …
Ô nhiễm do bụi gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của con người, đó là các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, ung thư phổi, lao, hen suyễn ….
* Ô nhiễm các chất khí :
Hiện nay trên khắp các đô thị nước ta với tốc độ đô thị hoá ào ạt, các nhà máy xí nghiệp, hệ thống giao thông vận tải phát triển tỷ lệ thuận với việc gia tăng các khí thải độc hại cho con người. Trong mấy năm trở lại đây số lượng các phương tiện tham gia giao thông sử dụng xăng, dầu gia tăng một cách đột ngột nhất là xe máy. Như ta đã biết chì là một độc tố nguy hại tới sức khoẻ của con người, mà chì lại do động cơ chạy xăng thải ra. "Tại các thành phố lớn của các nước đang phát triển, lượng chì thoát ra do dùng xe cộ lớn gấp hai lần so với mức của các nước ở châu âu và Bắc Mỹ"(3).Khí thải độc hại không những do xăng dầu của xe gây ra mà nó còn do các nhà máy sản xuất thải ra nữa. Hàng ngày chúng ta vẫn nhìn thấy những ống khói đen ngòm từ các nhà máy phun thẳng lên bầu trời, thải vào không khí. Lượng khí thải ấy đóng góp phần lớn vào sự ô nhiễm môi trường không khí.
"Theo điều tra, đánh giá môi trường không khí ở 4 khu phố thuộc nội thành Hà Nội cho thấy lượng SO2 tăng 14 lần tiêu chuẩn cho phép, lượng CO2 tăng 2,2 lần tiêu chuẩn cho phép. Trong các khu phố có mật độ giao thông cao, lượng khí SO2 tăng 8 lần, lượng khí CO2 tăng 3,6 lần TCCP.”
"ở thành phố Hồ Chí Minh nồng độ CO2 trung bình là 15mg/m3 lúc cao nhất gần 48mg/m3 vượt từ 5 - 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Khí thải xung quanh các nhà máy có nồng độ SO2 vượt 3 lần, NH3 hơn 20 lần và H2S vượt hơn 100 lần TCCP ".(4)
Nhìn vào những số liệu trên ta có thể thấy rằng sự ô nhiễm môi trường đô thị ở nước ta trầm trọng như thế nào.
c - Ô nhiễm chất thải rắn và chất thải nguy hiểm :
Tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, dân số đô thị ngày càng tăng, các nhà máy xí nghiệp trong nước và liên doanh xuất hiện ngày càng nhiều thì lượng chất thải rắn thải ra hàng ngày khó có thể kiểm soát được. Trong chất thải rắn có nhiều chất độc hại, nếu không có hệ thống xử lý, chất độc sẽ ngấm dần vào nước và đất gây đe doạ đối với mạng sống của con người.
* Chất thải sinh hoạt :
Hiện nay tỷ lệ dân cư sinh sống ở các đô thị có xu hướng gia tăng vì vậy mà các chất thải sinh hoạt cũng gia tăng, tỷ lệ thuận với việc gia tăng dân số.(3) "tính hai mặt của toàn cầu hoá" NXB thế giới 2000
(4) "Kinh tế - Môi trường" VĐHM
Lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra với khối lượng vô cùng lớn mà ở nước ta cũng như thế giới nói chung chưa có biện pháp hữu hiệu nào để giải quyết vấn đề này. Hiện nay người Việt Nam ta quá lạm dụng việc xử dụng các loại bao bì, túi đựng bằng nilon và chất dẻo. Trong số chúng ta ai cũng biết rằng chất dẻo là một loại chất rất khó phân huỷ mà tình trạng sử dụng bừa bãi sẽ chỉ gây lên hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
* Chất thải rắn công nghiệp :
Việc sản xuất của các nhà máy cũng không thể không thải ra những chất thải rắn, thậm chí còn rất nhiều chất thải rắn công nghiệp đều là các chất khó phân huỷ.
* Tình hình thu gom và xử lý chất thải rắn ở nước ta :
Rác thải ở nước ta đặc biệt là ở các đô thị rất nhiều nhưng việc xử lý và thu gom ở nước ta chưa có hiệu quả. ở nước ta số cơ sở xử lý rác thải chưa có nhiều, hiệu quả còn thấp. Bởi vậy mới chỉ xử lý được một phần rất nhỏ so với lượng rác khổng lồ mà chúng ta hiện có.
* Việc tái chế các chất thải rắn :
Hàng ngày chúng ta sử dụng rất nhiều các dụng cụ chất rắn và sau khi sử dụng nó sẽ là chất thải, các chất đó là nhựa, là thuỷ tinh … chúng không phân huỷ được. Vì vậy việc tái chế và tái sử dụng các chất thải rắn là việc làm cần thiết nhưng rất tiếc rằng ở nước ta chưa có một biện pháp nào để tiến hành công việc đó.
3 - Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong các khu dân cư đô thị:
Qua những hiện trạng đã nêu trên đủ để chúng ta nhận thấy mức độ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như thế nào. Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người. Vậy vấn đề bức xúc đặt ra là cần phải có biện pháp để xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Do tốc độ đô thị hoá nhanh chóng nên việc bảo vệ môi trường chưa được chú trọng, nhiều công ty, nhà máy sản xuất chưa được kiểm tra về hệ thống cơ sở vật chất, vẫn còn sử dụng các máy móc thiết bị cũ kĩ, lạc hậu gây lên ô nhiễm nghiêm trọng với môi trường xung quanh. Vì vậy việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường là cần thiết.
III - Một số mâu thuẫn trong cách giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường :
1 - Một số mâu thuẫn trong cách giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường:
Nhân loại ngày càng tiến bộ, đất nước ta ngày càng phát triển thì ô nhiễm môi trường xảy ra là lẽ đương nhiên nhưng ta cần phải có những biện pháp để hạn chế bớt ô nhiễm môi trường để cho con người bớt bị đe doạ về bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra. Tuy nhiên biện pháp mà nhà nước ta đưa ra vẫn chưa nhiều, hiệu quả chưa khả thi.
Bộ máy tổ chức, quản lý môi trường chưa hiệu quả, đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, năng lực lại yếu kém. Việc thực thi các luật xử lý vi phạm gây ô nhiễm môi trường chưa nghiêm.
Việc nhận thức, ý thức chấp hành của nhân dân chưa đúng đắn, đầy đủ, vẫn còn hiện tượng vứt rác thải bừa bãi ra đường phố.
Các nhà máy, xí nghiệp chưa có biện pháp xử lý hiệu quả chất thải do nhà máy mình thải ra.
Việc đầu tư bảo vệ môi trưòng còn thấp, đặc biệt là việc đầu tư cho xử lý chất thải còn thiếu kể cả các khu vực nhà nước lẫn tư nhân.
Nhiều dự kiến, kế hoạch cho việc bảo vệ môi trường chưa được thực thi.
2 - Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường :
Ô nhiễm môi trường là một tác nhân quan trọng làm biến đổi và gây tác hại cho các hệ sinh thái, ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và hoạt động sản xuất của xã hội. Qua vai trò đặc biệt quan trọng trên của môi trường thì việc đấu tranh chống ô nhiễm môi trường là biện pháp có tính chất chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ môi trường. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Sau đây em xin được đề xuất một số biện pháp để khắc phục ô nhiễm môi trường đô thị :
- Quản lý và sử lý tốt các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt, các loại thuốc trừ sâu, các loại hoá chất độc hại.
- áp dụng các công nghệ sản xuất sạch để hạn chế việc khai thác quá mức các thành phẩm của tự nhiên và thải ra quá nhiều chất thải vào môi trường.
- Đưa ra các quy định, yêu cầu về môi trường buộc các nhà máy, xí nghiệp phải tuân theo.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, gíao dục, bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân, để mọi người tự giác và hăng hái tham gia các hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ môi trường.
- Đẩy mạnh phong trào văn hoá trong công tác bảo vệ môi trường đó là công tác phát huy truyền thống địa phương trong giữ gìn vệ sinh phường, tổ dân phố …
- Đầu tư để lắp đặt các trang thiết bị chống ô nhiễm, xử lý ô nhiễm để giảm bớt ô nhiễm. Rõ ràng nếu chi phí đầu tư tăng lên thì ô nhiễm sẽ giảm đi.
- Ô nhiễm môi trường là một vấn đề đòi hỏi sự can thiệp của chính phủ thông qua công cụ pháp luật và sự khuyến khích.
- Tăng cường biện pháp cưỡng chế với hành vi không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường.
- Giải pháp hiệu quả để giải quyết thiệt hại môi trường là sự thoả thuận giữa người gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm. Tức là đánh vào kinh tế của người gây ô nhiễm.
- Hợp tác quốc tế để cùng bảo vệ môi trường sống chung của toàn nhân loại.
Ban hành một loại thuế ô nhiễm dựa vào mức thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra, ai gây ra thì người đó phải nộp thuế.
- Phải hình thành ý thức công dân về giữ gìn môi trường sinh thái ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Kết luận chung.
Qua việc nêu lên hiện trạng, mức độ và tác hại của ô nhiễm môi trường ở trên ta có thể thấy hậu quả nghiêm trọng của việc ô nhiễm môi trường ở Việt Nam nói chung và ô nhiễm môi trường đô thị nói riêng. Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của tất cả mọi người, thực hiện trách nhiệm đó vì lợi ích của các thế hệ tương lai và đảm bảo không gian sống trong lành cho tất cả mọi người. Chính phủ cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để ngăn chặn sự suy thoái môi trường, khuyến khích mọi người cùng thực hiện chủ trương của Đảng “ Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân”.
Mục lục
Trang
Phần I
Phần mở đầu
1
Phần II
Nội dung
2
I -
Vận dụng thực tiễn triết học
2
1 -
Cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả
2
2 -
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
2
3-
Phân loại nguyên nhân
3
II -
Vận dụng vào thực tế
3
1 -
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến ô nhiễm môi trường đô thị
4
2 -
Hiện trạng hậu quả của ô nhiễm môi trường đô thị
5
3 -
Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trong các khu dân cư đô thị
10
III -
Một số mâu thuẫn trong cách giải quyết ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
11
1 -
Một số mâu thuẫn trong cách giải quyết ô nhiễm môi trường.
11
2 -
Biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
11
Phần III
Kết luận chung
14
TàI liệu tham khảo
1.
Một số tạp chí môi trường năm 2000
2 .
"Kinh tế môi trường" của trường đại học tài chính kế toán
3 .
"Kinh tế môi trường" của viện đại học mở Hà Nội
4 .
Sách giáo khoa "triết học Mác - Lê Nin" của Viện đại học mở
5 .
Sách phổ biến kiến thức môi trường "góp phần bảo vệ môi trường" do Bùi Trung Tâm - Vũ Hoan biên soạn.
6 .
"Tính hai mặt của toàn cầu hoá" của Tiến sĩ Trần Văn Tùng"