Đề tài Về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa kỳ

Chúng ta đang sống trong một thế giới mà các quốc gia ngày càng trở lên liên đới chặt chẽ với nhau hơn. Sau 11 năm giannan đàm phán với rất nhiều nỗ lực, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ư thiết chế thương mại lớn nhất toàn cầu. Vận hội mới đã đến với toàn dân tộc cũng như các thương nhân Việt Nam. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp của chúng ta đượctham gia trong một "sân chơi" chung với vô vàn cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Để có thể sánh vai cùng thiên hạ, không có cách nào khác là chúng ta phải năng động tìm lấy lợi thế cạnh tranh cho mình. Trong cuộc đua đó, sở hữu trí tuệ (SHTT) đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi đó là một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, góp phần làm nên sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Trong tiến trình lịch sử, bảo hộ SHTT đã có từ gần 600 năm nay. Tài sản trí tuệ vừa là sản phẩm vừa là công cụ thúc đẩysự phát triển nhanh chóng của kinh tế và văn hoá, xã hội. Đối với các nước phát triển, tri thức và kinh nghiệm trong khai thác và bảo hộ SHTT đã phát triểnđến một trình độ rất cao với bề dày lịch sử hàng trăm năm. Với Việt Nam, mộtđất nước đang phát triển mà mục tiêu là nhanh chóng, chủ động hội nhậpsâu rộng trong quan hệ kinh tế quốc tế thì việc bảo hộ SHTT vốn đã mới mẻ lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bảo hộ SHTT của nước ta với sự khởi đầu là Nghị định số 31/CP của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) banhành ngày 23/01/1981 cho đến nay mới tròn 25 năm, so với kinh nghiệm hàng trăm năm của các nước phát triển quả là một khoảng cách quá lớn, đầythách thức cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng. Trong khi đó, cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ và thương mại, các đối tượng của quyền SHTT ngày càng phát triển như vũ bão, 2 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vị thế cạnh tranh của chủ sở hữu nắm giữ quyền và xa hơn nữa là của chính quốc gia có quyền sở hữuđối tượng SHTT đó. Để hoà vào dòng chảy chung của xu hướng hội nhập nhưng không bị "hoà tan" mà vẫn giữ được vị thế trên thương trường, một mặt chúng ta phải cạnh tranh trên chính sân nhà (tức là thị trường trong nước), mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách vươn ra và thi thố tài năng ở những môi trường rộng lớn hơn. Trong cuộc trường chinh này, tài sản trí tuệ vừa là bệ đỡ, vừa là động lực và ngày càng trở nên quan trọng. Việc nghiên cứu xây dựng hệ thống bảo hộ SHTT tương thích với đòi hỏi của thế g iới và thiết lập cơ chế thực thi chúng một cách hiệu quả, do vậy trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong các đối tượng SHTT, tuy mỗi đối tượng đều có vai trò nhất định nhưng xét trong tính chất quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhãn hiệu (NH) trở nên nổi bật hơn cả. Nó gắn chặt với quá trình lưu thông hàng hóa và là một trong những tài sản có giá trị, thậm chí là một trong những nguồn vốn chủ yếu của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, gay gắt với các đối thủ của mình. Theo số liệu thống kê của Cục SHTT, trong số các đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam thì số đơn về NH chiếm phần lớn (khoảng 70%). Con số này là minh chứng cho thấy ý nghĩa quan trọng của NH với các nhà sản xuất, kinh doanh. NH là phương thứcghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả phát triển, tạo ra danh tiếng và lợithế cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, NH cũng góp phần quan trọng trongviệc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và trật tự xã hội nói chung. Trong khi đó, vi phạm liên quan đến NHHH đã và đangdiễn ra phổ biến, ngày càng tinh vi và phức tạp, gây hậu quả tiêu cực cho chủ sở hữu, cho người tiêu dùng và cho xã hội. Do đó, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với NHHH luôn là vấn đề bức xúc được quan tâm hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới mà Việt Nam cũng không là một ngoại lệ. 3 Cổ nhân có câu: "Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng", biết mình để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nhưng như thế vẫn chưa đủ mà cần phải hiểu người, hiểu luật chơi chung và luật chơi của từng đối tác, từng thị trường, nhất là những thị trường chiến lược. Trong các đối tác thương mại đầy tiềm năng của Việt Nam, Hoa Kỳ ư một thị trường có dung lượng nhập khẩu khổng lồ, cường quốc số một về tiềm lực kinh tế, công nghệ và các sản phẩm trí tuệ ư là một trong số những tiêu điểm hấp dẫn đối với các nhà kinh doanh Việt Nam. Mặc dù được đánh giá là đầy tiềm năng song đây cũnglà thị trường khó tính, không chỉ bởi các rào cản kỹ thuật mà cònbởi các rào cản pháp lý khác. Trong lĩnh vực pháp luật về NHHH, vốn là một trong số những người đi tiên phong nên Hoa Kỳ có hệ thống pháp luật bảo hộ NH tương đối hoàn thiện và cơ chế thực thi khá hiệu quả. Tuy nhiên, các quyđịnh về bảo hộ NHHH của Hoa Kỳ vẫn còn là nguồn tri thức khá mới mẻ vớicác doanh nghiệp cũng như giới nghiên cứu Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về bảo hộ NHHH theo pháp luật Hoa Kỳ trong tương quan so sánhvới pháp luật Việt Nam là một việc làm quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, bởi nó không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn liên quan chặt chẽ với hoạt động thực tiễn của các thương nhân đất Việt trên con đường chinh phục thị trường chiến lược này. Hiểu rõ về pháp luật bảo hộ NHHH của Hoa Kỳ sẽ giúp chúng ta biết cách tiếp thu một cách chọn lọc các quy chuẩn tiến bộ về bảo hộ NHHH, hoàn thiện và tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật trong nước, mặt khác hạn chế rủi ro và chủ động hơn trong cuộc chơitại thị trường nước bạn.

pdf142 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2563 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Về việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan