Đề tài Vụ việc có tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong rất nhiều trường hợp, hợp đồng dân sự chỉ đáp ứng được quyền lợi cho các bên nếu nó được người có nghĩa vụ thực hiện đúng thời hạn. Tuy nhiên, hiện nay trong các quan hệ nghĩa vụ dân sự không ít trường hợp vi phạm nghĩa vụ dân sự về thời hạn, mà chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những trường hợp phổ biến. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin làm rõ các quy định của pháp luật về chậm thực thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua việc tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Từ đó, cũng xin đưa ra một vài ý kiến đống góp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định và trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS hiện nay.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3073 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Vụ việc có tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................2 NỘI DUNG.................................................................................................2 Lý luận chung:.................................................................................2 Các vụ việc có tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự.....4 Tranh chấp do chậm trả lại mặt bằng..................................................4 Nội dung vụ việc................................................................................4 Giải quyết của Tòa án........................................................................5 Nhận xét của Nhóm...........................................................................6 Tranh chấp do chậm giao hàng............................................................7 Nội dung vụ việc....................................................................................7 Giải quyết của Tòa án............................................................................8 Nhận xét của Nhóm..............................................................................11 Tranh chấp do chậm trả nợ.................................................................11 3.1 Nội dung vụ việc...................................................................................11 3.2 Giải quyết của Tòa án...........................................................................13 3.3 Nhận xét của Nhóm..............................................................................14 Hướng hoàn thiện pháp luật quy định về trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự..........................................15 KẾT LUẬN...............................................................................................16 Danh mục tài liệu tham khảo.......................................................................17 BÀI LÀM LỜI MỞ ĐẦU Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong rất nhiều trường hợp, hợp đồng dân sự chỉ đáp ứng được quyền lợi cho các bên nếu nó được người có nghĩa vụ thực hiện đúng thời hạn. Tuy nhiên, hiện nay trong các quan hệ nghĩa vụ dân sự không ít trường hợp vi phạm nghĩa vụ dân sự về thời hạn, mà chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một trong những trường hợp phổ biến. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin làm rõ các quy định của pháp luật về chậm thực thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua việc tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Từ đó, cũng xin đưa ra một vài ý kiến đống góp nhằm hoàn thiện pháp luật quy định và trách nhiệm dân sự do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong BLDS hiện nay. NỘI DUNG I. Lý luận chung : Điều 286 BLDS 2005 quy định về chậm thực hiện nghĩa vụ: “1. Chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết. 2. Bên châm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ thơi hạn” Chậm thực hiện nghĩa vụ là bên có nghĩa vụ phải có hành động cụ thể hướng tới bên có quyền; thông báo cho bên có quyền biết về việc mình không thể hoàn thành nghĩa vụ đúng thời hạn. Bên có quyền chấp nhận việc gia hạn cho bên có nghĩa vụ để hoàn thành nghĩa vụ. Bản thân bên có nghĩa vụ phải có các biện pháp, hành động chứng tỏ việc thực hiện nghĩa vụ của mình vẫn diễn ra và vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng hạn. Còn việc không thực hiện nghĩa vụ là trường hợp bên có nghĩa vụ hoàn toàn không có ý định thực hiện nghĩa vụ; khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên có nghĩa vụ không hoàn thành nghĩa vụ của mình và cũng không có hành động thông báo cho bên có quyền biết. Trong trường hợp nghĩa vụ hợp đồng bị chậm thực hiện, bên chậm thực hiện có nghĩa vụ phải thông báo cho bên có quyền được biết về việc không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn (khoản 2 điều 286 BLDS 2005). Việc thông báo này phải nhanh chóng kịp thời để đảm bảo cho bên có quyền có các biện pháp xử lý như cho phép gia hạn thực hiện hợp đồng hay giảm thiểu những rủi ro do việc chậm thực hiện hợp đồng của bên có nghĩa vụ gây ra. Đây là quy định mới của BLDS 2005 so vơi BLDS 1995. Quy định này cũng phù hợp với pháp luật quốc tế cũng tương ứng với quy định về việc bên có nghĩa vụ phải thông bào về việc chậm thực hiện nghĩa vụ; bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ thực hiện tiếp nghĩa vụ đã cam kết.Việc gia hạn này giúp cho các bên có thể hoàn thành hợp đồng theo mong muốn; nguyện vọng ban đầu. Nếu bên có quyền không chấp nhận gia hạn và từ chối việc tiếp nhận nghĩa vụ thì cũng được coi là trường hợp không thực hiện nghĩa vụ. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn là do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi của bên có quyền thì không phải chịu trách nhiệm dân sự và việc chậm thực hiện nghĩa vụ đó cũng không phải là vi phạm nghĩa vụ dân sự. Việc tự nguyện thực hiện nghĩa vụ sau khi thời hạn kết thúc cũng thuộc khái niệm chậm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, việc chậm thực hiện sẽ gây thiết hại cho bên có quyền, đôi khi là cho nghĩa vụ sẽ không còn giá trị đối vơi bên có quyền. Trong tất cả các trường hợp đó; người có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại cho người có quyền. Điều 305 BLDS 2005 quy định: “1. Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên co nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền; bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghãi vụ và bồi thường thiệt hại; nếu việc thực hiện nghĩa vụ không còn cần thiết đối với bên có quyền thì bên này có quyền từ chối tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại. 2.Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Xét về mặt bản chất, chậm thực hiện nghĩa vụ và không thực hiện nghĩa vụ là hai trường hợp phát sinh trách nhiệm khác nhau. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ vẫn khiến bên có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nốt nghĩa vụ của mình; trừ trường hợp bên có quyền yêu cầu không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đó nữa. Chính vì vậy; BLDS 2005 đưa ra khái niệm: “chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự là nghĩa vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc chỉ được thực hiện một phần khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết” (khoản 1 Điều 286). Đối với loại nghĩa vụ được thực hiện theo kỳ thì “việc chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự”.(khoản 2 Điều 292 BLDS 2005). II. Các vụ việc có tranh chấp do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 1. Chậm trả lại mặt bằng. 1.1. Nội dung vụ việc. Đầu năm 2009, Tổng Công ty Địa ốc S. đã khởi kiện ra TAND quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh, nhờ tòa buộc Công ty T. (100% vốn nước ngoài) phải giao trả lại mặt bằng vì đòi mãi mà không được. Theo đơn kiện, đầu năm 2007, Tổng Công ty S. cho Công ty T. thuê kho bãi ở khu cư xá Lữ Gia với giá hơn 8,5 triệu đồng/tháng. Thời hạn thực hiện hợp đồng là một năm, tức đến tháng 12-2007 Công ty T. phải giao trả kho bãi. Đến ngày gần hết hạn hợp đồng, Tổng Công ty S. thông báo việc chấm dứt, thu hồi mặt bằng thì Công ty T. đề nghị gia hạn. Tổng Công ty S. không đồng ý và đôn đốc Công ty T. giao trả mặt bằng nhưng họ nhất quyết không đi. Vì thế, Tổng Công ty S. phải đâm đơn kiện đối tác ra tòa để lấy lại tài sản và đòi tiền thuê kho bãi từ tháng 8-2009 cho đến khi phía bị đơn dọn đi. Trình bày với tòa, Công ty T. thừa nhận có thuê kho bãi của Tổng Công ty S. làm văn phòng giao dịch từ năm 2006. Tuy hợp đồng được ký hằng năm nhưng Tổng Công ty S. hứa hẹn sẽ cho thuê dài hạn bằng việc hết hạn thì ký lại. Hợp đồng cuối năm 2007 chưa được ký lại làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của công ty nên công ty đã cố gắng thương lượng để tiếp tục được thuê. Tìm hiểu thực chất lý do của việc chấm dứt hợp đồng, Tổng Công ty S. chỉ cho biết là phải thu hồi để triển khai thực hiện dự án đầu tư nhưng lại không nêu rõ tính chất, quy mô, kế hoạch… Do đó, Công ty T. nghi ngờ Tổng Công ty S. lấy lại mặt bằng cho doanh nghiệp khác thuê. Cạnh đó, Công ty T. còn nại rằng hợp đồng thuê kho bãi được ký năm 2007 giữa hai bên là không công bằng, có nhiều điều khoản ép buộc bất lợi cho công ty. Việc viện dẫn lý do thanh lý hợp đồng, không đồng ý ký lại hợp đồng của Tổng Công ty S. chưa phải là bất khả kháng, chưa hợp tình, hợp lý nên Công ty T. không đồng ý giao trả kho bãi. Công ty T. đề nghị được ký tiếp hợp đồng “cho đến khi có nguy cơ gây thiệt hại trong việc triển khai dự án của nguyên đơn hoặc có sự kiện bất khả kháng không thể cho thuê”. 1.2. Cách giải quyết của Tòa án Theo phân tích của TAND quận 11: Hợp đồng cho thuê kho bãi được hai bên ký trên cơ sở tự nguyện. Những lý do mà Công ty T. nêu ra như hợp đồng không công bằng, có tính ép buộc hay có việc nguyên đơn hứa hẹn sẽ cho thuê lâu dài đều không có chứng cứ chứng minh. Gần hết hạn hợp đồng, Tổng Công ty S. đã thông báo và không chấp nhận cho Công ty T. gia hạn, nghĩa là hai bên không thỏa thuận được về việc tái ký hợp đồng. Như vậy, Công ty T. phải trả lại mặt bằng cho Tổng Công ty S. Trên thực tế, Công ty T. đã chiếm giữ, sử dụng kho bãi quá thời hạn hợp đồng 20 tháng và quá thời hạn xin gia hạn 8 tháng. Khi đã quá thời hạn, công ty này lại nêu ra nhiều lý do để trì hoãn việc giao trả kho bãi, thể hiện sự cố tình vi phạm hợp đồng, và không có thiện chí giải quyết tranh chấp. Từ đó, tòa đã buộc Công ty T. phải giao trả ngay kho bãi đang chiếm giữ, sử dụng cho Tổng Công ty S. Ngoài ra, tòa còn buộc Công ty T. phải trả hơn 8,5 triệu đồng tiền thuê kho trong 19 ngày (tính đến ngày xét xử) cho Tổng Công ty S. 1.3. Nhận xét của nhóm Trước hết, ta thấy như phán quyết của TAND quận 11 Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty T đã chậm thực hiện bàn giao kho bãi cho Tổng công ty S khi đến hạn bàn giao (chậm 20 tháng), và còn chậm bàn giao mặc dù đã hết thời gian gia hạn 9 tháng. Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 305 BLDS 2005, công ty T phải bàn giao lại kho bãi cho Tổng công ty S và còn phải bồi thường thiệt hại (nếu có): “Khi nghĩa vụ dân sự chậm được thực hiện thì bên có quyền có thể gia hạn để bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ; nếu quá thời hạn này mà nghĩa vụ vẫn chưa được hoàn thành thì theo yêu cầu của bên có quyền, bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ và bồi thường thiệt hại…”. Thứ hai, những lý do mà phía công ty T dùng để biện hộ cho hành vi chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình là không có căn cứ chắc chắn, như nhận định của TAND quận 11, và còn một số chi tiết sau: - “Công ty T. nghi ngờ Tổng Công ty S. lấy lại mặt bằng cho doanh nghiệp khác thuê”, là một trong số những lý do mà công ty T nêu ra để trì hoãn việc bàn giao mặt bằng. Đây là một lý do không thuyết phục, vì Tổng công ty S là chủ cho thuê mặt bằng nên họ có toàn quyền quyết định có cho công ty T tiếp tục thuê sau khi hết hạn hợp đồng cũ hay không. Tổng công ty S cũng không có nghĩa vụ bắt buộc phải thông báo cho Công ty T biết lý do không tiếp tục cho thuê nữa. - Việc công ty T cho rằng vẫn tiếp tục được thuê, trong khi không có thỏa thuận với Tổng công ty S về gia hạn hợp đồng hay kí một hợp đồng thuê tài sản mới là vô lý. Theo quy định tại khoản 2 Điều 404 BLDS 2005: “ Hợp đồng dân sự cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”. Trong vụ án này, hai công ty không hề có thỏa thuận về sự im lặng là đồng ý, mà như theo lời của Công ty T “Tuy hợp đồng được ký hằng năm nhưng Tổng Công ty S. hứa hẹn sẽ cho thuê dài hạn bằng việc hết hạn thì ký lại”, như vậy hai bên có thỏa thuận về hình thức giao kết hợp đồng mới là bằng văn bản. Hơn nữa, trước khi hết thời hạn cho thuê, Tổng công ty S cũng gửi thông báo cho công ty T về việc chấm dứt hợp đồng và thu hồi mặt bằng. Như vậy, việc công ty T cho rằng mình vẫn được tiếp tục thuê mặt bằng và nhất quyết không chịu dời đi là vô lý. Thứ ba, theo quy định tại khoản 4 điều 490 BLDS 2005 về trả lại tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài sản có quy định: “Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê và trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận”. Như vậy, trong vụ án này, công ty T không những phải bàn giao lại kho bãi cho Tổng công ty S mà còn phải trả tiền thuê trong thời gian công ty T chậm bàn giao kho bãi, cụ thể là 20 tháng kể từ ngày hết hạn hợp đồng thuê (từ tháng 12/ 2007 đến tháng 08/2009). 2. Tranh chấp giữa cơ sở Lê An và Công ty TNHH cơ khí Bách khoa do chậm giao hàng. 2.1 Nội dung vụ việc: - Nguyên đơn : Bà Nguyễn thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An. Địa chỉ: 492 Lê Văn Lương, Phường Tân phong, Quận 7 TP.HCM - Bị đơn : Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa-NVC. Địa chỉ : 172/124 An Dương Vương, Phường 16 Quận 8 TP.HCM. Đại diện trước pháp luật : Ông Ngô văn Chương –Giám đốc . Ngày 15/ 04/ 2005, bà Nguyễn Thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An có ký hợp đồng kinh tế không số về việc thiết kế, chế tạo khuôn quạt với Công ty TNHH cơ khí khuôn mẫu Bách khoa N.V.C, tổng giá trị thanh toán là 176.000.000 đồng với thời gian thực hiện là 02 tháng, cộng trừ 15 ngày. Quá trình thực hiện hợp đồng, bà Nhàn đã giao cho Công ty TNHH cơ khí khuôn mẫu Bách khoa N.V.C 50.000.000 đồng, tuy nhiên sau đó Công ty này đã không giao hàng đúng hạn- vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng. Sau đó, Công ty TNHH Bách khoa đã đề nghị cơ sở Lê An kéo dài thời hạn hợp đồng thêm 15 ngày nữa và nếu không thực hiện được thì Công ty sẽ bồi thường 50.000.000 đồng cho cơ sở. Song sau đó, công ty này thường xuyên yêu cầu gia hạn hợp đồng nên chủ cơ sở Lê An là bà Nhàn đã có đơn yêu cầu UBND Phường 16 Quận 8 giải quyết, kết quả giải quyết bà Nhàn đồng ý cho gia hạn hợp đồng đến 30/12/2005. Mặc dù, đã được gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhiều lần nhưng Công ty TNHH Bách khoa vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình. Do đó, ngày 22/06/2006, bà Nhàn đã đâm đơn kiện lên Tòa án TP. HCM với nội dung: do Công ty TNHH cơ khí khuôn mẫu Bách khoa chậm thực hiện nghĩa vụ giao hàng đã gây thiệt hại đến quyền lợi của cơ sở Lê An nên yêu cầu Tòa buộc Công ty TNHH Bách khoa phải hoàn trả số tiền cọc đã giao là 50.000.000 đồng. Tại văn bản tự khai ngày 14/11/2006, ngày 07/6/2007 và trình bày tiếp theo trong biên bản hoà giải của bị đơn là Công ty TNHH cơ khí khuôn mẫu Bách Khoa N.V.C có ông Ngô văn Chương làm Giám đốc – đại diện trước pháp luật xác nhận có ký hợp đồng kinh tế ngày 15/4/2005 và nhận của nguyên đơn 2 đợt tiền, tổng cộng là 50.000.000 đồng. Sau khi ký hợp đồng, bị đơn đã tiến hành làm các khuôn mẫu theo yêu cầu của nguyên đơn nhưng khi thực hiện xong thì không được chấp nhận vì nguyên đơn thay đổi chỉnh sửa thiết kế liên tục, do đó, việc giao hàng chậm là do lỗi của nguyên đơn vì có thay đổi thiết kế ở phần thân quạt, đồng thời, nguyên đơn cũng không giao tiếp đợt tiền tiếp theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng nên bị đơn chỉ hoàn thành các công việc như sản xuất ra ống nhún, vòng tròn lớn, vòng tròn nhỏ, mặt nạ PS, yếm thân, jiont PVC chữ thập, thành tiền là 41.000.000 đồng, còn các sản phẩm khác chưa thực hiện được. Do đó, không đồng ý hoàn trả lại 50.000.000 đồng tiền đặt cọc. Mặt khác, bị đơn yêu cầu nguyên đơn phải nhận toàn bộ các sản phẩm đã thực hiện xong như trên và thanh toán tiền này cho bị đơn. 2.2 Cách giải quyết của Tòa án: Ngày 26 tháng 07 năm 2007, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm công khai vụ án tranh chấp giữa các bên là cơ sở Lê An (chủ cơ sở là bà Nhàn) và Công ty TNHH cơ khí khuôn mẫu Bách khoa N. V. C ( người đại diện theo pháp luật là ông Ngô Văn Chương) . Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên Tòa và căn cứ vào kết qủa hỏi tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định : Về nội dung : Xét yêu cầu của nguyên đơn về việc đòi bị đơn hoàn trả ngay số tiền đặt cọc là 50.000.000 đồng, HĐXX nhận thấy như sau : Căn cứ các chứng cứ của phía nguyên đơn cung cấp và lời khai nhận của bị đơn có cơ sở xác định giữa hai bên có phát sinh hợp đồng kinh tế không số vào ngày 15/4/2005, trong đó thể hiện bên đặt hàng là bà Nguyễn thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An ký kết với bên sản xuất là Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách khoa N.V.C– có ông Ngô văn Chương – Giám đốc đại diện trước pháp luật. Xét về hình thức và nội dung của hợp đồng là phù hợp với quy định nên có giá trị thực hiện. - Xét về thời gian thực hiện hợp: đồng hai bên thỏa thuận trong 2 tháng, cộng trừ 15 ngày, tuy nhiên, tại phiên Tòa hai bên xác nhận hợp đồng trên được tiếp tục kéo dài và gia hạn đến ngày 27/1/2006. Tuy nhiên, mặc dù, đã được gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng nhiều lần nhưng bị đơn vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình là vi phạm hợp đồng về thời gian giao hàng. Mặt khác, trong quá trình hoà giải cũng như tại phiên Toà hôm nay, bị đơn cho rằng việc không thực hiện được đầy đủ nghĩa vụ trên không phải lỗi của bị đơn vì nguyên đơn thường xuyên thay đổi, chỉnh sửa thiết kế khuôn mẫu, tuy nhiên thông tin này không được nguyên đơn thừa nhận và bị đơn cũng không chứng minh được đã phát sinh việc thay đổi một trong các điều khoản của nội dung hợp đồng đã ký kết. - Xét: bị đơn còn cho rằng do nguyên đơn không thực hiện việc giao tiền đúng như thỏa thuận nên bị đơn không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Căn cứ vào điều 4 của hợp đồng thể hiện phương thức thanh toán được thỏa thuận như sau: “...Bên A ứng trước (đợt 1) 30 % giá trị hợp đồng = 50.000.000 đồng bằng tiền mặt cho bên B ngay sau khi ký hợp đồng. Sau khi thử khuôn lần đầu tiên (lần thứ nhất) Bên A ứng (đợt 2) 20 % giá trị hợp đồng (35.000.000 đồng)”. Như vậy, điều kiện để nguyên đơn giao tiếp số tiền đợt 2 là sau khi thử khuôn lần đầu tiên, tuy nhiên, phía bị đơn không chứng minh được đã thực hiện công việc này vì vậy nguyên đơn không thể giao tiếp số tiền đợt 2, do đó, yêu cầu này của bị đơn là không có cơ sở, vì vậy chấp nhận yêu cầu đòi lại tiền đặt cọc với số tiền là 50.000.000 đồng của nguyên đơn. Về yêu cầu đòi bị đơn phải chịu tiền lãi chậm trả của số tiền trên phía nguyên đơn đồng ý rút lại không yêu cầu, vì vậy nên ghi nhận. Về yêu cầu phản tố của bị đơn trong việc buộc nguyên đơn phải nhận toàn bộ các sản phẩm bị đơn đã thực hiện xong và thanh toán giá trị các sản phẩm trên là 41.000.000 đồng. Xét, theo điều 1 của hợp đồng quy định về các công việc bị đơn đồng ý thực hiện cho nguyên đơn ngoài những sản phẩm trên còn co các sản phẩm khác với giá trị là 135.000.000 đồng. Xét, 2 bên đều thừa nhận các sản phẩm trên là các bộ phận dùng để cấu tạo thành quạt máy hoàn chỉnh. Mặt khác, thỏa thuận trong hợp đồng các sản phẩm được giao nhận không thể tách rời từng bộ phận, việc thực hiện không đầy đủ và đúng thời hạn hợp đồng là do lỗi của bị đơn, sản phẩm chưa được nghiệm thu, chưa hoàn chỉnh đồng bộ theo thỏa thuận của hợp đồng, vì vậy, không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu phản tố của bị đơn. Vì các lẽ trên, quyết định: - Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn : Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách khoa N.V.C có trách nhiệm hoàn trả cho bà Nguyễn thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An số tiền tạm ứng đợt 1 phát sinh từ hợp đồng kinh tế không số ngày 15/4/2005 là 50.000.000 đồng. - Ghi nhận sự tự nguyện của bà Nguyễn thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An không yêu cầu đòi tiền lãi chậm trả. - Bác yêu cầu phản tố của Công ty TNHH Cơ khí khuôn mẫu Bách khoa N.V.C về việc buộc bà Nguyễn thị An Nhàn – Chủ Cơ sở Lê An phải nhận các sản phẩm đã thực hiện xong và thanh toán số tiền 41.000.000 đồng. Kể từ ngày người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành chưa thi hành xong khoản tiền trên thì hàng tháng còn phải chịu lãi suất theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định
Luận văn liên quan