Đề tài Xây dựng các Chuyên đề tích hợp liên môn trong dạy học sinh học 10 và vận dụng Chuyên đề "virus và bệnh truyền nhiễm" vào giảng dạy

Thực hiện các công văn số 3535/ BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT, hướng dẫn các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các "chủ đề dạy học". Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT, hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về xây dựng kế hoạch và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với các "chuyên đề dạy học". Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở GD - ĐT, của trường THPT B Phủ Lý về tập huấn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, xây dựng nội dung tham gia hội thảo môn Sinh học cấp Tỉnh, xây dựng các chuyên đề dạy học và sử dụng websize trường học kết nối,.

doc46 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 8335 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng các Chuyên đề tích hợp liên môn trong dạy học sinh học 10 và vận dụng Chuyên đề "virus và bệnh truyền nhiễm" vào giảng dạy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 VÀ VẬN DỤNG CHUYÊN ĐỀ "VIRUS VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM" VÀO GIẢNG DẠY A. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI SKKN 1. Cơ sở xây dựng đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Thực hiện các công văn số 3535/ BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT, hướng dẫn các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các "chủ đề dạy học". Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ GD - ĐT, hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về xây dựng kế hoạch và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với các "chuyên đề dạy học". Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Sở GD - ĐT, của trường THPT B Phủ Lý về tập huấn sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, xây dựng nội dung tham gia hội thảo môn Sinh học cấp Tỉnh, xây dựng các chuyên đề dạy học và sử dụng websize trường học kết nối,... Tại công văn số 3535/ BGDĐT-GDTrH và công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH trên đã sử dụng hai thuật ngữ khác nhau: "chủ đề dạy học'' và "chuyên đề dạy học". Vậy "chủ đề dạy học'' và "chuyên đề dạy học" có gì khác nhau? Các tổ, nhóm chuyên môn và giáo viên nên xây dựng "chủ đề dạy học" hay "chuyên đề dạy học"? .... Dạy học tích hợp liên môn hay đơn môn là gì? Bản chất và phương pháp dạy học liên môn và đơn môn?....Đó là những câu hỏi thực tế đã khiến không ít giáo viên còn khá lúng túng trong quá trình xây dựng các chủ đề/chuyên đề dạy học. Trong năm học 2014-2015, chúng tôi tham gia hội thảo xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học, hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn, trong khi đó, bản thân tôi trực tiếp tham dự lớp tập huấn tại Yên Bái về xây dựng các chuyên đề đơn môn trong dạy học và chia sẻ những kinh nghiệm học được cho giáo viên... Năm học 2014-2015, tôi cùng nhóm Sinh của trường THPT B Phủ Lý đã trực tiếp xây dựng, thực hiện và nộp 6 chuyên đề dạy học tích hợp đơn môn lên websize trường học kết nối, đồng thời, tôi tham gia xây dựng báo cáo tham luận tại hội thảo cấp Sở GD về xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong môn Sinh học, ngoài ra, tôi còn trực tiếp hướng dẫn nhóm học sinh tham gia cuộc thi: "Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn" do Bộ GD - ĐT tổ chức và sản phẩm của nhóm đã được Sở GD - ĐT Hà Nam chọn gửi đi tham dự kì thi cấp quốc gia. Xuất phát từ những yêu cầu mang tính thời sự cấp thiết về mặt lý luận và thực tế của ngành giáo dục trong năm học này cũng như một số kinh nghiệm của bản thân trực tiếp tham gia trong năm học qua, cùng với các chuyên đề đơn môn đã được gửi lên trường học kết nối, trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin trình bày những kinh nghiệm của mình trong quá trình xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học môn Sinh học 10. Đặc biệt, với ý tưởng đã được thai nghén trong thời gian rất dài khi nghiên cứu về virus cúm gia cầm trên đối tượng gà Móng Tiên Phong trong đề tài nghiên cứu sinh của mình, tôi đã xây dựng chi tiết chủ đề liên môn: " Virus và bệnh truyền nhiễm". Chủ đề này đã được tham khảo ý kiến của một số chuyên gia là giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi khi tôi tham gia các lớp tập huấn tại Hà Nội và Yên Bái, đặc biệt là các ý kiến của nhiều đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh Hà Nam cũng như bản thân được trực tiếp giảng dạy tại các lớp 10A1, 10A2,10A3 và lớp 10 B1, B2, B3 tại trường THPT B Phủ Lý trong năm học 2014-2015. 2. Phạm vi nghiên cứu và khả năng áp dụng Nội dung bản sáng kiến kinh nghiệm này gồm 2 vấn đề chủ yếu và được thực hiện ở 2 thời điểm khác nhau có tính áp dụng rộng rãi tới giáo viên và học sinh trong toàn tỉnh. Cụ thể: Phần thứ nhất: Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học môn Sinh học 10 (là bản báo cáo tham luận cấp Sở GD - ĐT tại Hội thảo Sinh học diễn ra tại THPT A Phủ Lý - tháng 10 năm 2014, do Sở GD - ĐT Hà Nam tổ chức. Nội dung bản báo cáo này đã được chỉnh sửa và bổ sung sau khi được nghe góp ý của NGUT - Thạc sỹ Bùi Văn Tâm - nguyên PGĐ Sở GD - ĐT Hà Nam và các đồng nghiệp dạy môn Sinh trong Tỉnh tại Hội thảo môn Sinh học). Phần thứ hai: Xây dựng chi tiết 1 chuyên đề: " Virus và bệnh truyền nhiễm" trên cơ sở tích hợp liên môn với môn Công nghệ, môn Văn, môn GDCD, môn Địa và môn Tin. Nội dung phần này có sự tham khảo một số nội dung và ý kiến của Tiến sĩ Phan Thị Hội - bộ môn Phương Pháp, Khoa Sinh học, Trường ĐH SP I Hà Nội; cũng như các thầy, cô giáo của nhiều môn khác nhau tại trường THPT B Phủ Lý trực tiếp dự giờ và đóng góp ý kiến khi tôi trực tiếp giảng dạy mẫu tại hội đồng giáo dục nhà trường, tháng 3 năm 2015. Chủ đề được xây dựng dựa trên cấu trúc thống nhất đã được tập huấn tại Yên Bái theo chương trình của Bộ GD - ĐT. Đặc biệt, để phù hợp hơn với những đổi mới của Bộ GD - ĐT trong giảng dạy, thi cử và kiểm tra đánh giá được thực hiện ngay từ năm học này, tôi đã thiết kế chủ đề với 4 tiết lý thuyết với những hoạt động dạy và học (chứ không phải là giáo án) dựa trên những chuẩn kiến thức và kĩ năng của các môn liên môn và đặc biệt hơn nữa, tôi đã xây dựng bộ công cụ đánh giá theo 4 cấp độ cho mỗi tiết học (nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao), mỗi bộ công cụ đánh giá, tôi cố gắng xây dựng các dạng câu hỏi khác nhau: từ trắc nghiệm khách quan, ghép nối các cột, trắc nghiệm điền thiếu.... đến trả lời tự luận hoặc xây dựng các bài thuyết trình tuyên truyền ý thức đến cộng đồng. Tiết 5, tôi thiết kế chi tiết quá trình dạy học theo dự án - đặc trưng của dạy học theo những chuyên đề có vận dụng kiến thức tương ứng vào thực tiễn. Với hai phần nội dung mang tính thời sự trên của đề tài, tôi tin chắc rằng, đề tài sẽ giúp ích các thầy giáo, cô giáo trong quá trình giảng dạy môn Sinh trong toàn tỉnh. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM */ Những vấn đề lý luận chung Trước hết, để giải đáp cho những băn khoăn về "chủ đề dạy học'' và "chuyên đề dạy học", theo quan điểm của cá nhân tôi, giữa "chủ đề dạy học'' và "chuyên đề dạy học" có một số khác biệt. Nếu như "chủ đề dạy học" là vấn đề rộng, là tư tưởng trung tâm của một vấn đề, một đơn vị tương đối hoàn chỉnh có cấu trúc logic về một nội dung kiến thức nào đó thì "chuyên đề dạy học" là vấn đề chuyên sâu, là các vấn đề chuyên môn liên quan đến nhau để giải quyết nội dung hoặc thực tiễn cụ thể. Vì vậy, chủ đề thường "rộng hơn" nhưng chuyên đề lại "sâu hơn". Tại lớp tập huấn Yên Bái (tháng 12 năm 2014) tất cả giáo viên tham gia tập huấn đều nhất trí với quan điểm của tiến sĩ Ngô Văn Hưng - chuyên viên môn Sinh của Bộ GD - ĐT, đồng nhất hai thuật ngữ: "chủ đề dạy học" và "chuyên đề dạy học" trong các công văn số 3535/ BGDĐT-GDTrH và công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH trên. Do đó, trong bản sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng cả hai thuật ngữ trên cho phù hợp với thời gian thực hiện hai phần của nội dung bản sáng kiến. Về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn và đơn môn đã được đưa ra thảo luận rất kĩ tại buổi :"Hội thảo về xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học môn Sinh học:", diễn ra tại trường THPT A Phủ Lý, do Sở GD - ĐT Hà Nam tổ chức tháng 11 năm 2014. Tại đó, tất cả giáo viên dạy học môn Sinh học trong toàn Tỉnh Hà Nam tham dự thống nhất và khẳng định: dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn và đơn môn đều thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học. Tuy nhiên, trong nội dung dạy học đó, giữa dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn với dạy học theo chủ đề đơn môn có những sự khác biệt. Chủ đề đơn môn đề cập đến kiến thức thuộc về một môn học nào đó còn chủ đề liên môn đề cập đến kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. Mặc dù vậy, theo tôi, về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thì không có gì khác biệt. Đối với một chủ đề, dù đơn môn hay liên môn, thì vẫn phải chú trọng việc ứng dụng kiến thức của chủ đề ấy, bao gồm ứng dụng vào thực tiễn cũng như ứng dụng trong các môn học khác. Do vậy, về mặt phương pháp dạy học thì không có phân biệt giữa dạy học một chủ đề đơn môn hay dạy học một chủ đề liên môn, tích hợp. Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. */ Thực trạng và các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trên cơ sở đó, nội dung bản SKKN này, tôi tập trung xây dựng 3 chủ đề tích hợp liên môn và tập trung chi tiết vào một chủ đề minh họa: Virus và bệnh truyền nhiễm. Phần thứ nhất, tôi tập trung phân tích và tìm hiểu nguyên nhân của những thuận lợi, khó khăn và thực trạng ở trường THPT khi thực hiện xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Đặc biệt là biện pháp xây dựng 3 chủ đề tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Sinh 10 cũng như đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó. Phần thứ hai, tôi xây dựng chi tiết chủ đề : Virus và bệnh truyền nhiễm, dựa trên các các vấn đề đã phân tích ở phần thứ nhất, sau đó đánh giá, so sánh hiệu quả với giảng dạy theo những tiết phân phối chương trình hiện hành. Phần thứ nhất XÂY DỰNG CÁC CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: 1-Cơ sở lý luận a. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là gì? Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông.... Tức là, dạy cho học sinh biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực ở người học. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để bảo đảm cho học sinh khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống tích hợp. Dạy học liên môn là hình thức dạy học xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề liên môn để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. b. Ưu điểm dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Theo quan điểm của các thầy, cô giáo nhóm Sinh của cụm các trường THPT thành phố Phủ Lý, dạy học môn sinh học theo chủ đề tích hợp liên môn sẽ có nhiều ưu điểm. - Đối với học sinh: Thứ nhất, dạy học môn sinh học theo chủ đề tích hợp liên môn làm cho qúa trình học tập có ý nghĩa hơn và từ đó học sinh xác đinh rõ mục tiêu, các mối quan hệ của quá trình học. Thứ hai, các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của học sinh nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Thứ ba, các chủ đề tích hợp liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. - Đối với giáo viên: Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Do đó, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Vì vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. 2. Cơ sở thực tiễn dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn. - Đối với các cấp quản lý giáo dục: Để chuẩn bị cho năm học này, vừa qua Sở GD&ĐT Hà Nam đã tập huấn cho giáo viên cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Bên cạnh đó, Sở đã có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo tới các trường. Tại các trường, qua sinh hoạt hội đồng, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn đầu năm, các nội dung trên cũng đã được triển khai đến từng giáo viên. Bên cạnh đó, trong kế hoạch năm học của từng cá nhân, các tổ - nhóm chuyên môn và kế hoạch năm học của nhà trường, việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đã được cụ thể hóa bằng việc đăng kí các chủ đề dạy học, các kế hoạch hội thảo, lồng ghép với kì thi chọn giáo viên giỏi cấp trường, các đợt hội giảng và đặc biệt là các đợt hội thảo cấp tổ, cấp trường. Tuy nhiên, Sở cần có những văn bản chỉ đạo cụ thể hơn nữa, các cuộc hội thảo, các cuộc thi cần có những hướng dẫn cụ thể hơn. Nhà trường cần đẩy mạnh các cuộc thi giáo án tích hợp đối với giáo viên, đặc biệt các giáo án tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn. - Đối với các tổ nhóm chuyên môn: Tại các tổ, nhóm chuyên môn, hoạt động dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đã được triển khai ngay từ đầu năm học, nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường phổ thông, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Bên cạnh đó, cán bộ, giáo viên trong từng tổ, nhóm chuyên môn bước đầu chủ động rà soát chương trình, lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp liên môn. Mặt khác, xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, xác định những năng lực có thể phát triển cho học sinh trong mỗi chủ đề. Đồng thời giáo viên biên soạn các câu hỏi, bài tập để đánh giá năng lực của học sinh trong dạy học; thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học của học sinh; tổ chức dạy học để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm. - Đối với giáo viên: Trong năm học này, mặc dù giáo viên đã được tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà trường. Tuy nhiên, giáo viên chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Đối với chúng tôi, nếu những khó khăn ban đầu có thể gặp như việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác chỉ là bước đầu và có thể khắc phục vì trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó. Tuy nhiên, một số khó khăn mà chúng tôi rất cần sự quan tâm chỉ đạo cụ thể hơn nữa của các cấp lãnh đạo. Cụ thể: +/ Thứ nhất, dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn mới đối với nhà trường, với giáo viên, với phương diện quản lý, tâm lý học sinh và phụ huynh học sinh +/ Thứ hai, do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan đến dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nên đa phần giáo viên mò mẫm, chưa thống nhất với nhau về nội dung và phương pháp tổ chức. +/ Thứ ba, nội dung kiến thức chưa thống nhất về phân phối chương trình đối với các môn, như phần cấu trúc của hidratcacbon, lipit và protein trong chương trình sinh 10 thì đối với môn hóa là chương trình cuối năm 11 và đầu năm 12. Phần tổ hợp, xác suất và thống kê thuộc chương trình toán 11 trong khi các kiến thức đó lại cần để giải các bài tập về số loại bộ mã di truyền, số cách sắp xếp các axit amin trong chương trình sinh học 10. Để giải các bài toán liên quan đến tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật thuộc chương trình sinh 10 thì phải sử dụng kiến thức về mũ, logarit trong chương trình toán 12 +/ Thứ 4, phân phối thời gian dạy nhiều chủ đề không thể sử dụng trong 1 tiết chính khóa, rất khó khăn khi xếp thời khóa biểu và ảnh hưởng đến các môn khác. +/ Thứ 5, công tác xã hội hóa chưa thực sự được chú trọng, do đó nhiều chủ đề, nhiều dự án dạy học cần huy động sự tham gia của các tổ chức khác cũng gặp nhiều khó khăn. +/ Thứ 6, khó khăn về kinh phí khi thực hiện các chủ đề dạy học tích hợp liên môn như kinh phí in ấn, đi lại, xây dựng tư liệu phim, ảnh thậm chí có những đề tài cần phân tích và xử lý mẫu thì nguồn kinh phí rất lớn Để khắc phục những khó khăn này, kiến nghị với nhà trường, Sở GD – ĐT cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp, liên môn. Cung cấp cho giáo viên chúng tôi các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án mẫu đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí trong việc triển khai và thực hiện các chủ đề tích hợp. Bên cạnh đó, để dạy học theo các dự án, chủ đề huy động nhiều môn thì công tác xã hội hóa giáo dục cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Ví dụ, Tại trường THPT B Phủ Lý, tập thể nhóm giáo viên liên môn Sinh, Hóa, Lý, Địa, Công Dân, Toán và Tin cùng xây dựng và triển khai chủ đề “Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ, sông Đáy đoạn chảy qua địa bàn Tỉnh Hà Nam”. Đề tài đã được sự ủng hộ rất lớn từ tập thể Ban Giám Hiệu nhà trường, sự đam mê, nhiệt tình và trách nhiệm của các thầy, cô giáo và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của tập thể học sinh hai lớp 12A1 và 12A3 của nhà trường. Bên cạnh đó, thông qua NCS - thạc sỹ Nguyễn Trọng Tuyển, đề tài còn có sự tham gia tích cực của tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Quan trắc và Phân tích TNMT – Sở TNMT Tỉnh Hà Nam đã hướng dẫn học sinh phân tích và đọc kết quả, đánh giá mức độ ô nhiễm tại 5 địa điểm lấy mẫu khác nhau. Kết quả, đề tài được Sở GD ĐT Hà Nam đánh giá rất cao và được chọn tham dự cuộc thi cấp quốc gia trong kì thi: "Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các tình huống thực tiễn". Tuy nhiên, trong việc triển khai đề tài cũng gặp một số khó khăn như việc đi lại của học sinh, các trang thiết bị như máy ảnh, máy quay phim đề xây dựng tư liệu dẫn chứng, nguồn tài liệu tham khảo để đánh giá nguyên nhân, tìm hiểu các cơ sở pháp lý, các biện pháp khắc phục ô nhiễm, thời gian dành cho học sinh thực hiện đề tài. II. XÂY DỰNG CÁC CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10: Thực tiễn dạy học môn Sinh học ở trường THPT Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức của môn Sinh học gắn liền với cuộc sống thường ngày. Vì vậy, các vấn đề mang tính thời sự rất dễ dàng được tích hợp vào trong dạy học môn Sinh như: các dịch bệnh lây truyền (HIV, viêm gan B, cúm gia cầm, Ebola), vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu, sự ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt tài nguyên, sự già hóa dân số, các vấn đề phúc lợi xã hội, vấn đề y tế và chăm sóc sức khỏeTrong chương trình môn Sinh học ở trường THPT, học sinh có thể sử dụng kiến thứ
Luận văn liên quan