Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre là Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1976, chuyên thu mua chế biến sản xuất hàng nông sản xuất khẩu. Đặc biệt là sản phẩm từ dừa như: lưới sơ dừa, cơm dừa sấy khô, dừa trái, hàng mỹ nghệ từ dừa, kẹo dừa…
Công ty có: 02 (hai) Nhà máy chế biến là Nhà máy Thanh hoạt tính và Xí Nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; 01 (một) Công ty liên kết là Công ty Cổ phần Chế biến chỉ xơ dừa 25/8; 01 (một) Công ty con là Công ty TNHH TM-DV Xuất Nhập Khẩu BTCO; và 01 (một) văn phòng đại diện Công ty tại Tp.Hồ Chí Minh.
Thông tin về công ty:
Giám đốc: Lê Thị Cẩm Vân.
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre.
Địa chỉ:
Trụ sở: Số 75, đường 30/4, Phường 3, Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre.
Chi nhánh HCM: 16 Bà Triệu, Quận 5, Tp.HCM .
Với 30 năm trưởng thành và phát triển Công ty Xuất Nhập Khẩu Bến Tre luôn có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước nhất là về chất lượng sản phẩm. Với nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm chế biến từ trái dừa, cũng như thị phần Công ty đã có được trong những năm qua. Có khả năng tài chính tốt, Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, GMP… và phong phú hơn về chủng loại sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn thị trường trong và ngoài nước. Qua việc tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng về những lợi ích nước dừa tươi mang lại và nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu (Q.1, TP.HCM) phát hiện chất metabisulfit natri xử lý bên ngoài gáo dừa, quả dừa sẽ giữ được mức độ tươi nguyên (màu sắc bên ngoài quả dừa vẫn trắng, không bị hóa nâu) trong khoảng từ 4 - 6 tuần lễ , công ty quyết định xây dựng chiến lược xuất khẩu trái dừa tươi của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6062 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng chiến lược xuất khẩu dừa dứa sang thị trường Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ii
DANH MỤC BẢNG ii
PHẦN II: BÀI TẬP 40% iii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty 1
1.2. Cơ sở hình thành đề tài 2
Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 4
2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 4
2.1.1. Yếu tố kinh tế 4
2.1.2. Yếu tố chính trị 4
2.1.3. Yếu tố pháp luật 5
2.1.4. Yếu tố công nghệ 6
2.1.5. Yếu tố tự nhiên 6
2.1.6. Yếu tố văn hóa – xã hội 7
CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG VI MÔ 8
3.1. Khách hàng 8
3.2. Nhà cung cấp 8
3.3. Sản phẩm thay thế 8
3.4. Đối thủ cạnh tranh 8
3.4. Đối thủ tiềm ẩn 8
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 9
4.1. Sứ mệnh 9
4.2. Nhiệm vụ chiến lược 9
4.3. Mục tiêu chiến lược 9
4.4. Xây dựng chiến lược 9
4.5. Lực chọn phương án chiến lược 10
4.6. Kiểm tra đánh giá 10
4.7. Ước lượng doanh thu 10
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Một số hình ảnh về sản phẩm từ Dừa. 1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. 1 Biểu đồ thể hiện thị trường của công ty. 2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4. 1. Ma trận SWOT. 9
Bảng 4. 2. Dự kiến doanh thu và sản lượng xuất khẩu trong 3 năm từ 2011 đến 2013. 10
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Giới thiệu sơ lược về công ty
Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre là Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập năm 1976, chuyên thu mua chế biến sản xuất hàng nông sản xuất khẩu. Đặc biệt là sản phẩm từ dừa như: lưới sơ dừa, cơm dừa sấy khô, dừa trái, hàng mỹ nghệ từ dừa, kẹo dừa…
Công ty có: 02 (hai) Nhà máy chế biến là Nhà máy Thanh hoạt tính và Xí Nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; 01 (một) Công ty liên kết là Công ty Cổ phần Chế biến chỉ xơ dừa 25/8; 01 (một) Công ty con là Công ty TNHH TM-DV Xuất Nhập Khẩu BTCO; và 01 (một) văn phòng đại diện Công ty tại Tp.Hồ Chí Minh.
Thông tin về công ty:
Giám đốc: Lê Thị Cẩm Vân.
Tên công ty: Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre.
Địa chỉ:
Trụ sở: Số 75, đường 30/4, Phường 3, Thị xã Bến Tre, Tỉnh Bến Tre.
Chi nhánh HCM: 16 Bà Triệu, Quận 5, Tp.HCM .
Với 30 năm trưởng thành và phát triển Công ty Xuất Nhập Khẩu Bến Tre luôn có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước nhất là về chất lượng sản phẩm. Với nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm chế biến từ trái dừa, cũng như thị phần Công ty đã có được trong những năm qua. Có khả năng tài chính tốt, Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng ISO, HACCP, GMP… và phong phú hơn về chủng loại sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn thị trường trong và ngoài nước. Qua việc tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng về những lợi ích nước dừa tươi mang lại và nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu (Q.1, TP.HCM) phát hiện chất metabisulfit natri xử lý bên ngoài gáo dừa, quả dừa sẽ giữ được mức độ tươi nguyên (màu sắc bên ngoài quả dừa vẫn trắng, không bị hóa nâu) trong khoảng từ 4 - 6 tuần lễ, công ty quyết định xây dựng chiến lược xuất khẩu trái dừa tươi của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Một số sản phẩm từ dừa:
Hình 1. 1. Một số hình ảnh về sản phẩm từ Dừa.
Thông tin về thị trường của công ty
Biểu đồ 1. 1 Biểu đồ thể hiện thị trường của công ty.
Nguồn: Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bến Tre.
Thị trường xuất khẩu gồm:
( Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Sri Lanka, Malaysia, Singapore, Bahrain, Kuwait, Thổ Nhĩ Kỳ, các tiểu Vương quốc Ả-rập Thống Nhất.
( Châu Âu: Liên Bang Nga, Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan.
( Châu Phi: Ai Cập, Nam Phi, Ghana, Sierra Leone.
( Châu Mỹ: Uruguay, Mỹ.
( Châu Đại Dương: Austrailia.
1.2. Cơ sở hình thành đề tài
Trong những năm gần đây, rau quả trở thành mặt hàng chủ lực trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong tháng 1/2010 đạt 40 triệu USD, giảm 15,6% so với tháng 12/2009 nhưng tăng 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phần lớn mặt hàng rau quả nước ta được xuất khẩu chủ yếu vào các thị trường Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên bang Nga..., lượng hàng xuất vào thị trường EU chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Rau quả Việt Nam ngày càng được đầu tư phát triển hơn về mặt kỹ thuật bảo quản, chất lượng sản phẩm để đến với các quốc gia trên thế giới, đặt biệt là những thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng như: EU, Mỹ và các nước Trung Đông.
Những mặt hàng đang xuất khẩu mạnh: thanh long, dứa tươi, cam, vải thiều, nhãn, suplơ trắng, súp lơ xanh, khoai tây, ớt... Hầu hết sản phẩm xuất khẩu là rau quả tươi, chưa qua chế biến. Trong khi đó, nước ta còn có một loại quả xuất khẩu chủ lực nữa là dừa. Kim ngạch xuất khẩu trái dừa và các chế phẩm từ dừa trong tháng 5/09 đạt 2,9 triệu USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu dừa đạt 19,6 triệu USD, tăng 39,2% so với cùng kỳ 5 tháng 2008. Nhưng sản phẩm trái dừa tươi chưa được xuất sang thị trường Mỹ mà chỉ xuất bằng cách lấy nước và cơm dừa đóng hộp.
Qua việc tìm hiểu nhu cầu người tiêu dùng và những lợi ích nước dừa tươi mang lại và nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu (Q.1, TP.HCM) phát hiện chất metabisulfit natri xử lý bên ngoài gáo dừa, quả dừa sẽ giữ được mức độ tươi nguyên (màu sắc bên ngoài quả dừa vẫn trắng, không bị hóa nâu) trong khoảng từ 4 - 6 tuần lễ, công ty quyết định xây dựng chiến lược xuất khẩu trái Dừa dứa uống nước của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2.1. Phân tích môi trường vĩ mô
2.1.1. Yếu tố kinh tế
Dự báo trong hai tháng cuối năm 2010, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường Mỹ sẽ tiếp tục tăng du nhu cầu tại thị trường này tăng cao. Các sản phẩm rau quả đóng hộp và trái cây tươi sẽ là những mặt hàng đóng góp chính vào kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ 9T/2010 đạt 18,3 triệu USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ 2009. Ước tính trong tháng 10/2010, kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả sang thị trường Hòa Kỳ đạt 2,7 triệu USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ lên 21 triệu USD. Điều này cho thấy Mỹ là một trong những thị trường tiềm năng cho rau quả tươi của Việt Nam.
Bênh cạnh đó, theo nhóm nghiên cứu từ Depocen nhận xét. “Cho tới nay, định giá cao đồng VND trong thực tế vẫn là một trong những rào cản đối với việc mở rộng xuất khẩu của Việt Nam.”
2.1.2. Yếu tố chính trị
Tháng 11, 2007, Hoa Kỳ chấp thuận Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam. Cho các doanh nghiệp của hai nước Việt – Mỹ.
Việt Nam được đánh giá là một trong ít nước có nền an ninh tốt nhất thế giới. Việt nam có chính sách luôn được sửa đổi ngày càng hấp dẫn đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư ngày càng thông thoáng, môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi. Chính phủ VN có nhiều chính sách khuyến khích phát triển ngành trái cây như:
1. Chương trình xuất khẩu rau quả 10 năm (2001 - 2010) đạt mục tiêu xuất khẩu 1 tỷ USD rau quả vào năm 2010, trong đó có các dự án về giống và chính sách nhà nước hỗ trợ thay đổi gióng cây ăn qủa , dự án công nghệ sau thu hoạch, bảo vệ thục vật, xúc tiến thương mại và hỗ trợ tài chính qua quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ...
2. Mục tiêu của Chương trình giống cây trồng 10 năm (2001 - 2010) là tạo giống cây ăn trái mới với chất lượng và năng xuất cao mới, phục vụ xuất khẩu trong đó có dự án lai tạo các giống tốt nhất trong nước và du nhập các giống tốt thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai VN ...
3. Chủ trương chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng, giảm diện tích trồng lúa năng suất kém chuyển trồng các loại cây lợi ích kinh tế cao, trong đó chủ yếu là cây ăn trái.
4. Chính sách phát triển kinh tế trang trại tạo vùng sản xuất trái cây tập trung ở các vùng đất mới như Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc...
5. Chính sách phát triển kinh tế tập thể trong đó có Hợp tác xã chuyên ngành trái cây.
6. Chính sách xúc tiến thương mại quốc gia các mặt hàng trọng điểm, trong đó có rau qua tươi và rau qủa chế biến.
Ngày 10/11/2009 đại diện Công ty W International của Mỹ tại Việt Nam, ông Trần Thanh Xuân Tiền đề nghị ký kết hợp đồng nhập dừa trái uống nước sang Mỹ với chất lượng nước dừa ngọt đồng đều, tỷ lệ cơm dừa dưới 30% tổng khối lượng trái dừa, bảo quản đạt tiêu chuẩn. Quy trình sản xuất theo hướng GAP như chọn vùng dừa có tính tập trung, sản xuất theo hướng an toàn. Ông Tiền cho biết, bước đầu công ty nhập dừa trái trên diện tích 5.000m2 mỗi tháng và sau đó sẽ tiếp tục hợp đồng mở rộng diện tích sản xuất.
Đại diện toàn quyền của Hoa Kỳ tại Việt Nam, Đại sứ Michael Michalak phát biểu tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 29/06/2010, nhân kỷ niệm 15 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ. Rằng : “Hoa Kỳ cam kết tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện với Việt Nam”
Từ các yếu tố trên cho thấy hai nước Mỹ và Việt Nam rất muốn tạo điều kiện để hai nước tiến gần nhau hơn trong tất cả các mối quan hệ trong đó có mối quan hệ về hợp tác kinh tế. Do đó việc xuất khẩu nói chung và xuất khẩu trái cây nói riêng của Việt Nam vào thị trường Mỹ sắp tới sẽ có nhiều thuận lợi.
2.1.3. Yếu tố pháp luật
Ngày 17/9, tại Quyết định số 57/2010/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ cho phép kể từ ngày 10/11/2010, sẽ miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất thực hiện dự án xây dựng kho dự trữ lúa gạo, ngô; xây dựng kho lạnh bảo quản thủy sản, rau quả và kho tạm trữ cà phê theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo ông John Hey biên tập Tạp chí Trái cây Châu Á - ASIA Fruit: “để xuất khẩu, trước hết trái cây phải đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu là Global GAP. Bên cạnh đó, muốn đi vào thị trường Mỹ phải áp dụng các tiêu chuẩn kiểm dịch thực vật khắt khe đó là bắt buộc phải xử lý chiếu xạ cho trái cây nhiệt đới với chi phí xử lý cao và có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái cây.” Đây là rào cản đối với một số loại trái cây của Việt Nam trong những ngày đầu tham gia vào thị trường điển hình như sản phẩm trái dừa tươi.
2.1.4. Yếu tố công nghệ
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần, hiện các địa phương đang hoàn chỉnh quy hoạch các vùng chuyên canh cây ăn trái. Ngoài ra, sắp tới sẽ tập trung đầu tư phát triển công nghệ chế biến sau thu hoạch và công tác quảng bá trái cây VN.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre đang triển khai dự án du nhập trồng và phát triển 500 ha dừa dứa (được UBND tỉnh phê duyệt vào 27-10-2006). Cây dừa 3 năm tuổi sẽ cho thu hoạch. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre đang triển khai dự án du nhập trồng và phát triển 500 ha dừa dứa (được UBND tỉnh phê duyệt vào 27-10-2006).
Thời gian vận chuyển rau quả bằng đường thủy từ Việt Nam sang Mỹ mất khoảng 20 ngày. Vì chưa có công nghệ bảo quản dừa trong thời gian dài nên sản phẩm trái dừa tươi chưa có mặt ở thị trường Mỹ - một thị trường có sức tiêu thụ mạnh. Nghiên cứu gần đây của Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu (Q.1, TP.HCM) phát hiện phương pháp mới có thể bảo quản trái dừa tươi trong 6 tuần. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy công tác xuất khẩu dừa tươi phát triển và thâm nhập vào thị trường Mỹ.
2.1.5. Yếu tố tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây dừa. Nhiệt độ bình quân ở ĐBSCL là 27oC, thấp nhất khoảng 19-20oC, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm và giữa hai mùa không cao. Ẩm độ biến động từ 70-85%, rất thích hợp cho cây dừa. Ánh sáng trong mùa khô từ 8-9 giờ/ngày và trong mùa mưa là 4,7-4,9 giờ/ngày. Đối với lượng mưa hàng năm biến động từ 1.000-2.300mm rất thích hợp cho nhu cầu của cây dừa. Cuối năm 2009, toàn tỉnh Bến Tre có hơn 45.000ha dừa thì đến nay tăng lên gần 51.000ha. Trong số này có hơn 40.500ha dừa đang cho trái, sản lượng thu hoạch hơn 324 triệu trái/năm, tăng 13,8% so với cùng thời điểm năm 2009.
Với các đặc tính trên dừa có mặt ở khắp các vùng nhiệt đới, đặc biệt là tỉnh Bến Tre của Việt Nam là nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất Việt Nam và là nơi cung cấp một sản lượng dừa lớn hàng năm cho thị trường trong nước và nước ngoài, dừa nơi đây có một vị ngọt thanh rất đặt trưng.
Hoa Kỳ gần như có tất cả các loại khí hậu. Khí hậu ôn hòa có ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nữa khô hạn trong Đại Bình nguyên phía tây kinh tuyến 100 độ, khí hậu hoang mạc ở Tây nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Bồn địa. Vì vậy, ở Hoa Kỳ cũng thấy được hình ảnh của cây dừa, nhưng thích hợp nhất cho cây dừa phát triển tốt vẫn tỉnh Bến Tre của Việt Nam nên Mỹ có nhu cầu lớn về sản phẩm dừa tươi của Việt Nam. Theo bà Theo bà Trần Thị Hiền, phó giám đốc Công ty MT: “mỗi tháng công ty xuất sang thị trường Mỹ 10.000 trái dừa uống nước”. Nhưng chỉ mới xuất khẩu dưới hình thức lấy nước và cơm dừ đóng hộp. Vì vậy, thị trường Mỹ là thị trường tiềm năng cho sản phẫm trái dừa tươi của công ty.
2.1.6. Yếu tố văn hóa – xã hội
Với người Mỹ, tốc độ ăn uống càng nhanh càng tốt, do đó mới có loại hình “fast-food” ra đời… nhưng mặt khác vì ăn nhanh, ăn nhiều cho nên người Mỹ có khuynh hướng tăng cân nhanh và dẫn đến căn bệnh béo phì. Trong khi đó nước dừa có tác dụng rất tốt cho người bệnh bép phì.
Người Mỹ với một nền công nghiệp hiện đại, phải đối mặt với cuộc sống bận rộn nhưng họ vẫn có nhu cầu sử dụng trái cây tươi cao hơn sản phẩm đóng hộp. Vì vậy, dừa tươi được gọt gọn đẹp và bảo quản tươi nguyên sẽ là sản phẩm gần gũi đối với thị trường Mỹ.
Ngoài ra nhiều người tiêu dùng Mỹ cũng cho biết họ rất thích các loại nông sản trồng ở ĐBSCL vì có hương vị chất lượng độc đáo.
CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG VI MÔ
3.1. Khách hàng
Dừa dứa là loại dừa uống nước có hương vị độc đáo, với những đặc điểm vượt trội riêng sẽ dễ dàng được thị trường khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng như thị trường Mỹ chấp nhận.
Người Mỹ sẵn sàng mua giá cao nếu sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của họ. Vì vậy, dừa dứa sẽ nhanh chóng lấy được sự đón nhận của khách hàng Mỹ và lới nhuận thu được từ thị trường này cũng không nhỏ.
3.2. Nhà cung cấp
.Dừa dứa có nguồn gốc từ Thái Lan, qua các đợt kiểm tra của ban chủ nhiệm dự án du nhập, trồng và phát triển 500 ha dừa dứa trên địa bàn tỉnh Bến Tre cùng các cán bộ khoa học kỹ thuật cho thấy, dừa Dứa phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt trên 98%. Điều này cho thấy, dừa Dứa thích nghi với điều kiện khí hậu, thỗ nhưỡng và các vùng nước ngọt, lợ ở Bến Tre. Vì vậy, nguồn cung cấp chính của công ty sẽ là dự án 500 ha dừa Dứa trên địa bàn tỉnh, cung là cống ty lớn đại diện cho xuất khẩu của tỉnh nhà nên sẽ được ưu tiên trong việc cung cấp sản phẩm.
Do dự án có sự kiểm soát chặc chẽ nên công ty không lo ngại về chất lượng đầu vào
3.3. Sản phẩm thay thế
Dừa tươi là một trong những mặt hàng nước giải khát nên sản phải thay thế cũng rất nhiều như: các loại nước uống giải khát có gas và không có gas trên thị trường hiện nay. Những một thế mạnh của công ty là sản phẩm mang tính tự nhiên, và tươi mới không có bất kỳ một tác dụng nào của hóa chất mặc dù được sử lý bằng chất bảo quản bên ngoài vỏ dừa.
3.4. Đối thủ cạnh tranh
Do du nhập từ Thái Lan nên sản phẩm phải đối mặt với đối thủ cạnh tranh tương đối lớn đó là Thái Lan. Nhưng diện tích trồng dừa của Việt Nam lớn và có vùng đất Bến Tre từ lầu vốn rất thích nghi với cây dừa sẽ là một lợi thế cạnh tranh của trái dừa Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung.
3.4. Đối thủ tiềm ẩn
Hiện nay, ngoài công ty Cổ phần Bến Tre Việt Nam còn nhiều công ty xuất khẩu trái cây lớn, nếu việc xuất khẩu thành công cao thì trong tương lai sẽ phải đối phó với nhiều đối thủ tron ngành. Bên cạnh đó dừa thích nghi với các vùng đất nhiệt đới như: Indonesia, Philippin,...Vì vậy, công ty cần tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp lẫn đối tác ở Mỹ để đảm bảo ổn định về nguồn sản phẩm đầu vào và đầu ra, để chiếm ưu thế trước hạn chế sự gia nhập ngành.
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
4.1. Sứ mệnh
Mang đến khách hàng vị thanh mát từ thiên nhiên.
4.2. Nhiệm vụ chiến lược
Xây dựng các cùng chuyên cây dừa để có sản phẩm đồng loạt chất lượng cao.
Xây dựng và phát triển thương hiệu Dừa của Bến Tre.
Đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu của Hoa Kỳ và mở rộng kênh phân phối khắp nơi trên thế giới.
4.3. Mục tiêu chiến lược
Gia tăng lợi nhuận và thị phần của công ty trên thị trường quốc tế.
4.4. Xây dựng chiến lược
Sử dụng công cụ ma trận SWOT để xây dựng chiến lược.
Bảng 4. 1. Ma trận SWOT.
SWOT
Cơ hội – O
O1: Nhu cầu tiêu dùng trái cây tươi (dừa tươi) của Hoa Kỳ cao.
O2: Chính phủ hai nước tạo điều kiện hợp tác tất cả các lĩnh vực trong đó có quan hệ xuất nhập khẩu.
O3: Người Mỹ có thu nhập và mức sống cao.
Thách thức – T
T1: Tiêu chuẩn xuất khẩu của thị trường Mỹ cao.
T2: Nguy cơ xâm nhập ngành cao.
Điểm mạnh – S
S1: Dừa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
S2: Dễ tiếp cận nguồn cung Dừa.
S3: Tài chính mạnh.
S4: Thương hiệu uy tín.
Các chiến lược S – O
S1+S2+O1+O2: Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu Dừa sang thị trường Mỹ.
=>Phát triển thị trường ở Mỹ.
S2+S3+O2+O3: Nâng mức giá sản phẩm đầu vào lẫn đầu ra để hỗ trợ liên kết với nhà vườn mở rộng qui mô trồng Dừa, nâng cao hơn nữa số lượng và chất lượng sản phẩm.
=> Phát triển sản phẩm.
Các chiến lược S – T
S1+S3+T1+T2: Với lợi thế về sản phẩm và tài chính mạnh, công ty nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng để có những mẫu mã bao bì đẹp, bắt mắt để nâng cao lợi thế cạnh tranh về chất lượng lẫn kiểu dáng, hạn chế sự xâm nhập ngành.
=> Phát triển sản phẩm.
Điểm yếu – W
W1: Chi phí vận chuyển cao.
W2: Chưa có kênh phân phối trên thị trường Mỹ do đây là sản phẩm mới.
Các chiến lược W - O
O2+O3+W2: Đẩy mạnh các hoạt động Marketing để đưa hình ảnh sản phẩm đến với người tiêu dùng Mỹ.
=> Thâm nhập thị trường Mỹ.
Các chiến lược W – T
W1+W2+T1+T2 : Liên kết với một số doanh nghiệp ở Mỹ để phân phối sản phẩm, nhằm tạo thêm rào cản xâm nhập ngành.
=> Tăng trưởng thông qua liên kết.
4.5. Lực chọn phương án chiến lược
Chiến lược phát triển thị trường : Tập trung đẩy mạnh xuất khẩu Dừa sang thị trường Mỹ để mở rộng kênh phân phối.
Chiến lược thâm nhập thị trường : công ty nên tận dụng sự hỗ trợ của chính phủ hai nước để liên kết với doanh nghiệp của nước sở tại và đẩy mạnh Marketing mang hình ảnh sản phẩm đến với khách hàng nhanh nhất.
Chiến lược phát triển sản phẩm : dựa trên lợi thế về nguồn cung bưởi và sức mạnh tài chính mở rộng qui mô trồng Dừa để có sản phẩm đạt chất lượng cao và bao bì đẹp thu hút thị hiếu tiêu dùng.
Vậy chiến lược phù hợp cho công ty là chiến lược tăng trưởng tập trung bao gồm các chiến lược : phát triển thị trường Mỹ, thâm nhập thị trường Mỹ và phát triển sản phẩm.
4.6. Kiểm tra đánh giá
Kiểm tra thông qua sản lượng Dừa xuất khẩu sang Mỹ, dựa trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó xác định được thị phần của công ty trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ và đánh giá khả năng cung ứng Dừa dứa vào thị trường Mỹ.
Đo lường khả năng tiêu dùng và sự hài lòng của khách hàng đối với Dừa dứa qua việc khảo sát ý kiến đánh giá từ khách hàng.
4.7. Ước lượng doanh thu
Bảng 4. 2. Dự kiến doanh thu và sản lượng xuất khẩu trong 3 năm từ 2011 đến 2013.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2011
2012
2013
Sản lượng
Trái
150.000
172.500
198.375
Đơn giá
USD
6
6
6
Doanh thu
USD
900.000
103.500
1.190.250
Năm 2011 : Công ty mới kinh doanh ở thị trường Mỹ nên sản lượng khoảng 150.000 trái Dừa/năm.
Năm 2012 và 2013 : Có nhiều người tiêu dùng biết về sản phẩm hớn nên lượng xuất khẩu tăng lên 15% một năm, lượng xuất khẩu tăng không cao vì có thể đến năm 2013 công ty sẽ phải gặp sự cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh và đối thủ tiềm ẩn trở thành đối thủ cạnh tranh.
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
Mỹ là thị trường lớn, mức sống cao nên sức mua cũng rất cao. Nhưng đây là một thị trường có các chuẩn mực vô cùng khắt khe đ