Trong thực tế, những năm gần đây từ khi đất nước ta tiến hành sự nghiệp
đổi mới cũng là thời kỳ đặt ra rất nhiều vấn đề bức xúc có liên quan đến con
người và việc hình thành con người mới. Trước hết cần công nhận rằng nhờ có
đổi mới đất nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng, đời sống kinh tế
cũng như nhiều mặt khác của đời sống văn hoá xã hội được cải thiện một cách rõ
rệt. Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình đổi mới lại phát sinh không ít tiêu cực và
vấn đề nổi cộm nhất là tình trạng xuống cấp về đạo đức và lối sống, khiến cho
nhiều người không những không phát triển theo hướng con người mới xã hội chủ
nghĩa m à còn có nguy cơ suy thoái về nhân cách, lệch lạc về tư tưởng. Sự xuất
hiện hệ thống các thước đo về cái lợi đã làm thay đổi và chuy ển dịch, có khi đảo
lộn những giá trị mà các mô thức văn hoá trước đây đã sắp xếp.
Thực tế cho thấy đã có không ít người trong xã hội chạy theo lối sống thực
dụng chỉ biết đến hiện tại mà quên quá khứ lấy "hưởng thụ tối đa, cống hiến tối
thiểu" làm phương châm sống. Điều này phản ánh đúng lời của C.Mac từ hơn
150 năm trước về nguy cơ thoái hoá của con người trong nền kinh tế hàng hoá,
Ông nhắc nhở chúng ta rằng, trong quá trình phát triển nền kinh tế, cần phải gắn
"sự nghiệp giải phóng con người" với cuộc đấu tranh chống lại cái thực tiễn cực
đoan của sự thoái hoá của con người. Chỉ có như vậy, chúng ta mới không bị
thoái hoá b ởi những mặt trái của cơ chế thị trường, mới tránh được nguy cơ đi
chệch định hướng XHCN trong quá trình phát triển. Phát huy nguồn lực con
người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững. Vì th ế vấn đề xây dựng con người mới đã và đang là vấn đề cấp bách trong
thời đại mới này và đây cũng là vấn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Đó chính là lí do em chọn đề tài này.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7198 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng con người trong thời đại mới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
“XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG THỜI ĐẠI MỚI”
Giảng viên hướng dẫn : TS. Võ Minh Tuấn
Sinh viên thực hiện : Mai Thoại Nhung
Lớp : ĐH 21/6
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THÁNG 3 NĂM 2006
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thực tế, những năm gần đây từ khi đất nước ta tiến hành sự nghiệp
đổi mới cũng là thời kỳ đặt ra rất nhiều vấn đề bức xúc có liên quan đến con
người và việc hình thành con người mới. Trước hết cần công nhận rằng nhờ có
đổi mới đất nước ta đã có những bước phát triển nhanh chóng, đời sống kinh tế
cũng như nhiều mặt khác của đời sống văn hoá xã hội được cải thiện một cách rõ
rệt. Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình đổi mới lại phát sinh không ít tiêu cực và
vấn đề nổi cộm nhất là tình trạng xuống cấp về đạo đức và lối sống, khiến cho
nhiều người không những không phát triển theo hướng con người mới xã hội chủ
nghĩa mà còn có nguy cơ suy thoái về nhân cách, lệch lạc về tư tưởng. Sự xuất
hiện hệ thống các thước đo về cái lợi đã làm thay đổi và chuyển dịch, có khi đảo
lộn những giá trị mà các mô thức văn hoá trước đây đã sắp xếp.
Thực tế cho thấy đã có không ít người trong xã hội chạy theo lối sống thực
dụng chỉ biết đến hiện tại mà quên quá khứ lấy "hưởng thụ tối đa, cống hiến tối
thiểu" làm phương châm sống. Điều này phản ánh đúng lời của C.Mac từ hơn
150 năm trước về nguy cơ thoái hoá của con người trong nền kinh tế hàng hoá,
Ông nhắc nhở chúng ta rằng, trong quá trình phát triển nền kinh tế, cần phải gắn
"sự nghiệp giải phóng con người" với cuộc đấu tranh chống lại cái thực tiễn cực
đoan của sự thoái hoá của con người. Chỉ có như vậy, chúng ta mới không bị
thoái hoá bởi những mặt trái của cơ chế thị trường, mới tránh được nguy cơ đi
chệch định hướng XHCN trong quá trình phát triển. Phát huy nguồn lực con
người là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững. Vì thế vấn đề xây dựng con người mới đã và đang là vấn đề cấp bách trong
thời đại mới này và đây cũng là vấn đề được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Đó chính là lí do em chọn đề tài này.
Chương 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1.1. Triết học cổ đại coi con người là một thực thể vũ trụ thu nhỏ, con
người có số phận bị quy định bởi ý chí tạo hoá:
Triết học duy tâm tuyệt đối hoá đời sống tinh thần của cọn người chia cắt
toàn bộ hoạt động tinh thần con người ra khỏi quá trình tâm sinh học của nó, tiêu
biểu là triết học Hêghen. Hêghen coi con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối,
ông đã có công phát hiện ra một quy luật của đời sống tinh thần cá nhân (là sự
phát triển của đời sống tinh thần cá nhân cần thiết và tất yếu phải lặp lại trong
quá trình hình thái rút ngắn và cô đọng những trình độ cơ bản mà đời sống tinh
thần xã hội đã trải qua) vạch ra cơ chế của đời sống tinh thần.
Phơ Bách nhà triết học duy vật siêu hình tiêu biểu phê phán Hêghen đã
giai thích duy tâm siêu nhiên về bản chất con người. Theo Phơ Bách vấn đề quan
hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất con người, ông coi con người là một
sinh vật hữu tính (có cảm giác, biết tư duy, có ham muốn, ước vọng...) con người
là một bộ phận của giới tự nhiên, mà xét theo bản chất của nó là tình yêu thương
(kiểu mẫu là tình yêu nam nữ). Tuy nhiên Phơ Bách đã mắc phải hạn chế lớn là
ông đã chia cắt con người ra khỏi các quan hệ xã hội hiện thực của nó.
1.2. Quan điểm của triết học Mác-lê-nin về bản chất con người:
* Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội:
Trước hết con người chỉ tồn tại, phát triển khi thoả mãn các nhu cầu thiết
yếu về sinh học. Các yếu tố để thoả mãn nhu cầu đó chỉ có được thông qua hoạt
động lao động - hoạt động vật chất xã hội cơ bản của con người, chính lao động
là yếu tố trực tiếp hình thành nên tất cả các quan hệ hiện thực của đời sống con
người.
Sự thống nhất ấy được biểu hiện bằng ba mặt của đời sống hiện thực là
đời sống sinh vật, đời sống tinh thần (tâm lý) và đời sống xã hội, do ba loại mối
quan hệ trên (tự nhiên - ý thức - xã hội) ba hệ thống quy luật: (quy luật sinh học,
quy luật tâm lý, quy luật xã hội) tạo thành.
+ Về mặt sinh vật: Con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên, con người là
sản phẩm của tiến hoá lâu dài từ giới tự nhiên. Do đó con người có mối quan hệ
sống còn với giới tự nhiên, con người sinh thành phải tuân theo những quy luật
phổ biến của tự nhiên như: các quy luật trao đổi chất, quy luật biến dị duy truyền,
quy luật tái sản xuất giống nòi, quy luật tiến hoá, quy luật sinh, lão, bệnh, tử...
+ Về mặt đời sống tự nhiên: Thể hiện ra bên ngoài qua các nhu cầu ăn,
mặc, ở, nhu cầu sản xuất, tái sản xuất, nhu cầu tình cảm...Mối liên hệ với tự
nhiên và hệ thống các quy luật tự nhiên trực tiếp hình thành nên bản chất sinh vật
của con người, làm nền tảng vật chất cho đời sống tâm lí và đời sống xã hội.
+ Về mặt đời sống tinh thần, tâm lý: Trên nền tảng sinh vật, hệ thống các
quy luật tâm lý (tình cảm, tư tưởng, khát vọng, niềm tin, lý tưởng, ý chí,...) tạo
nên mặt đời sống tinh thần của con người.
+ Về mằt đời sống xã hội: Con người vừa là sản phẩm của các quan hệ với
tự nhiên, lại vừa là sản phẩm của các quan hệ xã hội. Các quy luật xã hội, quy
luật sản xuất, quy luật quan hệ cơ sở hạ tầng - kiến trúc thượng tầng, quy luật tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội trực tiếp tác động hình thành nên đời sống xã
hội của con người, vừa tác động chi phối đến các quan hệ tự nhiên, quan hệ tâm
lý của con người.
* Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử:
Con người là sản phâm của quá trình phát triển, tiến hoá về cả ba mặt:
sinh học, tâm lý và xã hội, ở mỗi thời đại lịch sử cụ thể, do đó bản chất con người
mang tính lịch sử cụ thể.Chính trong sự hình thành của mình, bản chất con người
vừa là sản phẩm của cả ba mối quan hệ, ba mặt tác động (tự nhiên - tâm lý - xã
hội) đồng thời con người vừa là chủ thể trong các quan hệ đó, vừa là sáng tạo và
hoàn thiện không ngừng các quan hệ đó. Sáng tạo về văn hoá, tinh thần, sáng tạo
xã hội và chính bản thân con người.
Con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu
sinh bởi vì không có thế giới tự nhiên, mà ngược lại dựa vào giới tự nhiên, thông
qua hoạt động thực tiễn, tác động vào giới tự nhiên, cải tạo giới tự nhiên để phục
vụ cho hoạt động sống của con người.Trong quá trình cải tạo tự nhiên, cụ thể là
hoạt động lao động sản xuất con người lấy đó làm cơ sở tồn tại đồng thời thông
qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao,
không có hoạt động của con người thì cũng không có sự tồn tại của toàn bộ lịch
sử xã hội của loài người.
1.3. Kết luận:
Bản chất con người là tổng hoà của các quan hệ xã hội, về đời sống sinh
học và tâm lý của nó trong những giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể, là một chủ
thể sáng tạo, là quá trình không ngừng hoàn thiện.
Do đó muốn thay đổi bản chất con người phải thay đổi các quan hệ hiện
thực của nó mà cơ bản là các quan hệ xã hội con người đang sống. Muốn xây
dựng môt xã hội tiến bộ vì con người thì phải xoá bỏ tất cả các quan hệ làm tha
hoá con người, phải giải phóng con người khỏi mọi sự tha hoá, trả lại vị trí làm
chủ và sáng tạo cho con người, là mục đích cao cả về con người của học thuyết
Mác-lê-nin.
Chương 2
THỰC TIỄN VẬN DỤNG LÝ LUẬN BẢN CHẤT CON NGƯỜI TRONG
CHIẾN LƯỢC CON NGƯỜI CỦA ĐẢNG TA TRONG THỜI ĐẠI MỚI
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người mới:
2.1.1. Bản chất con người mới trong tư tưởng Hồ Chí Minh:
Nhận thức được vai trò to lớn của con người, đặc biệc trong thời kỳ đổi
mới đang quá độ lên CNXH hiện nay, Hồ Chí Minh nhận xét: muốn xây dựng
CNXH trước hết cần có con người CNXH. Mà con người CNXH phát triển toàn
diện chính là con người có tinh thần làm chủ xã hội, có trí thức văn hoá và khoa
học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức cách mạng, cần
kiệm liêm chính, chí công vô tư, phải nghiêm khắc chống chủ nghĩa cá nhân.
Con người mới được đặt ra là một mục tiêu cơ bản, đồng thời là động lực
của sự nghiệp cách mạng của nhân ta ngày nay, được xây dựng cùng với xây
dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là "con người Việt Nam
toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý
thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn
hoá, quan hện hài hoà trong quan hệ gia đình, cộng đồng, xã hội".
Tổng hợp lại đó là những phẩm chất nhân cánh về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, trí tuệ, tài năng thể hiện sức mạnh nội lực của con người Việt Nam
ngày nay phải có trong hành động để giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng
CNXH và bảo vệ tổ quốc. Đó là con ngươì sống có lý tưởng cao đẹp và có năng
lực hoạt động biến lý tưởng thành hiện thực.Có những phẩm chất nhân cách đó,
con người chúng ta vẫn vững vàng, tự chủ thực hiện thành công nhiệm vụ trung
tâm công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN mà không bị
tác động bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường và không bị biến chất bởi kẻ thù
thực hiện âm mưu diễn biến hoà bình (tr 255, 256, xây dựng con người mới phù
hợp với sự phát triển của đất nước và thời đại, PGS.Hồ Kiêm Việt, Nxb.CTQG).
2.1.2. Phương pháp xây dựng con người mới:
Để phát triển những phẩm chất nhân cách đó, trong toàn xã hội phải kết
hợp giáo dục hệ tư tưởng (chủ nghĩa Mác-lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường
lối của Đảng) với giáo dục lòng tự hào dân tộc và các truyền thống yêu nước,
kiên cường, bất khuất, tự lực, tự cường, nhân nghĩa và thông minh sáng tạo, đồng
thời động viên toàn dân vươn tới tiếp cận những đỉnh cao văn minh nhân loại,
tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ, những giá trị văn hoá nghệ thuật
tiên tiến trên thế giới.
Đảng viên là hạt nhân trong đội ngũ cán bộ của bộ máy Nhà nước và các
tổ chức chính trị xã hội. Quan điểm "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau"
không bao giờ lỗi thời, giờ đây đang cần toàn đảng nghiêm chỉnh thực hiện để
khôi phục lại lòng tin của quần chúng, khắc phục hiện tượng dân chỉ tin đảng nói
chung, không còn nguyên vẹn niềm tin đối với những đảng viên cụ thể. Giải pháp
nêu gương trong xây dựng con người không phát huy được hiệu quả, cũng như
trong sự nghiệp cách mạng, ở chiến lược xây dựng con người, xây dựng đảng
luôn luôn giữ vai trò then chốt. (tr 265, 266, Hồ Kiếm Việt).
Bên cạnh công tác giáo dục, quản lý cán bộ, đảng viên thì tư tưởng Hồ Chí
Minh cũng đề cập đến vấn đề cấp bách là phải giáo dục tư tưởng cho thanh niên
học sinh, sinh viên, đặc biệt là về chính trị. Đối với họ, chính trị đứng ngoài cuộc
sống hằng ngày, đó là công việc của chính khách, của các lãnh tụ, của các nhà
ngoại giao, của các tổ chức chính trị, các đảng phái, sự tham gia chính trị vào
công việc của họ chỉ làm rắc rối thêm các mối quan hệ.
Tóm lại, những luận điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con
người mới phù hợp với sự phát triển của đất nước là cơ sở phương pháp luận cho
thực hiện mục tiêu xây dựng con người mới XHCN trong giai đoạn phát triển
mới của cách mạng nước ta.
2.2. Đảng ta đánh giá về chiến lược xây dựng con người mới:
"Nghị quyết đại hội VIII và nghị quyết đại hội IX của Đảng đã khẳng
định: Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người
Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,
tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh" (tr 552, 553,phát triển con người trong quan
niệm của C.Mac và Ăngghen con người cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam).
"Phát triển con người Việt Nam - đó chính là động lực, là mục tiêu nhân
văn, là nền tảng, là cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự
nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội mà Đảng ta đang lãnh đạo
nhân dân ta từng bước thực hiện".
"Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước theo
định hướng XHCN được đề ra từ đại hội VI của Đảng, giờ đây chúng ta đang
bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước. Định hướng phát triển như văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX của Đảng đã một lần nữa nhấn mạnh, nhằm mục tiêu xây dựng nước ta
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có cơ sở vật chất - kỹ thuật
hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất; phát huy cao độ nội lực; đồng thời tranh thủ
nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có
hiệu quả và bền vững; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết
cấu hạ tầng...ngày càng được tăng cường, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát
triển văn hoá, từng bước cải triện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp
phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh; thực hiện dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, về thực chất là phát triển
con người, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho quần chúng nhân dân lao động.
Mọi sự phát triển của xã hội trong các lĩnh vưc chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội
đều do con người quyết định và đều hướng về con người, và cuộc sống ngày một
tốt đẹp hơn của mỗi người, mỗi gia đình trong cộng đồng dân tộc Việt nam. Đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN vì mục tiêu con
người đó phải lấy sự phát triến con người Việt Nam làm thước đo chung.
Không phải cho đến nay chúng ta mới nhận thấy điều đó, mà ngay từ
những buổi đầu tiên, tiến hành sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng ta đã nhiều
lần lần khẳng định: "Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con
người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta", chăm lo cho hạnh phúc của
mọi người, mọi nhà đã được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm
vụ trung tâm. Quán triệt quan điểm đó, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta đã khẳng định: "Phương hướng lớn của chính
sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình
đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đới sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu
trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã
hội" (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Nxb.Sự thật
Hà Nội 1991, tr 13).
2.3. Thực trạng của việc thực hiện chiến lược xây dựng con người mới của
Đảng và lối sống đạo đức của người dân ta hiện nay:
2.3.1. Thành tựu đạt được và những hạn chế trong chiến lược xây dựng
con người mới của Đảng:
Trong chiến lược xây dựng con người của Đảng ta, mà then chốt là vấn đề
giáo dục-đào tạo, Đảng ta đã giải quyết một số vấn đề mà tại hội nghị lần thứ sáu
Ban chấp hành Trung ường khoá IX Đảng ta đã khẳng định: Qua 5 năm thực hiện
nghị quyết, nền giáo dục nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ
cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở ở một số tỉnh, thành phố
trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực con người được nâng lên, chất lượng
giáo dục toàn diện có chuyển biến bước đầu. Sự nghiệp giáo dục ngày càng được
đề cao và được toàn xã hội quan tâm.
Song bên cạnh những thành tựu đạt được, nền giáo dục nước ta còn đứng
trước nhiền khó khăn, yếu kém, nhất là về chất lượng và quản lý nhà nước về
giáo dục. Cơ cấu giáo dục còn bất hợp lý, mất cân đối, nhiều nhu cầu nhân lực
của nền kinh tế chưa được đáp ứng (kết luận của hội nghị lần thứ sáu Ban chấp
hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương khoá
VIII...Tạp chí cộng sản số 25, 2002).
Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển giáo dục-đào tạo ở nước ta, như nghị
quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã chỉ rõ, chưa
đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực cho công cuộc
đổi mới kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Nghị quyết hội nghị đã chỉ ra 5 yếu kém (về quy mô cơ cấu, về đội
ngũ giáo viên, về chất lượng và hiệu quả, về kỷ cương trong giáo dục, về thực
hiện công bằng xã hội) của ngành giáo dục và đào tạo của nước ta. Số liện thống
kê xác nhận, chúng ta có hơn 10.000 giáo sư, PGS, Tiến sĩ, Thạc sĩ chiếm 2,3%
tổng số lao động xã hội. Trong đó lĩnh vực khoa học công nghệ chiếm 15,4%,
nhưng 67,5% của tổng số cán bộ kỹ thuật ấy lại làm việc trong lĩnh vực phi vật
chất, còn sản xuất kinh doanh chỉ chiếm 32,7% (cán bộ khoa học - kỹ thuật cao
trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sản xuất của Thái Lan là 58,8%, Hàn Quốc
48%, Nhật 64,4%). Trong khi cơ cấu và phân bổ cán bộ khoa học và công nghệ
chưa cân đối, còn nhiều bất hợp lý, thì cán bộ có trình độ cao, giỏi chỉ lại tập
trung làm việc chủ yếu ở cấc cơ quan trung ương. Rõ ràng ở cơ sở và các đơn vị
sản xuất kinh doanh lại đang rất thiếu cán bộ có trình độ cao. Bộ giáo dục và đào
tạo nhận định: để có mức tăng trưởng 9-10% GDP thì tốc độ tăng trưởng nguồn
nhân lực khoa học kỹ thuật phải đạt từ 4-5%/năm. Trên thực tế, mặc dù đã có rất
nhiều nỗ lực nhưng đào tạo chuyên gia trình độ cao mới chỉ đạt từ 2-3%/năm.
Về văn hoá, cơ bản chúng ta đã phổ cập được ở diện rộng, nhưng trình độ
chung của người lao động vẫn còn ở mức thấp, lao động có trình độ cấp 1 chiếm
12,72%, cấp 2 có hơn 40%, cấp 3 vào khoảng 30%, trung học chuyên nghiệp
6,84%, đại học 11%.
Trong giáo dục đại học chúng ta lại chậm đổi mới về nội dung, chương
trình, phương pháp giảng dạy. Phần đông sinh viên học chay, nghe giảng thụ
động, môn nào cũng học và trả lời bài thuần tuý về mặt lý thuyết, học thuộc lòng
những quy tắc, kinh nghiệm, không có thời gian đi thực tế, suy luận, phát triển óc
sáng tạo...
2.3.2. Thực trạng đạo đức của cán bộ, Đảng viên và thanh niên Việt Nam
hiện nay:
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà nước ta đang
tiến hành hiện nay đang tồn tại song song hai vấn đề về lối sống đạo đức của con
người mà tiêu biểu là đội ngũ cán bộ, Đảng viên - những người chủ trì của đất
nước, đó là hai mặt tích cực và tiêu cực.
Mặt tích cực được thể hiện ở chỗ vẫn có nhiều người vẫn duy trỳ và phát
huy được phẩm chất đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, sống và làm việc
theo lý tưởng của Đảng, có lối sống văn minh, ý chí phấn đấu xây dựng nước nhà
giàu mạnh và chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Bên cạnh đó tồn tại mặt trái là lối sống tiêu cực về đạo đức của một bộ
phận cán bộ, đảng viên mà hội nghị Trung ương lần thứ sáu đã nhận định: "Tình
trạng cán bộ thoái hoá, biến chất chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Trong đội ngũ
cán bộ vẫn tồn tại tình trạng trì truệ, thiếu trách nhiệm và tính chiến đấu chưa
cao". Biểu hiện của tình trạng thoái hoá khá phức tạp và đa dạng như bệnh
chuyên quyền độ đoán, không tôn trọng dân chủ, bệnh quan liêu xa rời thực tiễn,
xa rời nhân dân, bệnh xu nịnh và tâm lý cầu an hưởng lạc, không giám đấu tranh
bảo vệ cái đúng, chống cái sai, chống chủ nghĩa cá nhân, thực dụng; chủ nghĩa
địa phương hẹp hòi; lối sống xa hoa, đua đòi, thậm chí mê tín, dị đoan...Không
chỉ có vậy mà còn có: ''biểu hiện của tư tưởng sùng ngoại, tôn sùng Chủ Nghĩa
Tư Bản, chạy theo lối sống của xã hội tiêu thụ, tuyệt đối hoá giá trị vật chất, tiền
bạc ''văn hoá'' lai căng, tự ti dân tộc, thậm chí phai nhạt ý thức giai cấp, niềm tin
và lý tưởng cộng sản...đã xuất hiện một cách báo động". Trong tất cả những vấn
nạn đó phải đặc biệt quan tâm đến nạn tham nhũng, có thể coi tham nhũng đang
là quốc nạn, là vấn đề chính trị ở nước ta.
Trên đây là một số tồn đọng đang nổi cộm trong hàng n