Đề tài Xây dựng mô hình phòng chống lũ ống – lũ quét ở miền núi phía bắc

Môi trường khí hậu của chúng ta đang ngày càng bị thay đổi, có rất nhiều nguyên nhân làm cho môi trường sống của chúng ta bị thay đổi, có thể là do tự nhiên như sự phun trào núi lửa, động đất, và cũng có thể là do nhân tạo như do các hoạt đông của con người thải ra môi trường những chất độc hại và khí thải. Môi trường toàn cầu của chúng ta đang lên tiếng kêu cứu. Những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ozone, hạn hán, lũ lụt, Trong những năm qua, chúng ta có thể thấy được sự biến đổi khí hậu một cách rõ nét, những trận lũ kinh hoàng xảy ra thường xuyên hơn với cường độ ngày càng lớn hơn. Ở Việt Nam chúng ta hiện tượng lũ lụt là thiên tai lớn nhất đang đe dọa, nhất là ở miền núi phía Bắc vì tổn thất nhân mạng, của cải có thể đến mức độ khủng khiếp. Trong đó, tai biến lũ quét - lũ bùn đá hầu như xảy ra ở tất cả 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Lũ quét thường diễn ra đột ngột, sức phá hủy lớn, lại thường tái diễn nhiều lần trên cùng một khu vực, nên hậu quả là rất nặng nề. Chính vì vậy mà con người chúng ta cần có những biện pháp khắc phục, những hạn chế cùng với những mô hình để ngăn ngừa, phòng chống lũ và đặc biệt là lũ ống và lũ quét ở các vùng miền núi

doc25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3272 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình phòng chống lũ ống – lũ quét ở miền núi phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG –˜&™— BỘ MÔN: XỬ LÍ Ô NHIỄM ĐẤT Đề tài: XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ ỐNG – LŨ QUÉT Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC GVHD : GS.TSKH. LÊ HUY BÁ SVTH : HỒ THỊ MINH HIỆU MSSV : 07704421 LỚP : ĐHMT3A TP. HCM ngày 02 tháng 05 năm 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 GIỚI THIỆU VỀ LŨ ỐNG – LŨ QUÉT 4 NGUYÊN NHÂN GÂY RA LŨ ỐNG – LŨ QUÉT 5 SỰ HÌNH THÀNH LŨ ỐNG – LŨ QUÉT 6 NHỮNG ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA LŨ ỐNG – LŨ QUÉT 7 Tính bất ngờ 7 Tính ngắn hạn, ác liệt 8 Tính hàm chứa lượng vật rắn rất lớn 8 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC 8 MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ ỐNG – LŨ QUÉT 12 1. Thành lập bản đồ nguy cơ lũ quét 12 2. Một số biện pháp phòng chống lũ ống – lũ quét 14 Các biện pháp công trình 15 Tăng khả năng thoát lũ của lòng dẫn 15 Phân dòng lũ 16 Xây dựng đê, tường chắn lũ quét 16 Tách vật rắn khỏi dòng lũ 16 Xây dựng bổ sung các tràn sự cố ở các hồ chứa nước 16 Mở rộng khẩu độ thoát lũ của hệ thống cầu cống. 17 Sử dụng đất hợp lý 17 Các biện pháp phi công trình 20 Quản lý sử dụng đất 20 Điều chỉnh các điểm định cư 21 Điều chỉnh điều kiện mặt đệm lưu vực và các khu trữ lũ 21 Sơ tán khỏi vùng lũ quét. 21 Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật 21 Các hoạt động sơ tán, tìm kiếm và cứu trợ khi lũ quét xảy ra 21 Tổ chức nghiên cứu về lũ quét 21 Nghiên cứu, ban hành các chính sách có liên quan đến quản lý lũ quét phòng chống lũ 21 Tuyên truyền giáo dục về lũ và lũ quét, huấn luyện tập dượt các phương án 21 Cơ cấu tổ chức 22 3. Biện pháp quản lí và cảnh báo 22 Cảnh báo và dự báo 22 Xây dựng chính sách về lũ quét 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU Môi trường khí hậu của chúng ta đang ngày càng bị thay đổi, có rất nhiều nguyên nhân làm cho môi trường sống của chúng ta bị thay đổi, có thể là do tự nhiên như sự phun trào núi lửa, động đất,… và cũng có thể là do nhân tạo như do các hoạt đông của con người thải ra môi trường những chất độc hại và khí thải. Môi trường toàn cầu của chúng ta đang lên tiếng kêu cứu. Những hậu quả nặng nề của biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ozone, hạn hán, lũ lụt,… Trong những năm qua, chúng ta có thể thấy được sự biến đổi khí hậu một cách rõ nét, những trận lũ kinh hoàng xảy ra thường xuyên hơn với cường độ ngày càng lớn hơn. Ở Việt Nam chúng ta hiện tượng lũ lụt là thiên tai lớn nhất đang đe dọa, nhất là ở miền núi phía Bắc vì tổn thất nhân mạng, của cải có thể đến mức độ khủng khiếp. Trong đó, tai biến lũ quét - lũ bùn đá hầu như xảy ra ở tất cả 14 tỉnh miền núi phía Bắc. Lũ quét thường diễn ra đột ngột, sức phá hủy lớn, lại thường tái diễn nhiều lần trên cùng một khu vực, nên hậu quả là rất nặng nề. Chính vì vậy mà con người chúng ta cần có những biện pháp khắc phục, những hạn chế cùng với những mô hình để ngăn ngừa, phòng chống lũ và đặc biệt là lũ ống và lũ quét ở các vùng miền núi GIỚI THIỆU VỀ LŨ ỐNG – LŨ QUÉT Lũ ống Lũ quét Lũ lụt là hiện tượng thuỷ văn đặc biệt nguy hiểm, nhất là lũ quét và lũ ống. Trong một số trường hợp nó có sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên, như trận lũ quét năm 1998 ở thị xã Lai Châu (cũ) đã xoá sổ cả bản Mường Lay và khu vực thị xã. Lũ thường xảy ra ở vùng núi, nơi có địa hình đồi núi cao chen kẽ với thung lũng và sông suối thấp. Vào các tháng mùa mưa có các trận mưa lớn, cường độ mạnh, nước mưa tích luỹ nhanh, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ. Lũ quét là sự chảy dồn nước nhanh vào một vùng tương đối rộng (tới vài chục km2) thường quét theo các triền sông, suối  với cường độ mạnh xảy ra bất ngờ, duy trì trong một thời gian ngắn và có sức tàn phá rất mạnh, quét sạch hoặc phá huỷ hầu như mọi vật trên bề mặt mà dòng nước chảy qua. Lũ ống là sự chảy dồn nước bộc phát đột ngột từ cao xuống thấp với tốc độ rất cao vào một thung lũng suối nhỏ hoặc một khe hẻm có quy mô nhỏ hơn (từ vài trăm mét đến vài km) theo sườn rất dốc, tạo thành một khối nước hình ống, thời gian xảy ra rất ngắn  và sức tàn phá cũng rất mạnh. Lũ quét là một dạng tai biến nguy hiểm xếp hàng thứ ba sau động đất, trượt đất. Lũ quét rất thường xuyên xẩy ra nhiều vị trí ở Tây Bắc Bộ, gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Có nhiều vị trí lũ quét xẩy ra liên tiếp nhiều năm trên diện rộng. NGUYÊN NHÂN GÂY RA LŨ ỐNG – LŨ QUÉT Lũ quét xảy ra chịu ảnh hưởng của các dạng tổ hợp, các điều kiện tự nhiên và các hình thức hoạt động của con người trên lưu vực. Đi vào bản chất, có thể phân nhân tố theo 3 nhóm tùy theo tốc độ biến đổi của chúng. Các nhân tố hình thành lũ quét Ít biến đổi Biến đổi chậm Biến đổi nhanh Hoạt động của con người Địa chất Địa mạo Địa trình Chuyển động kiến tạo Phong hóa thổ nhưỡng Biến đổi khí hậu Địa chất thủy văn Lớp phủ thực vật Mưa lớn Lũ Động đất Xói mòn, trượt lỡ Lượng ẩm lưu vực Dòng chảy mặt Hình Các nhân tố hình thành lũ quét ở Việt Nam Các hình thức hoạt động của con người trên lưu vực có thể ảnh hưởng đến cả ba nhóm các nhân tố: biến đổi nhanh, biến đổi chậm và ít biến đổi. Song biến đổi rõ nhất là các nhóm nhân tố biến đổi nhanh. Đây là nhóm nhân tố chỉ thị thường được chọn làm các đặc trưng để phân biệt lũ quét với lũ thường. Nhóm các nhân tố biến đổi chậm tham gia vào quá trình hình thành lũ quét khi quá trình biến đổi vượt qua một "ngưỡng" nào đó. "Ngưỡng" của từng nhân tố là một khoảng khá rộng vì lũ quét hình thành do những tổ hợp khác nhau của các nhân tố. SỰ HÌNH THÀNH LŨ ỐNG – LŨ QUÉT Lũ quét có thể được hình thành trong các điều kiện như sau: Lớp đất trên thấm nước, lớp đất dưới lại ít hoặc không thấm nước hoặc lớp đất trên là lớp sa thạch và lớp dưới là phấn thạch, kết hợp với mưa lớn làm cho dòng chảy mặt xói mòn mạnh hơn và tạo thành lũ đổ về hạ lưu. Dòng chảy này thường chuyển động trượt trên sườn dốc đứng với lưu tốc đặc biệt lớn. Vì vậy, lũ có sức tàn phá ghê gớm, gây thiệt hại lớn cho vùng hạ lưu. Tuy nhiên, lũ không tự nhiên hình thành mà thường phải có các điều kiện mới hình thành nên lũ. Đó là sự ảnh hưởng tổ hợp của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người trên lưu vực. Các yếu tố tự nhiên có thể là chuyển động kiến tạo của đất, sự phong hóa thổ nhưỡng, sự biến đổi khí hậu, địa chất - thủy văn, lớp phủ thực vật... Các nhóm nhân tố này đều chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người trên lưu vực. Yếu tố rừng chỉ còn độ che phủ ít là minh chứng rõ nét nhất về sự tác động của con người đến thiên nhiên. Trong điều kiện này, dòng lũ hình thành và mạnh lên, tàn phá mọi vật cản trên đường chuyển động, tạo ra dòng xói, bồi. Sự hình thành lũ quét trải qua các giai đoạn sau: - Mưa lớn, cường độ lớn gây hình thành dòng lũ mặt lớn và đặc biệt tràn ngập trên mặt lưu vực nhỏ vùng núi dốc có độ che phủ rừng ít, bị khai thác mạnh mẽ, tiềm tàng nhiều điều kiện thuận lợi cho xói mòn, rửa trôi đất đá, bùn cát, cây cối, song lòng dẫn lại tiêu thoát kém. - Nước lũ gây xói mòn, rửa trôi, sạt, trượt, sụt lỡ mạnh mặt lưu vực, cuốn theo các vật chất rắn, dòng lũ khi đó thay đổi căn bản về chất, trở thành dòng chất lỏng - rắn (gồm nước - bùn đá - cây cối...) tập trung vào sông chính. Lũ khi đó có tổng lượng lớn hơn hẳn tổng lượng dòng lũ nước sinh ra nó. Dòng lũ bùn - nước - cây cối tập trung hầu như đồng thời, rất nhanh từ các sườn dốc lưu vực (thường có độ dốc lớn, trên 20-30%) vào lòng dẫn, đổ vào các vùng trũng, thung lũng sông ở dạng lũ quét rồi thoát một phần nước - bùn cát - cây cối ra sông chính. Dòng lũ quét tàn phá mọi vật cản trên đường chuyển động, tạo ra lòng dẫn mới, xói, bồi lòng dẫn cũ. Bồi lắng bùn cát, đất đá, cây cối ở các vùng trũng, thấp dọc lòng dẫn (cũ và mới tạo thành trong trận lũ quét) ở dạng các bãi lầy, bãi bùn cát, đá sỏi, cây cối phủ đầy vườn tược và cả những khu dân cư, kinh tế vùng thấp. Nếu xét về mặt không gian, mỗi giai đoạn nêu trên thường những miền hoạt động chính, hầu như mọi quá trình xảy ra trên toàn bộ lưu vực. - Khu vực sinh ra lũ là phần thượng nguồn lưu vực sông độ dốc lớn, thường chiếm 2/3 diện tích lưu vực. Tại đây, các quá trình chính hình thành dòng chảy mặt, xói mòn, rửa trôi mặt đất xảy ra mạnh nhất. Quá trình tập trung dòng lũ cũng xảy ra đồng thời, song chưa xảy ra mạnh mẽ. - Khu vực tập trung dòng lũ quét, nơi còn xảy ra mạnh mẽ quá trình xói sâu, sạt trượt lỡ đất đá, cuốn trôi cây cối, tắc ứ tạm thời sau vỡ hàng loạt... Khu này bao trùm một phần thấp hơn (thường là phần chân dốc, chân các sườn núi) của thượng lưu, các đoạn sông suối phần trung tâm lưu vực nơi độ dốc lòng dẫn còn rất lớn, hợp lưu của nhiều sông suối trước khi dòng lũ đổ vào thung lũng. - Khu vực chịu lũ: là nơi thường xảy ra mạnh mẽ nhất là quá trình "quét", trong đó hiện tượng xói sâu, lở, sạt trượt còn xảy ra ở cường độ cao trên đoạn đầu của thung lũng, hiện tượng quét, bồi lấp xảy ra mạnh mẽ nhất ở đoạn cuối của thung lũng trước khi lũ quét thoát được dòng chính. IV. NHỮNG ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA LŨ ỐNG – LŨ QUÉT Tính bất ngờ Khoảng thời gian từ khi xuất hiện sự gia tăng mực nước trong sông đến khi đạt đỉnh lũ là rất ngắn. Do vậy thường khó khăn trong dự báo, cảnh báo lũ quét một cách hiệu quả ở trình độ chuyên môn và kỹ thuật hiện nay. Hiểu biết rõ về cơ chế hình thành, những đặc tính và đặc trưng của lũ quét từ đó có thể có biện pháp dự báo, cảnh báo hiệu quả. Mặc dù vậy, lũ quét vẫn là thiên tai bất ngờ ngay cả khi đã báo trước được 1-3 giờ. Cần có biện pháp đặc biệt để giảm tính chất này của lũ quét. Tính ngắn hạn, ác liệt Lũ quét thường tồn tại trong thời gian ngắn, thường kết thúc sau 10-18 giờ, rất ít khi quá 1 ngày, nước lũ lớn xói mòn, rửa trôi khối lượng rất lớn vật chất rắn từ các sườn núi dốc rồi trở thành dòng bùn - nước - vật rắn tập trung hầu như đồng thời và rất nhanh. Do đó, lũ quét thường có nhánh lên xuống rất dốc, khác hẳn lũ thường, lại có đỉnh rất lớn, tổng lượng lớn, hơn hẳn đỉnh lũ nước (có khi gấp 2-5 lần) trong điều kiện mưa tương đương do cơ chế hình thành và vận động khác hẳn. Như thế, để giảm hoặc loại trừ tính ngắn hạn của lũ quét, các biện pháp có lẽ phải hướng vào kéo dài thời gian lũ lên (là chủ yếu) và lũ xuống mà trên căn bản là hướng vào tăng thời gian tập trung dòng lũ ở lưu vực, từ đó cũng giảm hẳn tính ác liệt của lũ (giảm đỉnh lũ, tần suất lũ lên, xuống, lưu tốc dòng sông)... Tính hàm chứa lượng vật rắn rất lớn Dòng lũ quét khác hẳn dòng lũ nước thường bởi tỷ lệ vật chất rắn rất lớn. Trong quá trình hình thành và vận động, tỷ lệ vật rắn trong dòng lũ quét không ngừng tăng lên, tăng mạnh nhất ở khu vực hai - khi chuyển động từ trên núi cao xuống thung lũng. Lượng chất rắn thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% trong dòng lũ để trở thành dạng lũ bùn đá. Một dòng chảy như vậy, xét về bản chất hình thành và động lực của nó đã khác biệt về chất so với lũ nước thông thường. Dòng lũ quét là pha trung gian giữa vật thể lỏng và rắn. Để giảm và hạn chế tác động đặc tính này của dòng lũ quét, hoặc ngăn ngừa nguy cơ lũ quét, cần phải có biện pháp nhằm vào giảm xói mòn, sạt, trượt, tức là giảm lượng vật chất rắn trong lũ, có biện pháp cắt bớt lượng vật rắn trong lũ quét, giảm quá trình chuyển động trượt ... Những chỉ tiêu cơ bản xác định của lũ quét Để thiết kế, thực thi bất kỳ loại biện pháp công trình nào, ngay cả với biện pháp phi công trình thì các đặc trưng cơ bản của lũ quét là những cơ sở quan trọng nhất, ngoài những hiểu biết về khu vực hình thành, vận động, khu vực chịu lũ, đặc tính của lũ quét. Những đặc chỉ tiêu cơ bản để xác định lũ quét là: - Thời gian xuất hiện, thời gian lũ lên, xuống và cả trận, quá trình lũ quét. - Đỉnh lũ và thời gian xuất hiện, biên độ lũ, lưu tốc trung bình và cực đại, phân bố. - Cường suất lũ lên, xuống trung bình và lớn nhất. - Tổng lượng, thành phần vật chất trong lũ (lỏng, rắn), đặc trưng cơ lý của dòng. - Thời gian tập trung lũ, thời gian truyền lũ, khả năng chuyển tải của dòng lũ quét. - Thành phần chất rắn, thành phần hạt, phân bố hạt trong dòng lũ quét. - Động lượng của dòng và tác động của dòng khi gặp vật cản. - Kích thước hình học của dòng. - Áp lực thủy động khi vỡ đập, và các chỗ tắc ứ tạm thời khi có lũ quét. - Vận tốc quán tính khi lũ gia tăng và tắt dần tùy theo yêu cấu trúc lũ quét ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC Khu vực miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh, là địa bàn kinh tế xã hội quan trọng của cả nước, gồm Lai Châu (cả tỉnh Điện Biên mới), Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang. Trong số các loại tai biến địa chất xảy ra ở khu vực này, gây thiệt hại nặng nề nhất là hiện tượng trượt lở đất, lũ quét và xói lở bờ sông. Về phát triển dân cư nông thôn: Vùng núi phía Bắc với dân cư phân bố phân tán, chủ yếu là các bản làng dân tộc được tổ chức mang đặc thù văn hoá riêng của từng dân tộc. Đối với khu vực đồi trung du, phân bố dân cư tập trung hơn, hình thái dân cư phổ biến là dân cư canh tác vườn đồi theo hình thức trang trại. Các hình thái dân cư chủ yếu trong vùng là bản làng dân tộc, trung tâm cụm xã, dân cư canh tác vườn đồi. Các tác động thiên tai chủ yếu trong vùng: Đối với vùng núi phía Bắc là mưa lớn gây lũ, lũ quét, sạt lở... Miền núi phía Bắc cũng là vùng có mạng lưới thủy văn dày đặc, như sông Mã, sông Đà, sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm..., địa hình núi cao lại bị phân cắt mạnh nên các dòng sông thường có độ dốc lớn, dòng chảy xiết, hay gây lũ quét, lũ ống, đặc biệt vào mùa mưa. Tai biến này diễn ra ngày càng phổ biến với quy mô ngày một lớn, làm mất đi hàng nghìn ha đất canh tác, phá hủy nhiều nhà cửa, làng mạc dọc theo một số con sông lớn. Bên cạnh yếu tố địa hình dốc, bị chia cắt mạnh, thì sự phá hoại thảm thực vật của con người cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến việc xuất hiện ngày càng nhiều tai biến này. Điều tra cho thấy tai biến địa chất mạnh thường xảy ra ở những vùng có độ che phủ thực vật thấp hơn 20%, như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lạng Sơn. Đây là những vùng đất trống, đất có cây bụi, hoặc đất trồng cây lương thực. Vùng núi phía Bắc và Trung du Bắc Bộ (14 tỉnh thuộc Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ là các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ). Với tổng diện tích 25018,3 km2, dân số nông thôn khoảng 23776 nghìn người, với các dân tộc chủ yếu Kinh, Mường, Thái, H’Mông, Tày, Nùng... Mật độ dân số trung bình dao động lớn (150người/km2 đối với khu vực miền núi phía Bắc. Địa hình khá đa dạng: Vùng núi phía Bắc chủ yếu là đồi, núi cao, địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, hay gây lũ quét, sạt lở đất. Trong khi đó vùng Đồng bằng sông Hồng có địa hình tương đối bằng phẳng. Tiềm năng phát triển kinh tế cũng rất khác nhau giữa các vùng trong khu vực. Vùng núi phía Bắc chủ đạo là kinh tế nông nghiệp. Vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh nông nghiệp tổng hợp, công nghiệp và dịch vụ. MÔ HÌNH PHÒNG CHỐNG LŨ ỐNG – LŨ QUÉT Thành lập bản đồ nguy cơ lũ quét Phân vùng nguy cơ lũ quét dựa trên cơ sở phân tích từng vùng, từng đơn vị diện tích và tác động tổng hợp của các yếu tố: Địa hình, hình dạng lưu vực, hướng dòng chảy thể hiện ở bản đồ phân cấp độ dốc Khả năng thấm của đất, khả năng sinh dòng chảy, xói mòn, rửa trôi thể hiện ở bản đồ phân bố các loại đất Mặt đệm, lớp phủ thực vật và các yếu tố tác động của con người thể hiện ở bản đồ lớp phủ thực vật Sơ đồ các bước thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét Một số bản đồ nguy cơ lũ quét tại một số tỉnh miền núi phía bắc Một số biện pháp phòng chống lũ ống – lũ quét Trước hết, cần thiết nghiên cứu thực trạng lũ ống – lũ quét để làm cơ sở xác định nơi và thời điểm xuất hiện lũ quét để bước đầu xác định các khu vực trọng điểm cần ưu tiên nghiên cứu. Tiếp theo là cải tạo hệ thống kênh rạch, sông suối nhằm cải thiện dòng chảy, hạn chế các tác hại của lũ. Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái ở mức cao. Chủ động phòng tránh thiên tai và các sự cố môi trường gây ra do lũ quét. Cụ thể: phải bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, khoáng sản); phân vùng nhằm phòng tránh lũ quét (phân vùng đất, cải tạo các dòng sông...), lồng ghép các nghiên cứu về kinh tế - xã hội và môi trường trong hoạch định biện pháp phòng tránh cũng như giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét, tăng cường hoạt động quản lý và dự báo lũ quét (như: tăng cường nguồn nhân lực, kiện toàn bộ máy, bồi dưỡng nghiệp vụ năng lực kỹ thuật cho cán bộ làm công tác phòng chống lụt bão, dự báo KTTV), xây dựng các chính sách về lũ quét, các chương trình phòng chống lũ quét ưu tiên... Một số giải pháp về khoa học và công nghệ có thể thực hiện ngay. Đó là: Tránh lũ quét nhờ khả năng tăng thoát nước lũ của lòng dẫn; Phân dòng lũ, có thể áp dụng một số biện pháp phân vùng lũ vào hồ chứa tĩnh hoặc vùng trũng, phân lũ theo kênh dẫn ra sông chính loại lớn; Tách vật rắn khỏi dòng lũ, loại trừ các vật chất rắn có kích thước lớn (đá hộc, tảng, cuội, sỏi, cây lớn...), cản trở sự tập trung nhanh dòng nước - bùn cát vào lòng thung lũng, vùng trũng; Đắp bờ, đào hố giữ nước ở sườn dốc, đắp phai đập ngăn nước ở khe suối; Mở rộng khẩu độ cầu cống, bố trí cầu và các công trình điều tiết phòng tránh lũ quét; Làm đập kiểm soát trên các sông, suối thường xảy ra lũ quét. Thực hiện các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét gây ra đòi hỏi tốn kém nhiều công sức, tiền của và thời gian. Tuy nhiên, tiến hành điều tra, nghiên cứu để từng bước thực hiện chương trình này là việc làm cần thiết. Nó phải được coi là một nội dung chiến lược phòng chống, giảm nhẹ thiên tai ở nước ta trong những năm tới. Thiên tai chỉ xảy ra nơi có sự tác động qua lại những con người và tự nhiên. Thế nhưng xu thế chung là con người càng tập trung đông đảo vào khu vực lũ lụt. Vì ngoài thời gian căng thẳng, nguy hiểm khi lũ lụt xảy ra thì điều kiện sống và phát triển chính nơi đó lại thuận lợi hơn những nơi khác. Cho nên phải có biện pháp “Sống chung với lũ” một cách tích cực và chủ động. Sau đây là một số biện pháp chính để chung sống với lũ, lụt: Các biện pháp công trình Từ những phân tích các nguyên nhân hình thành lũ quét nêu ở các phần trên, để đề phòng lũ lụt nói chung và lũ quét nói riêng cần phải tích cực khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là các khu vực thường gây ra lũ quét, nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, nhanh chóng trả lại cơ chế bão hoà cho lưu vực, hạn chế khả năng tập trung dòng chảy lũ.   Ở các khu vực thường xảy ra lũ quét cần được nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch khai thác trị thuỷ, xây dựng các hồ chứa nước đa tác dụng: chống lũ, tích nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát điện...kết hợp với việc điều tiết lũ, phòng chống lũ quét.   Tổ chức khai thông các đường tập trung lũ ở phía thượng lưu các khu vực cần bảo vệ nhằm mục đích không để sinh ra hiện tượng tắc nghẽn dòng chảy, tích tụ nước tạo ra lũ quét nghẽn dòng. Đồng thời cũng phải tổ chức khai thông các đường dẫn lũ ở phía hạ lưu các khu vực cần bảo vệ để đề phòng hiện tượng tắc ứ sinh ra ngập lụt. Tăng khả năng thoát lũ của lòng dẫn Sự tiêu thoát nước kém là một yếu tố ảnh hưởng đến cường độ lũ. Nhất là những đoạn hạ lưu, khi lũ tập trung nhanh, lưu lượng lớn mà lại tiêu thoát kém thì tác động càng mạnh. Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiêu thoát lũ chủ yếu bao gồm địa hình cửa sông hẹp, quanh co hay bị các hộ dân lấn