Đề tài Vận dụng nội dung nghị quyết lần thứ XII của Đảng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới vào giảng dạy các học phần lý luận chính trị ở trường Đại học thương mại

Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo (từ năm 1986 đến nay), đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng v.v. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta luôn đạt mức tăng trưởng khá, bộ mặt xã hội ngày càng thay đổi tích cực, quan hệ hợp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Trước đổi mới, do không thừa nhận trong thời kỳ quá độ (TKQĐ) lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH) còn tồn tại sản xuất hàng hóa (SXHH), kinh tế thị trường (KTTT) và cơ chế thị trường (CCTT), chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất quản lý kinh tế, thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, còn thị trường chỉ được coi là một công cụ thứ yếu, bổ sung cho kế hoạch để xây dựng CNXH. Tuy nhiên lịch sử phát triển của thế giới đã chứng mình rằng kinh tế hàng hóa (KTHH) mà đỉnh cao là KTTT với những ưu thế tuyệt vời của nó là sự “lựa chọn” thông minh của nhân loại. Vào thời kỳ đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ KTTT, nếu biết vận dụng đúng đắn sẽ phát huy vai trò to lớn đối với sự phát triển KT – XH của đất nước. Có thể dùng CCTT làm nguyên tắc phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thảo cái lạc hậu, yếu kém.

pdf81 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận dụng nội dung nghị quyết lần thứ XII của Đảng về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới vào giảng dạy các học phần lý luận chính trị ở trường Đại học thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: VẬN DỤNG NỘI DUNG NGHỊ QUYẾT LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI VÀO GIẢNG DẠY CÁC HỌC PHẦN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Chủ nhiệm đề tài: Võ Tá Tri Đơn vị: Khoa Lý luận chính trị, tường Đại học Thương mại MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. iv LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 7 1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ....................................................................... 7 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước ........................................................................................................................ 8 2.1. Trong nước ....................................................................................................... 9 2.2. Ngoài nước ..................................................................................................... 13 2.3. Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu ........................................................... 13 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................ 14 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 14 3.2. Phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 14 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, và sản phẩm ứng dụng .................. 14 4.1. Mục tiêu nghiên cứu: ..................................................................................... 14 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................................... 14 4.3. Sản phẩm ứng dụng: ...................................................................................... 15 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu ...................................................... 15 5.1. Cách tiếp cận các mẫu khảo sát: ................................................................... 15 5.2. Phương pháp nghiên cứu: .............................................................................. 16 6. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 17 7. Kết cấu đề tài ................................................................................................... 17 CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ......................................................................... 18 1.1. Kinh tế thị trường và cơ chế kinh tế thị trường ........................................ 18 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm chung của kinh tế thị trường ..................................... 18 1.1.2. Cơ chế thị trường ........................................................................................ 23 1.1.3. Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thị trường, cơ chế thị trường ............... 24 1.2. Kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ..................................................................................................................... 27 1.2.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa......................................... 27 1.2.2. Thể chế kinh tế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ....................................................................................................................... 33 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC, QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG QUA 30 NĂM ĐỔI MỚI ................................................................................................... 41 2.1. Sự hình thành và phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường, thể chê kinh tế thị trường ......................................................................................... 41 2.1.1. Giai đoạn từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội VIII (1996) ............................ 42 2.1.2. Giai đoạn từ Đại hội IX (2001) đến Đại hội XI (2011) .............................. 45 2.2. Mục tiêu, quan điểm và chủ trương của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian qua ............................................................................................... 49 2.2.1. Mục tiêu và quan điểm cơ bản về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ........................................... 49 2.2.2. Một số chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ............................................................... 53 2.3. Đánh giá thực hiện đường lối phát triển kinh tế thị trường và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian qua ........................................................................................................................ 57 2.3.1. Một số kết quả chủ yếu ................................................................................ 57 2.3.2. Hạn chế, khuyết điểm .................................................................................. 59 CHƯƠNG III: NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG VỂ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY HỌC PHẦN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ........................................................................ 62 3.1. Nhận thức của Đại hội XII về kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ............................................ 62 3.1.1. Bối cảnh trong nước và thế giới tác động nhận thức của Đảng về kinh tế thị trường, thể chế kinh tế thị trường ......................................................................... 62 3.1.2. Điểm mới trong nhận thức của Đại hội XII về kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ................................ 63 3.2. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế thị trường và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian tới 68 3.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế thị trường và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam thời gian tới ............................................ 68 3.2.2. Phương hướng tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Đại hội XII của Đảng ......................................... 69 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 79 LỜI CAM ĐOAN Đây là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập. Tác giả có tham khảo từ các tài liệu chính thống liên quan đến Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, có trao đổi, tham khảo ý kiến của một số chuyên gia, đồng nghiệp. Những tài liệu được trính dẫn có nguồn gốc rõ ràng. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân là sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu, Phòng Quản lý khoa học, Khoa Lý luận chính trị, Bộ môn Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như cá nhân các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà giáo. Bên cạnh đó là sự động viên ủng hộ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu của tôi. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, các phòng, khoa, đơn vị đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu, hoàn thiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt Chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa xã hội Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cơ chế thị trường Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước Kinh tế hàng hóa Kinh tế thị trường Sản xuất kinh doanh Sản xuất hàng hóa Thể chế kinh tế Thể chế kinh tế thị trường Thời kỳ quá độ Tư bản chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa CNTB CNXH CNH, HĐH CCTT DN DNNN KTHH KTTT SXKD SXHH TCKT TCKTTT TKQĐ TBCN XHCN PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo (từ năm 1986 đến nay), đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng v.v.. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta luôn đạt mức tăng trưởng khá, bộ mặt xã hội ngày càng thay đổi tích cực, quan hệ hợp tác quốc tế được tăng cường và mở rộng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Trước đổi mới, do không thừa nhận trong thời kỳ quá độ (TKQĐ) lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH) còn tồn tại sản xuất hàng hóa (SXHH), kinh tế thị trường (KTTT) và cơ chế thị trường (CCTT), chúng ta đã xem kế hoạch là đặc trưng quan trọng nhất quản lý kinh tế, thực hiện phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu, còn thị trường chỉ được coi là một công cụ thứ yếu, bổ sung cho kế hoạch để xây dựng CNXH. Tuy nhiên lịch sử phát triển của thế giới đã chứng mình rằng kinh tế hàng hóa (KTHH) mà đỉnh cao là KTTT với những ưu thế tuyệt vời của nó là sự “lựa chọn” thông minh của nhân loại. Vào thời kỳ đổi mới, chúng ta ngày càng nhận rõ KTTT, nếu biết vận dụng đúng đắn sẽ phát huy vai trò to lớn đối với sự phát triển KT – XH của đất nước. Có thể dùng CCTT làm nguyên tắc phân bổ các nguồn lực kinh tế, dùng tín hiệu giá cả để điều tiết chủng loại và số lượng hàng hóa, điều hòa quan hệ cung cầu, điều tiết tỷ lệ sản xuất thông qua cơ chế cạnh tranh, thúc đẩy cái tiến bộ, đào thảo cái lạc hậu, yếu kém. Tư duy mới của Đảng về KTTT bắt đầu hình thành từ Đại hội VI. So với trước đổi mới, nhận thức về KTTT có sự thay đổi căn bản và sâu sắc. Từ nhận thức về điều kiện tồn tại đến những tác dụng của KTTT đối với phát triển KT - XH và công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam cũng như kinh nghiệm thế giới, Đảng khẳng định sự tồn tại lâu dài của KTTT trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam. KTTT không đối lập với CNXH, nó còn tồn tại khách quan trong TKQĐ lên CNXH. Vì vậy, có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH ở nước ta. KTTT không phải là mục đích mà là phương tiện, công cụ để xây dựng CNXH nhanh hơn, hiệu quả hơn. KTTT là thành tựu chung của nhân loại, KTTT không quyết định bản chất xã hội, vì vậy KTTT có thể được sử dụng ở các chế độ kinh tế - xã hội khác nhau. Thực tế cho thấy, CNTB không sinh ra KTTT nhưng đã biết thừa kế và khai thác có hiệu quả các lợi thế của nó để phát triển. Thực tiễn đổi mới ở nước ta cũng đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của việc sử dụng KTTT làm phương tiện xây dựng CNXH. Chuyển sang KTTT trong xây dựng và phát triển kinh tế là một bước ngoặt trong đổi mới tư duy kinh tế, trong thay đổi mô hình phát triển xã hội của Đảng ta thời kỳ đổi mới suốt 30 năm qua. Phát triển KTTT định hướng XHCN gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường trong chiến lược đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng một lần nữa tiếp tục kế thừa và phát triển đầy đủ hơn tư duy về KTTT, bổ sung, hoàn thiện thể chế KTTT (TCKTTT) định hướng XHCN nhằm tạo môi trường và điều kiện phát triển KTTT có hiệu quả, tạo động lực phát triển KT - XH trong điều kiện mới. Nhận thức tầm quan trọng của việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu những vấn đề lý luận mới về KTTT của Đảng trong bối cảnh mới của đất nước và quốc tế, tác giả chọn đề tài: “Vận dụng nội dung nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện mới vào giảng dạy các học phần lý luận chính trị ở Trường Đại học Thương mại”. 2.Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài nước Đối với nước ta KTTT, CCTT là những vấn đề còn khá mới mẻ về mặt lý luận cũng như nhận thức và kinh nghiệm thực tiễn. Bởi vậy, bước vào thời kỳ đổi mới khi Đảng chủ trương chuyển hướng phát triển kinh tế theo hướng KTTT đã đặt ra nhu cầu cấp bách nghiên cứu để làm sáng rõ những lý luận về KTTT, đúc rút kinh nghiệm về phát triển KTTT nhằm đảm bảo phát triển kinh tế có hiệu quả nhưng không chệch hướng XHCN mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Chính vì vậy từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước đã có rất nhiều nhà khoa học, kinh tế học, nhiều tổ chức như các viện, các trung tâm nghiên cứu, các học viện, trường đại học nhất là khối kinh tế đã dày công tập trung nghiên cứu. Các bộ, ban, ngành từ trung ương đến địa phương cũng đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị khoa học về KTTT, CCTT để khẳng định sự cần thiết phát triển KTTT, xác định những tác dụng to lớn không thể bàn cãi của KTTT, thiết lập cơ chế hay TCKTTT định hướng XHCN tạo môi trường cho KTTT phát triển, CCTT phát huy tác dụng... Có thể kể đến một số nghiên cứu quan trọng sau: 2.1. Trong nước - Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (đồng chủ biên). “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Nxb Khoa học kỹ thuật, H 2006. Cuốn sách đề cập tới việc xây dựng TCKTTT định hướng XHCN - một số vấn đề lí luận và kinh nghiệm quốc tế; phân tích, đánh giá thực trạng quá trình xây dựng và vận hành thể chế kinh tế (TCKT) trong những năm qua ở Việt Nam; đồng thời các tác giả nêu ra một số quan điểm chủ đạo và định hướng một số nội dung cơ bản cho việc hoàn thiện TCKTTT định hướng XHCN ở Việt Nam. - Chu Văn Cấp. “Tăng cường định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường trong thời kỳ chiến lược mới 2011-2020”. Nxb CTQG, H, 2011. Tác phẩm phân tích bản chất, đặc trưng của nền KTTT nước ta, thực chất là nền KTTT định hướng XHCN. Đó là một nền KTTT nên trước hết cũng vì mục tiêu lợi nhuận, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí cơ bản. Tuy nhiên là nền KTTT định hướng XHCN nên hết sức coi trọng mục tiêu xã hội, hay nói cách khác không vì lợi nhuận với mọi giá. Phúc lợi xã hội, công bằng xã hội, sự phát triển toàn diện con người hết sức được quan tâm. Tác giả đồng thời cũng phân tích thực tiễn xây dựng và phát triển KTTT nước ta trong 25 năm đổi mới, chỉ rõ những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân có được những thành tưu, nguyên nhân hạn chế trong thời gian 25 năm qua. Từ đó, tác giả đưa ra những giải pháp tăng cường định hướng XHCN nền KTTT trong thời kỳ chiến lược mới. - Nguyễn Đình Hương, Hoàng Văn Hoa, Mai Ngọc Cường... “Phát triển các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Nxb Lý luận chính trị, H. 2006. Sách đánh giá khái quát thực trạng phát triển các loại thị trường trong nền KTTT định hướng XHCN (thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường khoa học và công nghệ); đề xuất giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường này ở nước ta. - Nguyễn Tấn Dũng. “Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế chuyển đổi mô hình tăng trưởng”. ( 02/1/2012). Trong thông điệp đầu năm mới (2012), Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đánh giá tư tưởng kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hội XI là tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đảm bảo phát triển nhanh và bền vững. Tiền đề để thực hiện thành công là triển khai hiệu quả 3 đột phá chiến lược, trong đó hoàn thiện TCKTTT vừa là một đột phá then chốt có tác động trực tiếp đến quá ttrình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng vừa là nhiệm vụ không đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính, nếu nhận thức đúng và quyết tâm cao, có thể hoàn thành cơ bản trong một thời gian tương đối ngắn. Từ việc đánh giá thực tiễn quá trình hoàn thiện TCKTTT ở nước ta, tác giả khẳng định phải từ những đặc điểm của TCKTTT hiện đại để làm chuẩn mực cho quá trình hoàn thiện thể chế. Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra 5 đặc trưng chủ yếu của TCKTTT, xác định mục tiêu và một số nội dung cần thực hiện đồng bộ để tiếp tục hoàn thiện TCKTTT định hướng XHCN ở nước ta trong thời gian tiếp theo. - Nguyễn Tiến Dũng. “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Sự tiếp nối của công cuộc đổi mới”. (http:/www.tapchicongsan.org.vn. 18/4/2012). Tác giả nhấn mạnh vấn đề có tính nguyên tắc đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong TKQĐ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011): “Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Ðảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN”. Một trong những phương hướng cơ bản để thực hiện mục tiêu đó là “Phát triển nền KTTT định hướng XHCN”, đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết các mối quan hệ lớn, trong đó có mối quan hệ “giữa KTTT và định hướng XHCN”. Đại hội XI của Đảng cũng xác định, một trong ba khâu đột phá chiến lược là “Hoàn thiện TCKTTT định hướng XHCN”. Qua bài viết tác giả tổng kết một số vấn đề lý luận trong nhận thức về KTTT, sự cần thiết và chủ trương hoàn thiện TCKTTT ở nước ta qua các kỳ đại hội từ VI đến XI của Đảng và cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ (bổ sung, phát triển năm 2011). Phân tích những đặc trưng, tiêu chí của một nền KTTT qua các học thuyết, của WTO, EU và của Mỹ. Đồng thời tác giả cũng chỉ rõ những nội dung quan trọng cần làm rõ trong nghiên cứu và hoàn thiện TCKTTT định hướng XHCN. - Phạm Việt Dũng. “Về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước ở Việt Nam”. ( Bài viết đề cập những nguy cơ của nền KTTT hiện nay mà tự nó không thể tự giải quyết được (bất công xã hội; mâu thuẫn giữa tăng trưởng với phát triển xã hội...); phân tích những đặc điểm cơ bản của KTTT định hướng XHCN và chỉ ra sự khác biệt lớn về bản chất của KTTT định hướng XHCN với KTTT tư bản; nêu những nhận thức mới về kinh tế nhà nước (KTNN) và chỉ ra những nguyên nhân khẳng định vai trò chủ đạo của KTNN và định hướng phát triển. Đây cũng là tư tưởng chỉ đạo đã được Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII) khẳng định tính chất của nền kinh tế nước ta là nền KTTT định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo. Tác giả đồng thời cũng phân tích một số các giải pháp nhằm tăng cường và bảo đảm thực hiện vai trò chủ đạo của KTNN. - Nguyễn Xuân Thắng. “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam”. (Tập 1, 2); Nxb CTQG, H 2014. Trên cơ sở phân tích một số đặc trựng của nền KTTT, gắn với việc đánh giá thực trạng nền KTTT nước ta sau gần 30 năm đổi mới, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu, khuyết điểm của quá trình chuyển đổi nền kinh tế và TCKT của nước nhà. Ưu điểm lớn của sự
Luận văn liên quan