Đề tài Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là nền tảng để định cư và tổ chức mọi hoạt động sản xuất của con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo thay thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó dã làm giảm dần tính bền vững của chúng. Cùng với sức ép của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Trong những thập niên gần đây, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã định hướng những đề tài nghiên cứu cùng những ứng dụng quan trọng và cấp bách trong sản xuất nông nghiệp của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đảm bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thực chất của mục tiêu này là vừa muốn đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lai hiệu quả xã hội và môi trường. Từ hiện trạng nêu trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của quốc gia và từng địa phương. Yên Sở là một xã thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. là một xã nằm bên sông Đáy, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Là huyện có thế mạnh phát triển công nghiệp - đô thị, dịch vụ nhưng huyện vẩn còn trên 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp gần tới 85 ha, Yên Sở được chọn sây dựng mô hình nông thôn mới của huyện, không chỉ phát triển nông nghiệp truyền thống, thuần túy mà phải hướng tới công nghệ cao; tiến hành tổ chức lai sản xuất, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị, chỉnh trang làng xã gắn với nâng cấp hạ tầng kỹ thuật nông thôn.

doc23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5513 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&œ ĐỀ TÀI “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : I MỞ ĐẦU 1.1 MỤC TIÊU Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó là nền tảng để định cư và tổ chức mọi hoạt động sản xuất của con người, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông – lâm nghiệp. Chính vì vậy, sử dụng đất nông nghiệp là hợp thành của chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và cân bằng sinh thái. Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, con người đã xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo thay thế cho các hệ sinh thái tự nhiên, do đó dã làm giảm dần tính bền vững của chúng. Cùng với sức ép của đô thị hóa và sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy giảm về số lượng và chất lượng. Con người đã và đang khai thác quá mức mà chưa có biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai. Trong những thập niên gần đây, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững đã định hướng những đề tài nghiên cứu cùng những ứng dụng quan trọng và cấp bách trong sản xuất nông nghiệp của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng một nền nông nghiệp sạch, sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng đảm bảo môi trường sinh thái ổn định và phát triển đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thực chất của mục tiêu này là vừa muốn đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đem lai hiệu quả xã hội và môi trường. Từ hiện trạng nêu trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, tìm hiểu một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất đó làm cơ sở cho việc đề xuất sử dụng đất hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của quốc gia và từng địa phương. Yên Sở là một xã thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội. là một xã nằm bên sông Đáy, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Là huyện có thế mạnh phát triển công nghiệp - đô thị, dịch vụ nhưng huyện vẩn còn trên 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp gần tới 85 ha, Yên Sở được chọn sây dựng mô hình nông thôn mới của huyện, không chỉ phát triển nông nghiệp truyền thống, thuần túy mà phải hướng tới công nghệ cao; tiến hành tổ chức lai sản xuất, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị, chỉnh trang làng xã gắn với nâng cấp hạ tầng kỹ thuật nông thôn. Nền sản xuất nông nghiệp của xã đang được chú trọng đầu tư phát triển, năng suất không ngừng tăng lên, nâng cao đời sống bà con nhân dan trong xã. Tuy nhiên, nền sản xuất nông nghiệp của xã còn tồn tại nhiều khuyết điểm như khai thác sử dụng đất vẫn chưa hợp lý, trình độ khoa học còn yếu kém, các công trình giao thông, thủy lợi phục sản xuất còn yếu kém, tư liệu sản xuất đơn giản, kỹ thuật canh tác truyền thống, nhiều nơi còn độc canh cây lúa đã không phát huy được tiềm năng đất đai có được mà có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất bị thoái hóa. Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đát hợp lý, có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Yên Sở là vấn đề có tính chiến lược, cấp thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của Thạc sỹ: Luyện Hữu Cử, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội”. 1.2 VAI TRÒ, Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI. 1.2.1Vai trò của LMU Đơn vị bảnđồ đất đai LMU là một hoặc nhiều khoanh đất /thửa đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt đồng nhất thích hợp cho từng loại hình sử dụng đất(LUT),có cùng một điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất - Các LMU thể hiện các điều kiện sản xuất, khả năng sản xuất, khả năng quản lý các LUT. - Các LMU thể hiện yêu cầu sử dụng đất của các LUT. 1.2.2. Ý nghĩa của LMU. - Các LMU có ý nghĩa rất quan trọng trong đánh giá, nó thể hiện rõ điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường sinh thái của khu vực nghiên cứu. - Các LMU là cơ sở xác định các yêu cầu sử dụng đất cho từng loại hình sử dụng đất, đồng thời cũng là cơ sở xếp hạng các yếu tố chẩn đoán và phân hạng thích hợp đất đai. 1.2.3. Tầm quan trọng. Đặc tính và tính chất đất đai rất quan trọng trong đánh giá đất nó không những đảm bảo tính chính xác của bản đồ đơn vị đất đai mà còn phản ánh đúng các nhu cầu sử dụng đất cho các loại sử dụng đất đai và điều kiện đất đai trong hệ thống sử dụng đất của LE: - Cơ sở để xác định các đơn vị bản đồ đất đâi xây dựng bản đồ đơn vị đất đâi. - Thể hiện các yêu cầu sử dụng đất của các LUT. - Là cơ sở xếp hạng các yếu tố chẩn đoán, cơ sở phân hạng thích hợp đất đai. Bản đồ đơn vị đất đai được thực hiên làm nền tảng cho đánh giá đất đai, tìm ra các đơn vị đất đồng nhất về các yếu tố tự nhiên của các kiểu sử dụng đất đai phù hợp. Các đơn vị bản đồ đất đai được hình thành là do kết quả chồng ghép của 6 bản đồ chuyên đề của xã Yên Sở : + Bản đồ loại đất + Bản đồ địa hình tương đối + Bản đồ độ dày tầng canh tác + Bản đồ độ phì nhiêu + Bản đồ chế độ tưới tiêu + Bản đồ thành phần cơ giới II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối Tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là đất nông nghiệp. - Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp. - Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Yên Sở, huyện Hoài Đức - Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hoá đất đai ở địa bàn nghiên cứu. - Trên cơ sở các loại bản đồ đơn tính, tiến hành lựa chọn, phân cấp các chỉ tiêu và thành lập bản đồ đơn vị đất đai. - Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi đất đai các LHSDĐĐ theo nội dung và phương pháp của FAO. - Điều tra, xác định các loại hình sử dụng đất hiện tại và đánh giá tiềm năng các loại hình sử dụng đất chính, phát hiện các yếu tố hạn chế của các các loại hình sử dụng đất hiện tại. - Trên cơ sở đánh giá yêu cầu sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã yên sở huyện hoài đức 2.2 Phạm Vi Nghiên Cứu Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Đất nông nghiệp xã Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội theo đơn vị hành chính 2.3 Nội dung nghiên cứu. 2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. a.vị trí địa lý Yên Sở là một xã thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam. Đây là một xã nằm bên Sông Đáy. Với diện tích tự nhiên 4,88 km2, Yên Sở có vị trí địa lý như sau: Phía Tây giáp xã Sài Sơn, Phía Nam giáp xã Đắc Sở, Phía Đông giáp xã Sơn Đồng, Phía Bắc giáp xã Cát Quế. b. Địa hình địa mạo Xã Yên Sở nằm trên vùng có địa hình đồng bằng, độ dốc thấp. Độ cao so với nước biển không quá 500m. Mức độ chênh lệch địa hình giưã các vùng không quá 1m. c.khí hậu Yên Sở là xã đồng bằng chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống thời tiết gió mùa,mùa hè nóng, mưa nhiều và nùa đông lạnh,mưa ít. - Nhiệt độ: hàng năm nhiệt độ trung bình là 23,60C. nhiệt độ cao nhất vào tháng 6,7 từ 350C đến 380C. nhiệt độ thấp vào tháng 1,2 từ 120C đến 150C. - Chế độ gió: gió theo mùa, mùa đông thướng có gió đông bắc, mùa hè có gió đông nam, vào tháng 4, 5 chịu ảnh hưởng của gió Lào - Chế độ mưa: lượng mưa trung bình 1.800 (mm - Độ ẩm: độ ẩm trung bình từ 79% - Nắng: tổng số giờ nắng trong năm là:1750 giờ - Mưa: tập chung và phân hoá theo mùa, mùa mưa bị ảnh hưởng bởi lượng nước lớn cung cấp từ hệ thống Sông Hồng và Sông Đà. - Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.600 – 1.800 giờ. Huyện Hoài Đức nói chung và Yên Sở nói riêng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nên mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 và mùa nóng bắt đầu từ tháng 4. Nhận xét : nhìn chung khí hậu thời tiết thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại cây trồng. d.Thuỷ văn Xã có sông Đáy chảy qua nên tạo điều kiện tốt cho việc lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, trong các địa bàn của xã còn có hệ thống ao hồ tự nhiên và nhân tạo góp phần phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống. e.Các nguồn tài nguyên 1. Tài nguyên đất Yên Sở có đất đai mang đặc điểm của vùng châu thổ sông Hồng, đất đai nơi đây có nguồn gốc từ phù sa sông Hồng nên khá màu mỡ. Nhìn chung, đất đai của xã là loại đất phù sa trong đê không được bồi hàng năm ít chua khá thích hợp cho việc canh tác lúa nước và các loại cây trồng hàng năm khác. Đất đai Yên Sở có độ chua thấp, thành phần cơ giới trung bình, độ phì ổn định. Theo điều tra thổ nhưỡng cho thấy đất Yên Sở có độ pH từ 5,5 đến 6,0 . Đây là ưu thế khiến cho đất đai ở đây khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là thâm canh lúa nước. 2. Tài nguyên nước Yên Sở nằm bên cạnh sông Đáy,có đường đê chạy qua thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Chính nhờ có hệ thống sông ngòi trong xã mà đất đai được lấy nước phù sa thêm màu mỡ, độ phì được cải thiện, năng suất cây trồng ổn định. 3. Tài nguyên nhân văn Xã Yên Sở là một xã có truyền thống lịch sử lâu đời, xã có Quán Giá là nơi thờ Lý Phục Man, hàng năm lễ hội tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch. Hiện nay, người dân trong xã chủ yêú là làm mộc, nề và giáo viên, xã còn có nghề truyền thống trồng dâu chăn tằm dệt lụa, người dân rất hiếu học. Là một địa phương giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù chịu khó. Xã có đội ngũ cán bộ trẻ,nhiệt tình, đủ năng lực để lãnh đạo các mặt chính trị, kinh tế xã hội, xây dựng xã Yên Sở trở thành một xã giàu mạnh. g. Thực trạng môi trường Hiện nay, các làng nghề trong xã đã thải ra môi trường một lượng nước và rác thải rất lớn không được xử lý kịp thời nên đã gây ô nhiễm môi trường nặng. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển của các làng nghề luôn ở mức cao, các cơ sở sản xuất kinh doanh phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô, đây là sức ép rất lớn đối với môi trường sinh thái trên địa bàn huyện. Trước thực trạng đó, UBND xã đã chỉ đạo bảo vệ môi trường và thành lập các tổ vệ sinh môi trường (VSMT) để thu gom chất thải trong khu dân cư. Đến nay xã thành lập được các tổ VSMT có nhiệm vụ thu gom chất thải rắn đổ ra các bãi rác theo quy định của địa phương. Những năm qua, công tác bảo vệ môi trường  ở Yên sở có bước chuyển đáng kể, có nhiều cố gắng trong công tác quản lý, xử lý môi trường, các phong trào làm vệ sinh môi trường hưởng ứng các ngày lễ lớn, giữ gìn môi trường xang sạch đẹp, đổ rác thải đúng nơi quy định được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. 4. Thực Trạng Phát Triển Kinh Tế Xã Hội a.Tăng trưởng kinh tế Năm 2011, các lĩnh vực KT-XH của Hoài Đức phát triển tương đối toàn diện. Kinh tế tăng trưởng 12,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (công nghiệp: 56%; thương mại, dịch vụ: 35,4%; nông nghiệp chỉ còn: 8,6%); thu ngân sách hơn 704 tỷ đồng. Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được huyện triển khai ở 8 xã, riêng xã điểm Yên Sở đã đạt 14/19 tiêu chí. Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trong quá trình đô thị hóa nhanh, Yên Sở cũng gặp nhiều khó khăn như: Hạ tầng giao thông yếu kém, môi trường bị ô nhiễm, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi lớn, việc chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho người dân chưa được nhiều...  b.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Là xã nằm trong quy hoạch phát triển. Từ trước đến nay xã đã nổi tiếng với làng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa.Đây là điều kiện cơ bản để xã phát triển công nghiệp - thủ công nghiệp.Bên đó với lợi thế là nằm trong khu tam giác trọng điểm phía Bắc,có hệ thống đường giao thông thuận lợi,hiện đại nối với trung tâm Hà Nội cũng như toả đi các tỉnh phía bắc nói riêng và cả nước nói chung nên Yên Sở là địa chỉ hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Yên Sở nằm về phía đông thủ đô Hà Nội và có quận Hà Đông ở phía nam,sông Đáy nằm phía tây.Tận dụng lợi thế cận giang,cận thị,Yên Sở mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa.Trong đó công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn.Sự thay đổi kinh tế này đã góp phần tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng đời sống người dân. Hiện nay lao động nông nghiệp chỉ còn chiếm 24,9% trong tổng số 5.358 lao động của toàn xã. Cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (hiện chỉ còn chiếm 20,5%), tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng (48%) và thương mại - dịch vụ (31,5%). Thu nhập bình quân năm 2010 của người dân trong xã đạt 20,5 triệu đồng/người/năm. Tính đến thời điểm này, Yên Sở đã đạt 10/19 tiêu chí xâydựng Nông thôn mới. c.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Đối với công nghiệp,xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn nên xã đã chủ trương khai thác tiềm năng cuả từng cơ sở,từng ngành,từng vùng,từng thành phần kinh tế để phát triển công nghiệp – thủ công nghiệp theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đáp ứng nhu cầu đời sống,phục vụ xuất khẩu,giải quyết việc làm,đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân. d.Thực trạng phát triển thương mại và dịch vụ Để phát triển thương mại,dịch vụ Yên Sở chủ trương xây dựng các chợ nông thôn,các trung tâm mua bán và cải tạo sông đaý phát triển các loại hình du lịch. e.Thực trạng phát triển nông nghiệp Về nông nghiệp Yên Sở chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hiệu quả và bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lương thực,thực phẩm của nhân dân trên địa bàn.Theo đó xã tiến hành chuyển dịch cơ câú cây trồng vật nuôi. 2.3.2 xác định các đặc tính Trên cơ sở hướng dẫn của FAO trong lựa chọn yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, kết hợp với các tài liệu về tài nguyên khí hậu nông nghiệp, địa hình, địa mạo, thủy văn và độ phì nhiêu tầng mặt..., yêu cầu sử dụng đất của các cây trồng, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn các yếu tố sau để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và mức độ chi tiết giới hạn ở bản đồ tỷ lệ 1:1000 : loại đất, , độ dày tầng canh tác, thành phần cơ giới, điều kiện tưới, độ phì nhiêu, địa hình tương đối, Ngoài ra, các chỉ tiêu như độ cao vị trí, hiện trạng sử dụng đất…chỉ là yếu tố tham khảo khi định hướng loại hinh sử dụng đất. - Loại đất Loại đất là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện đặc tính của một khoanh đất được xác định bởi các chỉ tiêu về tính chất hóa học, lý học, sinh học của đất và các đặc tính chuẩn đoán. Chỉ tiêu các loại đất tác động qua lại và quy định tới các tính chất khác liên quan đến đất. Vì đó loại đất là chỉ tiêu đầu tiên hết sức cơ bản và xuyên suốt trong quá trình tiến hành đánh giá đất xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.Đây cũng là cơ sở giúp chúng ta hiểu rõ nguồn tài nguyên đất, để sử dụng và quản lý đất có hiệu quả cao nhất – một trong những yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững. -Địa hình tương đối : đươc xác định bằng độ cao tương đối của vùng đất này so với vùng đất liền kề và được phan ra thành vàn, vàn cao và vàn trũng - Độ dày tầng canh tác: là độ dày tầng đất mặt tính tới tầng đế cày đến mặt đất và là nơi tập chung chủ yếu của bộ rễ cây trồng - Độ phì nhiêu: Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt". - Chế độ tưới tiêu: khả năng cung cấp nước tưới cho cây trồng được chia thành chủ động, bán chủ động -Thành phần cơ giới: Thành phần cơ giới hay thành phần cấp hạt là tỉ lệ tương đối giữa các giữa các cấp hạt, các cấp hạt gồm cấp hạt sét, cấp hạt limon và cấp hạt cát. Dựa vào tỉ lệ của các cấp hạt ma người ta chia thành các loại đất như thịt nhẹ, thịt nặng, đất cát pha… 2. 4 Phương Pháp Nghiên Cứu *Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp: Thu thập, phân tích và xử lý tư liệu, Phương pháp so sánh địa lý, phương pháp bản đồ, phương pháp đánh giá đất theo FAO, phương pháp chồng xếp bản đồ đơn tính bằng phần mềm arview * Phương pháp phân tích theo đơn vị lãnh thổ cơ sở:  + Phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đất đai (đồng nhất về các chỉ tiêu: loại đất, độ dốc, độ dày tầng đất…).  + Phân tích, so sánh yêu cầu sử dụng đất đai nông nghiệp với đặc điểm của các ĐVĐĐ, xác định LHSDĐĐ phù hợp cho từng đơn vị cơ sở. * Phương pháp bản đồ: Được thực hiện qua các bước:   + Chồng xếp các bản đồ đơn tính thành lập bản đồ đơn vị đất đai.   + Liên kết bản đồ đơn vị đất đai với các bản đồ khác (thuỷ hệ, giao thông, hiện trạng sử dụng đất đai…) để xây dựng các bản đồ đánh giá, bản đồ đề xuất cho các LHSDĐĐ. * Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO: Áp dụng trong việc đánh giá, so sánh yêu cầu sử dụng của các LHSDĐĐ với đặc điểm của các ĐVĐĐ để xác định các mức độ thích hợp. 2.5Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất là những hoạt động sản xuất của con người tác động vào đất đai,tùy thuộc vào mục đích và ý nghĩa mà các loại hình sử dụng đất rất đa dạng.Nói cách khác loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với nhưng phương thức quản lý sản xuất trong điêù kiện kinh tế xã hội và kĩ thuật được xác định. Các loại hình sử dụng đât này có liên quan đến các hoạt động chính như sau: + sản xuất ra các sản phẩm sơ cấp cụ thể: lúa, ngô, khoai……. Xuất phát từ tình hình thực tế đất của xã Yên Sở: là loại đất phù sa bằng phẳng, có khả năng giữ nước vào mùa mưa, độ dày tầng canh tác không quá mỏng, thành phần cơ giơí từ nhẹ dến nặng, không bị ngập thường xuyên, thuộc vùng có nhiệt độ cao và có điều kiện tưới tiêu tốt phù hợp với yêu cầu cơ bản của loại sử dụng đất chuyên lúa, ngoài ra đất phù sa ở đây là đất tơi xốp không nhiễm mặn hoặc phèn, không ngập lụt vì thế nó cũng phù hợp với yêu cầu của LUT chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Vd: Lúa – Lúa – Màu + Sản xuất ra các sản phẩm thứ cấp: các sản phẩm trong chăn nuôi; trứng, thịt, sữa, con giống… Xã Yên Sở là một xã có làng nghề truyền thống trồng dâu nuôi tằm: vì thế có các sản phẩm thứ cấp như: con nhộng tằm, tơ tằm, các sản phẩm từ tơ tằm…ngoài ra Xã Yên Sở còn áp dụng các mô hình vườn – ao – chuồng để lấy các sản phẩm trứng, thịt, sữa…đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân trong xã. + Có thể sử dụng vào mục đích bảo vệ: bảo vệ môi trương, đa dạng hóa sinh học. Vd: Để bảo vệ môi trường xã yên sở thực hiện một số biện pháp như trồng cây xanh,sử dụng phân bón hữu cơ, thay đổi cơ cấu cây trồng… + có thể sử dụng vào các mục đích khác: xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu giải trí, khu công nghiệp, giao thông, thủy lợi. 2.3.4.Mô tả các đơn vị đất đai. LMU1 (G1,E1,L1,N1,T2,C3) Loại đất: Đất phù sa trung tính ít chua Thành phần cơ giới: Nặng Địa hình: Vàn thấp Độ dày tầng canh tác: Trung bình Độ phì nhiêu: Cao Điều kiện tưới: Bán chủ động Điều kiện sản xuất: Rất thuận lợi LMU2 (G2,E1,L2,N2,T1,C2) Loại đất: Đất phù sa chua Thành phần cơ giới: Trung bình Địa hình: Vàn thấp Độ dày tầng canh tác: trung bình Độ phì nhiêu: trung bình Điều kiện tưới: Chủ động Điều kiện sản xuất: Rất thuận lợi LMU3 (G3,E2,L2,N3,T1,C2) Loại đất: đất phù sa có tầng đốm gỉ Thành phần cơ giới: Trung bình Địa hình: Vàn cao Độ dày tầng canh tác: Trung bình Độ phì nhiêu: thấp Điều kiện tưới: Tưới chủ động Điều kiện sản xuất: thuận lợi LMU4 (G2,E1,L2,N2,T1,C2) Loại đất: Đất phù sa chua Thành phần cơ giới: Trung bình Địa hình: Vàn thấp Độ dày tầng canh tác: trung bình Độ phì nhiêu: trung bình Điều kiện tưới: Tưới chủ động Điều kiện sản xuất: thuận lợi LMU5 (G1,E3,L1,N3,T1,C3) Loại đất: đất phù s