Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
lịch sử. Văn hóa là sản phẩm của loài người, nó được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào
việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái
tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong
các kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong
giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Bản sắc văn hoá là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc,
được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước,
các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng
và tiềm ẩn.
Văn hoá kiến thức truyền thống là hệ thống kiến thức của các dân tộc hoặc của
một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những
hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đòng ở một
vùng nhất định. Văn hoá kiến thức truyền thống được hình thành trực tiếp từ lao
động và sinh hoạt văn hoá của mọi người dân trong cộng đồng, được hoàn thiện
dần và truyền thụ chủ yếu bằng miệng, truyền tay trong gia đình, thôn bản hoặc
qua ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện kể, sử thi, luật tục
129 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc Tây Bắc nhằm phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn từ 2012-2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC TÂY BẮC NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2015
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. NGUYỄN QUỐC NAM
SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐẶNG THỊ YÊN
LỚP DU LỊCH 1
NIÊN KHÓA 2008-2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM
KHOA THƯƠNG MẠI-DU LỊCH-MARKETING
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC
DÂN TỘC TÂY BẮC NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 2012-2015
GVHD: ThS. NGUYỄN QUỐC NAM
SVTH: ĐẶNG THỊ YÊN
LỚP DU LỊCH 1
NIÊN KHÓA 2008-2012
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 3
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 VĂN HOÁ
1.1.1 Định nghĩa
Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong
lịch sử. Văn hóa là sản phẩm của loài người, nó được tạo ra và phát triển trong
quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào
việc tạo nên con người, duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái
tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người.
Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong
các kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong
giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Bản sắc văn hoá là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa dân tộc,
được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của đất nước,
các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng
và tiềm ẩn.
Văn hoá kiến thức truyền thống là hệ thống kiến thức của các dân tộc hoặc của
một cộng đồng tại một khu vực cụ thể nào đó. Nó tồn tại và phát triển trong những
hoàn cảnh nhất định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đòng ở một
vùng nhất định. Văn hoá kiến thức truyền thống được hình thành trực tiếp từ lao
động và sinh hoạt văn hoá của mọi người dân trong cộng đồng, được hoàn thiện
dần và truyền thụ chủ yếu bằng miệng, truyền tay trong gia đình, thôn bản hoặc
qua ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện kể, sử thi, luật tục…
1.1.2 Các loại hình văn hoá
Văn hóa được phân loại thành hai phạm trù lớn là văn hóa vật thể và văn hóa
phi vật thể. Văn hóa vật thể bao gồm những sản phẩm văn hóa chứa đựng trong
vật chất mà sự tồn tại của chúng gắn liền với sự hiện diện của khối vật chất cụ
thể. Văn hóa phi vật thể gồm những sản phẩm văn hóa có giá trị tinh thần thuần
túy, sự tồn tại của chúng có tính độc lập tương đối, không trực tiếp liên quan đến
những vật chất mà chúng nhờ vả. Có thể hình dung qua sơ đồ sau :
Văn hóa phi vật thể
- Các hệ thống tư tưởng tôn giáo,
triết học.
- Các sáng tác văn học nghệ thuật.
- Những chuẩn mực đạo đức.
- Những phong tục tập quán, lối
sống.
- Những phẩm chất tinh thần, tâm
hồn.
Văn hóa vật thể
- Các công trình kiến trúc :
đền, đài…
- Nhà cửa, đường sá, cầu
cống.
- Thành phố.
- Công viên, tượng đài
- Di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh.
Văn hóa
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 5
Tất nhiên, sự phân chia trên chỉ là tương đối, để dễ phân biệt, không nên cứng
nhắc trong quan niệm, bởi lẽ trong những cái gọi là “ văn hóa vật thể” có giá trị của
văn hóa phi vật thể và trong những cái gọi là “ văn hóa phi vật thể” thì ít nhiều cũng
cần những nhân tố vật chất nhất định để thể hiện chúng.
1.1.3 Đặc điểm của Văn Hóa
Văn hóa có tính ổn định, tính bền vững. Vì về mặt phát sinh và phát triển, văn
hóa được tích lũy, được truyền lại, được tái tạo trong một cộng đồng. Về mặt chức
năng, văn hóa tạo ra sự ổn định, sự bền vững của cuộc sống con người trong cộng
đồng. Do đó, xã hội nào, cộng đồng nào cũng có truyền thống văn hóa của nó. Khái
niệm truyền thống văn hóa bao hàm tính bền vững của văn hóa, hay đúng hơn, sự tồn
tại của những yếu tố không thay đổi của văn hóa thường được gọi là hằng số văn hóa.
Tính bền vững, ổn định của văn hóa dưới một cách nhìn nhận định có khi lại được
xem là tính bảo thủ của văn hóa.
Nhưng ngay trong thực tiễn quan sát thông thường, ta cũng thấy không có một
nền văn hóa nào tồn tại trong trạng thái tĩnh hoàn toàn, nền văn hóa nào cũng phải
trải qua những biến đổi ở những mức độ khác nhau: biến đổi nhỏ, từng yếu tố, biến
đổi lớn, trên một phạm vi rộng, biến đổi từ từ, biến đổi có tính bước ngoặt … Khái
niệm đổi mới trong lĩnh vực văn hoá dùng để chỉ xu hướng và kết quả của những sự
biến đổi văn hóa, và khi dùng cặp đôi với khái niệm truyền thống thường chỉ mối
quan hệ giữa tính bền vững và tính biến đổi của văn hóa, mối quan hệ ấy nói lên qui
luật vận động của văn hóa. Như vậy nghiên cứu sự biến đổi, sự đổi mới của văn hóa
trên cái nền của truyền thống văn hóa. Qui luật vận động ấy bảo đảm cho văn hóa tồn
tại liên tục nhưng không ngưng đọng.
Do đó, khi có sự tiếp xúc kinh tế – xã hội giữa các nhóm người, các cộng đồng,
các dân tộc… thì sẽ tạo ra sự tiếp xúc văn hóa hay còn gọi là sự giao lưu văn hóa.
Qua việc tiếp xúc, một số yếu tố văn hóa ở cộng đồng người này có thể lan truyền
đến văn hóa của cộng đồng người khác và khi đó có thể có hai phản ứng: hoặc chối
từ hoặc tiếp nhận. Trong sự tiếp nhận văn hóa, những yếu tố văn hóa lan truyền ấy có
khi chỉ là những yếu tố cá biệt, tồn tại rời rạc bên cạnh nền văn hóa bản địa, có khi
được cộng đồng người bản địa bản địa hóa, có khi gây ra những tác động làm đổi
mới các yếu tố cũ của nền văn hóa bản địa.
1.1.4 Chức năng và vai trò của văn hoá
1.1.4.1 Chức năng :
Chức năng giáo dục: là chức năng mà văn hóa thông qua các hoạt động, các
sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực
theo tiêu chuẩn mực xã hội đề ra. Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ
bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống mà còn bằng cả những giá trị đang hoàn
thành. Văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như hình
thành nhân loại.
Chức năng nhận thức : là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn
hóa. Văn hóa giúp nâng cao trình độ nhận thức của con người.
Chức năng thẩm mĩ : cùng với nhu cầu hiểu biết con người còn có nhu cầu
hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. Con người đã tạo ra hiện thực dựa trên quan niệm về
cái đẹp nên văn hóa cũng có chức năng này. Trong quá trình phát triển, văn hóa sẽ
không ngừng được thanh lọc theo hướng vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong
mỗi người.
Chức năng giải trí : các hoạt động văn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, lễ hội, ca
nhạc… sẽ đáp ứng được nhu cầu giải trí của con người. Sự giải trí bằng các hoạt động
văn hóa là bổ ích, cần thiết góp phần giúp con người lao động sáng tạo có hiệu quả
hơn và giúp con người phát triển toàn diện. Phát triển và hoàn thiện con người là mục
tiêu cao cả của văn hóa.
1.1.4.2 Vai trò
Văn hóa là nền tảng tinh thần : văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần, là nền tảng
tinh thần của xã hội, văn hóa thể hiện sức sống, sức sáng tạo phát triển và bản lĩnh
của một dân tộc. Văn hóa có mối quan hệ thống nhất biện chứng với kinh tế, chính
trị. Văn hóa có khả năng khơi dậy tiềm năng sáng tạo của con người – nguồn nhân
lực quyết định sự phát triển xã hội.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 7
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển : văn hóa là mục tiêu của phát triển xã
hội, bởi văn hóa đại diện theo trình độ văn minh, là thước đo phẩm giá con người.
Văn hóa có vai trò điều tiết hành vi, mối quan hệ giữa người với người bằng giá trị
chuẩn mực xã hội, bằng văn hóa hướng tới mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống,
vì hạnh phúc của con người, nối dài cuộc sống, an ninh xã hội, điều tiết sự công bằng
xã hội.
Văn hóa là động lực của sự phát triển : chìa khóa của sự phát triển là nguồn
lực tự nhiên thiên nhiên, nguồn vốn, nguồn khoa học công nghệ, nguồn lực con người.
Phát triển hiện đại hóa dân tộc, trước hết phải hiện đại hóa nguồn lực con người, đầu
tư vào giáo dục. Văn hóa làm bàn đỡ để cho sự ra đời của nền kinh tế tiên tiến văn
minh thông qua việc hoàn thành hệ thống pháp lí và đạo lí xã hội, chống lại những
tiêu cực phản giá trị, phản văn hóa do nền kinh tế thị trường Việt Nam đã tạo ra.
1.1.5 Các hình thức bảo tồn văn hoá dân tộc
Trong quá trình hiện đại hóa thì việc mất đi các giá trị văn hoá (đặc biệt là các
giá trị văn hóa phi vật thể) là một quy luật tất yếu. Con người khi nhận thức được
điều này sẽ có những hoạt động chủ quan, với nhiều hình thức để cố gắng lưu giữ lại.
Có thể nói hiện tại có các phương pháp bảo tồn văn hóa sau đây:
Đối với văn hóa vật thể : Thực hiện công tác trùng tu, tôn tạo, bảo quản các di
tích lịch sử và các văn hoá vật thể. Tu bổ di tích không chỉ đơn giản là khôi phục lại
như mới một công trình kiến trúc cổ truyền, mà là sự tổng hợp của nhiều mặt hoạt
động phức tạp có quan hệ qua lại rất chặt chẽ như: Nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật
và quá trình thi công, sản xuất v.v... Công tác tu bổ di tích phải đáp ứng được các nhu
cầu: Giải phóng, loại bỏ khỏi di tích tất cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu
tới các mặt giá trị của di tích; giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích; trên
cơ sở khoa học đáng tin cậy khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị
thiếu hụt, mất mát trong quá trình tồn tại của di tích; trả lại cho di tích hình dáng vốn
có của nó; làm cho di tích có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác
động của điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian.
Đối với văn hóa phi vật thể có hai phương pháp: Một là, phương pháp bảo tồn
tĩnh: quay phim, chụp ảnh, ghi chép để tư liệu hóa thật chi tiết (khi có nhu cầu, thì
căn cứ vào đó để phục dựng). Hai là, bảo tồn động: đưa nó về với cộng đồng. Vì,
cộng đồng chính là chủ thể của di sản, không ai có thể thay thế họ. Tất nhiên, khi bảo
tồn trong cộng đồng thì nó sẽ biến đổi, nhưng "cái hồn" của di sản vẫn sẽ được người
dân lưu giữ. Còn cố níu giữ cái cũ, mà người dân không chấp nhận, thì cũng không
được. Có thể, qua quá trình phát triển, nó sẽ gắn với một tâm thức khác. Vấn đề là ta
phải chủ động tạo điều kiện cho nó kế thừa, và nhập vào xã hội mới.
1.2 TÌM HIỂU VỀ DU LỊCH VĂN HOÁ
1.2.1 Định nghĩa
Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự
tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
1.2.2 Các loại hình du lịch văn hoá
Du lịch lễ hội, du lịch hoa: Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, hội chùa Hương,
hội Lim, tết cổ truyền… Với loại hình du lịch này du khách có thể vừa tham quan
vừa kết hợp du lịch văn hóa. Đặc biệt là với du khách quốc tế. Những tour du lịch tìm
hiểu văn hóa, lịch sử có thể thực hiện rất đa dạng ở Việt Nam. Loại hình này được tổ
chức theo mùa ở các thời điểm khác nhau trong năm.
Du lịch phố cổ: Hội An, Hà Nội, phố Hiến (Hưng Yên)… loại hình này có tính
chất thường xuyên, diễn ra đều đặn hơn.
Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông…
Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Bắc Trung Nam… Nét tinh
tế của ẩm thực Việt Nam chịu sự ảnh hưởng rất lớn của yếu tố lịch sử, khí hậu, điều
kiện tự nhiên… Sự tinh tế trong ẩm thực vùng miền cũng là một yếu tố được du lịch
khai thác hiệu quả.
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 9
1.2.3 Các điều kiện để phát triển du lịch văn hoá
Điều kiện 1 : Có Tài nguyên du lịch văn hóa phong phú và mang tính độc đáo,
có sức hấp dẫn đối với du khách.
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài
nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên
môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên,
di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân
văn khác có thể được sử dụng để đáp ứng nhu cầu du lịch tìm hiểu về văn hóa các tộc
người. Đặc biệt là phải có sự tồn tại của các sắc thái tộc người, mỗi tộc người có bản
sắc đặc trưng riêng khác biệt với những tộc người ở các vùng khác. Sự khác biệt này
được thể hiện qua :
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ
cuộc sống của cộng đồng.
- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống.
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên
của khu vực.
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống cộng đồng.
- Các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển tín
ngưỡng của cộng đồng.
Điều kiện 2 : Cơ sở hạ tầng du lịch
Cơ sở hạ tầng du lịch là các yếu tố đảm bảo cho việc khai thác những giá trị
tài nguyên góp phần hình thành nên các điểm, khu du lịch.
Bao gồm :
- Hệ thống và phương tiện giao thông
- Hệ thống cung cấp điện
- Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống thông tin liên lạc
- Hạ tầng tài chính
- Hạ tầng y tế ….
Điều kiện 3 : Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Là những yếu tố trực tiếp tham gia vào việc hình thành các sản phẩm du lịch,
có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch. Bởi vậy, nó đóng một vai trò hết sức
quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định
mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du
lịch. Sự phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn
thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.
Các yếu tố cơ bản của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật :
- Cơ sở lưu trú
- Cơ sở thể thao, vui chơi giải trí
- Các công trình thông tin – văn hóa, biểu diễn nghệ thuật.
- Các cơ sở dịch vụ hỗ trợ khác.
Điều kiện 4 : Yếu tố con người
Con người luôn đóng vai trò chủ đạo và quyết định trong hầu hết các lĩnh vực
kinh tế. Du lịch văn hóa cũng không ngoại lệ.
Yếu tố con người đầu tiên được thể hiện qua khả năng đón tiếp và phục vụ khách
du lịch. Đây là điều kiện quan trọng và cần thiết cho sự phát triển du lịch. Khả năng
đón tiếp và phục vụ du khách không chỉ là yêu cầu đối với các nhân viên, những
người hoạt động trong ngành du lịch, mà nó còn là yêu cầu đối với những người dân
tại địa phương, tại nơi du lịch, tại các cơ quan quản lý hành chính…
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 11
Yếu tố con người tiếp theo đó chính là khách du lịch. Một địa danh dù có giàu
đẹp, nhiều tiềm năng du lịch đến mấy mà không có khách du lịch thì cũng không thể
phát triển du lịch được. Con người phải có thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu muốn đi du
lịch, có tiền để chi trả cho các dịch vụ … thì lúc đó du lịch mới có thể phát triển.
1.2.4 Các nguyên tắc khi khai thác loại hình du lịch văn hoá
- Có các hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về văn
hóa, di tích lịch sử.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
- Mang nét đẹp, sự tinh hoa của mỗi tộc người đến với khách du lịch,
góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
- Đem lại sự hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của du khách, tăng cường
thu hút ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
- Bảo vệ môi trường, hạn chế tác động đến mức tối thiểu đến hệ sinh
thái.
- Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư
trong phát triển du lịch, tạo thêm cơ hội việc làm và mang lại lợi ích
cộng đồng địa phương.
- Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài
hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng
điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn,
tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch.
- Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an
ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch.
1.3 MÔ HÌNH LÀNG DU LỊCH VĂN HÓA
1.3.1 Mô hình và làng du lịch văn hóa
Mô hình là những yếu tố căn bản cấu thành sự vật. Nhờ các yếu tố này có thể
dựng lại sự vật theo một nguyên tắc chung nhất, khiến sự vật không bị biến đổi mặc
dù nó vẫn bao chứa được những khác biệt đa dạng của điều kiện cụ thể.
Làng du lịch văn hoá là một điểm du lịch có tài nguyên du lịch văn hoá và có tổ
chức khai thác các tài nguyên du lịch văn hoá phục vụ du khách.
Mô hình “ làng văn hoá” là một mô hình đầu tư vào lĩnh vực văn hoá để phục vụ
cho du lịch nhằm phát triển kinh tế – xã hội. Trong mô hình này mối quan hệ hữu cơ
giữa hai yếu tố bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá với kinh tế – du lịch luôn tồn tại đan
xen và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
1.3.2 Các yếu tố cấu thành Làng du lịch văn hóa
Trong thực tế làng du lịch văn hoá được quyết định bởi ba nhóm nhân tố khác
nhau:
Nhóm nhân tố thứ nhất là các nhân tố liên quan đến sức hấp dẫn của
làng du lịch văn hoá. Nhóm này bao gồm các vị trí địa lý (gần trung tâm du
lịch, nằm trên tuyến du lịch), tài nguyên du lịch văn hoá (sự độc đáo và
phong phú của nguồn tài nguyên, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể).
Nhóm nhân tố thứ hai là những nhân tố liên quan đến việc bảo đảm du
khách lưu lại ở làng du lịch văn hoá. Đó là các cơ sở phục vụ việc nghỉ ngơi
(cơ sở lưu trú như phòng ngủ, nhà nghỉ…), các cơ sở phục vụ ăn uống, phục
vụ nhu cầu vui chơi giải trí (xem văn nghệ, lễ hội…), mua sắm hàng thủ công lưu
niệm…
Nhóm nhân tố thứ ba gồm những nhân tố đảm bảo giao thông cho
khách đến điểm du lịch (bao gồm những điều kiện đã có và khả năng mở các
tuyến đường mới thuận tiện…).
Nhóm nhân tố thứ nhất là tạo ra vẻ hấp dẫn của làng du lịch văn hoá. Nhưng
nhóm nhân tố thứ hai, thứ ba lại có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành làng du
lịch văn hoá. Nhân tố thứ nhất đóng vai trò tiềm năng, còn nhóm nhân tố thứ hai, thứ
GVHD : Ths Nguyễn Quốc Nam SVTH : Đặng Thị Yên
Trang 13
ba mới biến "tiền năng" thành khả năng hiện thực. Vì vậy, đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng (hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc) và xây dựng cơ sở lưu trú, khai
thác các nguồn lực văn hoá phục vụ du lịch vẫn là vấn đề cấp thiết nhằm xây dựng
làng du lịch văn hoá.
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ CÁC DÂN TỘC
VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HOÁ KHU VỰC TÂY BẮC
2.1 KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC
2.1.1 Vị trí địa lý :
Vùng Tây Bắc gồm vùng đất từ bờ phải sông Hồng đến lưu vực sông
Đà, sông Mã bao gồm 6 tỉnh : Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện
Biên, Yên Bái. Tây Bắc là một vùng rộng lớn có địa lý chính trị, kinh tế- văn
hóa độc đáo, có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước
cả về an ninh – quốc phòng, kinh te, xã hội và văn hóa.
Diện tích tự nhiên của vùng là 37.533,8 km2, chiếm 11,33 % diện tích
cả nước. Với số dân 2.650.100 người, chiếm 3,11 % dân số cả nước (năm
2007). Phía Bắc của vùng giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, phía Đông
giáp với Đông Bắc và một phần Đồng bằng sông Hồng còn phía Nam giáp với
Bắc Trung Bộ.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
Địa hình
Địa hình núi cao, hiểm trở với dãy Hoàng Liên Sơn chạy dọc theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam,cắt xẻ mạnh. Phía Bắc là những dãy núi cao, phân định
biên giới Việt – Trung. Phía Đông và Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn cao
nhất Việt Nam và Đông Dương với đỉnh Phanxipan (3.143 m). Phía Tây và
Tây Nam là các dãy núi cao kế tiếp nhau, phân định biên giới Việt – Lào. Nằm
giữa vùng Tây Bắc là sông Đà chảy theo hướng Tây Bắc – đông Nam. Hai bên
sông Đà là các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi kế tiếp nhau.
Khí hậu
Khí hậu của vùng