Thực tập là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng. Trong thời gian thực tập sinh viên có điều kiện để tiếp xúc với thực tế sản xuất,được trau rồi, bổ xung thêm kinh nghiệm và hệ thống lại những kiến thức đã được tiếp thu ở trường trong những kỳ học qua.
Được phân công thực tập tại nhà máy thủy điện suối sập 1, trong thời gian thực tập tại đây em đã tìm hiểu và nắm được những điều cơ bản về hoạt động của nhà máy, từ quá trình vận hành, sửa chữa cho tới phân phối điện trong nhà máy.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại nhà máy, được sự quan tâm của các cán bộ nhà máy và cô giáo hướng dẫn Quách Thị Sơn với đề tài nghiện cứu “Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1” .
66 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện Suối Sập 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN TRONG
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1
Mã sinh viên :1653128009
Họ và tên sinh viên :HOÀNG PHƯƠNG NAM
Người hướng dẫn :QUÁCH THỊ SƠN
Sơn La, 3/2019
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tập là một nội dung rất quan trọng trong chương trình đào tạo của trường cao đẳng. Trong thời gian thực tập sinh viên có điều kiện để tiếp xúc với thực tế sản xuất,được trau rồi, bổ xung thêm kinh nghiệm và hệ thống lại những kiến thức đã được tiếp thu ở trường trong những kỳ học qua.
Được phân công thực tập tại nhà máy thủy điện suối sập 1, trong thời gian thực tập tại đây em đã tìm hiểu và nắm được những điều cơ bản về hoạt động của nhà máy, từ quá trình vận hành, sửa chữa cho tới phân phối điện trong nhà máy.
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại nhà máy, được sự quan tâm của các cán bộ nhà máy và cô giáo hướng dẫn Quách Thị Sơn với đề tài nghiện cứu “Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1” . Đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập theo đúng yêu cầu của nhà trường và khoa đề ra. Trong thời gian thực tập tại nhà máy, do thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót trong bài báo cáo này, rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và cán bộ nhân viên trong nhà máy để bài báo cáo này của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Hoàng Phương Nam
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Đối tượng nghiên cứu
Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu về vị trí địa lý, quá trình xây dựng , cơ cấu tổ chức nhận sự, các thông số của các thiết bị trong nhà máy thủy điện Suối Sập 1 và trạm biến áp 110KV của nhà máy.
Tìm hiểu và nghiên cứu về máy phát điện, quy trình vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện Suối Sập 1, các sự cố thường gặp khi vận hành máy phát và cách sử lý.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết :
+ Phương pháp đọc tài liệu
+ Phương pháp phân tích - tổng hợp
+ Phương pháp xây dựng giả thuyết
+ Phương pháp toán thống kê
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn :
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp phỏng vấn, điều tra
+ Phương pháp trắc nghiệm
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
Cấu trúc báo cáo
Báo cáo của em gồm 3 phần:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Nội dung gồm 3 chương
Chương 1. tổng quan về nhà máy thủy điện Suối Sập 1
Chương 2. Sơ đồ nối điện chính và thông số các thiết bị trong nhà máy thủy điện suối sập 1
Chương 3. Vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1
Kế hoạch thực hiện
Từ 13/2/2019 đến 17/2/2019 học quy trình an toàn điện
Từ 18/2/2019 đến 24/2/2019 tìm hiểu vị trí địa lý, quá trình xây dựng, cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy thủy điện suối sập 1
Từ 24/2/2019 đến 1/3/2019 tìm hiểu sơ đồ nối điện chính và thông số của các thiết bị trong nhà máy thủy điện suối sập 1
Từ 2/3/2019 đến 16/3/2019 tìm hiểu về máy phát điện,quy vận hành máy phát điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1 và các sự cố thường gặp và cách sử lý.
Từ 17/3/2019 đến 23/3/2019 tổng kết quá trình thực tập chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo thực tập tốt nghiệp
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1
I. Giới thiệu về nhà máy thủy điện suối sập 1
1. Sơ lược về nhà máy thủy điện suối sập 1
Nhà máy Thủy điện Suối Sập 1 thuộc Xã Tà Xùa – Huyện Bắc Yên – Tỉnh Sơn La. Nhằm khai thác tối ưu nguồn thủy năng trên dòng Suối Sập, đoạn có độ dốc lớn 100.38 m, cách Thị trấn Bắc Yên 22 Km theo đường thi công công trình. Nhà máy thủy điện Suối Sập 1 được xây dựng nhằm cung cấp điện cho Tỉnh Sơn La và các vùng Tây bắc với sản lượng điện hàng năm khoảng 63.89 triệu KWh.
Công trình do Công Ty Xuân Thiện Ninh Bình đầu tư, xây dựng, vận hành và sở hữu. nhà máy được khởi công từ năm 2009, khánh thành và vận hành vào 2011
Hình 1: Nhà máy thủy điện suối sập 1
Các thiết bị cơ khí thủy lực, thiết bị điện trong nhà máy, thiết bị bảo vệ đo lường điều khiển, thiết bị phụ, máy biến áp, trạm phân phối điện ngoài trời được trang bị đồng bộ do nhà thầu Flovel Ltd cung cấp với hệ thống kiểm soát máy tính, hệ thống tự động hoá cao.
Nhà máy có tổng công suất định mức là 21 MW, gồm 02 tổ máy. Đây là hai tổ máy phát điện đồng bộ xoay chiều ba pha, trục ngang, tua bin kiểu vận hành liên tục. Chiều quay máy phát cùng chiều quay Tuabin theo chiều kim đồng hồ nhìn từ phía máy phát, gồm hệ thống kích từ, có hệ thống chống sét van, thiết bị tiếp đất trung tính và các phụ kiện khác.
Dẫn nước vào Nhà máy Thủy điện Suối Sập 1 là tuyến đường hầm ngầm chịu áp lực có vỏ bọc thép hoặc bê tông: Đoạn hầm dẫn chiều dài 1100m đường kính trong 3600(mm), nối tiếp đường hầm là đường ống thép chịu áp lực chiều dài 100m, đương kính trong 3000mm kết cấu vỏ hầm bê tông cốt thép và phun bê tông, giếng đứng chiều cao120m, đường kính trong từ cao độ 548-560 là 2400mm, từ cao trình 560-578 là 6000mm
2. Cơ cấu tổ chức nhân sự trong nhà máy thủy điện suối sập 1
Nhà máy thủy điện suối sập 1 thuộc quyền sở hữu của công ty xuân thiện ninh bình, được vận hành và quản lý bởi các công nhân của công ty. Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty được phân công và làm việc theo từng cấp bậc như sau:
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Trưởng Phòng Kỹ Thuật
Tổ hành chính
Tổ vận hành
Tổ sửa chữa
Tổ trưởng
Tổ trưởng
Trưởng ca
Tổ phó
Tổ phó
Trực chính
Tổ viên
Tổ viên
Trực phụ
Hình 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự
II. Các thông số và đặc trưng cơ bản của nhà máy thủy điện suối sập 1
1. Bảng thông số chính công trình thuỷ điện Suối Sập 1
STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị
Cấp công trình
II
I
Đặc trưng lưu vực
1
Diện tích lưu vực đến tuyến chọn
Km2
225
2
Chiều dài sông chính
Km
19.37
3
Lưu lượng trung bình nhiều năm (Qo)
m3/s
8.58
4
Tổng lượng dòng chảy năm
106 m3
270.5
II
Hồ chứa
1
Mực nước dâng bình thường MNDBT
M
560
2
Mực nước chết MNC
M
545
3
Mực nước lũ thiết kế (0.5%)
M
566.06
4
Mực nước lũ kiểm tra (0.1%)
M
567.41
5
Diện tích mặt hồ ở MNDBT
Ha
431
6
Dung tích toàn bộ
103 m3
12091
7
Dung tích chết
103 m3
5630
8
Dung tích hữu ích
103 m3
6460
9
Hệ số điều tiết
0.024
III
Lưu lượng và cột nước
1
Lưu lượng đảm bảo (Q85%)
m3/s
2
Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy (Qmax)
m3/s
22.47
2
Lưu lượng đỉnh lũ tần suất 0.5%
m3/s
1346.1
3
Lưu lượng đỉnh lũ tần suất 0.1%
m3/s
1794.9
4
Cột nước lớn nhất Hmax
M
109.53
5
Cột nước tính toán Htt
M
100.38
6
Cột nước nhỏ nhất Hmin
M
92.33
7
Điện lượng bình quân nhiều năm Eo
106kWh
63.89
8
Số giờ sử dụng công suất lắp máy HsdNlm
H
3276.56
IV
Các hạng mục công trình chính
1
Đập dâng, đập tràn
Kết cấu đập dâng
BTTL
Kết cấu đập tràn
BTTL
Dạng điều tiết tràn
Tự do
Cao trình đỉnh đập
M
567.5
Cao trình đáy đập chỗ thấp nhất
M
503.0
Chiều rộng tràn
M
40.0
Cao trình ngưỡng tràn
M
560
Kiểu ngưỡng tràn
Ophixerop
Chiều cao lớn nhất mặt cắt đập không tràn
M
59.0
Chiều cao lớn nhất mặt cắt đập tràn
M
57.0
Lưu lượng xả thiết kế (0.5%)
m3/s
1289.3
Lưu lượng xả kiểm tra (0.1%)
m3/s
1662.3
Cao trình mũi phun
M
35.0
2
Cống xả cát – trong thân đập dâng bờ phải
Cao trình ngưỡng vào
M
521
Kích thước cửa vào (bxh)
M
4x4
Kích thước thông thuỷ (bxh)
M
2.5x2.5
3
Cửa lấy nước- trong thân đập dâng bờ phải
Cao trình ngưỡng vào
M
523.5
Kích thước cửa vào (bxh)
M
4x4.5
Kích thước thông thuỷ (bxh)
M
3.0x3.0
Lưu lượng thiết kế
m3/s
22.47
4
Đường ống bê tông
Tổng chiều dài
M
67.0
Đường kính trong
M
3.0
Độ dốc đáy ống
%
25.9
5
Đường hầm dẫn nước
Tổng chiều dài
M
1059.1
Đường kính trong
M
3.0
Số đường ống rẽ nhánh vào nhà máy
02
Tổng chiều dài đường ống nhánh
M
16.3
Đường kính trong đường ống rẽ nhánh tại van tuabin
M
1.6
6
Nhà máy
Loại nhà máy
Đường dẫn
Loại turbine
Francis
Số tổ máy
Tổ
02
Công suất lắp máy
MW
21
Kích thước nhà máy BxL
M
23.35x39.25
Lưu lượng lớn nhất qua nhà máy Qmax
m3/s
22.47
Cao trình lắp máy
M
448.24
Cao trình sàn lắp máy
M
462.0
V
Các hạng mục công trình tạm
1
Cống dẫn dòng
Cao trình ngưỡng vào
M
509.0
Kích thước cửa vào (bxh)
M
4x4.4
Kích thước thông thuỷ (bxh)
M
3x3.5
Lưu lượng thiết kế (10%)
m3/s
47.7
2
Đê quai, tường chắn
Cao trình đỉnh đê quai TL
M
514.5
Cao trình đỉnh đê quai HL
M
509
VI
Đường giao thông
1
Đường thi công
Km
1.82
2
Đường vận hành
Km
2.12
2. Các Thông Số Cơ Bản Trong Nhà máy thủy điện Suối Sập 1
STT
Nội dung
Số liệu
Đơn vị
1.
Máy phát điện
1.1
Thông số danh định mỗi tổ máy
Công suất danh định
13.125
MVA
Hệ số công suất
0.8
Công suất phát cực đại
10.5
MW
Công suất phát cực tiểu
2.188
MW
Số pha
3
Pha
Số cực cặp cực
5
Cặp cực
Tần số
50
Hz
Tốc độ quay
600
v/ph
Điện áp đầu cực máy phát
6.3
kV
Tỷ số ngắn mạch
1.01
1.2
Điện trở, điện kháng (tính tương đối trên công suất và điện áp danh định)
Điện kháng đồng bộ dọc trục Xd
104.38
%
Điện kháng đồng bộ ngang trục Xq
60.61
%
Điện kháng quá độ dọc trục X’d
24.31
%
Điện kháng siêu quá độ dọc trục X"d
17.74
%
Điện kháng thứ tự nghịch X2
19.13
%
Điện kháng thứ tự không X0
75.93
%
Điện trở Stator cho mỗi pha (ở 25oC)
0.0125
Ω
Điện trở roto (ở 25oC)
0.863
Ω
1.3
Hằng số thời gian
Hằng số thời gian hở mạch dọc trục T’d0
0.0447
Sec
Hằng số thời gian siêu quá độ dọc trục T"d0
6.67
Sec
1.4
Hằng số quán tính
GD2
30347.32
kgm3
2.
Máy biến áp đầu cực
Công suất danh định
26.5
MVA
Điện áp danh định
6.3/121
kV
Số nấc máy biến áp
5
nấc
Tổ đấu dây
Y/d11
Loại làm mát
ONAF
Điện kháng ngắn mạch tại nấc máy biến áp định mức
10.5
%
Tổn thất có tải
127.62
KW
Tổn thất không tải
16.36
KW
III. Tìm hiểu quy trình an toàn điện trong nhà máy
1. Khoảng cách an toàn khi công tác
- Trong thời gian bắt đầu thực tập sinh viên thực tập được học tập nội qui, quy chế của nhà máy, tham gia kiểm tra an toàn lao động, khi đạt yêu cầu được chia theo ca vận hành tìm hiểu chung về thiết bị nhà máy.
Để chuẩn bị nơi làm việc khi cắt điện một phần hay cắt điện hoàn toàn phải thực hiện lần lượt các biện pháp kỹ thuật sau đây:
- Cắt điện và thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa việc đóng điện nhầm đến nơi làm việc như dùng khóa để khóa bộ truyền động dao cách ly, tháo cầu chảy mạch thao tác, khóa van khí nén.
Tại nơi làm việc phải cắt điện những phần sau:
+ Những phần có điện, trên đó sẽ tiến hành công việc.
+ Những phần có điện mà trong khi làm việc không thể tránh được va chạm hoặc đến gần với khoảng cách sau đây:
0,7 m đối với điện áp từ 1KV đến 15KV.
1,0 m đối với điện áp đến 35KV.
1,5 m đối với điện áp đến 110KV.
2,5 m đối với điện áp đến 220KV.
4,5 m đối với điện áp đến 500KV.
+ Khi không thể cắt điện được người làm việc có khả năng vi phạm khoảng cách quy định trên thì phải làm rào chắn. Khoảng cách từ rào chắn tới phần có điện là:
0,35 m đối với điện áp đến 15KV.
0,06 m đối với điện áp đến 35KV.
1,50 m đối với điện áp đến 110KV.
2,50 m đối với điện áp đến 220KV.
4,50 m đối với điện áp đến 500KV.
Yêu cầu đặt rào chắn, cách thức đặt rào được xác định tùy theo điều kiện cụ thể và tính chất công việc, do người chuẩn bị nơi làm việc và người chỉ huy trực tiếp công việc chịu trách nhiệm.
- Treo biển “Cấm đóng điện! có người đang làm việc” ở bộ truyền động dao cách ly. Biển “Cấm mở van! Có người đang làm việc” ở van khí nén và nếu cần thì đặt rào chắn.
- Đấu sẵn dây tiếp đất lưu động xuống đất. Kiểm tra không còn điện ở phần thiết bị sẽ tiến hành công việc và tiến hành tiếp đất.
- Đặt rào chắn ngăn cách nơi làm việc và treo biển báo an toàn về tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Nếu cắt điện hoàn toàn thì không phải đặt rào chắn, cắt điện:
2. Công nhân vận hành máy phát
Công nhân trực ca vận hành phải mặc đồ bảo hộ. kiểm tra tất cả các thiết bị phụ xong mới được khởi động tổ máy.
Việc kiểm tra theo dõi mayys phát đang vận hành do công nhân trực ca vận hành đảm nhiệm. Người tập sự hoặc học sinh thực tập không tự ý làm bất cứ việc gì khi không có sự giám sát của công nhân trực ca vận hành.
Xung quanh máy phát không được để bất cứ vật gì gây cản trở đến quá trình vận hành các tổ máy
Kiểm tra chổi than khi máy đang chạy phải mang găng tay và cài cúc tay áo lại cẩn thận, cấm dùng vật liệu dẫn điện hay dùng tay tiếp xúc với hai cực tính khác nhau của cổ góp chổi than.
Khi máy đang chạy cấm làm việc trên mạch Stator của máy phát.
Khi làm việc ở mạch đo lường, bảo vệ đang mang điện cần phải áp dụng các biện pháp an toàn như:
+ Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện ( TI ) và máy biến điện áp (TU) cần phải có dây tiếp đất cố định
+ Cuộn thứ cấp của máy biến dòng điện không đuoccự để hở mạch
Khi tháo lắp bất kỳ một loại đồng hồ nào đều phải cắt điện rồi mới được làm. Những đầu dây còn lại khi tháo lắp đồng hồ đi phải lấy băng dính cách điện bọc kín lại. Nếu không cắt điện được thì phải có biện pháp an toàn tránh chập và phải có hai người làm việc
3. Phương pháp cấp cứu người bị điện giật
3.1. Các bước tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện
Khi phát hiện người bị điện giật phải nhanh chóng tìm cách tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện bằng cách:
Ngắt thiết bị đóng cắt điện (cầu dao, CB) hoặc rút phích cắm, cầu chì.
Lưu ý:
- Nếu trời tối thì phải chuẩn bị nguồn ánh sáng thay thế khi cắt nguồn điện;
- Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.
Nếu không cắt được nguồn điện có thể sử dụng:
- Kìm cách điện, búa, rìu, dao ... cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt dây điện.
- Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa) tách dây điện ra khỏi người bị nạn (chú ý người cấp cứu phải đứng trên vật cách điện).
Túm vào quần, áo khô của người bị nạn để kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện (người cấp cứu phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách điện hoặc quấn thêm vải khô, túi nilông và không được túm vào các bộ phận cơ thể người bị nạn).
Sau khi đã tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện phải tuỳ vào các hiện tượng sau đây để xử lý thích hợp:
Người bị nạn chưa mất trí giác
- Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh.
Sau đó mời y, bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, chăm sóc.
Người bị nạn đã mất trí giác:
- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh.
- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.
- Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu.
- Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên.
Mời y, bác sỹ đến hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.
Người bị nạn đã tắt thở
- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí;
- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra. Nếu lưỡi thụt vào thì phải kéo ra.
Tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay (theo nội dung trang sau), phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
3.2. Phương pháp Hà hơi thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực
là phương pháp cứu chữa có hiệu quả nhất hiện nay
Để người bị nạn nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra, đặt đầu người bị nạn hơi ngửa ra phía sau.
Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút.
Đồng thời với động tác ép tim, phải có người thứ 2 để hà hơi: Tốt nhất là có miếng gạc hoặc khăn mùi soa đặt lên miệng người bị nạn, người cứu ngồi bên cạnh đầu lấy một tay bịt mũi người bị nạn, tay kia giữ cho miệng người bị nạn há ra hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi rồi ghé sát miệng người bị nạn mà thổi vào lồng ngực phồng lên (hoặc bịt miệng để thổi vào mũi người bị nạn khi không thổi vào miệng được) hà hơi cho người bị nạn từ 14 đến 16 lần/phút.
Điều quan trọng là kết hợp 2 động tác nhịp nhàng với nhau. Cách phối hợp đó là: cứ 1 lần thổi ngạt thì làm động tác xoa bóp (ép) tim 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và mỗi nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi người bị nạn tự thở được hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi.
Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: lần lượt thay đổi động tác, cứ 2 đến 3 lần thổi ngạt thì lại chuyển sang 4 đến 6 lần ấn vào lồng ngực.
Nên nhớ rằng việc cấp cứu người bị điện giật là công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt. Phải hết sức bình tĩnh và kiên trì để cứu. Chỉ được phép cho là người bị nạn đã chết khi thấy bị vỡ sọ, bị cháy toàn thân.
CHƯƠNG II. SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH VÀ CÁC THIẾT BỊ TRONG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN SUỐI SẬP 1
I. Sơ đồ nối điện và đánh số thiết bị nhà máy thủy điện suối sập 1
1. Sơ đồ nối điện trong nhà máy thủy điện suối sập 1
Hình 3: Sơ đồ nối điện nhà máy thủy điện suối sập 1
2. Đánh số các thiết bị trong nhà máy thủy điện suối sập 1
- Máy cắt: MC 171 là máy căt phía đường dây ( số 1 là thể hiện cấp điện áp 110KV, số 7 là thể hiện phía đường dây,số 1 đằng sau là số thứ tự MC).
- Dao cách ly: DCL 171-7 là dao cách ly phía đường dây 110KV.
- Dao tiếp địa: DTĐ 171-76, DTĐ 171-75. ( DTĐ171-76 là dao tiếp địa phía đường dây 110KV, DTĐ 171-75 là dao tiếp địa phía MC 171).
- Máy biến điện áp: TU171.
- Máy biến dòng: TI 171.
- Chống sét van: CS171, CS1T1. (CS171 chống sét bảo vệ đường dây 110KV, CS1T1 là chống sét bảo vệ MBA T1).
- Máy biến áp chính 26,5 MVA: MBA T1. (115KV 2x2,5% / 6,3 KV).
- Máy cắt: MC631 là máy cắt phía MBA T1 (số 6 thể hiện cấp điện áp 6kv, số 3 thể hiện phía MBA T1, số 1là số thứ tự MC).
- Dao tiếp địa: DTĐ 631-38, DTĐ 631-14 ( số -38 thể hiện phía MBA T1, số
-14 là thể hiện phía thanh cái C61).DTĐ 601-05, DTĐ 601-06 (dao tiếp địa phía máy cắt đầu cựa máy phát).
- Máy biến dòng TI631.TI601, TI602,TI0H1, TI0H2 (số 3 thể hiện phía MBA, số 0 thể hiện phía đầu cực máy phát, số 0H thể hiện trung tính của máy phát).
- Thanh cái 6KV: C61.
- Máy cắt đầu cực máy phát: MC 601, MC 602 (số 6 thể hiện cấp điện áp 6kv,số 0 thể hiện phía đầu cực máy phát, số 1 và 2 thể hiện số thứ tự MC ).
- Máy cắt tự dùng: MC641 (máy căt tụ dung phía điện áp 6kv), MC AT1, MC AT2, MC AT3 (máy căt tụ dùng 0.4KV).
- Máy biến điện áp: TU C61, TU 6H1A,TU 6H2A,TU 6H1B,TU 6H2B,TU 0H1,TU0H2.
- Chống sét: CS6H1, CS6H2
- Máy phát kích từ: TE1, TE2.(tổ máy H1 và H2).
-Hai tổ máy: H1, H2.
II. Thông số các thiết bị chính trong nhà máy thủy điện suối sập 1
1. Turbine
1.1. Khái niệm tua bin
Tuabin (Tua-bin, Tuốc-bin hoặc turbine) là một động cơ quay rút năng lượng từ một luồng chất lỏng hoặc một luồng khí và biến đổi nó thành năng lượng có ích.
Tuabin nước là một loại máy thủy lực, biến năng lược chất lỏng (thủy năng) thành cơ năng trên trục quay của tuabin để quay máy phát điện hay các cơ cấu máy khác
Hình 4: Tuabin thủy lực
1.2. Thông số tuabine
Hãng chế tạo
Kiểu
Hướng quay
Tốc độ định mức
Tốc độ lồng tốc
Lưu lượng xả định mức
Công suất định mức (Pđm)
Cao trình tâm tuabin
Áp lực làm việc max
Cột nước max
Cột nước định mức
Mực nước hạ lưu max
Đường kính bánh xe công tác
FLOVEL- Ấn Độ
Francis – trục ngang
Cùng chiều kim đồng hồ
600 vòng/phút
900 vòng/phút
11.8 m3/s
10500kw
448.24m
11 bar
109.53 m
100.38 m
451.2 m
11800mm
2. Hệ thống Van chính
Van đĩa:
Hãng chế tạo
Đường kính trong
Thời gian đóng
Thời gian mở
Số servo điều khiển
Loại servo
Áp lực nước làm việc
Cao trình tâm van chính
Van bypass ( Van vòng) :
Kiểu
Áp lực nước làm việc
Thời gian đóng mở
FLOVEL- ẤN ĐỘ
1700mm
60-80 s
60-80 s
1
Tác động một chiều
110- 125 bar
446.613 m
Kim phun
110-125 bar
3s
Hình5: Hệ thống van
3. Máy biến áp tự dùng
3.1. Khái niệm máy biến áp
Máy biến thế là thiết bị làm biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ mức này sang mức khác tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho 1 hiệu điện thế tương ứng với nhu cầu sử dụng và không làm thay đổi tần số của nó.
3.2. Máy biến áp tự dùng TD61
Hãng
Loại
Công suất
Số cuộn dây
Số