Đề tài Xây dựng mô hình xã nông thôn mới xã An Sơn, thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015

Xây dựng nông thôn mới trong từng thời kỳ là vấn đề luôn được sự quan tâm của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Kế thừa những thành tựu sau hơn 20 năm "Đổi mới", nông thôn Tỉnh đã liên tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân. Qua các giai đoạn cách mạng giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu nhất đi theo Đảng. Nông nghiệp là ngành đem lại việc làm và thu nhập cho đa số người dân ở nông thôn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực tạo cơ sở ổn định xã hội; nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn các truyền thống văn hoá dân tộc. Tuy vậy, hiện nay đang xuất hiện nhiều thách thức mới trong nông nghiệp, nông thôn và với nông dân, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa tỉnh Bình Dương. Thực hiện Chương trình số 77-CTr/TU ngày 15/10/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình thí điểm xây dựng mô hình xã nông thôn mới dựa trên các tư tưởng chỉ đạo trên và xuất phát từ thực tiễn, nêu lên những đề xuất mới nhằm từ nay đến năm 2015 tại xã nông thôn mới có nền nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững, có khả năng cạnh tranh cao; nông thôn hiện đại, văn minh; nông dân có đời sống vật chất và tinh thần phát triển, không quá chênh lệch so với đô thị và có đóng góp hiệu quả vào quá trình CNH - HĐH Tỉnh.

doc34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4649 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng mô hình xã nông thôn mới xã An Sơn, thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND XÃ AN SƠN BQL XD NÔNG THÔN MỚI Số: /ĐA-NTM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc An Sơn, ngày tháng 7 năm 2012 Dự thảo ĐỀ ÁN Xây dựng mô hình xã nông thôn mới xã An Sơn, thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015 Phần MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Xây dựng nông thôn mới trong từng thời kỳ là vấn đề luôn được sự quan tâm của Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Kế thừa những thành tựu sau hơn 20 năm "Đổi mới", nông thôn Tỉnh đã liên tục phát triển góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân. Qua các giai đoạn cách mạng giành độc lập dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nông dân luôn là lực lượng hùng hậu nhất đi theo Đảng. Nông nghiệp là ngành đem lại việc làm và thu nhập cho đa số người dân ở nông thôn, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực tạo cơ sở ổn định xã hội; nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo vệ môi trường sinh thái và bảo tồn các truyền thống văn hoá dân tộc. Tuy vậy, hiện nay đang xuất hiện nhiều thách thức mới trong nông nghiệp, nông thôn và với nông dân, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa tỉnh Bình Dương. Thực hiện Chương trình số 77-CTr/TU ngày 15/10/2008 của Tỉnh ủy về thực hiện nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình thí điểm xây dựng mô hình xã nông thôn mới dựa trên các tư tưởng chỉ đạo trên và xuất phát từ thực tiễn, nêu lên những đề xuất mới nhằm từ nay đến năm 2015 tại xã nông thôn mới có nền nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững, có khả năng cạnh tranh cao; nông thôn hiện đại, văn minh; nông dân có đời sống vật chất và tinh thần phát triển, không quá chênh lệch so với đô thị và có đóng góp hiệu quả vào quá trình CNH - HĐH Tỉnh. 2. Căn cứ pháp lý Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (phần xây dựng các đề án chuyên ngành); Căn cứ Thông báo số 238/TB-TW ngày 7/4/2009 của Ban chấp hành Trung ương về kết luận của Ban bí thư về đề án Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về Ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới; Căn cứ Chương trình số 77-CTr/TU ngày 15/10/2008 của Tỉnh ủy Bình Dương về thực hiện nghị quyết số 26 – NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Căn cứ Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 02/02/2010 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới tỉnh Bình Dương; Căn cứ Quyết định số 2083/QĐ-UBND ngày 22/7/2011 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2020; Căn cứ Công văn số 1416/BNN-KTHT ngày 27/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn lập đề án cho xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới; Căn cứ Kế hoạch số 2114/KH-BCĐ NTM ngày 14/9/2011 của BCĐ CTMTQG xây dựng Nông thôn mới thị xã Thuận An về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới xã An Sơn giai đoạn 2011 – 2015; Căn cứ Quyết định số 5119/QĐ-UBND ngày 19/6/2012 của UBND thị xã Thuận An về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã An Sơn, giai đoạn năm 2011- 20215 và định hướng đến năm 2020; Căn cứ Công văn số 1534/UBND-KT ngày 03/7/2012 của UBND thị xã Thuận An về việc tham mưu thực hiện Quy hoạch nông thôn mới xã An Sơn; Căn cứ Các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật về Nông thôn mới của các Bộ, ngành liên quan, Ban Quản lý xây dựng xã Nông thôn mới xã An Sơn xây dựng đề án Nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 với những nội dung sau: Phần I THỰC TRẠNG NÔNG THÔN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN LỰC 1. Đặc điểm tự nhiên: 1.1.Vị trí địa lý Xã An Sơn nằm phía Tây bắc thị xã Thuận An và phía Nam tỉnh Bình Dương, cách trung tâm Thủ Dầu Một 5 km, địa giới hành chính: - Phía Đông giáp phường An Thạnh, xã Hưng Định và Bình Nhâm. - Phía Tây và Nam giáp huyện Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh. - Phía Bắc giáp phường Phú Thọ - Thị xã Thủ Dầu Một. An Sơn nằm dọc theo sông Sài Gòn nên thuận lợi trong phát triển cảng sông và du lịch sinh thái, nhưng đến nay vẫn còn là xã Nông nghiệp. 1.2. Diện tích tự nhiên Xã có diện tích tự nhiên là 577,3 ha chiếm 14,6% diện tích tự nhiên của thị xã Thuận An; được chia làm 05 ấp, gồm: ấp An Quới, ấp Phú Hưng, ấp An Phú, ấp An Hòa và ấp An Mỹ. 1.3 Đặc điểm địa hình, khí hậu Địa hình: An Sơn có địa hình đồi thoải, có độ cao trung bình 0,7 – 1,0 m (so với mực nước biển), là vùng giáp đê bao Sông Sài Gòn. Địa chất địa phương có kết cấu không vững chắc, ít phù hợp cho việc xây dựng các khu công nghiệp mà chỉ thích hợp cho việc phát triển các khu dân cư, các trung tâm hành chính thương mại, khu du lịch sinh thái. An Sơn thuộc vùng trũng, thấp do đó xã có hệ thống kênh rạch khá chằng chịt. Khí hậu: (gió, mưa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm …) Xã An Sơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Nhiệt độ - Nhiệt độ trung bình trong năm: 26,90C - Nhiệt độ cao nhất: 360C (vào tháng 4) - Nhiệt độ thấp nhất: 210C (vào tháng 12) Lượng mưa - Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mưa nhiều vào tháng 6 đến tháng 9 khoảng từ 250-310 mm/tháng. Số ngày mưa khoảng 151 ngày trong năm. - Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.300 - 1.700mm Tuy nhiên, trong mùa mưa vẫn có những tháng hạn như: hạn Bà Chằng tháng 7 - 8 hàng năm. Gió: Chủ yếu là gió mùa phân bố vào các tháng: - Từ tháng 2-5 gió Đông Nam hoặc Nam, vận tốc tring bình 1,5-2,5 m/s. - Từ tháng 5-9 gió Tây hoặc Tây – Nam, vận tốc trung bình 1,5-3 m/s. - Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau: gió Đông Bắc, vận tốc trung bình 1 - 1,5 m/s. Bức xạ mặt trời: - Bức xạ hấp thu khá cao, trung bình hằng năm đạt 0,37 – 0,38 Kcal/Em2/ngày. - Lượng bức xạ cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào tháng 9. - Số giờ nắng trong ngày trung bình là 8 giờ. Độ ẩm không khí: - Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao: 79,5% vào mùa khô; 80 – 90% vào mùa mưa. - Trong một ngày - đêm, độ ẩm không khí thấp nhất lúc 13 giờ (khoảng 48%) và cao nhất lúc 1 giờ - 7giờ sáng (khoảng 95%). 2. Tài nguyên 2.1 Đất đai Xã có diện tích tự nhiên là 577,3 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp hiện tại là 381,7ha chiếm 66,12% và đất phi nông nghiệp là 195,6 ha chiếm 33,88%. Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 577,30 100 1 Đất nông nghiệp NNP 381,7 66,12 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 379,45 65,73 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5,32 0,92 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 0,28 0,05 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 5,04 0,87 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 374,13 64,81 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2,25 0,39 2 Đất phi nông nghiệp PNN 195,6 33,88 2.1 Đất ở OTC 39,1 6,77 2.2 Đất chuyên dùng CDG 61,16 10,59 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0,28 0,05 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 2.2.3 Đất an ninh CAN 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 36,82 6,38 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 24,06 4,17 2.2.5.1 Đất giao thông DGT 22,02 3,81 2.2.5.2 Đất thuỷ lợi DTL 2.2.5.3 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 2.2.5.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 2.2.5.5 Đất cơ sở y tế DYT 0,11 0,02 2.2.5.6 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 1,63 0,28 2.2.5.7 Đất chợ DCH 0,03 0,01 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 2,77 0,48 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 0,88 0,15 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 91,69 15,88 Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 xã An Sơn Đất nông nghiệp năm 2011 trên địa bàn xã có 381,7 ha, trong đó: diện tích đất sản xuất nông nghiệp 379,45ha (chiếm 65,73% diện tích đất nông nghiệp); đất nuôi trồng thủy sản 2,25 ha (chỉ chiếm 0,39% diện tích đất nông nghiệp). - Đất trồng cây lâu năm có 374,13ha, chiếm 64,81% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó toàn bộ là đất trồng cây ăn quả lâu năm. - Đối với xây dựng công trình: Đất đai của xã An Sơn không thuận lợi cho việc phát triển xây dựng các khu công nghiệp mà chỉ thuận lợi xây dựng các khu dân cư hay các trung tâm thương mại, đặc biệt là biệt thự sân vườn và khu vui chơi giải trí, khu du lịch sinh thái. Bảng 2: Tài nguyên đất xã An Sơn STT Phân loại theo HTVN Chuyển.đổi FAO/UNESCO Ký hiệu theo FAO Diện tích Ha % 1 Đất Phèn Thionic Fluvisols Flt 485,61 83,71 2 Sông rạch 91,69 16,29 Tổng cộng 577,3 100 2.2. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt phụ thuộc vào nguồn nước mưa, nước sông Sài Gòn đưa về các kênh rạch. Lượng mưa năm tuy lớn nhưng lại tập trung theo mùa, mùa mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa, ngược lại mùa khô chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm. - Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của xã tương đối dồi dào chia làm hai dạng: nước ngầm mạch nông và nước ngầm mạch sâu. Nước ngầm mạch nông được khai thác rộng rãi bằng các giếng đào ở độ sâu 8-15 m, lưu lượng khai thác từ 0,02 - 2,4 l/s. Nước ngầm mạch sâu được khai thác bằng giếng đào công nghiệp ở độ sâu 30 - 39 m, chiều dầy tầng chứa nước từ 112 - 115 m, lưu lượng khai thác từ 0,1-2,22 l/s. 3. Nhân lực Dân số toàn xã năm 2011 là 1740 hộ với 7653 nhân khẩu, trong đó tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế hiện nay là 3.558 người, chiếm 46,49% dân số. Phần lớn là lao động trẻ, có sức khoẻ tốt nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ chưa cao. Do sự tác động mạnh mẽ của đô thị Thủ Dầu Một và đô thị Thuận An đến xã An Sơn. Vì vậy, trong thời gian tới tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ngày càng gia tăng, tỷ lệ lao động nông nghiệp ngày càng giảm do vậy cần có kế hoạch cụ thể để đảm bảo cho sự cân bằng lao động giữa các ngành nghề tạo ra sự phát triển bền vững của địa phương. Lao động nông lâm nghiệp – thủy sản chỉ có 256/3.558 người, chỉ chiếm 7,2% lao động làm việc trong các ngành kinh tế (so với chương trình trình xây dựng nông thôn mới tỷ lệ lao động khu vực nông lâm nghiệp phải thấp hơn 20%), đây là vấn đề khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Phát huy những tiềm năng và thế mạnh, khắc phục hạn chế, huy động một cách có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế nên trong suốt giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, kinh tế xã An Sơn luôn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao nên thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng lên, nhờ đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. - Cơ cấu kinh tế phát triển năm 2010: nông nghiệp (75%), dịch vụ (15%) và tiểu thủ công nghiệp (10%). Cơ cấu kinh tế của xã ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng (TTCN-XD). Nhất là trong tương lai gần, khi khu vực cảng An Sơn hình thành (khởi công vào năm 2012), cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo hướng dịch vụ - nông nghiệp – công nghiệp. 1.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 386,25 ha, chiếm 66,91% diện tích tự nhiên, giảm 36,7 ha so với năm 2005. Ngành nông nghiệp giữ vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế của xã. Đồng thời, nông nghiệp của xã có vai trò quan trọng trong việc cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan và thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái của thị xã Thuận An. Vì thế, trong những năm qua, ngành trồng trọt có sự chuyển dịch mạnh từ trồng cây hàng năm sang cây lâu năm, đặc biệt là trồng cây ăn quả và cây cảnh. - Ngành trồng trọt: trên địa bàn xã trong thời gian qua khá phát triển, đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu nhập của người dân trên địa bàn xã nói riêng, trong đó: + Đất trồng cây hàng năm có 40,0 ha chủ yếu trồng lài, tuy nhiên do bị dịch bệnh thường xuyên nên năng suất giảm, không có hiệu quả kinh tế hầu hết chuyển sang một số chuyển sang cây tắc, chuối,... hoặc lập vườn cây ăn trái. + An Sơn là xã có diện tích đất trồng cây lâu năm lớn nhất trong Thị xã, trong đất trồng cây lâu năm có đất trồng cây ăn quả 350,0 ha (diện tích trồng mới 11,0 ha, diện tích cho sản phẩm 339,0 ha), trong đó: cây trồng có diện tích lớn nhất là măng cụt 202,0 ha (diện tích trồng mới 9,0ha, diện tích cho sản phẩm 193,0 ha), dâu - bòn bon 76,0 ha, mít – sapoche - ổi 14,0 ha, chuối 12,0 ha, chôm chôm 10,0 ha, cây ăn quả có múi (chanh, quýt, bưởi,..) 30,0 ha, sầu riêng và dừa 5,0 ha. Diện tích đất trồng cây ăn trái trên địa bàn xã hầu hết người dân trồng xen canh, giữa các loại cây trồng. - Ngành chăn nuôi: được quản lý chặt chẽ: công tác đăng ký chăn nuôi, tiêm phòng gia súc, gia cầm và vệ sinh tiêu độc chuồng trại được thực hiện tốt. Tuy nhiên, chăn nuôi trên địa bàn xã có quy mô không lớn, có nhiều biến động và hiệu quả kinh tế chưa cao. Năm 2010 trên địa bàn xã có 5.510 con heo (là xã đứng thứ 2 – thấp hơn xã Bình Nhâm) và 15.737 con gia cầm (trong đó: đàn gà có 15.200 con). Toàn xã có 5 trang trại nuôi heo, hiện nay không đảm bảo về cảnh quan và môi trường trên địa bàn xã, vì vậy trong thời gian tới cần có kế hoạch di dời. Nhìn chung, trong những năm gần đây do tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, đồng thời giá cả biến động khá lớn làm cho ngành chăn nuôi của xã phát triển không như mong muốn. 1.2. Khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng Trong vài năm gần đây khu vực kinh tế công nghiệp – xây dựng (TTCN-XD) đã từng bước phát triển, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Khu vực kinh tế này tăng, chủ yếu nhờ vào xây dựng, còn công nghiệp-TTCN tăng không đáng kể (trên địa bàn xã chỉ có 01 cơ sở đúc cống bọng, tấm đan,…). 1.3. Khu vực kinh tế dịch vụ Dịch vụ thương mại cũng đang trên đà phát triển, ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân nhất là chợ An Sơn đã đi vào hoạt động. Trên địa bàn hiện có khoảng 127 hộ hoạt động kinh doanh, hàng hoá đa dạng phong phú tập trung ven Hương lộ 9 và các đường liên ấp, đã đáp ứng nhu cầu cơ bản cho sinh hoạt tiêu dùng của người dân trong xã. Bên cạnh đó xã còn có Hợp tác xã An Sơn được thành lập vào tháng 4 năm 2011 với chức năng là mua bán trái cây, làm dịch vụ du lịch, phát triển nuôi cá kiểng, kết hợp với các ban ngành hỗ trợ khoa học kỹ thuật và phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội hỗ trợ bà con xã viên vay vốn ưu đãi. 2. Dân số - lao động 2.1. Dân số - Dân số toàn xã năm 2011 là với 7.653 nhân khẩu (chỉ chiếm 1,83% tổng dân số toàn Thị xã và là xã có dân số thấp nhất), 1.910 hộ gia đình, trong đó: nữ chiếm 51,98% dân số toàn xã. Mật độ dân số bình quân khoảng 1.010 người/km2, có mật độ dân số thấp nhất Thị xã (bình quân toàn Thị xã 4.999 người/m2). - Các khu dân cư tập trung chủ yếu được hình thành dọc các tuyến đường chính trong xã. Một phần nhỏ diện tích đất ở nằm xen lẫn trong đất sản xuất nông nghiệp. 2.2. Lao động - Nguồn lao động của xã An Sơn tương đối dồi dào. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế hiện nay là 3.558 người, chiếm 46,49% dân số. Do sự tác động mạnh mẽ của đô thị Thủ Dầu Một và đô thị Thuận An đến xã An, tỷ lệ lao động nông nghiệp ngày càng giảm chỉ có 256/3.558 người, chỉ chiếm 7,2% lao động làm việc trong các ngành kinh tế (so với chương trình trình xây dựng nông thôn mới tỷ lệ lao động khu vực nông lâm nghiệp phải thấp hơn 20%), đây là vấn đề khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. 3. Phát triển văn hóa – xã hội 3.1. Giáo dục đào tạo Được sự quan tâm của tỉnh, thị xã, cơ sở vật chất của trường Tiểu học An Sơn và Trường Mẫu giáo Hoa Mai 3 mới được xây dựng, diện tích đất trên một học sinh đạt chuẩn quy định của bộ giáo dục đề ra, tuy nhiên chưa có sự đa dạng về cấp học do đó trong tương lai cần xây dựng thêm trường lớp để đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh. Đội ngũ giáo viên ổn định và tận tâm với nghề, chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên, tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp tiểu học hàng năm đều đạt 100%. Xã được công nhận hoàn thành công tác chống tái mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở, Trung học phổ thông. 3.2. Cơ sở Y tế - Trên địa bàn xã có trạm y tế (diện tích 0,10 ha) với 7 giường bệnh, đạt chuẩn quốc gia, được đầu tư trang bị các phương tiện phục vụ công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Trong năm trạm y tế đã thực hiện khám và điều trị tại trạm 6.860 lượt người, 100% trẻ được tiêm đủ 07 bệnh truyền nhiễm. - Bên cạnh đó, trên địa bàn xã có nhiều điểm hành nghề y dược tư nhân, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh trên địa bàn. 3.3. Hoạt động thông tin truyền thông Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng cũng như hoạt động ngành bưu chính viễn thông phát triển nhanh, chất lượng thông tin được nâng cao, được củng cố và hiện đại hoá với kỹ thuật tiên tiến. Sóng truyền thanh, truyền hình và điện thoại di động đã phủ khắp xã. 3.4. Công tác dân số, chăm sóc sức khỏe nhân dân - Triển khai thực hiện tốt công tác truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,51% so với năm 2009. Tổ chức khám chữa bệnh cho 6.860 lượt người; công tác tuyên truyền phổ biến các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động hiến máu nhân đạo, thực hiện các chương trình y tế Quốc gia đạt hiệu quả, không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm và ngộ độc thực phẩm. - Các chương trình tiêm chủng hàng năm đều đạt 100%. 3.5. Công tác giảm nghèo - Luôn được Đảng bộ và chính quyền quan tâm thực hiện tốt các chương trình mục tiêu theo đề án giảm nghèo của Thị xã, đặc biệt về vay vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội để tạo điều kiện cho hộ nghèo sản xuất kinh doanh. Trong năm đã xét giải quyết cho 511 hộ nghèo và hộ cận nghèo vay vốn với số tiền 8,61 tỷ đồng. - Thực hiện kế hoạch giảm hộ nghèo năm 2010, xã có 122 hộ giảm nghèo, còn 26 hộ nghèo chiếm 1,53% so với hộ nhân dân. Thực hiện kế hoạch điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí mới giai đoạn 2010 – 2015, qua bình xét có 191 hộ nghèo chiếm 11,78% và 164 hộ cận nghèo chiếm 10,12%. 3.6. Tôn giáo, tín ngưỡng Trên địa bàn xã có 1 nhà thờ Thiên chúa giáo, 8 đình chùa Phật giáo. Hoạt động của các tôn giáo luôn được cấp ủy Đảng và Chính quyền quan tâm, thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn tạo điều kiện để các tôn giáo chấp hành đúng pháp luật trong các hoạt động tín ngưỡng như việc xây cất, sửa chữa cơ sở thờ tự; thực hiện sống “tốt đời, đẹp đạo” trong đồng bào có đạo góp phần làm cho nền văn hoá xã An Sơn thêm phong phú và đặc sắc. III. ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CÁC QUY HOẠCH ĐÃ CÓ Xã An Sơn đến nay, trên địa bàn chỉ lập quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010. Việc đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã An Sơn được căn cứ vào các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được phê duyệt so với kết quả kiểm kê đất đai của Xã năm 2010. a. Đất nông nghiệp Theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2010 của xã An Sơn, diện tích đất nông nghiệp đến năm 2010 còn 347,69 ha, nhưng diện tích thực hiện năm 2010 là 386,25 ha, đạt 111,09% kế hoạch. Tình hình thực hiện các loại đất nông nghiệp như sau: - Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch là 343,47 ha, nhưng thực hiện năm 2010 là 384 ha, đạt 111,08% kế hoạch. Trong đó: + Đất trồng cây hàng năm: Diện tích theo quy hoạch là 2,1
Luận văn liên quan