Đề tài Vận dụng mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam

Phát triển kinh tế bền vững là đích hướng tới của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay, dù các quốc gia đó theo những thể chế xã hội khác nhau. Nhưng để phát triển bền vững được, các quốc gia cần phải xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, một nền tảng kinh tế vững chắc. Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua đầu tư phát triển vì đầu tư phát triển là phương thức trực tiếp làm gia tăng tài sản của nền kinh tế, tăng tiềm lực cho mỗi quốc gia. Việt Nam từ khi giành độc lập đến nay, luôn kiên định mục tiêu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phấn đấu từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng giảm bớt khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO sẽ có nhiều cơ hội mà nếu nắm bắt được sẽ đưa đất nước “cất cánh” rất nhanh. Muốn vậy cần phải có một tiềm lực kinh tế vững mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư đến phát triển kinh tế, Chính phủ luôn ưu tiên cho các hoạt động đầu tư phát triển. Nhưng để thực hiện được một dự án đầu tư thì không thể không kể đến yếu tố nguồn vốn và các yếu tố khác trực tiếp tác động tới quy mô vốn bởi vốn là yếu tố cần thiết đầu tiên khi thực thi dự án. Nếu kiểm soát vốn tốt thì những trở ngại khác sẽ dần được khắc phục. Để làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm kinh tế đầu tư chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam”.

doc53 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 9_LỚP KINH TẾ ĐẦU TƯ 48A: LÊ THỊ QUYẾN. VŨ THỊ HỒNG THẮM. NGUYỄN THỊ THANH THỦY. NGUYỄN THỊ THƯ. LÊ HUYỀN TRANG. LỜI MỞ ĐẦU Phát triển kinh tế bền vững là đích hướng tới của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay, dù các quốc gia đó theo những thể chế xã hội khác nhau. Nhưng để phát triển bền vững được, các quốc gia cần phải xây dựng cho mình một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, một nền tảng kinh tế vững chắc. Điều này chỉ có thể thực hiện thông qua đầu tư phát triển vì đầu tư phát triển là phương thức trực tiếp làm gia tăng tài sản của nền kinh tế, tăng tiềm lực cho mỗi quốc gia. Việt Nam từ khi giành độc lập đến nay, luôn kiên định mục tiêu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phấn đấu từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng giảm bớt khoảng cách so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam vừa gia nhập WTO sẽ có nhiều cơ hội mà nếu nắm bắt được sẽ đưa đất nước “cất cánh” rất nhanh. Muốn vậy cần phải có một tiềm lực kinh tế vững mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư đến phát triển kinh tế, Chính phủ luôn ưu tiên cho các hoạt động đầu tư phát triển. Nhưng để thực hiện được một dự án đầu tư thì không thể không kể đến yếu tố nguồn vốn và các yếu tố khác trực tiếp tác động tới quy mô vốn bởi vốn là yếu tố cần thiết đầu tiên khi thực thi dự án. Nếu kiểm soát vốn tốt thì những trở ngại khác sẽ dần được khắc phục. Để làm rõ hơn về vấn đề này, nhóm kinh tế đầu tư chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa lãi suất vốn vay, tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư với quy mô vốn đầu tư. Vận dụng để giải thích tình hình đầu tư ở Việt Nam”. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức của các thành viên trong nhóm là có hạn nên bài nghiên cứu của chúng tôi còn có những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của các bạn đọc và các thầy cô giáo hướng dẫn để bài viết được hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÃI SUẤT, TSLN VÀ QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ A.LÃI SUẤT 1. Khái nệm chung về lãi suất Có nhiều quan điểm khác nhau về lãi suất vốn vay, dưới đây là một số quan điểm hay sử dụng: Theo K.Marx: Lãi suất là một phần giá trị thặng dư mà nhà tư bản sản xuất phải trả cho nhà tư bản tiền tệ vì đã sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Theo quan điểm của các nhà kinh tế học lượng cầu về tài sản: Các nhà kinh tế học về lượng cầu về tài sản chia thế giới tài sản thành hai phần.Phần thứ nhất là tiền mặt, phần thứ hai là những tài sản không phải tiền măt như trái phiếu, cổ phiếu và các hình thức đầu tư tài sản khác…Theo quan điểm này lãi suất là chi phí cơ hội cho việc nắm giữ tài sản tài chính tiền mặt, phiếu, hệ vay mượn hoặc cho thuê các dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ cổ phiếu hay các hình thức tài sản khác. Theo quan điểm của ngân hàng thế giới (WB): lãi suất là tỷ lệ phần trăm của tỷ lệ tiền lãi so với tiền vốn. Vậy theo nghĩa chung nhất lãi suất là giá cả của tín dụng – giá cả của quan hệ vay mượn hoặc cho thuê những dịch vụ về vốn dưới hình thức tiền tệ hoặc các dạng thức tài sản khác nhau. Khi đến hạn, người ta sẽ phải trả cho người cho vay một khoản tiền dôi ra ngoài số tiền vốn gọi là tiền lãi. Tỷ lệ phần trăm của số tiền lãi trên số tiền vốn gọi là lãi suất. 2. Vai trò của lãi suất Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, lãi suất lại là một công cụ điều tiết cho vay kinh tế rất nhạy bén và hiệu quả. Thông qua việc thay đổi mức và cơ cấu lãi suất trong từng thời kỳ nhất định, chính phủ có thể tác động đến quy mô và tỷ trọng các loại vốn đầu tư, do vậy mà có thể tác động đến quá trình điều chỉnh cơ cấu; đến tốc độ tăng trưởng, sản lượng, tỷ lệ thất nghiệp và tình trạng lạm phát trong nước. Hơn thế nữa, trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế mở, chính sách lãi suất còn được sử dụng như là một công cụ góp phần điều tiết đối với các luồng vốn đi vào hay đi ra đối với một nước, tác động đến tỷ giá và điều tiết sự ổn định tỷ giá. Điều này không những tác động đến đầu tư phát triển kinh tế mà còn tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán và các quan hệ thương mại quốc tế của nước đó đối với nước ngoài. Dưới góc độ kinh tế vi mô: lãi suất là cơ sở để cho các cá nhân cũng như các doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh tế của mình như: chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm; đầu tư số vốn tích luỹ được vào danh mục đầu tư này hay danh mục đầu tư khác… Vậy với mức lãi suất cho vay hợp lý, sẽ kích thích các nhà đầu tư vay vốn mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh cho xã hội, tăng thu nhập quốc dân, hạn chế thất nghiệp tăng mức sống của người đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.Và khi nền kinh tế phát triển, thu nhập quốc dân tăng, sẽ tác động trở lại kích thích đầu tư phát triển. Chính vì những điều như vậy mà ở các nước kinh tế thị trương phát triển và theo đuổi chính sách tự do hóa tài chính (financial liberalization), lãi suất được hình thành trên cơ sở thị trường, tức là giữa cung và cầu về vốn trên thị trương quyết định. 3. Các lãi suất cơ bản Mặc dù lãi suất là giá cả của tín dụng nói chung, song chúng ta lại biết rằng tín dụng có thể được thực hiện bằng các hình thức và phương pháp khác nhau, vì vậy mà lãi suất cũng được phân biệt thành các loại khác nhau. Dưới đây là một số loại lãi suất cơ bản. 3.1 Lãi suất đơn Lãi suất đơn là lãi suất được tính đối với những khoản tín dụng thực hiện dưới hình thức vay đơn. Loại tín dụng kiểu này người vay tiền sẽ trả một lần cho người cho vay vào ngày đến hạn trả nợ cả vốn và một khoản tiền phụ thêm chính là tiền lãi. Việc tính lãi suất loại này chỉ đơn giản là lấy số tiền lãi chia cho tổng số vốn vay theo thời gian của khoản tín dụng đó. 3.2 Lãi suất tích họp Lãi suất tích họp là lãi suất có tính đến yếu tố “ lãi mẹ đẻ lãi con”. Lãi suất tích họp được coi là công bằng và chính xác hơn trong việc đo lường lãi suất đối với các món vay dài hạn. Trên thực tế lãi suất tích họp vẫn được tính toán dựa trên cơ sở lãi suất đơn, nhưng do từ năm thứ 2 của thời hạn tín dụng do vốn tín dụng thực tế đã được tích luỹ thêm và lãi suất đơn tính cho các năm sau sẽ lớn hơn năm đầu và “tích họp” lại chúng ta sẽ có một mức lãi suất cho suốt thời kỳ khác với mức lãi suất đơn ban đầu. 3.3 Lãi suất hoàn vốn Đối với các khoản tín dụng mà việc trả vốn và lãi theo định kỳ hoặc trả một khoản cố định theo định kỳ, chẳng hạn trả cố định hoặc trái phiếu coupon thì người ta áp dụng một loại lãi suất gọi là lãi suất hoàn vốn. Đây là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thanh toán nhận được từ một khoản tín dụng với giá trị hôm nay của tín dụng đó. Một trái phiếu cũng là một khoản tín dụng, vì vậy lãi suất hoàn vốn của nó là một tỷ lệ nào đó làm cho giá trị hiện tại của trái phiếu trên thị trường. Như vậy, đo lường lãi suất hoàn vốn là một phép tính ngược từ việc chúng ta cân bằng giá trị hiện tại của số vốn đã đầu tư (cho vay) với giá trị hôm nay của số vốn đó. 4. Phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa Trên thực tế, những khoản thu nhập bằng tiền hay thu nhập danh nghĩa thường không phản ánh đúng giá trị thực của chính khoản thu nhập đó. Tỷ lệ lạm phát hay tỷ lệ trượt giá của đồng tiền trong một thời gian nhất định luôn làm cho giá trị thực trở nên nhỏ hơn giá trị danh nghĩa.Vì vậy lãi suất thực luôn nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa bởi tỷ lệ lạm phát nói trên. Thông thường trong những điều kiện tỷ lệ lạm phát (ii) không lớn hơn 10% thì lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa có liên hệ với nhau qua công thức đơn giản ir=in - ii Trong đó, ir, in, ii lần lượt là lãi suất thực, lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên nếu tỷ lệ lạm phát ii cao hơn 10% ví dụ là 27%; lãi suất danh nghĩa, ví dụ là 132% thì lãi suất thực không thể tính như trên mà phải tính theo công thức: In – ii Ir= hay ir = (132-27)/(27+100) Ii + 1 Trong ví dụ này lãi suất thực xấp xỉ bằng 82,7 % và điều này cũng phản ánh đúng một xu hướng thực tế: tỷ lệ lạm phát càng cao lãi suất thực càng thấp. Nhân tố ảnh hưởng tới chi tiêu của cá nhân và quyết định đầu tư của các nhà đầu tư là lãi suất thực tế 5. Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất. Trong các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nhà nước đóng vai trò trung tâm trong hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội. Trong các nước này thường không có thị trường tài chính và tài chính kiềm chế là mô hình tài chính phổ biến. Vì lẽ đó lãi suất trong các nước đó đều đo nhà nứơc quy tiền gửi và lãi suất cho vay của các ngân hàng .Sự biến động của lãi suất trong các điều kiện như vậy chủ yếu phụ thuộc vào ý chí của chính phủ mà không thể dự đoán hay xác lập bất cứ quy luật vận động nào. Trái lại trong nền kinh tế thị trường, nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều tiết vĩ mô, thị trường tài chính, các ngân hàng cũng như các tổ chức trung gian rất phát triển. Hơn nữa đa số các nước này lại theo đuổi chính sách tư do hóa và cơ chế hình thành lãi suất là cơ chế thị trường. Lãi suất vì vậy luôn biến động phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố kinh tế vĩ mô cũng như nhiều nhân tố khác. Sau đây là một số nhân tố cơ bản và quan trọng nhất. 5.1. Thay đổi về cung cầu. Lãi suất là giá cả của cho vay vì vậy bất kỳ sự thay đổi nào của cung hoặc cả cung và cầu quỹ cho vay không cùng một tỷ lệ đều sẽ là thay đổi mức lãi suất trên thị trường. Mọi sự thay đổi của yếu tố cung cầu về vốn đầu tư đều tác động tới sự thay đổi của lãi suất. Khi cầu về vốn đầu tư tăng, khi cung chưa kịp tăng hoặc tăng không đủ khi đó lãi suất sẽ tăng. Ngược lại khi cung vốn đầu tư tăng mà cầu không tăng hoặc tăng chưa đủ khi đó lãi suất sẽ giảm. Tuy mức độ biến động của lãi suất cũng ít nhiều phụ thuộc vào các quy định của chính phủ và ngân hàng trung ương song đa số các nước có nền kinh tế thị trường đều dựa vào nguyên lý này để xác định lãi suất. Chúng ta có thể tác động vào cung cầu trên thị trường vốn để thay đổi lãi suất trong nền kinh tế cho phù hợp với mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ: chẳng hạn như thay đổi cơ cấu vốn đầu tư, tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm. Mặt khác muốn duy trì sự ổn định lãi suất thì sự ổn định của thị trường vốn phải được đảm bảo vững chắc. 5.2. Bội chi ngân sách nhà nước Bội chi ngân sách trung ương và địa phương trực tiếp làm cho cầu của quỹ cho vay tăng làm tăng lãi suất. Sau nữa, bội chi ngân sách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và do vậy sẽ gây áp lực tăng lãi suất. Ở một góc độ khác, thông thường gia tăng việc phát hành trái phiếu. Lượng cung trái phiếu trên thị trường tăng lên làm cho giá trái phiếu có xu hướng giảm, lãi suất trên thị trường vì vậy mà tăng lên. Hơn nữa tài sản của các ngân hàng thương mại cũng gia tăng ở khoản mục trái phiếu chính phủ, lãi suất ngân hàng cũng sẽ tăng. 5.3. Mức độ rủi ro của dự án. Với những dự án có mức độ rủi ro cao,khả năng thu hồi vốn thấp khi đómức lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các dự án này sẽ ở mức cao hơn mức lãi suất cho vay thông thường của các ngân hàng.Ngược lại với những dự án đầu tư có mức độ rủi ro thấp, khả năng thành công của dự án lớn, khả tnăng thu hồi vốn của các ngân hàng lớn khi đó lãi suất cho vay của ngân hàng với các dự án này sẽ thấp. 5.4. Thời hạn sử dụng vốn Với các dự án sử dụng vốn vay càng dài khi đó mức độ rủi ro của các dự án này càng cao.Do vậy các ngân hàng coi thời hạn sử dụng vốn đầu tư là một yếu tố cơ bản để xác định mức lãi suất cho các dự án đầu tư. Ta có biểu đồ: i  0 t Trong đó: i: lãi suất vốn vay t: thời gian sử dụng vốn vay 5.5. Sự ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế các nước mở cửa với kinh tế thế giới, nền kinh tế mỗi nước chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thị trường thế giới. Do vậy những yếu tố nước ngoài ảnh hưởng tới thị trường trong nước là một yếu tố tất yếu. Thị trường tài chính mỗi nước chịu ảnh hưởng lớn bởi thị trường tài chính quốc tế, lãi suất trong nước cung sẽ chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường tài chính cũng như nền kinh tế thế giới. 5.6. Sự thay đổi trong chính sách của chính phủ Chính phủ các nước có thể thông qua mức lãi suất để điều chỉnh cơ cấu kinh tế của một vùng, miền, hay địa phương nào đó. Để phát triển một ngành kinh tế của một vùng miền nào đó chính phủ có thể dùng chính sách lãi suất ưu đãi, để hộ trợ địa phương hay vùng miền đó phát triển ngành nghề kinh tế mà chính phủ mong muốn. Chính phủ có thể áp dụng mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất trên thị trường rất nhiều đối với những ngành nghề, những vùng miền mà chính phủ mong muốn phát triển. Nhưng thay đổi trong chính sách thuế của chính phủ cũng ảnh hưởng tới mức lãi suất. Thuế thu nhập cá nhân và thuế lợi tức công ty luôn tác động đến lãi suất giống như khi thuế tác động đến giá cả hàng hóa. Nếu các hình thức thuế này tăng lên cũng có nghĩa là điều tiết đi một phần thu nhập của những cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng hay những người tham gia kinh doanh chứng khoán. Thông thường ai cũng sẽ quan tâm đến thu nhập thực tế, lợi nhuận sau thuế hơn là thu nhập danh nghĩa. Do đó, để duy trì một mức lãi suất thực tế nhất định họ phải cộng thêm vào lãi suất cho vay những thay đổi về thuế. 5.7. Lạm phát kỳ vọng. Khi mức lạm phát được dự đoán sẽ tăng lên trong một thời kỳ nào đó, lãi suất sẽ có xu hướng tăng. Thứ nhất, xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa cho thấy, để duy trì lãi suất thực không đổi, tỷ lệ lạm phát đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng. Thứ hai, công chúng dự đoán lạm phát tăng sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc dự trữ hang hoá hoặc những dạng thức tài sản phi tài chính khác như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài. Tất cả các điều này làm giảm cung quỹ cho vay và gây áp lực tăng lãi suất của các nhà băng cũng như trên thị trường. 58. Những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội. Ngoài những yếu tố được trình bày ở trên, sự thay đổi của lãi suất còn phụ thuộc vào các yếu tố thuộc đời sống kinh tế xã hội khác. Đó có thể là sự phát triển của thị trường tài chính với các công cụ tài chính đa dạng phong phú, hay mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian và gắn liền theo đó là sự cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ của các tổ chức tín dụng này. Hiệu suất sử dụng vốn hay tỉ suất đầu tư cận biên trong nền kinh tế trong các thời kỳ khác nhau do những thay đổi trong công nghệ hay sự phát triển mang tính chu kỳ của nền kinh tế cũng tác động đến sự thay đổi lãi suất. Hơn nữa tình hình kinh tế chính trị cũng như nhưng biến động tài chính quốc tế như những cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế, các luồng vốn đầu tư ra vào đối với các nước ….đều ít nhiều tác động tới sự thay đổi của lãi suất các nước khác . Tất cả những vấn đề này gợi ý cho các nha nghiên cứu, soạn thảo và điều hành chính sách lãi suất phải có sự nhìn nhận và đánh giá một cách tổng thể trước khi đưa ra bất kỳ một kết luận hoặc quyết định nào liên quan đến lãi suất. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN 1.Khái niêm chung 1.1. Theo quan điểm của Keynes Keynes cho rằng một người mua một tài sản đầu tư hay một tài sản cố định thì người đó mua quyền để được mua một khoản lợi tức trong tương lai gọi là lợi tức kì vọng của vốn đầu tư. Ông gọi giá cung tài sản cố định là giá khuyến khích nhà sản xuất làm thêm một đơn vị tài sản như vây. Ông gọi mối quan hệ giữa lợi tức triển vọng của tài sản cố định và giá cung hay chi phí thay thế nó là hiệu quả viên của giới hạn tư bản. 1.2. Khái niệm Tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận thuần thu được trên một đơn vị vốn đầu tư. Nếu tính cho từng năm hoạt động thì: RRi=  Trong đó +Wipv là lợi nhuận thuân thu được năm thứ i tính theo mặt bàng hiện tại (thời điểm dự án bắt đầu hoạt động) +Ivo : là vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu đi vào hoạt động. +RRi : Là tỉ suất lợi nhuận của vốn đầu tư vào năm i Nếu tính bình quân của đời dự án thì: = Trong đó: + Wpv: là lợi nhuận bình quân năm của dự án theo mặt bằng hiên tại + RR: là tỉ suất lợi nhuận bình quân năm. Nó có tác dụng để so sánh các dự án. Nhận xét: muốn khuyến khích được nhà đầu tư đầu tư vào dự án thì RR phải cao hơn lãi suất ngân hàng. 2. Vai trò của tỉ suất lợi nhuận đến hoạt đồng đầu tư Xét trên góc độ vi mô: Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Do vậy ở đâu có lợi nhuận kì vộng cao thì nhà đầu tư sẽ dốc vốn vào đó. Lúc này tỉ suất lợi nhuận chính là nhân tố quyết định xem có đầu tư hay không. Mặt khác, tỉ suất lợi nhuân vốn đầu tư phản ánh khả năng hoàn vốn của một dự án, qua đó có thể đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư. Xét trên góc độ vĩ mô: Tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư càng tăng, càng có nhiều cơ hội đầu tư, các doanh nghiệp có nhiều ý định vay vốn để tăng vốn đầu tư.Nếu tỉ suất lợi nhuận vốn đầu tư trong một ngành , một lĩnh vực,một địa phương tăng cao sẽ dẫn đến tổng số hàng hoá và dich vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế đó tăng lên, thu nhập quốc dân tăng. QUY MÔ VỐN ĐẦU TƯ Khái niệm vốn đầu tư và quy mô vốn đầu tư. Vốn là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động đầu tư, hay nói cách khác, vốn là yếu tố quyết định một dự án có được thực thi hay không. Về bản chất, vốn đầu tư là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của Nhà nước và của xã hội. Vốn đầu tư bao gồm: + Tiền mặt các loại. + Hiện vật hữu hình: nhà xưởng, máy móc thiết bị, tài nguyên thiên nhiên… + Hàng hóa vô hình, công nghệ, bí quyết công nghệ, nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín của hàng hóa, bằng phát minh sáng chế… + Các dạng tài sản đặc biệt: vàng, bạc, đá quý… Để đo lường lượng vốn đầu tư vào một dự án nào đó, người ta dùng thuật ngữ quy mô vốn. Quy mô vốn là lượng vốn được phân bổ cho một dự án đầu tư được quy đổi giá trị bằng tiền. Quy mô vốn có thể cho ta thấy được dự án đầu tư đó là lớn hay nhỏ, có ảnh hưởng rộng hay hẹp… đến nền kinh tế. Quy mô vốn cũng thể hiện phần nào tầm quan trọng của một dự án đầu tư. Vai trò của quy mô vốn đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Quy mô vốn đầu tư phù hợp có vai trò quan trọng đến việc quyết định hoạt động và hiệu quả của các hoạt động đầu tư phát triển. 3.1. Tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Tác động đến tổng cầu Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế. Theo số liệu ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm từ 24 - 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Xét trong ngắn hạn, khi tổng cầu chưa kịp thay đổi, việc tăng quy mô vốn đầu tư - tăng cầu đầu tư sẽ làm cho tổng cầu AD tăng (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Công thức xác định tổng cầu AD: AD=C + I + G + NX. Trong đó: C: Tiêu dùng. I: Đầu tư. G: Chi tiêu chính phủ. NX: Xuất khẩu ròng. Xét theo hình 1: đường cầu AD dịch phải (AD→AD’), kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo (Q0→Q1), giá cả các yếu tố đầu vào của đầu tư tăng lên (P0→P1). Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 đến E1. Tác động đến tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ….,thể hiện qua phương trình: Q = F (K, L, T, R….). Trong đó: K: Vốn đầu tư. L: Lao động. T: Công nghệ. R: Nguồn tài nguyên. Như vậy, tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi). Khi thành quả đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động làm cho tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng. Theo đồ thị ,tổng cung AS dịch chuyển sang phải ( AS→AS’), sản lượng tiềm năng tăng từ Q1→Q2, do đó giá cả sản lượng giảm xuống từ P1→P2. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng
Luận văn liên quan