Trong giai đoạn nền kinh tế còn đang khó khăn hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn
tại Việt Nam đang rơi vào trong khủng hoảng, suy thoái và có nguy cơ bị phá sản. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến thất bại, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là các doanh nghiệp Việt
Nam chưa xây dựng cho mình được mục tiêu, hướng đi, vạch ra chiến lược để đạt được mục
tiêu đó trong quỹ thời gian cho phép. Hầu hết các công ty Việt Nam đều giải quyết các vấn đề
xảy ra theo hướng phát sinh, phát sinh tới đâu thì giải quyết tới đó, chưa thế hoạch định cho
mình một chiến lược bài bản, quản lý một cách có hệ thống và đánh giá hiệu quả một cách có
khoa học.
Chính vì thế, Ban lãnh đạo công ty Vinamilk chúng tôi nhận thấy cần phải xây dựng một
chiến lược cụ thế, khoa học, phù hợp với thực trạng công ty hiện nay nhằm đảm bảo cho công ty
vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay và vươn ra thị trường quốc tế.
Để xây dựng chiến lược được một chiến lược cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh công ty,
chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và phân tích môi trường vi mô, môi trường vĩ mô; phân tích
hoàn cảnh nội bộ để từ đó xây dựng được một chiến lược phù hợp nhất với công ty.
Trong quá trình xây dựng chiến lược còn nhiều thiếu sót, mong được sự góp ý của thầy và
các bạn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn!
64 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3443 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty vinamilk giai đoạn 2013 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH
DOANH CÔNG TY VINAMILK
GIAI ĐOẠN 2013 – 2020
GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Lớp: QTKD_Đêm 2
Khóa: K22
Danh sách nhóm 1:
Lê Tuấn Anh 7701220022 19/06/1987
Nguyễn Thị Bích Chung 7701220112 23/10/1989
Hà Học Duy 7701221497 10/09/1989
Lương Ngọc Linh 7701220596 01/11/1898
Nguyễn Hoàng Ngân 7701220742 10/10/1989
Nguyễn Anh Thư 7701221126 17/09/1988
Nguyễn Mạnh Tuấn 7701221307 18/11/1988
TP.HCM, tháng 9 năm 2013
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
Mục lục
Lời mở đầu ......................................................................................................................................i
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK ...........................................................1
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .......................................................................1
1.2. Tầm nhìn và sứ mạng..........................................................................................................3
1.2.1. Tầm nhìn: ......................................................................................................................3
1.2.2. Sứ mạng: .......................................................................................................................3
1.2.3. Giá trị cốt lõi .................................................................................................................3
1.3. Sơ đồ tổ chức .......................................................................................................................4
1.4. Danh mục sản phẩm: ...........................................................................................................4
1.5. Tình hình tài chính...............................................................................................................5
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VINAMILK .....6
2.1 . Môi trường vĩ mô................................................................................................................6
2.1.1. Tình hình kinh tế ..........................................................................................................6
2.1.2. Chính trị và pháp luật....................................................................................................7
2.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội ................................................................................................9
2.2. Môi trường vi mô...............................................................................................................10
2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại ..........................................................................................10
2.2.2. Các đối thủ tiềm ẩn .....................................................................................................10
2.2.3. Nhà cung cấp...............................................................................................................12
2.2.4. Khách hàng .................................................................................................................14
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HOÀN CẢNH NỘI BỘ.................................................................18
3.1. Tình hình tài chính.............................................................................................................18
3.2. Chuỗi giá trị chung của công ty .........................................................................................20
3.2.1. Các hoạt động chính....................................................................................................20
3.2.2. Các hoạt động hỗ trợ: ..................................................................................................20
3.2.3. Những yêu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm của sữa .................................21
3.2.4. Những giá trị cốt lõi – VRIN và lợi thế cạnh tranh của công ty Vinamilk: ................22
3.2. Phân tích thực trạng kinh doanh của các SBU – Những ngành kinh doanh trọng điểm ...22
3.2.1. Chuỗi giá trị ngành sữa nước ......................................................................................22
3.2.2. Chuỗi giá trị ngành sữa bột: ........................................................................................26
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
3.2.3. Chuỗi giá trị ngành sữa chua:......................................................................................28
3.2.4. Chuỗi giá trị ngành sữa đặc:........................................................................................30
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY VINAMILK
GIAI ĐOẠN 2013 – 2020 ............................................................................................................35
4.1. Tổng hợp chung về công ty Vinamilk qua phân tích các ma trận: ....................................35
4.1.1. Ma trận SPACE:..........................................................................................................35
4.1.2. Ma trận SWOT và các phương án chiến lược kinh doanh ..........................................38
4.2. Chiến lược kinh doanh cho công ty ...................................................................................41
4.2.1. Sứ mệnh của công ty Vinamilk ...................................................................................41
4.2.2. Mục tiêu chiến lược của công ty Vinamilk giai đoạn 2013 – 2020 ............................41
4.2.3. Các phương án chiến lược cấp công ty .......................................................................42
4.2. Dự báo về các chỉ số đến năm 2020: .................................................................................58
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................................59
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
i
Lời mở đầu
Trong giai đoạn nền kinh tế còn đang khó khăn hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn
tại Việt Nam đang rơi vào trong khủng hoảng, suy thoái và có nguy cơ bị phá sản. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn đến thất bại, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất đó là các doanh nghiệp Việt
Nam chưa xây dựng cho mình được mục tiêu, hướng đi, vạch ra chiến lược để đạt được mục
tiêu đó trong quỹ thời gian cho phép. Hầu hết các công ty Việt Nam đều giải quyết các vấn đề
xảy ra theo hướng phát sinh, phát sinh tới đâu thì giải quyết tới đó, chưa thế hoạch định cho
mình một chiến lược bài bản, quản lý một cách có hệ thống và đánh giá hiệu quả một cách có
khoa học.
Chính vì thế, Ban lãnh đạo công ty Vinamilk chúng tôi nhận thấy cần phải xây dựng một
chiến lược cụ thế, khoa học, phù hợp với thực trạng công ty hiện nay nhằm đảm bảo cho công ty
vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay và vươn ra thị trường quốc tế.
Để xây dựng chiến lược được một chiến lược cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh công ty,
chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và phân tích môi trường vi mô, môi trường vĩ mô; phân tích
hoàn cảnh nội bộ để từ đó xây dựng được một chiến lược phù hợp nhất với công ty.
Trong quá trình xây dựng chiến lược còn nhiều thiếu sót, mong được sự góp ý của thầy và
các bạn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn!
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VINAMILK
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là : Vietnam dairy Products Joint
Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy Sữa của chế
độ cũ để lại.
Trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số cán bộ - công nhân viên:
4.500 người.
Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa.
Nhiều năm qua, với những nỗ lực phấn đấu vượt bậc, Công ty trở thành một trong những
doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt. Thành tựu của Công ty đã đóng góp
tích cực vào sự phát triển sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.
Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sữa Việt nam được khái quát trong 3 giai
đọan chính :
Giai đoạn 1976 – 1986
Tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975: nhà máy sữa Thống Nhất (tiền
thân là nhà máy Foremost); nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina); và nhà
máy sữa Bột Dielac (Nestle)
Giai đoạn 1987 – 2005
- Công ty đã khôi phục nhà máy sữa bột Dielac vào năm 1988 với kinh phí 200.000 USD.
Tháng 8/1993 Chi nhánh Hà Nội được thành lập để triển khai mạng lưới kinh doanh tại Hà Nội
và các tỉnh phía Bắc và tháng 6/1995 chi nhánh sữa Đà Nẵng ra đời phục vụ người tiêu dùng ở
các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên. Tháng 3 năm 1994, nhà máy sữa Hà Nội được khánh thành
và đi vào hoạt động sau 2 năm xây dựng.
- Thời kỳ 1996 – 2005: Công ty đã mở được thị trường xuất khẩu sang các nước Trung
đông, các nước thuộc khối Đông Âu, thị trường châu Âu và Bắc Mỹ. Năm 2003, công ty chuyển
sang hoạt động theo mô hình cổ phần hóa nhằm thực hiện chủ trương của Nhà nước tạo ra loại
hình doanh nghiệp có nhiều sở hữu.
- Từ 1996 tới năm 2005, sản xuất kinh doanh không ngừng được nâng cao và phát triển,
tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 – 45%, doanh thu tăng từ 1,5 đến 2,6 lần; nộp ngân sách nhà
nước tăng từ 1,1 đến 6,5 lần; thị phần Vinamilk chiếm 75 -90% tùy từng chủng loại sản phẩm;
xuất khẩu tăng dần theo từng năm : từ 28 triệu USD (1998) lên 168 triệu USD (2002); Tổng sản
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
2
lượng sản xuất hàng năm trung bình đạt 220 – 250 triệu lít. Một số nhà máy mới được xây
dựng: Nhà máy sữa Cần Thơ (tháng 5/2001); Nhà máy sữa Bình Định (tháng 5/2003); Nhà máy
sữa Sài gòn (tháng 9/2003); Nhà máy sữa Nghệ An (tháng 6/2005); Nhà máy sữa Tiên Sơn
(tháng 12/2005). Cũng trong giai đoạn này công ty thành lập Xí nghiệp Kho vận sài gòn ( tháng
3/2003) nhằm đảm bảo dịch vụ vận chuyển, phục vụ khách hàng tiêu thụ sản phẩm Vinamilk.
Giai đoạn 2005 – đến nay
Sau 5 năm đổi mới cơ chế quản lý theo mô hình cổ phần hóa, công ty đã đạt thành tích rất
xuất sắc về phát triển sản xuất kinh doanh. Công ty nghiên cứu cho ra đời trên 30 sản phẩm
mới, xét duyệt nhiều sáng kiến làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, điển hình như sản
phẩm Dielac Anpha 1,2,3; sản phẩm sữa tươi 100%...
Công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng 5 trang trại bò
sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang (2007); Trang trại bò sữa Nghệ An (2009); Trang trại bò
sữa Thanh Hóa (2010); Trang trại bò sữa Bình Định (2010); Trang trại bò sữa Lâm Đồng
(2011); với tổng lượng đàn bò 5.900 con. Năm 2008-2009 các nhà máy sữa: Thống Nhất,
Trường Thọ, Sài Gòn được Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng Bằng khen “Doanh nghiệp
Xanh” về thành tích bảo vệ môi trường.
Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng
01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm
giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố
Hồ Chí Minh là VNM
Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc thiết bị, công
nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi nhánh, xí nghiệp: Nhà
máy Sữa Lam Sơn (tháng 12/2005); nhà máy Nước giải khát Việt Nam (2010); 01 Chi nhánh
Cần Thơ (1998); Xí nghiệp kho vận Hà Nội (2010), đồng thời đang xúc tiến xây dựng 2 trung
tâm Mega hiện đại tự động hóa hoàn toàn ở Phía Bắc (Tiên Sơn) và phía Nam (Bình Dương),
02 Nhà máy: sữa bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng.
Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam với nhiều thế
hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen thuộc nổi tiếng trong và
ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vị kinh tế đối với Nhà nước, trở thành
một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội nhập WTO.
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
3
1.2. Tầm nhìn và sứ mạng
1.2.1. Tầm nhìn:
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe
phục vụ cuộc sống con người “
1.2.2. Sứ mạng:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất
bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã
hội”
1.2.3. Giá trị cốt lõi
- Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
- Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối
tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
- Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan
khác.
- Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy
định của Công ty.
- Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
4
1.3. Sơ đồ tổ chức
1.4. Danh mục sản phẩm:
VINAMILK
Sữa thanh trùng/tiệt trùng
Sữa chua ăn
Sữa chua uống
Sữa chua men sống
Kem
Phô mai
DIELAC
Dành cho bà mẹ
Dành cho trẻ em
Dành cho người lớn
RIDIELAC: Dành cho trẻ em
V-FRESH:
Nước ép trái cây
Smoothie
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
5
Trà các loại
Nước nha đam
ICY:
Chanh muối
Nước uống đóng chai
Sữa đặc:
Ông Thọ
Ngôi sao phương Nam
Sữa đậu nành:
Sữa đậu nành GoldSoy
Sữa đậu nành Vfresh
Cơ cấu doanh thu cho các ngành sữa như sau:
1.5. Tình hình tài chính
- Tổng tài sản đạt 10.773 tỷ đồng, tăng 27% so với 2009.
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu đạt 7.964 tỷ đồng, tăng 23 % so với 2009.
- Tài sản và nguồn vốn tăng chủ yếu là do lợi nhuận tạo ra từ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
6
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY VINAMILK
2.1 . Môi trường vĩ mô
2.1.1. Tình hình kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009, của năm
2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010, năm 2012 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011.
Thu nhập bình quan của người Việt Nam tính đến cuối năm 2010 đạt 1.160USD. Theo con số
thống kê của Bộ Công Thương, năm 2012 nhiều chỉ số vĩ mỗ của Việt Nam tốt lên đáng kể, với
tổng GDP ước khoảng 136 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.540 USD/người/năm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ các
sản phẩm sữa. Nếu nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, thu nhập người dân tụt giảm,
không đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu hàng ngày thì ngành sản xuất sữa chắc chắn
sẽ bị tác động.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những năm gần đây vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm.
CPI năm 2010 là 11,75%; năm 2011 là 18,12%; năm 2012 là 6,81%. Các chính sách tài khóa
thắt chặt, tiền tệ thắt chặt, tăng cường quản lý chi tiêu công, công tác quản lý giá cả, thị trường
được tập trung chỉ đạo đã góp phần kiềm chế lạm phát, nhưng tỉ lệ vẫn ở mức cao ảnh hưởng tới
giá trị của thu nhập và sức mua trên thị trường
Đồng thời lạm phát sẽ ảnh hưởng tới giá nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp. Khi giá
nguyên liệu tăng sẽ là yếu tố làm giá sảm phẩm sẽ tăng; có thể sẽ ảnh hưởng doanh thu trên thị
trường. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất năm 2011 tăng 21,27% so với năm
2010, trong đó chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất của một số ngành tăng cao
là: Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 30,65%; thực phẩm, đồ uống và thuốc lá tăng
22,75%. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất 9 tháng 2012 tăng 10,72% so với
cùng kỳ năm trước, trong đó chỉsố giá quý III giảm 0,17% so với quý trước và tăng 4,86% so
với cùng kỳ năm trước.
Mặt bằng lãi suất đã giảm dần, tỷ giá ổn định, cán cân thanh toàn được cải thiện. Lãi suất
cho vay tín dụng đã giảm, xu thế này đang được chỉ đạo linh hoạt theo biến động của thị trường
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
7
và diễn biến của lạm phát. Đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn vay
ưu đãi của ngân hàng, duy trì sản và mở rộng sản xuất.
Chính phủ đang chỉ đạo thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, doanh
nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, doanh nghiệp sử dụng nhiều
lao động, chương trình đầu tư nhà ở xã hội, qua đó góp phần làm giảm bớt khó khăn cho doanh
nghiệp, cải thiện niềm tin của thị trường. Đây là yếu tố giúp cho hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp phát triển sản xuất, có nguồn vốn giá rẻ trong tình hình kinh tế khó khăn.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua của thị trường.Nếu cơ
sơ hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí sản suất và tiêu thụ sản phẩm, làm tăng giá cả sản phẩm, từ
đó sản phẩm sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Một khi dịch vụ phân phối và xúc tiến diễn
ra chậm chạp do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng sẽ làm cho sản phẩm khó tiếp cận hoặc tiếp cận
chậm với sản phẩm của doanh nghiệp. Cụ thể: Tình trạng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam có sự đầu tư
lớn nhưng tràn lan; phương tiện giao thông phát triển nhanh nên tình trạng ùn tắc giao thông
thường xuyên diễn ra; hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ. Chính là thách thức trong việc phân
phối sản phẩm đối với các doanh nghiệp trong đó có Vinamilk.
2.1.2. Chính trị và pháp luật
Chính trị
Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế,
giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và Vinamilk nói riêng.
Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc vào
năm 1992 và với Hoa Kỳ vào năm 1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995.
Hiện nay Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia ở tất cả các châu
lục.Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi
chính phủ. Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập
với nền kinh tế thế giới
Vai trò trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng cao là tiền đề tốt, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tăng doanh thu, được tiếp cận với
nhiều máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản
phẩm … trong đó có Công ty Vinamilk. Đồng thời cũng mang lại cho công ty Vinamilk những
Tiểu luận Quản trị chiến lược GVHD: TS. Hoàng Lâm Tịnh
8
thách thức lớn khi phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập
khẩu vào Việt Nam.
Pháp luật
Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới,Quốc hội đã ban hành và tiếp
tục hòan thiện các Bộ Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật
thuế…để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở Việt Nam.
Các nhân tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp.Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính sách của nhà
nước, tổ chức bộ máy điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. Một thể chế
chính trị ổn định, pháp luật rõ ràng, rộng mở sẽ là cơ sở cho việc bảo đảm sự thuận lợi, bình
đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Ví dụ các luật thuế có ảnh hưởng
rất lớn đến cạnh tranh, bảo đảm sự bình đẳng g