ước lượng chính xác nhu cầu đi lại và phương thức phân chia giữa các phương
tiện vận tải công cộng (xe buýt, taxi, metro, ) là bài toán đầu tiên đặt ra khi quy
hoạch lại hệ thống xe buýt Tp.HCM qua từng giai đoạn. Các số liệu của phần tính
toán xác định cơ cấu vận chuyển của các giai đoạn 2010 – 2015 – 2020 - 2025 được
xác định dựa vào các cơ sở tính toán nhu cầu đi lại trên các hành lang và trục giao
thông thành phố như đã trình bày trong chương 10 (báo cáo giai đoạn 1), kết hợp
với các số liệu nghiên cứu của các đề tài, dự án mà các đơn vị nghiên cứu của thành
phố và trung ương đã thực hiện trong những năm gần đây, đồng thời với số liệu mới
tính toán bổ sung.
12 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xác định cơ cấu vận chuyển của xe buýt Thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn 2010 – 2015 – 2020 – 2025, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
236
CHƢƠNG 13
XÁC ĐỊNH CƠ CẤU VẬN CHUYỂN CỦA XE BUÝT
Tp.HCM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 – 2020 – 2025
Ƣớc lƣợng chính xác nhu cầu đi lại và phƣơng thức phân chia giữa các phƣơng
tiện vận tải công cộng (xe buýt, taxi, metro, …) là bài toán đầu tiên đặt ra khi quy
hoạch lại hệ thống xe buýt Tp.HCM qua từng giai đoạn. Các số liệu của phần tính
toán xác định cơ cấu vận chuyển của các giai đoạn 2010 – 2015 – 2020 - 2025 đƣợc
xác định dựa vào các cơ sở tính toán nhu cầu đi lại trên các hành lang và trục giao
thông thành phố nhƣ đã trình bày trong chƣơng 10 (báo cáo giai đoạn 1), kết hợp
với các số liệu nghiên cứu của các đề tài, dự án mà các đơn vị nghiên cứu của thành
phố và trung ƣơng đã thực hiện trong những năm gần đây, đồng thời với số liệu mới
tính toán bổ sung.
13.1 Cơ sở xác định nhu cầu đi lại của Tp.HCM qua từng giai đoạn
1) Nguồn số liệu MVA:
Theo số liệu điều tra và dự báo về số chuyến đi bình quân của Tp.HCM do
MVA thực hiện năm 1996 (chuyến đi có sử dụng phƣơng tiện):
Bảng 13.1 Hành trình đi lại bình quân của Tp.HCM
Năm
Dân số
(x 1000)
GDP/ngƣời
(USD)
Hành trình đi
lại/ngày
(ngàn lƣợt)
Lƣợt đi bình
quân/ngƣời
1996 4.839 1.050 8.250 1,7
2005 6.325 1.950 13.650 2,18
2010 7.200 2.600 16.600 2,21
2020 10.000 5.600 22.150 2,46
(Nguồn: Dự án nghiên cứu giao thông TP.HCM do MVA và Maunsell thực hiện năm 1996)
2) Nguồn số liệu HOUTRANS:
Theo số liệu nghiên cứu của HOUTRANS (2004):
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
237
Bảng 13.2 Tổng nhu cầu đi lại hàng ngày của TP.HCM
Năm
Hành trình đi
lại/ngày
(ngàn lƣợt)
Tỷ lệ đảm nhận của xe buýt
P.án 1 P. án 2
2003 8.250 1,4% 1,4%
2005 13.650 8% 8%
2010 16.600 18% 25%
(Nguồn: Nghiên cứu của HOUTRANS)
3) Quy hoạch mạng lƣới xe buýt TP.HCM giai đoạn 2003-2005-2010:
Theo dự án “Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lƣới xe buýt TPHCM giai đoạn 2003-
2005-2010” do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông Vận tải thực hiện
tháng 3/2006:
Bảng 13.3 Nhu cầu đi lại và dân số theo các trường hợp
Năm
Dân số
(ngàn ngƣời)
Tổng số hành trình
trong ngày (ngàn lƣợt)
2003 5.630 13.907
2005 6.130 15.324
2010 7.200 18.432
4) Quy hoạch phát triển GTVT Tp.HCM đến năm 2020:
Theo dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông Vận tải phía Nam
thực hiện tháng 5/2007 cho dự án “Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”, đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt năm
2007:
Bảng 13.4 Dự báo dân số các quận (dân thành phố + KT3 + KT4) đến 2020 [22]
2010 2015 2020
Quận 1 260.169 265.953 271.865
Quận 2 216.182 401.236 744.698
Quận 3 267.406 266.502 265.601
Quận 4 262.091 220.176 184.965
Quận 5 262.722 244.987 228.449
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
238
Quận 6 394.234 369.657 346.613
Quận 7 270.849 366.479 495.873
Quận 8 570.206 537.627 506.910
Quận 9 304.090 458.978 692.758
Quận 10 318.045 297.357 278.015
Quận 11 316.956 280.834 248.828
Quận 12 427.212 548.473 704.154
Quận Phú Nhuận 378.243 384.108 390.063
Quận BìnhThạnh 628.098 594.254 562.233
Quận Gò Vấp 1.041.218 926.802 824.958
Quận Tân Bình 1.296.934 1.005.782 779.991
Quận Thủ Đức 544.258 644.195 762.482
Huyện Bình Chánh 626.762 849.211 1.150.611
Huyện Hóc Môn 522.168 692.227 917.671
Huyện Nhà Bè 139.261 213.107 326.110
Huyện Củ Chi 314.016 471.960 709.348
Huyện Cần Giờ 105.790 253.583 607.849
Tổng 9.466.910 10.293.487 12.000.045
Bảng 13.5 Số chuyến đi của Tp.HCM [22]
Năm
Dân số
(ngàn ngƣời)
Hành trình đi lại/ngày
(ngàn lƣợt)
Lƣợt đi bình
quân/ngƣời
2002 5.285 10.852 2,1
2010 7.180 18.743 2,3
2020 9.000 27.304 2,48
5) Quy hoạch Phát triển Vận tải HKCC Tp.HCM đến năm 2025
Theo dự báo của Trung tâm Tƣ vấn Phát triển GTVT - Trƣờng Đại học Giao
thông Vận tải tại báo cáo giữa kỳ (tháng 9/2009) của dự án “Quy hoạch Phát triển
Vận tải Hành khách công cộng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025”:
Bảng 13.6 Số chuyến đi của khu vực nghiên cứu
Năm
Dân số
TPHCM
(ngàn ngƣời)
Dân số vùng
lân cận
(ngàn ngƣời)
Hành trình đi
lại/ngày
(ngàn lƣợt)
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
239
2007 6.400 2.350 22.100
2010 6.800 2.600 24.300
2020 10.000 3.500 36.000
2025 11.710 4.097 45.950
(Nguồn: Quy hoạch Phát triển Vận tải HKCC Tp.HCM đến năm 2025)
Theo tờ trình của Bộ Xây Dựng số 76 ngày 20 tháng 08 năm 2009 “Về nội
dung điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025”
thì đến năm 2025 dân thành phố sẽ là 10 triệu, 2,5 triệu dân tạm trú. Theo dự báo
của nhóm nghiên cứu thì ngoài 12,5 triệu dân trên còn có khoảng 1 triệu dân vãng
lai của các tỉnh khác đến, nhƣ vậy tổng dân số sẽ là 13,5 triệu.
Kết luận:
Tham khảo từ các nguồn tài liệu đã dẫn bên trên, nhu cầu đi lại của Tp.HCM
qua các giai đoạn có thể ƣớc lƣợng theo Bảng 13.7 dƣới đây. Số liệu này đƣợc sử
dụng trong đề tài này nhƣ các thông số đầu vào để xác định sản lƣợng vận chuyển
cần thiết của xe buýt qua các giai đoạn khác nhau.
Bảng 13.7 Dự báo nhu cầu đi lại của Tp.HCM (ngàn lượt/ngày)
Tài liệu
[1] [2] [3] [4] [5]* Đề tài
Năm
2010 16.600 16.600 15.324 18.743 24.300 18.000
2020 22.150 - 18.432 27.304 36.000 27.000
2025 - - - - 45.950 34.500
* Số liệu cho cả vùng trọng điểm phía Nam
[1] MVA
[2] HOUTRANS
[3] Hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới xe buýt TPHCM giai đoạn 2003-2005-2010
[4] Quy hoạch phát GTVT thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
[5] Quy hoạch Phát triển Vận tải HKCC thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
13.2 Cơ sở xác định thị phần đảm nhận vận tải HKCC của mạng lƣới xe
buýt Tp.HCM qua từng giai đoạn
1) Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tƣớng Chính phủ:
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
240
Theo Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg ngày 10/7/1998 của Thủ tƣớng Chính
phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020:
“Việc phát triển giao thông vận tải của thành phố phải lấy phát triển vận tải hành
khách công cộng làm khâu trung tâm, đảm bảo tỷ lệ vận tải hành khách công cộng
năm 2010 là 30% và năm 2020 là 50% lƣợng hành khách”.
2) Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ:
Theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về
việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải
đƣờng sắt Việt Nam đền năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030:
“Đến năm 2020, giao thông vận tải đƣờng sắt cần chiếm tỷ trọng tối thiểu 13%
về nhu cầu luân chuyển hành khách và 14% về luân chuyển hàng hoá trong tổng
khối lƣợng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải; trong đó vận tải hành khách
đô thị bằng đƣờng sắt đạt ít nhất là 20% nhu cầu vận tải hành khách công cộng tại
Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh”.
3) Quy hoạch mạng lƣới xe buýt TP.HCM giai đoạn 2003-2005-2010:
Theo tài liệu Quy hoạch mạng lƣới xe buýt TP.HCM giai đoạn 2003-2005-2010,
trang 50:
“… mức phấn đấu đảm nhận của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
năm 2010 đạt tối thiểu 10% tổng nhu cầu đi lại hàng ngày, tƣơng đƣơng với 1,843
triệu HK/ngày”.
4) Quy hoạch phát triển GTVT Tp.HCM đến năm 2020:
Theo tài liệu Quy hoạch phát triển GTVT Tp.HCM đến năm 2020, trang 6-5,
tập 2:
Đơn vị: %
TT Loại phƣơng tiện
Năm
2004 2010-2015 2020
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
241
1 Xe buýt + Taxi 3,2 10-12 15-18
2 Đƣờng sắt đô thị 12-14 32-35
Vận tải HKCC = (1) + (2) 3,2 22-26 47-53
3 Xe đạp 5 6 6
4 Xe máy 78,8 51-58 27-33
5 Xe con 4,8 7 7
6 Xe khách liên tỉnh và xe khác 8,2 8 7
5) Quy hoạch Phát triển Vận tải HKCC Tp.HCM đến năm 2025
Theo tài liệu Quy hoạch Phát triển Vận tải HKCC Tp.HCM đến năm 2025, báo
cáo giữa kỳ, trang 23:
2010 2020 2025
TH3: Thay đổi hợp lý
- VTHKCC 6% 25% 30%
- Cá nhân 94% 75% 70%
Hành trình trên VTCC (000) 1.458 9.000 13.780
Số chuyến đi bằng xe buýt (000) 1.200 7.200 9.640
Kết luận:
Cho đến năm 2015, vận tài hành khách công cộng của Tp.HCM vẫn phụ
thuộc rất lớn vào mạng lƣới xe buýt vì hệ thống Metro của Tp.HCM chỉ có thể đi
vào khai thác từ 2015. Do vậy, việc đạt mức 30% tỷ lệ vận tải HKCC vào năm 2010
nhƣ Quyết định 123/1998/QĐ-TTg là một điều không tƣởng vì thời điểm hiện nay
(11/2009), mạng lƣới xe buýt + taxi Tp.HCM chỉ mới đáp ứng đƣợc khoảng 7,2%
nhu cầu đi lại của cƣ dân thành phố (theo Th.S Lê Trung Tính - Sở GTVT Tp.HCM
[11]).
Cho đến sau 2020, khi toàn bộ hệ thống đƣờng sắt đô thị Tp.HCM (bao gồm
Metro và Tramway) đi vào hoạt động, dự báo năng lực vận chuyển hành khách của
hệ thống này là 2.808.000 HK/ngày (xem Bảng 13.8). Giả định nhu cầu đi lại của
hành khách năm 2020 là 27.000.000 lƣợt, vận tải hành khách đô thị bằng đƣờng sắt
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
242
khi đó chỉ đạt đƣợc 10% nhu cầu, còn cách khá xa yêu cầu 20% của Quyết định số
1436/QĐ-TTg .
Bảng 13.8 Dự báo lưu lượng hành khách các tuyến metro
Tuyến Lƣợng HK/ngày
1 386.000
2 594.000
3 670.000
4 364.000
5 352.000
6 69.000
Tram 1 290.000
Tram 2 60.000
Tram 3 23.000
Tổng 2.808.000
(Nguồn: Ban Quản lý Đường sắt Đô thị)
Nhƣ vậy có thể nói, để đạt yêu cầu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng năm 2010
là 30% và năm 2020 là 50% lƣợng hành khách là một điều cực kỳ khó khăn và
không khả thi.
Căn cứ vào các tài liệu quy hoạch GTVT Tp.HCM đã đƣợc công bố, vào khả
năng phát triển cơ sở hạ tầng của Tp.HCM trong tƣơng lai, nhóm nghiên cứu đề
xuất thị phần đảm nhận của hệ thống xe buýt qua các giai đoạn nhƣ sau:
Bảng 13.9 Dự báo năng lực vận chuyển của hệ thống xe buýt Tp.HCM
Năm
Nhu cầu đi lại/ngày
(ngàn ngƣời)
Khả năng vận
chuyển của xe buýt
Lƣợng hành khách
(1000 ngƣời/ngày)
2010 18.000 13% 2.34
2015 21.600 19% 4.10
2020 27.000 25% 6.75
2025 34.500 30% 10.35
13.3 Cơ sở khoa học xây dựng mạng lƣới tuyến
13.3.1 Cơ sở lý thuyết
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
243
Mạng lƣới tuyến xe buýt trên thế giới có thể phân chia thành các mô hình sau:
Mạng lƣới tuyến trực tiếp
Mạng lƣới tuyến trục, tuyến nhánh
Mạng lƣới tuyến ô bàn cờ
Mạng lƣới kết hợp
Ƣu khuyết điểm của từng mô hình đã đƣợc phân tích rõ ở chƣơng 11 của báo
cáo giữa kỳ.
Để hoàn thiện mạng lƣới tuyến xe buýt Tp.HCM, chúng tôi đề xuất điều chỉnh
mạng lƣới tuyến mới từ mạng lƣới hiện hữu: thay thế cho mô hình tuyến trực tiếp
đi từ điểm đến điểm nhƣ hiện nay là mô hình mạng lƣới tuyến kết hợp, với thành
phần chính là hệ thống tuyến trục, tuyến nhánh (bao gồm tuyến trục, tuyến chính,
tuyến nhánh, tuyến thu gom, buýt nhanh - gọi chung là nhóm buýt cơ bản) kết hợp
với các tuyến chuyên dùng (bao gồm tuyến buýt đêm, buýt công nhân, buýt sinh
viên, buýt cao điểm, buýt phụ cận, buýt con thoi và buýt nối kết). Ngoài ra còn có
các hình thức đƣa rƣớc theo yêu cầu, hợp đồng.
13.3.2 Cơ sở thực tiễn
Các tuyến buýt hiện nay của mạng lƣới xe buýt Tp.HCM đƣợc hình thành từ
nhiều nguồn gốc khác nhau. Trong quá trình hoạt động, những khuyết điểm về lộ
trình tuyến, về sản lƣợng khách trên tuyến … đã bộc lộ và cần khắc phục. Do vậy,
các tuyến buýt hiện có đƣợc xem xét lại toàn bộ và chia thành ba nhóm: nhóm các
tuyến hủy bỏ, nhóm các tuyến giữ nguyên và nhóm các tuyến điều chỉnh. Bên cạnh
đó sẽ bổ sung các tuyến mới. Sau khi điều chỉnh, các tuyến đƣợc phân định rõ chức
năng (tuyến trục, tuyến nhánh, …) và bố trí lại loại xe phù hợp với sản lƣợng và
điều kiện đƣờng trong từng giai đoạn phát triển nhƣ mục 13.2.
13.4 Cấu trúc mạng lƣới tuyến xe buýt sau điều chỉnh
Hình 13.1 trình bày cấu trúc mạng lƣới tuyến xe buýt Tp.HCM cho đến sau
năm 2020.
Trong giai đoạn đầu (trong năm 2010), chủ yếu điều chỉnh và sắp xếp các
tuyến hiện hữu thành tuyến trục, tuyến chính và tuyến nhánh, bắt đầu thực hiện các
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
244
tuyến thu gom. Các tuyến buýt chuyên dùng nhƣ buýt đêm, công nhân, sinh viên,
con thoi và phụ cận tiếp tục duy trì và phát triển.
Hình 13.1 Sơ đồ cơ cấu mạng lưới tuyến sau điều chỉnh cho đến năm 2020
Từ 2010 đến 2015 sẽ thiết lập dần hệ thống tuyến thu gom điển hình trong
một số quận nội thành, bảo đảm mạng lƣới xe buýt phủ khắp các điểm dân cƣ và cự
ly tiếp cận của ngƣời dân với xe buýt dƣới 300m theo đƣờng chim bay. Tổ chức các
tuyến vành đai khép kín trên đƣờng vành đai 2 sau khi xây dựng xong đƣờng giao
thông. Đồng thời số tuyến nhánh sẽ đƣợc bổ sung theo sự phát triển cơ sở hạ tầng
(cầu, đƣờng bộ) của thành phố. Một số tuyến BRT sẽ đƣợc đƣa vào vận hành. Phát
triển các tuyến buýt chuyên dùng. Đến 2015 tuyến Metro số 1 đi vào hoạt động, sẽ
triển khai các tuyến nối kết từ các điểm thu hút hành trình đến các ga dừng của
metro.
Từ 2016 đến 2020, khi 4 tuyến metro số 1, 2, 3a, 6 và 2 tuyến xe điện số 1,2
đi vào hoạt động sẽ tiếp tục phát triển các tuyến buýt nối kết nhằm tích hợp hệ
thống buýt và đƣờng sắt đô thị thành một mạng lƣới đồng bộ. Các tuyến buýt nối
HỆ THỐNG TUYẾN BUÝT
BUÝT CƠ BẢN BUÝT CHUYÊN DÙNG CÁC HÌNH
THỨC ĐƢA
RƢỚC THEO
HỢP ĐỒNG
TUYẾN TRỤC
TUYẾN CHÍNH
TUYẾN NHÁNH
TUYẾN THU
GOM
BUÝT ĐÊM
BUÝT CÔNG NHÂN
BUÝT SINH VIÊN
BUÝT PHỤ CẬN
BUÝT CON THOI
BUÝT NỐI KẾT (2015)
TUYẾN CAO ĐIỂM
(2015)
BRT (2015)
TUYẾN NHANH
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
245
kết sẽ tiếp tục đƣợc phát triển cùng với sự hoàn thiện của mạng lƣới metro cho đến
sau 2020. Tiếp tục phát triển mạng lƣới BRT hỗ trợ cho mạng lƣới metro.
Sau 2020, giả định tất cả các tuyến metro và tàu điện (7 Metro + 3 Tramway)
đã hoàn tất. Hệ thống cơ sở hạ tầng thành phố cũng sẽ hoàn chỉnh. Mạng lƣới xe
buýt giai đoạn này sẽ bao gồm tất cả các loại hình đƣợc trình bày trong Hình 13.1.
Các tuyến buýt chuyên dùng khác đƣợc phát triển không hạn chế, tùy thuộc vào nhu
cẩu thực tế.
13.5 Nguyên tắc điều chỉnh mạng lƣới tuyến
Việc điều chỉnh mạng lƣới tuyến thực hiện theo nguyên tắc: lấy mạng lƣới
hiện hữu làm gốc, điều chỉnh tuyến là chính, tránh những thay đổi, xáo trộn đột ngột
lộ trình của các tuyến hiện nay, ảnh hƣởng đến thói quen sử dụng xe buýt lâu nay
của ngƣời dân. Việc điều chỉnh đƣợc tiến hành một lần trên quy mô lớn có tính toán
các yếu tố quy hoạch chung của thành phố nhằm giảm thiểu sự điều chỉnh trong
tƣơng lai.
a) Các tuyến trục, tuyến chính
Các tuyến trục, tuyến chính đƣợc xây dựng căn cứ vào Quy hoạch các tuyến
xe buýt trục chính đến năm 2010 (theo Quyết định số 1083/QĐ-SGTCC do Sở
GTCC Tp.HCM ban hành ngày 10/4/2008) và Nghiên cứu tính toán dự đoán nhu
cầu đi lại của Tp.HCM đến năm 2020, mô hình hệ thống tuyến trục, tuyến chính,
tuyến nhánh (do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giao thông Vận tải phía nam
(TDSI South) thực hiện tháng 5/2009).
Các tuyến đang hoạt động có lộ trình trùng lắp nhau và chạy dọc theo hành
lang bố trí tuyến trục, tuyến chính sẽ đƣợc điều chỉnh để giảm độ trùng lắp trên các
hành lang chính, với điều kiện phải là đảm bảo đƣợc năng lực vận chuyển lớn, tốc
độ nhanh, hƣớng tuyến tƣơng đối thẳng và dịch vụ tốt.
b) Các tuyến nhánh
Song song với việc tổ chức lại các tuyến trục, tuyến chính, sẽ tiến hành điều
chỉnh và phát triển các tuyến nhánh. Lộ trình các tuyến nhánh cho phép trùng một
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
246
đoạn vừa phải với các tuyến trục chính nhằm tiếp chuyển hành khách nhƣng không
làm tăng độ trùng lắp không cần thiết trên các hành lang vận tải.
Theo đề xuất của TDSI South, Tp.HCM sẽ đƣợc chia làm 7 khu vực. Các
tuyến nhánh sẽ cố gắng bố trí gọn trong một khu vực (tuyến nội vùng), hoặc tối đa
là hai khu vực (tuyến liên vùng).
Các tuyến hiện hữu có lộ trình không hợp lý, trùng lắp quá nhiều với các
tuyến trục chính hoặc có sản lƣợng quá thấp đề nghị hủy bỏ. Các tuyến hiện hữu
phù hợp làm tuyến nhánh đƣợc giữ nguyên. Số tuyến còn lại đuợc điều chỉnh lộ
trình cho phù hợp, nhằm giảm độ trùng lắp, tăng độ bao phủ, thuận lợi cho ngƣời
dân tiếp cận xe buýt.
Với một số tuyến hiện nay có sản lƣợng cao (trên 20.000HK/ngày), tuy trùng
lắp khá nhiều với các tuyến trục, tuyến chính nhƣng hoạt động hiệu quả sẽ tiếp tục
đƣợc giữ nguyên để phục vụ nhu cầu đi lại.
Tiến trình cải tạo và mở mới các tuyến nhánh phải đƣợc kết hợp chặt chẽ với
việc xây dựng các tuyến trục, tuyến chính để đảm bảo đƣợc hiệu quả của toàn
mạng.
c) Các tuyến thu gom
Đƣợc thiết kế chủ yếu căn cứ vào nhu cầu đi lại của từng khu vực và không
nhất thiết phải dựa trên quy hoạch tổng thể, các tuyến thu gom chỉ chạy trong mạng
giao thông quận và ven quận, tần suất hoạt động và thời gian giãn cách phù hợp.
Tuyến thu gom bắt đầu triển khai từ năm 2010, sau khi hệ thống tuyến trục và tuyến
nhánh đã định hình và hoạt động ổn định.
Trên tuyến không có trạm dừng, chấp nhận sử dụng phƣơng tiện với tiện
nghi tối thiểu (xe buýt 12 chỗ, không máy lạnh, …) và chạy một chiều, liên tục.
d) Các tuyến chuyên dùng
Lộ trình các tuyến chuyên dùng đƣợc xác định căn cứ vào nhu cầu thực tế.
Ví dụ: các tuyến buýt đêm có thể có lộ trình trùng với các tuyến chính ban ngày
nhƣng điều kiện hoạt động khác (giảm số trạm dừng, hoạt động ban đêm). Các
tuyến buýt sinh viên, công nhân có lộ trình bố trí sao cho thuận tiện nhất cho đối
tƣợng này. Các tuyến BRT chỉ bố trí trên các đƣờng 2 chiều có ít nhất 6 làn xe (mỗi
Chương 13 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
247
bên 3 làn xe) hoặc đƣờng 1 chiều có trên 3 làn xe (trƣờng hợp đặc biệt là 2 làn xe
nhƣng chỉ trên một đoạn ngắn), có lƣu lƣợng hành khách lớn nhƣng không có các
tuyến đƣờng sắt đô thị hoạt động.