Đề tài Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bình để nuôi giun quế làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại Xã Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế

Hơn mười năm trở lại đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm nghiệp và thủy sản (năm 2009 là 4,28%). Ðến nay, thủy sản Việt Nam có vị trí cao trong nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản, thứ ba về nuôi thủy sản và thứ sáu về giá trị xuất khẩu thủy sản. Năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh, ngành thủy sản vẫn duy trì được nhịp độ sản xuất, sản lượng thủy sản đạt 4,85 triệu tấn, tăng 5,8% so với năm 2008. Giai đoạn 1991- 2000, tốc độ tăng sản lượng thủy sản trung bình là 7,31%, giai đoạn 2001- 2009, tốc độ tăng sản lượng thủy sản là 10,20%. Ðến năm 2009, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó có những thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nga. Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với vùng đất ngập nước phân bố trên chiều dài gần 70km, có tổng diện tích 248,7km2, chiếm khoảng một nửa tổng diện tích đầm phá ven bờ Việt Nam (480,5km2). Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Nằm ở vị trí trung tâm của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, xã Hương Phong là vùng hợp lưu của các con sông chính như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu và cửa biển Thuận An, tạo thành hệ sinh thái thuận lợi cho sự sinh trưởng các loại thuỷ sản có giá trị cao. Vì vậy, nghề nuôi trồng thuỷ sản thực sự trở thành nghề mới có hiệu quả cao, thu hút nhiều người dân, nhiều gia đình tham gia. Nghề nuôi trồng thủy sản đã tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Nhiều gia đình đã thoát nghèo, đời sống đã được cải thiện, một số hộ gia đình trở nên khá và có điều kiện vươn lên làm giàu. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn một số khó khăn như tình hình dịch bệnh xảy ra ngày càng phức tạp, giá cả các vật tư, dịch vụ nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng cao. Những hộ chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp tuy có chất lượng tốt nhưng với giá thành cao do đó ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và lợi nhuận của hoạt động sản xuất, đặc biệt đối với những hộ chăn nuôi nhỏ, ít vốn thì càng gặp khó khăn trong việc đầu tư cho chăn nuôi với quy mô hợp lý. Cần phải nghiên cứu một số mô hình mới nhằm giảm chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế cao hơn trong nghề nuôi trồng thủy sản. Với những lý do đó, được sự cho phép của khoa Thủy sản - Trường Đại học Nông Lâm Huế tôi đã thực hiện đề tài “ Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bình để nuôi giun quế làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại Xã Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế”.

doc45 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3935 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bình để nuôi giun quế làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại Xã Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Hơn mười năm trở lại đây, ngành thủy sản đã có những bước phát triển vượt bậc, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khối nông, lâm nghiệp và thủy sản (năm 2009 là 4,28%). Ðến nay, thủy sản Việt Nam có vị trí cao trong nghề cá thế giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản, thứ ba về nuôi thủy sản và thứ sáu về giá trị xuất khẩu thủy sản. Năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh, ngành thủy sản vẫn duy trì được nhịp độ sản xuất, sản lượng thủy sản đạt 4,85 triệu tấn, tăng 5,8% so với năm 2008. Giai đoạn 1991- 2000, tốc độ tăng sản lượng thủy sản trung bình là 7,31%, giai đoạn 2001- 2009, tốc độ tăng sản lượng thủy sản là 10,20%. Ðến năm 2009, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đó có những thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nga. Thừa Thiên Huế có hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với vùng đất ngập nước phân bố trên chiều dài gần 70km, có tổng diện tích 248,7km2, chiếm khoảng một nửa tổng diện tích đầm phá ven bờ Việt Nam (480,5km2). Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Nằm ở vị trí trung tâm của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, xã Hương Phong là vùng hợp lưu của các con sông chính như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu và cửa biển Thuận An, tạo thành hệ sinh thái thuận lợi cho sự sinh trưởng các loại thuỷ sản có giá trị cao. Vì vậy, nghề nuôi trồng thuỷ sản thực sự trở thành nghề mới có hiệu quả cao, thu hút nhiều người dân, nhiều gia đình tham gia. Nghề nuôi trồng thủy sản đã tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Nhiều gia đình đã thoát nghèo, đời sống đã được cải thiện, một số hộ gia đình trở nên khá và có điều kiện vươn lên làm giàu. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn một số khó khăn như tình hình dịch bệnh xảy ra ngày càng phức tạp, giá cả các vật tư, dịch vụ nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng cao. Những hộ chăn nuôi bằng thức ăn công nghiệp tuy có chất lượng tốt nhưng với giá thành cao do đó ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập và lợi nhuận của hoạt động sản xuất, đặc biệt đối với những hộ chăn nuôi nhỏ, ít vốn thì càng gặp khó khăn trong việc đầu tư cho chăn nuôi với quy mô hợp lý. Cần phải nghiên cứu một số mô hình mới nhằm giảm chi phí đầu vào và nâng cao hiệu quả kinh tế cao hơn trong nghề nuôi trồng thủy sản. Với những lý do đó, được sự cho phép của khoa Thủy sản - Trường Đại học Nông Lâm Huế tôi đã thực hiện đề tài “ Xây dựng mô hình sử dụng bã rơm đã qua trồng nấm và bèo lục bình để nuôi giun quế làm thức ăn cho ếch bố mẹ tại Xã Hương Phong – Hương Trà – Thừa Thiên Huế”. Đề tài thực hiện nhằm các mục tiêu như sau: Tìm hiểu sự sinh trưởng, tăng sinh khối của giun quế trong hai môi trường khác nhau là bèo lục bình và rơm đã qua trồng nấm. Thử nghiệm giun quế làm thức ăn nuôi vỗ ếch bố mẹ. Tập làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế và trình độ kiến thức bản thân chưa cao nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn có những ý kiến đóng góp và bổ sung để bài viết được hoàn thiện hơn. PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Thông tin chung về xã Hương Phong 1.1. Tài nguyên thiên nhiên * Đặc điểm địa lý: Xã Hương Phong là một xã nằm phía Tây Bắc huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế, cách thành phố Huế 12 km. Phía Bắc giáp xã Hải Dương Phía Đông giáp thị trấn Thuận An Phía Tây giáp xã Quảng Thành huyện Quảng Điền Phía Nam giáp xã Hương Vinh, huyện Hương Trà Tổng diện tích tự nhiên là 1570,7 ha, xã nằm vị trí đặc biệt, hai mặt giáp sông, một mặt giáp phá Tam Giang thuận lợi trong phát triển nông nghiệp và khai thác nuôi trồng thủy sản.  * Địa hình và đất đai: Toàn xã có 6 thôn, phân bố thành 9 cụm dân cư với 2.095 hộ, 10.997 khẩu, tỷ lệ nữ chếm 55%, tỷ lệ sinh 1,34% , tỷ lệ nghèo 21,6%. Hoạt động sản xuất chủ yếu là Nông nghiệp và khai thác nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề phụ khác. Xã Hương Phong là một xã có diện tích đất tự nhiên tương đối lớn 1570,7 ha (năm 2008) mang đặc điểm địa hình ven biển nên chia diện tích đất thành vùng ven phá với diện tích đất chiếm 1/3 đất nông nghiệp, vùng này nhiễm mặn và thiếu nước ngọt vào mùa hè, mùa mưa bị ngập úng. Đây là vùng sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thường chỉ cấy được một vụ, năng suất thấp hoặc bỏ hoang. * Nguồn nước: Bao bọc xung quanh xã Hương Phong là sông ngòi và đầm phá nên tài nguyên nước là khá phong phú. Phía Tây xã Hương Phong giáp với sông Bồ, phía Đông giáp sông Hương. Hai con sông này là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sản xuất nông nghiệp cũng như nước sinh hoạt cho người dân địa phương. Tuy nhiên, do hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh và đồng bộ nên chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn nước ngọt này. Bên cạnh đó, phía bắc giáp đầm phá Tam Giang. Đây là nguồn nước lợ phục vụ cho nuôi trồng thủy sản của địa phương. Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã Hương Phong hiện nay đã lên đến 163,5 ha. Tuy nhiên vào những thời gian nắng nóng và khô hạn, do sát với biển Thuận An nên nồng độ muối trong các ao nuôi cao ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Trước đây nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân được lấy từ sông Hương và sông Bồ; nhưng hiện nay nguồn nước sinh hoạt được cung cấp từ hệ thống nước máy của thành phố. Nguồn nước ngầm ở xã Hương Phong được thăm dò năm 1978, trữ lượng nước ngầm khác lớn. Hiện nay nước ngầm được khai thác dưới dạng giếng đào và giếng khoan để phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống. Tuy nhiên theo đánh giá của các cơ quan chức năng chất lượng nước ngầm không bảo đảm do nhiễm phèn và lưu huỳnh. * Điều kiện khí hậu, thủy văn: Xã Hương Phong nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung đều nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu chuyển tiếp của 2 miền Bắc – Nam nên mỗi năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.  * Nhiệt độ: Mùa khô bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 21,6 oC, nhiệt độ trung bình cao nhất là 30,1 oC. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau.  * Lượng mưa: Xã Hương Phong có lượng mưa tương đối lớn so với cả nước. Lượng mưa trung bình 469,9 mm. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đều trong năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 9 với 510,4 mm; lượng mưa thấp nhất là tháng 6 với 13,1 mm. Nhưng lượng mưa trong năm tập trung vào những tháng 8,9,10; trong thời gian này lượng mưa có thể chiếm tới 70 -75% lượng mưa cả năm; đồng thời đây là thời gian thường xảy ra lũ lụt gây nên hiện tượng ngập úng, sạt lở đất dọc theo bờ sông, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Số ngày mưa của các tháng trong năm là 146 ngày; trong đó tháng có nhiều mưa nhất là tháng 2 với 14 ngày và tháng có ít ngày mưa nhất là tháng 6,7,9 với 7 ngày. * Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm là 85%; trong đó tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 1 với 92% và tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 7 với 76%. * Gió: Do Hương Phong là xã nằm ven đầm phá Tam Giang và gần với biển nên hằng năm chịu ảnh hưởng của gió biển thổi vào. Xã thường chịu tác động của các hướng gió chính sau: Hướng Tây Nam: thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Hướng gió Đông Bắc, Tây Bắc lạnh, ẩm thường kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Ngoài ra ở xã Hương Phong còn có một nguồn lợi tự nhiên chưa được đầu tư và khai thác sử dụng đó là rừng ngập mặn Rú Chá và mỏ khoáng nước nóng đây là một nguồn lợi quý giá cho việc phát triển kinh tế xã hội và chuyển đổi sinh kế cho người dân. 1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế. 1.2.1. Tình hình chung Với đặc điểm địa hình và điều kiện diện tích đất đai rộng và tiếp giáp với đầm phá Tam Giang, hoạt động sinh kế của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, khai thác nuôi trồng thủy sản và các ngành nghề phụ truyền thống khác của địa phương, nhằm tận dụng các lợi thế về tài nguyên nguồn lợi sẵn có ở địa phương để từng bước xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân địa phương. 1.2.2. Tình hình đánh bắt thủy sản. Các đối tượng đánh bắt thủy sản bao gồm tôm cua, các loại cá khác nhau. Mùa vụ đánh bắt thủy sản tập trung từ tháng 1 đến tháng 3 và tháng 8, tháng 9 hàng năm. Ngoài đánh bắt các nguồn thủy sản tự nhiên trên sông, đầm phá còn có đánh bắt hải sản ven bờ và đánh bắt hải sản xa bờ. Đánh bắt thủy sản đã đem lại một nguồn thu nhập đáng kể cho hộ gia đình và địa phương, tuy nhiên vấn đề cần quan tâm ở đây là một số hộ gia đình sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính hủy diệt như dùng điện, mắt lưới có kích thước nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm nguồn lợi tự nhiên. 1.2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản Nuôi trồng thủy sản được xem như là ngành kinh tế chính theo kế hoạch phát triển của xã. Nuôi tôm là hoạt động nuôi trồng thủy sản chính với sự tham gia của nông dân các thôn Thuận Hòa và Vân Quật Đông ven phá Tam Giang. Theo người dân địa phương, đây là một hoạt động sinh kế đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng dễ gặp rủi ro và tổn thất khi tôm bị bệnh. Người dân địa phương đang đối mặt với nhiều khó khăn do bệnh về tôm, ô nhiễm nguồn nước, giá tôm không ổn định và nguồn lợi bị suy giảm do sử dụng công cụ đánh bắt hủy diệt. Các hoạt động nuôi cá nước ngọt cũng kém phát triển, một số hộ dân nuôi cá trên ruộng lúa có năng suất thấp. 1.3. Đặc điểm về điều kiện xã hội. 1.3.1. Nguồn lực con người. Xã Hương Phong có nguồn lực con người rất dồi dào với 2095 hộ, 10.997 người. Sống tập trung ở 6 thôn chia thành 9 cụm dân cư: Thanh Phước, Thuận Hòa, Vân Quật Thượng, Tiền Thành, Vân Quật Đông, An Lai, tổng số lao động 5.549 người chiếm 50% dân số. Số người tham gia lao dộng ở xã Hương Phong tương đối lớn, đây cũng là thuận lợi của xã giúp cho người dân làm nhiều ngành nghề khác nhau tăng thêm thu nhập. 1.3.1. Nguồn lực vật chất. Theo số liệu thống kê, khoảng 97,9% các hộ gia đình sử dụng điện và nước sạch. 90% đường được bêtông hóa và các cơ sở hạ tầng đang trong điều kiện tốt. 2. Tổng quan về đối tượng giun quế. 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước. 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.[18] Từ rất lâu người ta đã nghiên cứu giun đất và vai trò của nó trong tự nhiên như Aristote, Darwin … nhưng nhiều nghiên cứu liên quan đến giun tập trung nhất vào những năm thuộc thế kỷ 20. Bonche (1972), Pussard, Fayolle (1983) nghiên cứu về phân loại, khả năng tăng trưởng sinh sản của giun đất và môi trường sinh sống của chúng. Từ việc nuôi giun đất để nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra những loài giun dễ nuôi trong điều kiện nhân tạo. Từ đó họ bắt đầu nghiên cứu nuôi giun vì mục đích kinh tế và cải tạo môi trường. Công việc nuôi giun đất đơn giản, không cần những kỹ năng và trình độ văn hóa cao. Trẻ em, người già, người tàn tật đều nuôi giun được. Người ta đã nuôi giun ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Pháp, Ý, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc … ở những nước này giun được nuôi để làm thức ăn cho gia súc, các loài thủy sản đặc sản, làm thức ăn cho người (cháo giun, lương khô) và thuốc trị bệnh cho người. Nghề nuôi giun đất công nghiệp khai sinh từ Mỹ và phát triển nhất cũng ở Mỹ. Sau đó đã nhanh chóng chinh phục nhiều nhà chăn nuôi trên nhiều quốc gia khác nhau như Pháp, Canada, Italia, Úc, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam… Ban đầu giun được nuôi để tạo mồi câu phục vụ nghề nuôi cá nơi du lịch nhưng khi phát triển nuôi giun với tốc độ nhanh thì người ta nghĩ tới hướng khai thác giun đất trong các lĩnh vực khác. Nuôi và chế biến giun đất đã trở thành một nghành công nghiệp chăn nuôi phục vụ cho nghành trồng trọt, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường và làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thuỷ đặc sản. Giun đất còn được sử dụng để chế tạo mỹ phẩm, dược phẩm Đông và Tây y. Trong những năm gần đây, nuôi trùn đất đã trở thành một nghành sản xuất kinh doanh khá quy mô ở nhiều nước như Mỹ, Canada, Phipippines, Ấn Độ… 2.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. Nghiên cứu cơ bản về giun đất ở Viêt Nam đã triển khai từ trước năm 1979: Thái Trần Bái và các cộng sự ở Đại học Sư phạm I Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng giun làm dược liệu: có giáo sư Đỗ Tất Lợi đã sưu tầm những bài thuốc có sử dụng giun. Trước năm 1975, có dược sĩ Hồ Thị Thu đã nghiên cứu sản xuất những dược phẩm từ giun. Năm 1987 trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh nghiên cứu những hoạt chất chủ yếu, thành phần đạm, các acid amin, khoáng vi lượng trong thịt giun. Nghiên cứu nuôi giun: năm 1983 tiến sĩ nông hóa Nguyễn Văn Chuyển, một Việt kiều ở Nhật đã giới thiệu trên đài truyền hình TP Hồ Chí Minh kỹ thuật nuôi giun đất để lấy đạm động vật. Năm 1986, nghiên cứu nuôi giun sớm nhất ở Viêt Nam là phòng sinh học thực nghiệm, Đại học Sư phạm I Hà Nội, nghiên cứu thành công việc thuần hóa giun quế, Perionyx excavatus, có trong tự nhiên ở Việt Nam, thành vật nuôi. Tiến sĩ Nguyễn Văn Bảy, trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh đã nhập giun quế về Việt Nam để nghiên cứu nhân giống từ năm 1995. Một nhóm tác giả khoa sinh, Đại học Khoa học tự nhiên TP Hồ Chí Minh đã thí nghiệm nuôi giun bằng chất thải từ nghề trồng nấm. [18] Đến nay việc nuôi giun đất đã được triển khai tại nhiều tỉnh, Thành Phố – từ năm 1990 các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Thái; 1996 ở Bảo Lộc – Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Long An, các tỉnh miền Tây Nam bộ. Nhiều nơi thành trang trại, nuôi theo công nghiệp. 2.2. Đặc điểm sinh học giun quế. 2.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo. Giun quế có tên khoa học là Peryonyx excavatus, Giun quế là loài có kích thước nhỏ, giun trưởng thành dài khoảng từ 10 - 15 cm, thân mảnh giống sợi len hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu từ đỏ đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu hơi nhọn. Cơ thể giun có hình thon dài nối với nhau bởi nhiều đốt, trên mỗi đốt có một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên dưới các đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuyển một cách dễ dàng.[1] Giun quế hô hấp qua da, chúng có khả năng hấp thu Oxy và thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong nước nhiều tuần, thậm chí trong nhiều tháng.[1] 2.2.2. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng. Giun quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất thải hữu cơ nào có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia cầm…). Tuy nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ hấp dẫn chúng hơn, giúp cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn. Giun quế nuốt thức ăn bằng môi ở lỗ miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi sinh vật cộng sinh, chúng thải phân ra ngoài rất giàu muối dinh dưỡng, những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể giun nhưng vẫn còn hoạt động ở “màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài[1]. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho phân giun có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hiệu quả cải tạo đất tốt hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên. Hệ thống bài tiết bao gồm một cặp thận ở mỗi đốt. các cơ quan này bảo đảm cho việc bài tiết các chất thải chứa đạm dưới dạng Amoniac và Urê. Giun không có phổi mà hô hấp qua da, nếu da bị khô thì giun sẽ chết vì vậy trong quá trình nuôi phải thường xuyên duy trì độ ẩm của chất nền. Những ngày trời mưa giun ngoi lên khỏi mặt đất vì vậy khi nuôi giun phải tránh để nước mưa rơi xuống luống. Giun là loài sợ ánh sáng vì vậy khi xây dựng chuồng trại phải đảm bảo không bị ánh sáng rọi trực tiếp và sử dụng đặc tính này trong việc thu hoạch giun. 2.2.3. Đặc điểm sinh lý Giun quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp nhất với giun quế nằm trong khoảng từ 20 – 30oC, ở nhiệt độ khoảng 30oC và độ ẩm thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt độ quá thấp, chúng sẽ ngừng hoạt động và có thể chết; hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao giun cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có nhiều Oxy.[1] Giun quế quế rất thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định. Qua các thí nghiệm thực hiện cho thấy chúng thích hợp nhất vào khoảng 7,0 – 7,5, nhưng chúng có khả năng chịu đựng được phổ pH khá rộng, từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ bỏ đi. Trong tự nhiên, giun quế thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và thối rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoai mục. chúng rất ít hiện diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhiều chất thải hữu cơ, có lẽ vì tỷ lệ C/N của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không đảm bảo điều kiện ẩm độ thường xuyên. 2.2.4. Đặc điểm sinh sản Giun quế sinh sản rất nhanh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm. Giun quế là sinh vật lưỡng tính (có cả bộ phận sinh dục đực và cái trên cùng một cơ thể) tuy nhiên chúng không thể tự thụ tinh mà sinh sản thông qua việc thụ tinh chéo giữa 2 cơ thể khác nhau. Chúng sinh sản quanh năm và thời gian thành thục ngắn nên sản lượng giun nuôi thu được khá cao. Chúng có đai và các lỗ sinh dục nằm ở phía đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau để hình thành kén ở mỗi con, kén được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng. Kén áo hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con. Khi mới nở, con nhỏ như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm, sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng. Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng bắt cặp và sinh sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và có sắc ánh kim trên cơ thể. 2.3. Một số phương pháp ủ chất nền nuôi giun. 2.3.1. Phương pháp ủ nóng: Xếp một lớp độn thực vật có trộn vôi bột (rơm, rạ, lá cây…) dày 20 cm, một lớp phân gia súc dày 10cm. Vừa xếp vừa tưới nước, lớp dưới tưới ít lớp trên tưới nhiều hơn để đống chất nền có hàm lượng nước độ 50-60%. Cứ làm như vậy cho đến hết nguyên liệu. Khi đánh đống không nên nén nguyên liệu quá chặt để các loại vi khuẩn hiếu khí có thể phát triển nhanh chóng. Trên cùng dùng một tấm nilon phủ kín để giữ nhiệt và độ ẩm thích hợp. Dùng một cọc tre nhọn có tiết diện 5-10 cm xuyên một lỗ thủng từ đỉnh xuống đáy để làm chổ tưới nước cho đống ủ. Ủ độ 2-3 ngày thì nhiệt độ đống ủ tăng dần, sau 4-7 ngày nhiệt độ trong đống ủ có thể lên đến 70-800C. Sau đó nhiệt độ xuống 600C thì đảo đống ủ. Khoảng 15 ngày thì đảo đống ủ một lần, đảo lớp dưới lên trên và lớp trên xuống dưới. Đồng thời trộn đều và tưới thêm nước để thúc đẩy vi sinh vật phát triển, làm đống nguyên liệu mau hoai mục. Khi nhiệt độ hạ xuống, sờ tay vào đống ủ không thấy nóng tay là hoàn thành việc ủ nguyên liệu làm chất nền. Thời gian ủ tốt từ 30 - 45 ngày hoặc hơn 90 ngày mới hoai hoàn toàn (đối với nguyên liệu còn mới). Đối với phân gia súc cũ và rơm rạ cũ chỉ cần ủ trong vòng 12 - 15 ngày cho hoai thêm và hết nóng là được. Dùng cào, xẻng phá vỡ đống ủ, làm tơi và trộn đều. Rải mỏng một lớp nơi mát để cho nguội, nhả khí độc nếu có và xua đuổi kiến và côn trùn có hại, ta sẽ có chất nền thích hợp để nuôi giun. 2.3.2. Phương pháp ủ nguội:   Phân gia súc và chất độn xếp lớp và đánh đống như đã mô tả trong phương pháp ủ nóng (không dùng vôi bột). Sau khi đánh đống xong phủ một lớp rơm, rạ mỏng và tưới nước cho ẩm. Tiếp theo lấy bùn trát kín đống ủ. Sau 3 tháng có thể đem sử dụng. 2.3.3. Phương pháp ủ hỗn hợp: Phân chất độn xếp lớp và đánh đống như phương pháp ủ nóng. Sau 4 – 6 ngày nhiệt độ trong đống phân lên cao 70 0 C
Luận văn liên quan