Đề tài Xây dựng hệ thống chính sách – pháp luật về đất đai

Giai đoạn (1981 – 1992): triển khai về chính sách đất đai Đây là thời kỳ mô hình kinh tế tập trung bao cấp bộc lộ một cách toàn diện mặt tiêu cực của nó, mà hậu quả là cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc vào cuối những năm 70 đầu những năm 80. Đầu thập niên 1980, sản xuất lương thực không đáp ứng được nhu cầu đời sống của nhân dân, hàng năm vẫn phải nhập trên 1 triệu tấn lương thực. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và rút kinh nghiệm qua các thí điểm (Hải Phòng, Vĩnh Phú, Nghệ Tĩnh), ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương đảng khóa V đã ra Chỉ thị số 100/CT-TƯ về công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Chỉ thị 100 đã hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến hộ gia đình và người lao động; xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên khoán ruộng và hưởng trọn phần vượt khoán.

ppt38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng hệ thống chính sách – pháp luật về đất đai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng hệ thống chính sách – pháp luật về đất đai Seminar Thực hiện: Nhóm 1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý về sừ dụng đất đai Những đề xuất sửa đổi luật đất đai 2003 Nội dung: 1.1. Các chính sách đất đai chủ yếu của Đảng và Nhà nước Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Giai đoạn (1981 – 1992): triển khai về chính sách đất đai Đây là thời kỳ mô hình kinh tế tập trung bao cấp bộc lộ một cách toàn diện mặt tiêu cực của nó, mà hậu quả là cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội sâu sắc vào cuối những năm 70 đầu những năm 80. Đầu thập niên 1980, sản xuất lương thực không đáp ứng được nhu cầu đời sống của nhân dân, hàng năm vẫn phải nhập trên 1 triệu tấn lương thực. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn và rút kinh nghiệm qua các thí điểm (Hải Phòng, Vĩnh Phú, Nghệ Tĩnh), ngày 13 tháng 01 năm 1981 Ban Bí thư Trung ương đảng khóa V đã ra Chỉ thị số 100/CT-TƯ về công tác khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp (gọi tắt là Chỉ thị 100). Chỉ thị 100 đã hướng dẫn các hợp tác xã thực hiện việc khoán sản phẩm đến hộ gia đình và người lao động; xã viên được đầu tư vốn, sức lao động trên khoán ruộng và hưởng trọn phần vượt khoán. 1.1. Các chính sách đất đai chủ yếu của Đảng và Nhà nước Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Giai đoạn (1981 – 1992): triển khai về chính sách đất đai Văn bản đầu tiên do Nhà nước ban hành về đất đai và ruộng đất thể hiện tinh thần đổi mới của Đại hội VI là Luật Đất đai năm 1987. Sau Luật Đất đai năm 1987, Thông tư liên bộ số 05-TT/LB ngày 18-12-1991 của Bộ Thủy sản và Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn giao những ao nhỏ, mương rạch trong vườn nằm gọn trong đất thổ cư cho hộ gia đình; ao lớn, hồ lớn thì giao cho một nhóm hộ gia đình. Với những mặt nước chưa sử dụng có thể giao cho tổ chức, cá nhân không hạn chế. Ngày 15-07-1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 327/CT chính sách sử dụng ruộng đất đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt nước với nội dung: lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất để giao đất rừng, giao đất bãi bồi với những điều kiện rộng rãi: mỗi hộ được giao đất rừng tùy khả năng trong đó có 5000 m2 kinh tế vườn (nếu là đất rừng), 300 m2 (nếu là đất trồng cây công nghiệp), 700 m2 (nếu là đất bãi bồi). Nhà nước dành 60% vốn dự án để xây dựng kết cấu hạ tầng, 40% còn lại cho hộ gia đình vay không lấy lãi. 1.1. Các chính sách đất đai chủ yếu của Đảng và Nhà nước Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Giai đoạn (1981 – 1992): triển khai về chính sách đất đai Như vậy chính sách đất đai giai đoạn 1981-1992 chủ yếu: Thể hiện tinh thần đổi mới nhưng rất thận trọng, thực hiện từng bước chậm, chủ yếu là mang tính thăm dò, thí điểm; (2) Chủ yếu là điều chỉnh trong nông nghiệp và các đơn vị tập thể như nông, lâm trường, hợp tác xã; (3) Quyền sử dụng đất ổn định lâu dài của cá nhân vẫn chưa được thừa nhận. 1.1. Các chính sách đất đai chủ yếu của Đảng và Nhà nước Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó  Giai đoạn đẩy mạnh thực hiện chính sách đất đai (1993 đến nay) Sau khi luật đất đai năm 1993 ra đời, Chính phủ và các bộ, ngành đã có văn bản triển khai Luật này. Nghị định 64/CP ngày27-9-1993 về đất nông nghiệp. Nghị định 88/CP ngày 17-8-1994 về đất đô thị. Nghị định 02/CP ngày 15-1-1994 về đất lâm nghiệp. Như vậy, Luật Đất đai năm 1993 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nguyên tắc giao đất sử dụng ổn định lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân. Đồng thời giao quyền sử dụng đất và kèm theo các quyền khác như: quyền chuyển đổi, quyền thừa kế, quyền thế chấp, quyền cho thuê, quyền chuyển nhượng nhằm tăng cường tính tự chủ và lợi ích kinh tế được đảm bảo về mặt pháp lý cho những người sử dụng đất. 1.1. Các chính sách đất đai chủ yếu của Đảng và Nhà nước Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó  Giai đoạn đẩy mạnh thực hiện chính sách đất đai (1993 đến nay) Tuy nhiên, kinh tế thị trường phát triển kéo theo các quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn, nhu cầu sử dụng và mua bán quyền sử dụng đất (thực chất là mua bán đất đai) trở nên thường xuyên đã làm phát sinh rất nhiều vấn đề mà Luật Đất đai năm 1993 khó giải quyết. Vì thế, ngày 02-12-1998 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai được ban hành và Ngày 01-10-2001 tiếp tục sửa đổi một số điều của Luật Đất đai. Luật sửa đổi lần này là chú trọng đến khía cạnh kinh tế của đất đai và vai trò quản lý nhà nước đối với đất đai. Điều đó được thể hiện bởi những qui định về khung giá các loại đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tính giá trị tài sản khi giao đất hoặc khi nhà nước bồi thường, qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… 1.1. Các chính sách đất đai chủ yếu của Đảng và Nhà nước Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó  Giai đoạn đẩy mạnh thực hiện chính sách đất đai (1993 đến nay) Ngày 10-12-2003 Luật đất đai năm 2003 lại tiếp tục sửa đổi cho phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được ban hành và có hiệu lực ngày 01-07- 2004, thể hiện trong Điều 61, 62, 63 của Luật Đất đai đã thừa nhận quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.  Như vậy, chính sách đất đai giai đoạn 1993 đến nay: Về ưu điểm: Quyền sử dụng đất lâu dài của cá nhân đã được thừa nhận và đảm bảo thực hiện; đồng thời, có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn;  (2) Về khuyết điểm: Chính sách thiếu tầm chiến lược, không có khả năng dự báo dài hạn, thay đổi thường xuyên thể hiện tính đối phó và xử lý tình huống. 1.2. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Khoá XI, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Đất đai 2003. Sau đó, ngày 10 tháng 12 năm 2003, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Lệnh số 23/20031L-CTN công bố Luật Đất đai 2003. Căn cứ theo thẩm quyền của mình, Chính phủ đã ban hành một loạt các Nghị định để thi hành, bao gồm: - Nghị định số 170/2004!NĐCP ngày 22 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 170/20041NĐ-CP). -Nghị định số 181/20041NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003 (sau đây gọi tắt là Nghị định số 181/2004/NĐ-CP). -Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây gọi tắt là Nghị định số 18212004/NĐ-CP). -Nghị định số 188/20041NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 188/20041NĐ-CP). -Nghị định số 19712004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 19712004!NĐ-CP). -Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất (sau đây gọi tắt là Nghị định số 19812004/NĐCP). -Nghị định số 200/20041NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về sắp xếp đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 200120041NĐ-CP). -Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 142/2005!NĐ-CP). -Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một sốđiều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là Nghị định số 17/20061NĐCP). 1.2. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 1.2. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Sau đó, các cơ quan cấp bộ có liên quan như Bộ Tài nguyên và Môi trường,Bộ Tài Chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp... phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hành các văn bản cụ thể hoá các quy định trong Luật Đất đai 2003, trong các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2003 để hướng dẫn các địa phương, các ngành khác thực hiện bằng các thông tư, thông tư liên tịch, bao gồm: -Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân về quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương. -Thông tư số 28/2004/Tr-BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thống kê, kiểm Kế đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. -Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. 1.2. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó -Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. -Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/20041NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. -Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 7 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. -Thông tư số 117/2004/TT-BTC ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất. -Thông tư liên tịch số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và Tổ chức phát triển quỹ đất. 1.2. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó -Thông tư số 01/2005/Tr-BTNMT ngày 13 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 181/2004FNĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất. - Thông tư số 04/2005/Tr-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai sau khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc. - Thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất. Cuối cùng, Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào thẩm quyền của mình cụ thể hoá các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên cho phù hợp với địa phương mình để thực hiện. Chẳng hạn, để cụ thể hoá quy định khung giá đất theo tinh thần của Luật Đất đai 2003 đã được quy định chi tiết trong Nghị định số 1 88/20041NĐ-CP và được hướng dẫn trong Thông tư số 114/2004nT-BTC hàng năm Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành quyết định quy định về khung giá đất cho từng vùng cụ thể trong tỉnh nhưng phải nằm trong khung giá mà Chính phủ đã quy định chung cho toàn quốc. Ví dụ, ngày 10 tháng 1 năm 2006, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái.Nguyên đã ban hành Quyết định số 55/2006/QĐ-UBND quy định giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, giá đất ở tại thành phố Thái Nguyên (là đô thị loại 2) dao động từ 300.000 đồng đến 12.000.000 đồng/m2. Giá này nằm trong khung giá chung tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP đã quy định với đất ở tại đô thị loại 2 là từ 50.000 đồng đến 30.000.000 đồng/m2. 1.2. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó 1.3. Vấn đề hoàn hỉnh và đồng bộ hóa hệ thống pháp luật đất đai ở Việt Nam Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong chế độ sở hữu toàn dân về đất đai dựa vào các văn bản pháp lý,hành chính trong luật quản lý đất đai. Dựa vào luật để cơ quan có thẩm quyền xác định được quyền sở hữu cũng như là vi phạm trong sử dụng đất của người dân,từ đó để quản lý người dân sử dụng đất,cũng như cấp đất,và giấy sử dụng đât. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 2.2. Nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Thực chất nội dung này là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm quản lý chặt chẽ, uốn nắn kịp thời các sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Luật Đất đai 2003 quy định các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đồng thời, để các quyền và nghĩa vụ này được thực hiện đúng, pháp luật đất đai còn quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai các cấp là phải quản lý, giám sát người sử dụng xem trong quá trình sử dụng họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ này như thế nào; quy định việc xử lý các trường hợp người sử dụng và người quản lý vi phạm pháp luật đất đai Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 2.2. Nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Luật Đất đai 2003 quy định người sử dụng đất có 6 quyền chung sau đây: -Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; -Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; -Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; -Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp -Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 2.2. Nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Trách nhiệm của người quản lý đất đai Quy định trách nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và trách nhiệm của cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn như sau: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thường xuyên việc kiểm tra phát hiện các hành vi lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 2.2. Nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Trách nhiệm của người quản lý đất đai Cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng đất tại địa phương để phát hiện kịp thời những trường hợp lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật. Người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ không đúng với quy định của pháp luật và các trường hợp khác có vi phạm hành chính trong quản lý và sử đụng đất đai; trong thời hạn không quá một ngày kể từ khi phát hiện sai phạm phải báo cáo bằng văn bản lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất để xử lý đồng gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 2.2. Nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Xử lý người vi phạm pháp luật đất đai - Mọi vi phạm phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời. Việc xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm gây ra phải được khắc phục theo quy định của pháp luật. - Hình thức kỷ luật được áp dụng độc lập; biện pháp xử lý trách nhiệm vật chất được áp dụng kèm theo hình thức kỷ luật. Hình thức, mức độ kỷ luật được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ hậu quả của hành vi vi phạm, nhân thân của người có hành vi vi phạm. - Các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai của cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ có liên quan đến quản lý đất đai thì bị xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật có liên quan. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 2.2. Nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Xử lý người vi phạm pháp luật đất đai -Một hành vi vi phạm chỉ áp dụng một hình thức kỷ luật. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì từng người vi phạm đều bị xử lý. Một người cùng một lúc thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý về từng hành vi vi phạm và chịu hình thức kỷ luật cao hơn một mức so với hình thức kỷ luật tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất. -Thời hạn xử lý kỷ luật trong lĩnh vực quản lý đất đai là ba tháng kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm có những tình tiết phức tạp cần có thời gian để thẩm tra, xác minh thì thời hạn được xem xét kéo dài nhưng không quá sáu tháng. Trong thời hạn xử lý kỷ luật mà cá nhân có hành vi vi phạm mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý kỷ luật thì thời hạn được tính lại kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm mới hoặc từ ngày chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử lý kỷ luật Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 2.2. Nội dung quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Xử lý người vi phạm pháp luật đất đai Trong quá trình sử dụng đất, người nào lấn, chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng mục đích, huỷ hoại đất không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải chuyển sang thuê đất hoặc không phải trả tiền sử dụng đất mà để đất bị lấn, chiếm, thất hoạt thì phải bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật đối với giá trị quyền sử tụng đất của diện tích đất bị lấn, chiếm, thất thoát. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai 3.1. Khái niệm