Khái niệm vềtài liệu lưu trữ điện tử
Một tài liệu là thông tin được ghi lại, được làm ra hay nhận được
trong quá trình triển khai, thực hiện hay hoàn tất một hoạt động của cá
nhân hay của cơquan, tổchức và bao gồm nội dung, bối cảnh và cấu
trúc đủ đểcung cấp bằng chứng vềhoạt động đó.
Quan niệm vềbối cảnh được gắn với môi trường của tài liệu đó,
chẳng hạn nhưgiai đoạn tạo lập tài liệu, tức là, chức năng đã tạo ra tài
liệu. ở đây có ít nhất 3 khía cạnh của khái niệm vềbối cảnh của tài
liệu. Thứnhất là những thông tin bối cảnh có chứa trong tài liệu (chữ
ký của quan chức thừa hành). Thứhai là mối quan hệgiữa một tài liệu
và các tài liệu khác trong fond. Và, thứba là hoạt động mà trong đó tài
liệu được tạo ra. Quan niệm vềcấu trúc được gắn với câu hỏi là tài
liệu được ghi lại nhưthếnào, nó bao gồm việc sửdụng các ký hiệu,
cách sắp xếp (layout), thểloại (format), phương tiện vật lý v.v. Đối
với tài liệu điện tửthì việc phân định rõ ràng giữa cấu trúc vật lý và
cấu trúc lô gic là điều cần thiết.
Khái niệm vềtài liệu nhưvậy được dùng không hềlệthuộc vào
thểloại (format) hay phương tiện ghi tin.
Các hệthống lưu trữtài liệu hay hệthống quản lý tài liệu được
thiết lập đểbảo quản và tra tìm tài liệu theo một cách thích hợp. Hệ
thống lưu trữtài liệu là một hệthống thông tin được xây dựng nhằm
mục đích bảo quản và tra cứu tài liệu. Hệthống được tổchức đểkiểm
soát những chức năng cụthểtrong việc tạo lập, bảo quản và tiếp cận
tra cứu sửdụng nhằm bảo vệtính xác thực và độtin cậy của tài liệu.
Nhưvậy, hệthống là công cụchính đểbảo quản tài liệu và làm cho
chúng luôn sẵn sàng cho việc khai thác sửdụng. Tuy nhiên, hệthống
lưu giữtài liệu đồng thời cũng là một phần của bối cảnh của một tài
liệu. Hệthống sẽcung cấp những thông tin bối cảnh có vai trò thiết
yếu để“chứng minh” tính xác thực của tài liệu và cũng có thểcung
cấp những thông tin bối cảnh cần thiết cho việc hiểu đúng vềnội dung
của nó.
5 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Về tài liệu lưu trữ điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
1
1.1. Khái niệm về tài liệu lưu trữ điện tử
Một tài liệu là thông tin được ghi lại, được làm ra hay nhận được
trong quá trình triển khai, thực hiện hay hoàn tất một hoạt động của cá
nhân hay của cơ quan, tổ chức và bao gồm nội dung, bối cảnh và cấu
trúc đủ để cung cấp bằng chứng về hoạt động đó.
Quan niệm về bối cảnh được gắn với môi trường của tài liệu đó,
chẳng hạn như giai đoạn tạo lập tài liệu, tức là, chức năng đã tạo ra tài
liệu. ở đây có ít nhất 3 khía cạnh của khái niệm về bối cảnh của tài
liệu. Thứ nhất là những thông tin bối cảnh có chứa trong tài liệu (chữ
ký của quan chức thừa hành). Thứ hai là mối quan hệ giữa một tài liệu
và các tài liệu khác trong fond. Và, thứ ba là hoạt động mà trong đó tài
liệu được tạo ra. Quan niệm về cấu trúc được gắn với câu hỏi là tài
liệu được ghi lại như thế nào, nó bao gồm việc sử dụng các ký hiệu,
cách sắp xếp (layout), thể loại (format), phương tiện vật lý v.v... Đối
với tài liệu điện tử thì việc phân định rõ ràng giữa cấu trúc vật lý và
cấu trúc lô gic là điều cần thiết.
Khái niệm về tài liệu như vậy được dùng không hề lệ thuộc vào
thể loại (format) hay phương tiện ghi tin.
Các hệ thống lưu trữ tài liệu hay hệ thống quản lý tài liệu được
thiết lập để bảo quản và tra tìm tài liệu theo một cách thích hợp. Hệ
thống lưu trữ tài liệu là một hệ thống thông tin được xây dựng nhằm
mục đích bảo quản và tra cứu tài liệu. Hệ thống được tổ chức để kiểm
soát những chức năng cụ thể trong việc tạo lập, bảo quản và tiếp cận
tra cứu sử dụng nhằm bảo vệ tính xác thực và độ tin cậy của tài liệu.
Như vậy, hệ thống là công cụ chính để bảo quản tài liệu và làm cho
chúng luôn sẵn sàng cho việc khai thác sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống
lưu giữ tài liệu đồng thời cũng là một phần của bối cảnh của một tài
liệu. Hệ thống sẽ cung cấp những thông tin bối cảnh có vai trò thiết
yếu để “chứng minh” tính xác thực của tài liệu và cũng có thể cung
cấp những thông tin bối cảnh cần thiết cho việc hiểu đúng về nội dung
của nó.
Trong khi các khái niệm “tài liệu” và “hệ thống lưu trữ tài liệu”
áp dụng chung cho tài liệu ở bất kỳ dạng nào thì một số nét đặc sắc
của tài liệu điện tử có ảnh hưởng tới các chiến lược và phương pháp
hữu hiệu trong quản lý và bảo quản lâu dài tài liệu điện tử. Những đặc
điểm đó giúp cho việc phân biệt một tài liệu điện tử với một tài liệu
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
2
trên nền giấy truyền thống, đồng thời, đòi hỏi phải áp dụng những
phương pháp mới trong việc thực thi một số chức năng quản lý văn
thư và lưu trữ cơ bản nhất. Vì vậy, cần phải hiểu rõ các đặc điểm đó
để có thể nhận diện tài liệu điện tử cũng như quản lý chúng theo đúng
những nguyên tắc lưu trữ tài liệu chuẩn mực.
Một tài liệu điện tử là một tài liệu thích hợp cho việc chỉnh sửa,
truyền tải hay xử lý bằng một máy tính kỹ thuật số. Những đặc điểm
dưới đây sẽ phân biệt tài liệu điện tử với những tài liệu khác ở dạng
truyền thống:
- Việc ghi tin và sử dụng các ký hiệu. Nội dung của một tài liệu
truyền thống được ghi trên một phương tiện vật lý (giấy...) và bằng
cách sử dụng các ký hiệu (alphabet, chữ số, v.v...) mà con người có
thể tiếp cận (đọc) trực tiếp được. Tuy nhiên, nội dung của một tài liệu
điện tử, được ghi theo cách thức và trên một phương tiện vật lý (với
mật độ cao trên một thiết bị từ tính hay quang học) mà con người
không thể tiếp cận (đọc) trực tiếp được và được biểu diễn bởi các ký
hiệu (ký tự nhị phân) bắt buộc phải được giải mã. Nói chung, khi một
tài liệu điện tử được làm ra và lưu lại, nó được chuyển giao và chuyển
đổi từ một dạng thức (format) người đọc sang đọc bằng máy. Phiên
bản đọc bằng máy đó chính là phần thông tin được ghi lại cấu thành
tài liệu.
Để tra cứu sử dụng tài liệu, việc chuyển giao và chuyển đổi sẽ đi
theo chiều ngược lại. Do con người không thể đọc được tài liệu điện
tử như nó vốn có nên điều quyết định là sự chuyển đổi trở lại dạng
thức người đọc được phải theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật như chúng
đã được sử dụng để chuyển đổi ban đầu. Để đạt được điều đó đòi hỏi
người ta không chỉ phải bảo quản an toàn tài liệu mà còn phải có các
phương tiện cần thiết (phần cứng và phần mềm) để đọc tài liệu và thực
hiện việc chuyển đổi một cách chính xác cùng với những hoạt động
kiểm soát nhằm bảo đảm rằng cái mà ta nhìn thấy chính là cái đã được
ghi lại.
- Sự liên kết giữa nội dung và phương tiện mang tin. Nội dung
của một tài liệu truyền thống được ghi lại trên một vật mang tin (giấy)
và không thể tách rời được khỏi phương tiện đó. Nội dung của một tài
liệu điện tử cũng được ghi lại trên một phương tiện mang tin, nhưng
đôi khi nội dung đó buộc phải tách biệt khỏi phương tiện ban đầu
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
3
(nguyên gốc) và chuyển sang các phương tiện lưu trữ khác (và thường
là ở dạng khác) khi được tiếp cận tra cứu tiếp hoặc do sự lạc hậu về
công nghệ buộc người ta phải làm như vậy. Không như các tài liệu
truyền thống, một tài liệu điện tử không hề gắn kết vĩnh viễn với một
phương tiện hay thiết bị lưu trữ cụ thể nào và do đó, khả năng xảy ra
hư hỏng hay sai lệch gia tăng đáng kể. Điều đó đã đặt ra những vấn đề
bổ sung trong việc bảo đảm duy trì tính xác thực và độ tin cậy của tài
liệu.
- Những đặc điểm về cấu trúc lôgic và cấu trúc thực thể (vật lý).
Cấu trúc của một tài liệu truyền thống hiển diện rõ ràng trước mắt
người sử dụng. Cấu trúc là một bộ phận không thể tách rời của một
văn bản bất kỳ trên nền giấy và là một trong những tiêu chuẩn để đánh
giá tính xác thực của tài liệu. Cấu trúc thực thể của một tài liệu điện tử
không hề hiện diện và thường là rất xa lạ đối với người sử dụng thông
thường. Tất nhiên, cái mà người làm ra tài liệu tạo lập trên màn hình
của mình là một kết quả của cấu trúc nhưng nó còn phụ thuộc vào hệ
thống máy tính (phần cứng và phần mềm) và vào các chỗ trống còn lại
trong thiết bị lưu trữ (đĩa cứng, đĩa mềm). Mỗi lần tài liệu được
chuyển sang một thiết bị khác thì cấu trúc vật lý có thể thay đổi.
Người sử dụng sẽ luôn phải cần đến một hệ thống máy tính có đủ khả
năng truy nhập, tra tìm tài liệu và do vậy, phải có đủ khả năng để
“đọc” cấu trúc vật lý. Nhưng, ngoại trừ điều đó thì cấu trúc vật lý sẽ
không có ý nghĩa và không đáng quan tâm đối với người sử dụng. Nói
tóm lại, tài liệu không hề phụ thuộc vào bất kỳ sự ghi tin vật lý cụ thể
nào.
Khi mà cấu trúc vật lý của một tài liệu điện tử thay đổi và không
hề hiện hữu thì nó không thể có cùng một vai trò như trong trường
hợp tài liệu truyền thống. Vì vậy, cần phải có một cấu trúc lô gic để có
thể nhận diện hoặc phân định ranh giới từng tài liệu và trình diễn các
phần tử cấu trúc nội tại (như các trường trong một sơ đồ hay bảng
biểu, lề, đoạn v.v...) Nói chung, cấu trúc lô gic như vậy của một tài
liệu điện tử thường là cấu trúc mà người tạo lập tài liệu tạo ra trên màn
hình của mình. Để có thể được coi là hoàn chỉnh và xác thực thì tài
liệu, bằng cách nào đó, phải giữ lại được cấu trúc đó và hệ thống máy
tính phải tái tạo được cấu trúc đó khi chuyển đổi tài liệu trở lại dạng
con người có thể đọc được. Cấu trúc lô gic của một tài liệu điện tử
được lưu lại dưới dạng các ký hiệu hay dữ liệu (ký tự thập phân). Vì
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
4
vậy, các đặc tính kỹ thuật của phương pháp mã hoá đó phải luôn sẵn
sàng cho bất kỳ lần truy nhập tài liệu nào.
- Metadata: Metadata được định nghĩa là dữ liệu về dữ liệu. Đó
là một khái niệm quan trọng đối với tài liệu điện tử, bởi lẽ, metadata
về bối cảnh và cấu trúc của một tài liệu, là yếu tố cần thiết để làm cho
tài liệu có thể hiểu được và sử dụng được. Như đã được trình bày
trong phần khái niệm về tài liệu, thông tin về bối cảnh là một trong
những phần tử cần thiết trong việc cung cấp bằng chứng về hoạt động
mà tài liệu phản ánh. Tài liệu điện tử thiếu những yếu tố nhất định của
tài liệu truyền thống - những thành tố góp phần thiết lập, xác định mối
quan hệ giữa một tài liệu và bối cảnh hành chính và bối cảnh chức
năng của tài liệu đó. Như vậy, tài liệu điện tử phụ thuộc rất lớn không
chỉ vào việc bối cảnh hành chính có được ghi lại đầy đủ hay không mà
còn vào việc metadata mô tả về việc thông tin được ghi lại như thế
nào. Metadata mô tả về nhưng mối quan hệ hành chính và quan hệ tài
liệu giữa các đơn vị riêng biệt trong phạm vi một hệ thống lưu giữ tài
liệu cụ thể trong suốt vòng đời của tài liệu đó, sẽ là một phần của bối
cảnh của tài liệu và nó phải được bảo toàn.
- Xác định, nhận diện tài liệu. Một tài liệu điện tử không thể
nhận diện được bằng cách xem nó như là một thực thể vật lý mà thay
vào đó nó tạo nên một thực thể lô gic, vừa là kết quả vừa là bằng
chứng về một hoạt động hay tác nghiệp công việc. Trong nhiều trường
hợp, tài liệu điện tử có một bản song song trên tài liệu giấy tương ứng
như thư tín, hợp đồng, biên bản ghi nhớ, bản đăng ký v.v... Trong
những trường hợp khác, các bản song song với tài liệu truyền thống
tương ứng không hiển diện một cách rõ ràng (như trong trường hợp
của một số loại cơ sở dữ liệu, hypertext, bảng tính điện tử, các hệ
thống đa phương tiện). Trong trường hợp đó, việc nhận diện tài liệu
(và đôi khi còn cả nguồn gốc xuất xứ của chúng) sẽ còn gặp những
khó khăn, thách thức lớn hơn.
- Bảo quản tài liệu qua thời gian. Bảo quản tài liệu truyền thống
có nghĩa là giữ gìn các đơn vị vật lý (như các tờ giấy, tập/quyển tài
liệu...) trong những điều kiện tốt nhất có thể nhằm tránh những hư hại
và sửa chữa những hư hại nếu có. Bảo quản tài liệu điện tử là một vấn
đề tương đối khác. Các đơn vị vật lý (phương tiện lưu trữ) phải được
giữ gìn trong những điều kiện tốt nhất có thể được. Nhưng cho dù điều
kiện bảo quản có tốt đến đâu thì những thông tin điện tử vẫn sẽ “bị
Lược dịch từ “Cẩm nang quản lý tài liệu điện tử”
TS. Nguyễn Lệ Nhung 0912581997
www.vanthuluutru.com
5
mất dần” sau một thời gian tương đối ngắn (từ 5 - 30 năm tuỳ thuộc
vào loại vật mang tin). Hơn nữa, đa số các hệ thống máy tính đều sẽ
trở nên lạc hậu trong một thời gian còn ngắn hơn. Điều đó có nghĩa là
thông tin mà các hệ thống máy tính tạo ra sẽ không thể khai thác, sử
dụng được bằng các hệ thống máy tính thế hệ kế tiếp. Vì vậy, để bảo
quản an toàn, tài liệu điện tử phải được thường xuyên chuyển đổi/di
trú sang các nền công nghệ mới (sao chép sang các thiết bị bảo quản
mới hoặc chuyển đổi sang một dạng phù hợp với các hệ thống máy
tính mới).
Phần này đã minh hoạ những đặc tính chung nhất của tài liệu
điện tử để phân biệt tài liệu điện tử với những tài liệu trên nền giấy
truyền thống. Tuy nhiên, chính các môi trường rất đa dạng trong đó tài
liệu điện tử được sản sinh đã tạo ra những loại tài liệu điện tử khác
nhau và như vậy, đòi hỏi phải có những phương pháp quản lý văn thư
và lưu trữ khác nhau. Còn nhiều việc quan trọng cần phải làm để xác
định các môi trường, mà trong đó tài liệu điện tử được tạo lập, cũng
như trong việc xác định các dạng hay loại tài liệu như vậy.