Đề tài Xây dựng (hoặc trình bày) một dự án cụ thể về sản xuất kinh doanh nông sản nhằm khai thác tối đa nguồn lực đất đai và lao động ở địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội

Phần I: Giới thiệu về dự án: 1.1 Mục tiêu của dự án: Dự án sản xuất enzim bromelin từ phế phẩm dứa nhằm đạt được những mục tiêu sau: -Thu mua tận dụng nguồn phế phẩm dứa từ quy trình sản xuất nước dứa đóng hộp của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. -Sản xuất và cung cấp enzim Bromelin làm thuốc chữa bệnh cho các công ty dược phẩm. -Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động tại địa phương (không yêu cầu trình độ cao). 1.2 Sự cần thiết phải đầu tư: Tam Điệp là tỉnh giàu tiềm năng về nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Cây trồng chính ở đây là vải và dứa. Dứa ở đây được trồng với quy mô và diện tích rất lớn. Dứa sau khi được thu hoạch sẽ được công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) thu mua để chế biến và đóng hộp nước dứa xuất khẩu. Phế phẩm sau sản xuất bao gồm vỏ dứa, bã dứa,. sẽ được tập trung xử lý tại bãi rác Thung Quèn Khó. Tuy nhiên do lưu lượng sản xuất quá lớn, nhất là vào mùa thu hoạch dứa cộng với việc phế phẩm lên men đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân. Nhằm giải quyết vấn đề đó đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu là phế phẩm tôi xin đề xuất mô hình sản xuất enzim bromelin từ phế phẩm dứa. 1.3 Giới thiệu về tác dụng của enzim Bromelin: Trong quả dứa chín có axit hữu cơ, các khoáng chất Canxi, Photpho, Sắt các Vitamin: E, Betacaroten, C, B1, B2, B3, P. Bromelin là một Enzym (men) thuỷ phân Protein có nhiều dược tính quý, chứa trong toàn bộ cây Dứa nhưng phân bố nhiều nhất là trong lõi trắng (gấp 8 đến 20 lần trong nạc Dứa) sau đến vỏ Dứa. Trong 100ml dịch ép quả Dứa có 800mg Bromelin. Dứa tây chứa nhiều Bromelin hơn Dứa ta.

docx12 trang | Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng (hoặc trình bày) một dự án cụ thể về sản xuất kinh doanh nông sản nhằm khai thác tối đa nguồn lực đất đai và lao động ở địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -----e²f---- BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP NHÓM 8 Lớp: Kinh tế nông nghiệp 1(215)_1 CÁC THÀNH VIÊN: Bùi Thanh Liêm Đinh Thị Hiền Hoàng Tuấn Phi Nguyễn Thu Hương Mai A Hùng Nguyễn Ngọc Dũng Nguyễn Hà Thu Nguyễn Thị Thúy Nguyễn Mạnh Linh Đồng Lê Diệp Khanh Trần Thị Linh Chi Năm 2015 Đề bài: Xây dựng (hoặc trình bày) một dự án cụ thể về sản xuất kinh doanh nông sản nhằm khai thác tối đa nguồn lực đất đai và lao động ở địa phương nhằm đáp ứng mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Dự án: Sản xuất enzim bromelin từ phế phẩm dứa tại thành phố Tam Điệp. Mục lục Phần I: Giới thiệu về dự án. Mục tiêu của dự án. Sự cần thiết phải đầu tư. Giới thiệu tác dụng của enzym bromelin. Phần II: Các yếu tố nguồn lực thực hiện dự án. 2.1 Điều kiện tự nhiên. 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến dự án. 2.3 Nguồn cung nguyên liệu đầu vào. 2.4 Nguồn lực con người. 2.5.Vốn. Phần III: Quy mô và giải pháp thực hiện. 3.1 Nguồn cung nguyên liệu đầu vào. 3.2 Quy trình sản xuất. 3.3 Giải pháp thiết kế. 3.4 Tác động đến môi trường. 3.5 Ước lượng chi phi sản xuất dự kiến năm đầu. Phần IV: Đầu ra cho sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội. 4.1 Dự đoán thị trường tiêu thụ: 4.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội: Phần V: Tổng kết. Phần I: Giới thiệu về dự án: Mục tiêu của dự án: Dự án sản xuất enzim bromelin từ phế phẩm dứa nhằm đạt được những mục tiêu sau: -Thu mua tận dụng nguồn phế phẩm dứa từ quy trình sản xuất nước dứa đóng hộp của công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao góp phần làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. -Sản xuất và cung cấp enzim Bromelin làm thuốc chữa bệnh cho các công ty dược phẩm. -Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động tại địa phương (không yêu cầu trình độ cao). Sự cần thiết phải đầu tư: Tam Điệp là tỉnh giàu tiềm năng về nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Cây trồng chính ở đây là vải và dứa. Dứa ở đây được trồng với quy mô và diện tích rất lớn. Dứa sau khi được thu hoạch sẽ được công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) thu mua để chế biến và đóng hộp nước dứa xuất khẩu. Phế phẩm sau sản xuất bao gồm vỏ dứa, bã dứa,... sẽ được tập trung xử lý tại bãi rác Thung Quèn Khó. Tuy nhiên do lưu lượng sản xuất quá lớn, nhất là vào mùa thu hoạch dứa cộng với việc phế phẩm lên men đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhân dân. Nhằm giải quyết vấn đề đó đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu là phế phẩm tôi xin đề xuất mô hình sản xuất enzim bromelin từ phế phẩm dứa. 1.3 Giới thiệu về tác dụng của enzim Bromelin: Trong quả dứa chín có axit hữu cơ, các khoáng chất Canxi, Photpho, Sắt các Vitamin: E, Betacaroten, C, B1, B2, B3, P. Bromelin là một Enzym (men) thuỷ phân Protein có nhiều dược tính quý, chứa trong toàn bộ cây Dứa nhưng phân bố nhiều nhất là trong lõi trắng (gấp 8 đến 20 lần trong nạc Dứa) sau đến vỏ Dứa. Trong 100ml dịch ép quả Dứa có 800mg Bromelin. Dứa tây chứa nhiều Bromelin hơn Dứa ta. Tác dụng của Bromelin trong y học: - Làm tăng hệ miễn dịch giúp cho người bị ung thư (phổi, bàng quang, vú, buồng trứng) giảm được di căn. (Liều dùng 200 - 300mg Bromelin/kg kết hợp với xạ trị hoặc hoá trị). - Ngừa cao huyết áp, loét, giãn tĩnh mạch, phù phổi, huyết khối. - Chữa đau tim (do làm tan máu tụ gây đau tim). - Bôi lên vết thương, vết bỏng để làm tan các mô hoại tử, chống tụ huyết, giảm phù nề. - Chữa rối loạn tiêu hoá, giúp tiêu hoá chất đạm được hoàn hảo. - Phối hợp với kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm trùng như sưng phổi, viêm phế quản, viêm thận. Tác dụng khác của Bromelin: Bromelin được sử dụng trong nghành chế biến các sản phẩm làm từ sữa với vai trò trong quá trình làm đông tụ sữa. Bromelin được dùng để thủy phân gan bò làm cao gan, thuốc bổ, Phần II: Các yếu tố nguồn lực thực hiện dự án: 2.1 Điều kiện tự nhiên: Tam Điệp có địa hình phức tạp. Vùng đồi núi tập trung nhiều ở rìa phía Tây thành phố thuộc dãy núi Tam Điệp. Một số khu vực phía Bắc có núi nằm xen kẽ đồng bằng, một phần thuộc dãy núi Tràng An. Khu vực núi Tam Điệp chứa đựng nhiều tiềm năng khoáng sản như đá vôi, đất sét, quặng. Sông lớn nhất qua Tam Điệp là sông Bến Đang chảy dọc rìa phía đông với chiều dài khoảng 10 km. Thành phố cũng có một số con suối điển hình như: Suối Tam Điệp dài 2 km, chảy qua các phường Tây Sơn, Trung Sơn rồi đổ vào hồ Yên Thắng. Suối Đền Rồng dài 10 km, chảy từ xã Phú Long Nho Quan qua Quang Sơn, Nam Sơn rồi đổ vào sông Tam Điệp ở Bỉm Sơn. 2.2 Điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến dự án: Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là một trong những doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm lớn nhất tại Việt Nam được thành lập từ ngày 26/12/1955 từ thị trấn nông trường Đồng Giao. Nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu của Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, dây chuyền nước dứa cô đặc 5.000 tấn/năm. Với diện tích canh tác hơn 5.500 hecta, thâm canh nhiều loại rau quả nhiệt đới như: dứa, cam, quýt, đu đủ, vải nhãn, na, ớt, lạc tiên... Tại đây còn trồng và canh tác nhiều loại cây có sản lượng cao như dưa chuột, ngô rau, măng, đậu co ve và nhiều cây ăn trái có chất lượng cao. Tại địa phương có 2 khu công nghiệp lớn bao gồm: Khu công nghiệp Tam Điệp 1 thuộc xã Quang Sơn và phường Tây Sơn, cách trung tâm Thành phố Ninh Bình 15 km, cách trung tâm thành phố Tam Điệp 3 km. Khu công nghiệp Tam Điệp 1 có diện tích: 357 ha, là khu công nghiệp đa ngành, gồm chế tạo cơ khí, may mặc, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản.. Khu công nghiệp Tam Điệp 2 thuộc phường Nam Sơn, Trung Sơn và xã Đông Sơn, có diện tích: 121 ha. Đây là khu công nghiệp đa ngành, gồm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, gia công chế biến nông sản, thực phẩm... 2.3 Nguồn cung nguyên liệu đầu vào. Nguồn cung nguyên liệu chính sẽ là phế phẩm từ quy trình sản xuất dứa của công ty Doveco. Đây là nguồn nguyên liệu không có giá trị với công ty nên sẽ rất dễ thu mua, việc này sẽ giúp Doveco tránh được một khoản tiền phải bỏ ra để xử lý phế phẩm. Do cải tiến về giống cũng như công nghệ nuôi trồng nên giờ dứa đã được trồng quanh năm nên nguồn nguyên liệu này sẽ rất ổn định và dồi dào. Đặc điểm nguồn nguyên liệu: Dứa là cây ăn quả nhiệt đới có nguồn gốc từ Nam Mỹ, hiện ở những vùng này vẫn có thể tìm thấy nhiều giống dứa hoang dại. Hiện nay trên thế giới cây dứa được trồng hậu hết ở các nước trừ châu Âu. Ở nước ta, dứa được trồng từ Bắc vào Nam. Diện tích trồng dứa cả nước khoảng 40000 ha với sản lượng khoảng 500000 tấn. 2.4 Nguồn lực con người. Nguồn lực lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất của xã hội. Nguồn nhân lực trong nông nghiệp là tổng thể sức lao động tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm số lượng và chất lượng của người lao động. Về số lượng bao gồm những người trong độ tuổi (nam từ 15 đến 60 tuổi, nữ từ 15 đến 55 và những người trên và dưới độ tuổi nói trên tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp). Như vậy về lượng của nguồn nhân lực trong nông nghiệp khác ở chỗ, nó không phải chỉ bao gồm những người trong độ tuổi mà bao gồm cả những người trên và dưới độ tuổi có khả năng và thực tế tham gia lao động. Về chất lượng bao gồm thể lực và trí lực của người lao động, cụ thể là trình độ sức khoẻ, trình độ nhận thức, trình độ chính trị, trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tay nghề của người lao động. Trong dự án này, nguồn nhân lực thực hiện chính là những người công nhân trong nhà máy khi nhà máy xây dựng xong. Nguồn nhân lực sẽ được tuyển chọn qua nhiều vòng, đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của từng công việc cụ thể trong dự án. 2.5.Vốn Vốn của dự án sẽ được kêu gọi từ các nhà đầu tư, đầu tư cả về vốn cũng như cơ sở vật chất để thực hiện dư án. Nhà đầu tư có thể có 1 hoặc nhiều nhà đâu tư, tùy theo quy mô dự án muốn xây dựng. Phần III: Quy mô và giải pháp thực hiện. 3.1 Quy trình sản xuất: Trong cây, lá, chồi, ngọn của dứa đều có chứa bromelin nhưng hoạt lực tăng dần từ trên xuống dưới( theo vị trí cây dứa và trên quả dứa) và từ trong ra ngoài( đối với quả) Bảng phân bố tổng hoạt tính enzim Bromelin ở các phần khác nhau của quả dứa trưởng thành Thịt quả Vỏ Lá chồi Cuống Lõi Chồi 61% 26% 9% 1% 2% 1% Để chiết rút bromelin, phế liệu được nghiền nhỏ rồi ép lấy dịch dứa, sau đó cho (NH4)2SO4 hay cho acetone để kết tủa enzyme. Rửa sạch kết tủa, sấy nhẹ ở nhiệt độ 50- 600C cho đến khô, ta thu được chế phẩm bromelin. Quy trình công nghệ : Phế liệu dứa Nghiền (NH4)2SO4 hay axeton, ethanol Bã Bromelin Sấy khô Ly tâm thu tủa Kết tủa ép Quy trình: Để chiết rút bromelin,phế liệu được nghiền nhỏ rồi ép lấy dịch dứa. Quá trình nghiền nhỏ làm tăng hiệu suất cho quá trình ép. Yêu cầu kích thước miếng xé nhỏ hơn 0,3 cm3 hiệu suất ép giảm do khối nguyên liệu mật độ xốp. Nhỏ hơn 1 cm3 hiêu suất ép cũng không cao do tỷ lệ tế bào bị phá vỡ thấp. Có thể ly tâm dịch lọc khoảng 10 phút để loại bỏ chất xơ ta thu được dung dịch có ít tạp chất hơn. Sau đó cho (NH4)2SO4 hay cho aceton để kết tủa enzyme. Rửa sạch kết tủa, sấy nhẹ ở nhiệt độ 50- 600C cho đến khô, ta thu được chế phẩm bromelin. Trước khi kết tủa enzyme có thể sử dụng phương pháp đồng hóa dưới điều kiện áp suất cao để phá vỡ tế bào mô dứa, giảm độ nhớt của dịch chiết, phóng thích các enzyme nội bào mà không làm biến tính chúng, đồng thời làm tăng sản lượng và hoạt tính enzyme bromelin. 3.2 Giải pháp thiết kế: Công trình xây dựng chính. Tên hạng mục Số lượng (cái) Kho chứa 2 Hàng rào Xưởng sản xuất 1 Nhà điều hành 1 Các khu nhà phụ trợ (khu vệ sinh, bảo vệ,...) Máy móc thiết bị - Kho chứa: Kho chứa thành phẩm có diện tích 150m2 xây bằng gạch,mái lợp tôn, ánh sáng độ ẩm vừa phải đảm bảo cho việc bảo quản. Kho được xây dựng xa nguồn nước và khu xưởng sản xuất. - Xưởng sản xuất: tiến hành xây dựng một xưởng sản xuất có diện tích 2000m2 bao gồm nhà xưởng và hệ thống xử lý rác thải nông nghiệp có diện tích 1000m2. Với kết cấu khung bê tông, mái lợp tôn chống nóng. Đồng thời được trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, đảm bảo điều kiện làm việc cho công nhân. - Nhà điều hành: tiến hành xây dựng một phòng điều hành có diện tích: 135m2. Được xây dựng khung bê tông cốt thép, gạch đỏ đảm bảo vững chắc. Mái lợp tôn, trần nhựa chống nóng, công trình phụ khép kín. - Máy móc, thiết bị bao gồm máy nghiền, máy ép, máy ly tâm, thùng pha chế, tinh chế, cô đặc, máy đóng gói, 3.4 Tác động đến môi trường: Đây là dự án nhằm tận dụng nguồn phế phẩm trong nông nghiệp vì thế tác động xấu đến môi trường là rất ít. Cụ thể là: Tiếng ồn: Chỉ phát sinh trong khu vực xưởng sản xuất, tuy nhiên đây là công nghiệp chế biến thực phẩm nên việc gây tiếng ồn là không phát sinh. Bụi, đất, đá và một số các chất rắn khác: có thể phát sinh trong quá trình san lấp mặt bằng, chuyên chở vật liệu và trong quá trình thi công xây dựng công trình : nhà xưởng – trạm sơ chế. Khí thải độc hại: SO2, NO2, CO, CO2 ... được thải ra trong quá trình hoạt động của các phương tiện vận tải, thi công cơ giới. Nước thải sinh hoat( dùng sinh hoạt của cán bộ, công nhân , nước thải trong quá trình sản xuất,được đổ ra hệ thống thoat nước của cơ sở. nguồn nước này không tồn tại các chất độc hại mà chủ yếu là cặn bã có nguồn gốc sinh học nên nhanh bị vi sinh vật phân hủy, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. 3.5 Ước lượng chi phi sản xuất dự kiến năm đầu. Thành tiền (trăm triệu đồng) Ghi chú Chi phí quản lý 516 Bao gồm tiền lương của giám đốc, kế toán, quản đốc, Chi phí nhân công 600 Tiền lương của 10 lao động Chi phí bộ phận bán hàng 100 Chi phí mua nguyên vật liệu đầu vào (ước chừng) 60 Giá mua NVL thỏa thuận với bên bán (khoảng 500.000vnđ/tấn) Tổng 1276 Phần IV: Tổ chức và quản lý nhân sự 4.1 Thời gian dự định tiến hành thử nghiệm dự án: 7 năm Chủ đầu tư 4.2 Mô hình tổ chức quản lý: Quản lý theo mô hình chủ đầu tư trực tiếp chỉ đạo dự án Cố vấn Bộ phận bán hàng Bộ phận tài chính kế toán Trạm thu mua nguyên liệu Trạm chế biến Trạm đóng gói Bộ phận kỹ thuật quản lý máy móc Phần IV: Đầu ra cho sản phẩm và hiệu quả kinh tế - xã hội 4.1 Dự đoán thị trường tiêu thụ: - Thị trường tiêu thụ chính là các công ty sản xuất dược phẩm. Bromelin thành phẩm sẽ ở dưới dạng bột được đóng thành từng bao với trọng lượng mỗi bao là 20 kg. Cơ sở sản xuất sẽ cung ứng cho các công ty sản xuất dược. Phần lớn các công ty sản xuất dược trong nước lấy nguồn cung bromelin chủ yếu qua con đường nhập khẩu là Trung Quốc. Với lợi thế là mặt hàng trong nước tránh được các loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu cùng với sự thuận tiện hơn trong quá trình vận chuyển sẽ là lợi thế lớn giúp giá cả bromelin sản xuất ra thấp hơn hàng nhập về từ Trung Quốc. -Ngoài ra ta còn có thể thêm vài công đoạn, phụ gia và đóng gọi sản phẩm, bán dưới dạng các chế phẩm giàu bromelin. 4.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội: Dự án có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh Ninh Bình nói chung và thành phố Tam Điệp nói riêng. Nhà nước, địa phương có nguồn thu ngân sách từ thuế GTGT, thuế thu nhập doanh nghiệp. Tạo công ăn việc làm cho người lao động và chủ đầu tư. Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm từ nguồn phế phẩm dứa. Trên khía cạnh môi trường dự án có tính bền vững cao do dự án không những không gây tác động xấu đến môi trường mà ngược lại còn giúp cải tạo môi trường xung quanh. Năm Sản lượng Bromelin sản xuất (tấn) Giá bán (triệu đồng/ tấn) Doanh thu (tỷ đồng) Chi phí (tỷ đồng) Lãi ròng (tỷ đồng) 2016 45 90 4,1 1,2 2,9 2017 45 90 4,1 1,2 2,9 2018 55 87 4,8 1,1 3,7 2019 60 86 5,2 1,1 4,1 Phần V: Tổng kết Dự án sản xuất enzim bromelin từ phế phẩm dứa tại thành phố Tam Điệp không những mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp triển khai mà cho cả địa phương. Không những thế dự án còn góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho một bộ phận người dân Tam Điệp, góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm do quá trình sản xuất, chế biến của công ty Doveco. Đây là mô hình lần đầu tiên được áp dụng tại địa phương cho nên nếu thành công sẽ là tiền đề, mô hình kinh doanh mới để các doanh nghiệp chế biến khác học tập theo.