Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội, an ninh và quốc phòng (Luật đất đai, 1993).
Hiện nay, các tiến trình khai thác tiềm năng đất đai ở ĐBSCL cũng đang diễn ra rất mạnh mẽ qua việc thâm canh tăng vụ ở các vùng đất đã đẩy nhanh các tiến trình suy thoái độ phì nhiều đất làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.
Từ những điều này đưa đến sự cần thiết phải điều tra khảo sát bổ sung chỉnh lý, cập nhật các biểu loại đất và tìm ra mối tương quan giữa các loại đất với các đặc tính độ phì nhiêu đất vùng ĐBSCL. Đây sẽ là căn cứ khoa học và là cơ sở cho việc đánh giá khả năng sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên đất đai cũng như việc quy hoạch sử dụng đất, giúp cho các nhà hoạch định chính sách trong chiến lược sử dụng bảo trì đất đai bền vững nhằm khai thác triệt để việc sử dụng đất đai ngày càng hợp lý hơn và đáp ứng công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Trước đây, đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều cuộc điều tra đất chi tiết được tiến hành, nhiều bản đồ đất được thành lập nhưng chủ yếu là xây dựng cho toàn đồng bằng theo tỷ lệ nhỏ nên không ứng dụng cho từng mục đích cụ thể ở từng địa phương. Do đó, ta cần xây dựng bản đồ đất trên tỷ lệ lớn. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Xây dựng bản đồ đất tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp theo hệ thống phân loại WRB 2006” được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng quy trình thành lập Bản đồ đất theo hệ thống phân loại WRB (World Reference Base for Soil Resources) phục vụ nghiên cứu và sử dụng đất đai tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, là tài liệu quan trọng phục vụ đánh giá, phân hạng đất, phân bố sử dụng dụng đất, quy hoạch sử dụng đất đai.
50 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2300 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng bản đồ đất tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp theo hệ thống phân loại WRB 2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá và xã hội, an ninh và quốc phòng (Luật đất đai, 1993).
Hiện nay, các tiến trình khai thác tiềm năng đất đai ở ĐBSCL cũng đang diễn ra rất mạnh mẽ qua việc thâm canh tăng vụ ở các vùng đất đã đẩy nhanh các tiến trình suy thoái độ phì nhiều đất làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.
Từ những điều này đưa đến sự cần thiết phải điều tra khảo sát bổ sung chỉnh lý, cập nhật các biểu loại đất và tìm ra mối tương quan giữa các loại đất với các đặc tính độ phì nhiêu đất vùng ĐBSCL. Đây sẽ là căn cứ khoa học và là cơ sở cho việc đánh giá khả năng sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên đất đai cũng như việc quy hoạch sử dụng đất, giúp cho các nhà hoạch định chính sách trong chiến lược sử dụng bảo trì đất đai bền vững nhằm khai thác triệt để việc sử dụng đất đai ngày càng hợp lý hơn và đáp ứng công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Trước đây, đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều cuộc điều tra đất chi tiết được tiến hành, nhiều bản đồ đất được thành lập nhưng chủ yếu là xây dựng cho toàn đồng bằng theo tỷ lệ nhỏ nên không ứng dụng cho từng mục đích cụ thể ở từng địa phương. Do đó, ta cần xây dựng bản đồ đất trên tỷ lệ lớn. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Xây dựng bản đồ đất tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp theo hệ thống phân loại WRB 2006” được thực hiện nhằm mục tiêu xây dựng quy trình thành lập Bản đồ đất theo hệ thống phân loại WRB (World Reference Base for Soil Resources) phục vụ nghiên cứu và sử dụng đất đai tại huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp, là tài liệu quan trọng phục vụ đánh giá, phân hạng đất, phân bố sử dụng dụng đất, quy hoạch sử dụng đất đai.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các đặc tính về hình thái, vật lý – hoá học, các nhóm đất chính ở huyện Cao Lãnh.
- Xác định các tầng chẩn đoán, đặc tính chẩn đoán, vật liệu chẩn đoán trên nhóm đất chính của huyện Cao Lãnh làm cơ sở cho phân loại đất.
- Xác định các loại đất chính của huyện Cao Lãnh theo hệ thống WRB 2006.
- Xây dựng bản đồ đất huyện Cao Lãnh theo hệ thống phân loại WRB 2006.
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. BẢN ĐỒ ĐẤT
1.1.1. Khái niệm chung về bản đồ đất
Theo Lê Quang Trí (1996), bản đồ đất là một bản đồ chỉ cho thấy sự phân bố các loại đất hoặc các đơn vị bản đồ đất liên quan đến những đặc tính môi trường tự nhiên và nhân tạo chính yếu của bề mặt trái đất. Những đơn vị đất đo được chỉ ra cho thấy một cách riêng biệt hoặc kết hợp với nhau và được đặt tên theo đơn vị phân loại đất.
Định nghĩa trên bao gồm một bản đồ đất phải chỉ cho thấy được những đặc tính riêng biệt của đất như: sa cấu, độ dốc, độ sâu, màu sắc,…hoặc những tính chất chung được kết hợp với nhau từ hai hay nhiều yếu tố. Ngoài ra, bản đồ đất còn chỉ cho thấy những chất lượng của đất như: độ phì nhiêu, khả năng xói mòn hoặc cho thấy những tính chất về nguồn gốc phát sinh riêng biệt hoặc kết hợp của chúng.
Bản đồ đất với nhiều đặc tính đất khác nhau được xây dựng dựa trên sự quan sát trực tiếp ngoài đồng kết hợp với phòng phân tích thông qua sự chọn lọc và tổng quát hóa nó ra thành riêng biệt hoặc kết hợp từng đặc tính với nhau, đồng thời xác định tên của từng loại đất hay đơn vị đất theo hệ thống phân loại mô tả đã chọn trước. Ngoài ra, từ bản đồ đất ta có thể xây dựng lên thành nhiều bản đồ đơn tính đơn giản để mô tả cho thấy những tính chất đất riêng biệt cần thiết thí dụ như: khả năng xói mòn, tiềm năng tưới tiêu, sự biến động của tầng phèn và tầng sinh phèn trên đất phèn…
Một bản đồ đất có độ chính xác cao sẽ được sử dụng lâu dài theo thời gian mặc dù có một số thay đổi nhỏ trong canh tác nông nghiệp. Ngược lại, bản đồ đất có độ chính xác thấp hay bản đồ có tỷ lệ quá nhỏ so với điều kiện nghiên cứu có thể chính xác thì bất cứ một sự thay đổi nào trong việc phát triển nông nghiệp đều đưa đến sự thay đổi một số đặc tính của đất do đó cần thiết phải điều tra dã ngoại trở lại.
Bản đồ đất được sử dụng một cách có hiệu quả khi trên bản đồ có chú dẫn rõ ràng và có thể biểu thị một số tính chất quan trọng của đất, đồng thời kèm theo đó phải có tập thuyết minh về bản đồ đất, bên trong mô tả chi tiết các tính chất của đất đồng thời cũng cho thấy rõ sự phân bố theo quy luật của đất, các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên trên các loại đất khác nhau và đề xuất hướng sử dụng đất theo các mức độ từ loại đất tốt nhất đến loại đất xấu nhất.
Theo Hoàng Văn Mùa (2007), bản đồ đất là một loại bản đồ chuyên đề. Bản đồ đất thể hiện sự phân bố theo không gian các loại đất có trong một vùng lãnh thổ hay một đơn vị hành chính (Xã, Huyện, Tỉnh, Vùng, Quốc gia, Châu lục, Thế giới). Bản đồ đất được xây dựng trên bản đồ địa hình thường gọi là bản đồ nền ở các tỷ lệ khác nhau từ kết quả điều tra, nghiên cứu phân loại đất. Bản đồ đất là tài liệu cơ bản quan trọng, là căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Đánh giá đất, phân hạng đất, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch thiết kế nông nghiệp, lâm nghiệp đều phải dựa vào cơ sở bản đồ đất.
1.1.2. Mục đích xây dựng bản đồ đất
Theo Hội khoa học đất Việt Nam (2000), việc điều tra khảo sát lập bản đồ đất là một công trình khoa học nhằm mục đích:
- Xác định rõ tài nguyên về các mặt:
+ Loại hình khác nhau của đất.
+ Những đặc tính quan trọng của đất.
- Thành lập các đơn vị đất đai (contour) đất hay ranh giới giữa các loại đất khác nhau.
- Tiên đoán khả năng ứng dụng của đất thông qua các loại cây trồng khác nhau để tạo ra các sản phẩm dưới những hệ thống quản lý khác nhau để từ đó:
+ Đề xuất các biện pháp sử dụng đất hợp lý.
+ Khai hoang mở rộng diện tích.
+ Thâm canh tăng vụ.
+ Bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất.
1.1.3. Ứng dụng của bản đồ đất
Ø Quản trị đất
Theo Võ Quang Minh (2005), sự phân biệt các loại đất khác nhau trên bản đồ dựa vào các tính chất quan trọng để phân loại giúp ta có những dữ kiện cần thiết để phát triền nông nghiệp. Đồng thời các thí nghiệm phân bón cũng được thực hiện trên các loại đất khác nhau và từ kết quả thí nghiệm đó có thể khuyến cáo cho các loại đất giống nhau dựa trên cơ sở các yếu tố môi trường không thay đổi. Cũng vì lý do này, trước khi lựa chọn vị trí các trại thực nghiệm cần phải có bản đồ đất của vùng rộng lớn để chọn đặt một trung tâm thực nghiệm ở tại một vị trí có đất tương đối đại diện cho toàn vùng.
Ø Sử dụng đất và quy hoạch đất đai cho sản xuất nông nghiệp
Theo Đỗ Nguyên Hải và Hoàng Văn Mùa (2007), bản đồ đất là cơ sở cần thiết không thể thiếu đối với việc đánh giá khả năng sử dụng đất cũng như các hoạt động quy hoạch, quản lý đất đai cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Bản đồ đất là cơ sở xây dựng các hệ thống cây trồng thích hợp dựa trên nguyên lý “đất nào cây đó”, cũng như việc xây dựng các biện pháp canh tác để tăng năng suất và sản lượng cây trồng nhằm thu được hiệu quả cao trong sản xuất nông lâm nghiệp. Bên cạnh đó, người ta còn dựa vào bản đồ đất để bố trí khảo sát các thí nghiệm về sử dụng phân bón trên những loại đất khác nhau đã được xác định để từ đó có thể khuyến cáo cho người sử dụng về hiệu quả, liều lượng và mức bón thích hợp nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao đồng thời duy trì bảo vệ được độ phì của đất.
Ø Mở rộng diện tích đất khai hoang, canh tác
Theo Đỗ Nguyên Hải và Hoàng Văn Mùa (2007), trước khi tiến hành xây dựng các dự án khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác trên những vùng đất mới thì việc tiến hành điều tra nghiên cứu về điều kiện đất đai và thổ nhưỡng của vùng dự án phát triển sản xuất là bước đi không thể thiếu. Để làm được vấn đề này bắt buộc phải tiến hành điều tra xây dựng bản đồ đất để xác định khả năng mở mang, khai thác đất về diện tích cho mục đích sử dụng. Do đó, phải điều tra tìm hiểu về các đặc tính như khí hậu, độ dốc, độ dày thì việc đi sâu tìm hiểu các tính chất lý, hóa học của đất có liên quan tới độ phì như thành phần cơ giới, độ xốp, khả năng giữ nước, độ chua, lượng mùn,v.v… ở những vùng đất xác định khai hoang để phục vụ mục tiêu phát triển để từ đó có cơ sở cho việc bố trí các cây trồng một cách hợp lý.
Theo Võ Quang Minh (2005), những vùng còn bỏ hoang, với bản đồ đất ta có thể biết khu vực vùng đất nào tốt xấu để có thể mở rộng diện tích đất canh tác trước theo thứ tự ưu tiên và mục đích khai thác. Vì nếu không có bản đồ đất thì khó có thể để quyết định chọn khu vực khai thác cho các yêu cầu sử dụng đất đai khác nhau, nhất là các đề án có kinh phí giới hạn, cần sự ưu tiên.
Ø Thủy nông
Để xây dựng các hệ thống thủy lợi cho sản xuất nông nghiệp, người ta thường tiến hành khảo sát về điều kiện, đặc tính đất đai, thổ nhưỡng cho việc xây dựng chúng, nhằm cân nhắc, xem xét tính khả thi của các việc xây dựng các hệ thống công trình. Những vấn đề liên quan đến các đặc tính và hiệu quả sử dụng ở những vùng hay diện tích đất định xây dựng đưa hệ thống tưới tiêu vào như: điều kiện địa hình, độ dốc, kết cấu và thành phần cơ giới đất, khả năng thất thoát nước,v.v… phải được xem xét trước khi xác định lựa chọn các giải pháp xây dựng hệ thống tưới nào cho phù hợp. Ví dụ: người ta có thể lựa chọn hệ thống tưới bằng mương thích hợp cho các loại đất có nguồn nước tưới phong phú và thành phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến nặng. Tuy nhiên, ở những vùng có tài nguyên nước hạn chế đất chủ yếu là đất cát thì việc lựa chọn hệ thống tưới phun đôi khi là thích hợp hơn. Cũng tương tự như người ta muốn xây dựng hệ thống mương tưới tháo chua rửa mặn cho vùng ven biển người ta cũng phải cân nhắc đến độ mặn của đất, khả năng thấm, giữ nước của đất để xác định mức độ hòa tan và rửa mặn cho đất,v.v… Tất cả những thông tin trên chỉ có thể thu lượm được sau khi tham khảo các kết quả điều tra bản đồ đất (Đỗ Nguyên Hải và Hoàng Văn Mùa, 2007).
Theo Võ Quang Minh (2005), trước khi muốn dẫn thủy vào một vùng, ít ra cũng cần biết xem trong vùng ấy có nơi nào đang dẫn thủy để trồng trọt, các hiện trạng này đều được mô tả trong thuyết minh của bản đồ đất. Ngoài ra, một vấn đề rất quan trọng là xây dựng một hệ thống thủy nông phải còn tùy thuộc vào các loại đất khác nhau như đất cát thì có hệ thống thủy nông khác với loại đất thịt cát khác với loại đất phèn…..
Trong vùng đất khả năng cung cấp nước kém, thì căn cứ vào bản đồ đất có thể ưu tiên cung cấp nước cho các vùng có khả năng cho sản phẩm cao và hiệu quả kinh tế cao. Các loại đất phèn sét trương nở, có nhiều khe hở, hoặc đất có tầng phèn ở độ sâu cạn đều ảnh hưởng đến việc xây dựng hệ thống thủy nông cho đồng ruộng.
Ø Phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp
Bản đồ đất giúp cho việc xây dựng định hướng phát triển mở mang diện tích trồng rừng và quy hoạch rừng. Xác định khả năng sản xuất gỗ (m3) trên các đơn vị diện tích rừng, khoanh vùng cho các mục đích trồng rừng chống xói mòn, bảo vệ rừng đầu nguồn và bảo vệ cảnh quan môi trường (Võ Quang Minh 2005).
Ø Đánh giá, phân hạng khả năng sử dụng đất
Theo Đỗ Nguyên Hải và Hoàng Văn Mùa (2007), những kết quả điều tra về đặc tính chất đất đai và những nghiên cứu sâu về hình thái và các tính chất lý, hóa học của đất được sử dụng làm cơ sở cho đánh giá tiềm năng và phân hạng khả năng sử dụng đất thích hợp. Thực tế đã chỉ ra cho thấy ở những vùng đất bằng phẳng ít dốc, đất có độ dày lớn và có độ phì, kết cấu của đất tốt có ít những hạn chế trong sử dụng là những loại đất có khả năng thâm canh cao ít bị thoái hóa và mất khả năng sử dụng. Trong khi đó, ngược lại ở những vùng đất có độ dốc lớn hay địa hình cao, tầng đất nông, có nhiều đá lẫn, khả năng giữ ẩm thấp,v.v… thì khả năng sử dụng chúng cũng sẽ có nhiều mặt hạn chế.
Ø Xây dựng
Theo Võ Quang Minh (2005), trên bản đồ đất người kỹ sư xây dựng có thể biết được các tính chất lý học khác nhau đề có thể chọn khu vực cho xây dựng nhà cửa và đường sá, hoặc có thể cho thấy được một số vật liệu xây dựng, lót đường như khi làm đường cần nhiều đá laterite, do đó có thể biết khu vực nào có thể khai khác vật liệu này.
Theo Đỗ Nguyên Hải và Hoàng Văn Mùa (2007), ngoài những mục đích chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong một số lĩnh vực khác như xây dựng, giao thông và công nghiệp,v.v… cũng có thể tham khảo bản đồ đất cho việc tìm hiểu nền móng xây dựng nhà cửa, đường xá, sân bay và quy hoạch cảnh quan,v.v… sau khi đã tham khảo bản đồ đất về loại đất kết hợp với những nghiên cứu sâu về một số đặc tính cơ lý của đất và những tính chất đất có liên quan.
Ø Nghiên cứu khoa học và giảng dạy
Theo Võ Quang Minh (2005), những công việc nghiên cứu đất ngoài đồng giúp ta có thêm những kiến thức căn bản về sự phân loại đất, nguồn gốc phát sinh, các đặc tính lý hóa học của đất, đồng thời với các nhà sinh thái học có thể liên hệ để tìm hiểu các môi trường sinh thái thiên nhiên và những hệ sinh thái có sự tác động của con người. Ngoài ra, các giáo viên dạy Đại học, Phổ thông trung học có thể tìm thấy trong bản đồ và các bản thuyết minh về đất những chi tiết cần dùng trong việc giảng dạy về kinh tế, sinh kỹ thuật nông nghiệp….
Theo Đỗ Nguyên Hải và Hoàng Văn Mùa (2007), trên cơ sở phân loại, xây dựng bản đồ đất việc tiến hành những nghiên sâu ngoài thực địa đối với các loại đất sẽ giúp cho việc bổ sung những kiến thức cơ bản về lĩnh vực hình thái, phân loại, tính chất, sử dụng, cải tạo đất cũng như việc đánh giá các tác động ảnh hưởng của việc sử dụng đất đến môi trường sinh thái, v.v…
1.1.4 Phương pháp khảo sát xây dựng bản đồ đất
Theo Hoàng Văn Mùa (2007), bản đồ đất xây dựng trên bản đồ địa hình (tỷ lệ của bản đồ địa hình cũng là tỷ lệ của bản đồ đất). Tỷ lệ càng lớn mức độ chính xác càng cao. Trên nền bản đồ địa hình, xác định mạng lưới phẫu diện cần nghiên cứu gồm có phẫu diện chính, phẫu diện phụ và phẫu diện thăm dò (định ranh giới). Kết quả nghiên cứu phẫu diện và phân loại đất là cơ sở để biên vẽ xây dựng bản đồ đất. Ranh giới của các loại đất là những đường cong khép kín (còn gọi là dùng contour), mỗi loại được ký hiệu bằng màu sắc và ký tự riêng. Các loại đất, địa hình, địa vật, v.v… được chú dẫn đầy đủ để giúp cho người đọc bản đồ nhanh chống, thuận tiện. Hiện nay sử dụng rộng rãi công nghệ GPS trong việc xây dựng bản đồ đất với các phần mềm riêng (như Mapinfo, Acview,…).
Toàn bộ kết quả phân loại và xây dựng bản đồ đất còn được thể hiện ở thuyết minh đất kèm theo bản đồ. Sản phẩm đầy đủ của điều tra, nghiên cứu phân loại và xây dựng bản đồ đất là bản đồ đất và thuyết minh kèm theo.
1.1.4.1 Phương pháp khảo sát theo mạng lưới ô vuông
Theo Võ Quang Minh (2004), Trong phương pháp này tất cả các điểm khảo sát cách đều nhau và cùng nằm trên mạng lưới ô vuông, Thường phương pháp này áp dụng cho những bản đồ tỉ lệ lớn, hoặc trên các khu vực mà không ảnh không hữu dụng cho việc giải đoán. Tuy nhiên sự bất tiện của phương pháp này cũng cho thấy nhiều như: kéo dài thời gian khảo sát, tốn kém kinh phí, đồng thời vị trí quan sát đôi khi chưa đại diện do cự ly đi ngoài đồng có thể sai lệch và giữa các ranh giới của các đơn vị đất khác nhau. Đồng thời trong quá trình dã ngoại thường rất vất vả do sự cắt ngang của các kênh rạch, lùm bụi, đê, đường sá, nhà cửa, do đó vị trí chính xác ngoài đồng thì rất khó đạt được.
1.1.4.2 Phương pháp khảo sát theo giải đoán không ảnh và ảnh vệ tinh
Theo Võ Quang Minh (2004), Giải đoán không ảnh là xem ảnh của các vật trên không ảnh để biết các vật ấy là những vật gì và định mức quan trọng của vật đó. Yêu cầu chính trong việc giải đoán ảnh là sự đánh giá các đơn vị dạng đất. Với sự hữu dụng của kính xem nổi (stereoscope), khi nhìn lên ảnh máy bay ta có thể nhận biết được: địa hình (độ dốc), khả năng thoát nước (dòng chảy), sự xói mòn của đất, độ đậm lợt màu hay trắng đen, thực vật và đặc tính sử dụng đất, đồng thời cũng xác định thêm được về đặc tính của các dạng hình: sử dụng đất, đất hoang, đất và mặt nước hoang từ đó sắp xếp kế hoạch, chương trình cụ thể theo sự giải đoán mà chọn địa điểm và thực hiện các yêu cầu cần làm ở ngoài đồng.
Không ảnh có thể được sử dụng để làm căn bản cho các cuộc điều tra khảo sát đất. Trong các ngành thảo mộc học, lâm học, người ta có thể sử dụng không ảnh một cách trực tiếp vì thực vật, cây rừng có thể quan sát ngay trên ảnh, còn về đất, nghĩa là những trắc diện thì nằm sâu dưới đất không thể thấy ngay được trên không ảnh. Xây dựng bản đồ đất không chỉ dựa vào sự giải đoán không ảnh mà còn phải kèm theo sự quan sát đất ngoài đồng và số phẫu diện quan sát càng nhiều khi những điều kiện thổ nhưỡng càng thay đổi.
Dùng không ảnh giải đoán để xây dựng các bản đồ dã ngoại bằng cách là xây dựng các ranh giới khác nhau dựa theo các đặc tính ảnh từ đó có thể chọn các vị trí khoan thích hợp đại diện cho các đặc tính khác nhau từ đó có thể tìm sự tương quan giữa giải đoán không ảnh và đất ngoài đồng. Dựa vào không ảnh có thể vạch được kế hoạch và chương trình khảo sát ngoài đồng bằng cách dựa vào các yếu tố thay đổi địa hình, ước đoán được số phẫu diện cần quan sát, các hướng đi khi xác định điểm ngoài đồng và xây dựng các lát cắt cụ thể theo sự thay đổi của quy luật phân bố đất, chọn lọc các khu vực cần lấy mẫu.
Theo Võ Quang Minh (2005), trên cơ sở giải đoán ảnh đa phổ và ảnh trắng đen của vệ tinh Spot để bổ sung chỉnh lý bản đồ phân bố đất vùng ĐBSCL tỉ lệ 1/250.000, cho thấy việc sử dụng ảnh viễn thám là phương pháp có nhiều ưu thế hổ trợ rất nhiều trong quá trình điều tra lập bản đồ đất so với phương pháp truyền thống, như hổ trợ trong việc xác định các ranh giới đất được chính xác, hạn chế được các điểm khảo sát ngoài thực địa so với phương pháp truyền thống.
Theo Nguyễn Ngọc Thạch et al (1997), Viễn thám là phương pháp có nhiều ưu thế. Nhiều Nước Công nghiệp phát triển cũng như các nước trong quá trình điều tra đất so với phương pháp truyền thống đang phát triển đã sử dụng rộng rãi phương pháp này để thành lập bản đồ đất.
Theo Võ Quang Minh (2004), sử dụng việc giải đoán không ảnh để đi dã ngoại làm bản đồ đất sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian đi ngoài đồng, các vị trí khoan được chọn lựa cẩn thận và chính xác, các ranh giới về sự thay đổi của đất được khoanh theo dạng tự nhiên và rất rõ ràng.
Tuy nhiên, việc giải đoán không ảnh để xây dựng bản đồ đất đòi hỏi người giải đoán phải có nhiều kiến thức và kinh nghiệm giải đoán, đồng thời người đi dã ngoại phải cần có nhiều kinh nghiệm khảo sát, biết nhận định khoanh và xác định ranh giới ngay ngoài đồng và ghi nhận những dữ kiện quan trọng liên quan cũng như những yếu tố của môi trường xung quanh.
1.2. PHÂN LOẠI ĐẤT
1.2.1. Định nghĩa
Theo Kaurichev và Panov (1989), phân loại đất là sự sắp xếp đất có hệ thống vào từng nhóm theo những đặc tính quan trọng nhất, nguồn gốc và đặc điểm độ phì.
Công việc để thiết lập hệ thống phân loại đất gồm:
- Thiết lập, xây dựng các nguyên tắc phân loại.
- Soạn thảo các đơn vị trong bản hệ thống phân loại.
- Thiết lập sơ đồ phân loại.
- Thiết lập hệ thống tên gọi, ký hiệu và dấu hiệu chẩn đoán đất.
Theo Tôn Thất Chiểu và Lê Thái Bạt (2000), nghiên cứu phân loại đất là nghiên cứu đánh giá từng loại hình riêng lẻ, xác lập mối quan hệ giữa cá thể với quần thể trong một phạm vi chung với những kiến thức tổng quát nhất về đất hay phân loại đất là phân loại lớp thổ nhưỡng khác với phân hạng định giá đất đai.
Theo David G. Rossister (2001), mục đích chính của bất kỳ hệ thống phân loại nào là tổ chức lại kiến thức về các đặc tính của các chủ thể mà có thể nhớ được và mối quan hệ của chúng có thể dể hiểu nhất cho các mục đích chuyên biệt. Quá trình bao hàm sự tạo thành các lớp qua việc tập hợp các chủ đề trên các đặc tính cơ bản thông thường của chúng. Trong bất kỳ hệ thống phân loại nào, các nhóm được tập hợp dựa trên các trạng thái có số lượng lớn nhất, chính xác nhất và quan trọng nhất, mà nó có thể được thực hiện cho các mục tiêu phục vụ cho mục đích tốt nhất.
Theo Võ Tòng Anh và Lê Quang Trí (2003), phân loại đất là để sắp xếp lại các kiến thức, sự hiểu biết về đất, mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể được phân loại để nhớ các đặc tính của chúng, tìm mối quan hệ mới và cuối cùng là sắp chúng theo mục đích sử