Đề tài Xây dựng một số mô hình dạy học chương “cảm ứng điện từ” nhằm phát huy tính tích cực, tự; ực, sáng tạo của học sinh

Là sinh viên năm cuối trường đại học sư phạm, tương lai sẽ trở thành giáo viên, người truyền thụ kiến thức, người giáo dục các em học sinh, tôi luôn tâm niệm: điều gì gây hại cho học sinh, dù nhỏ cũng không nên làm; ngược lại, điều gì làm lợi cho học sinh dù nhỏ cũng nên làm. Do đó, tôi chọn nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu để có thể giảng dạy tốt nhất sau này. Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, nó nghiên cứu sự vận động phong phú và đa dạng của vật chất. Dạy học vật lý vì thế không thể không liên quan đến các mô hình vật lý đặc biệt là khi dạy những khái niệm khó hay những chủ đề kiến thức đặc biệt.

pdf100 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng một số mô hình dạy học chương “cảm ứng điện từ” nhằm phát huy tính tích cực, tự; ực, sáng tạo của học sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH KHOA VAÄT LÍ    LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP XAÂY DÖÏNG MOÄT SOÁ MOÂ HÌNH DAÏY HOÏC CHÖÔNG “CAÛM ÖÙNG ÑIEÄN TÖØ” NHAÈM PHAÙT HUY TÍNH TÍCH CÖÏC, TÖÏ ;ÖÏC, SAÙNG TAÏO CUÛA HOÏC SINH SVTH : NGUYỄN ĐẮC NGỌC THẢO THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH _ NAÊM 2009 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian bốn năm học ở trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã được các thầy cô truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cũng như học tập từ các bạn trong nhà trường. Về bản thân, tôi đã nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành một giáo viên tốt trong tương lai. Được sự đồng ý của nhà trường, sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn, tôi đã hoàn thành luận văn này. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Mạnh Hùng, người trực tiếp hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Hải - giáo viên phụ trách môn Flash, thầy Tô Lâm Viễn Khoa - giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm trường THPT Gia Định, thầy Nguyễn Nam Bình - giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm trường THPT Lương Thế Vinh, học sinh các lớp 11A5, 11AT trường THPT Gia Định cùng các bạn lớp 4A, 4B khóa 31 đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm khóa luận. Ngoài ra, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện tốt cho tôi học tập, làm việc và nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin cảm ơn cha mẹ, là những người sinh thành, dưỡng dục tôi nên người. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những lời góp ý chân thành. Thành phố Hồ Chí Minh, 25-04-2009 Sinh viên Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Là sinh viên năm cuối trường đại học sư phạm, tương lai sẽ trở thành giáo viên, người truyền thụ kiến thức, người giáo dục các em học sinh, tôi luôn tâm niệm: điều gì gây hại cho học sinh, dù nhỏ cũng không nên làm; ngược lại, điều gì làm lợi cho học sinh dù nhỏ cũng nên làm. Do đó, tôi chọn nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, nghiên cứu để có thể giảng dạy tốt nhất sau này. Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động. Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, nó nghiên cứu sự vận động phong phú và đa dạng của vật chất. Dạy học vật lý vì thế không thể không liên quan đến các mô hình vật lý đặc biệt là khi dạy những khái niệm khó hay những chủ đề kiến thức đặc biệt. Qua thực tế dạy học, phần “cảm ứng điện từ” có thể nói là một phần tương đối khó đối với cả giáo viên lẫn học sinh trong việc dạy và học. Các khái niệm từ thông, dòng điện cảm ứng, suất điện động cảm ứng, dòng điện Fu-cô là các khái niệm khá trừu tượng. Các định luật Lentz, định luật Faraday là các định luật khó để học sinh tự mình khái quát. Tuy nhiên, đây lại là một nội dung khá quan trọng, tạo cơ sở cho các em tiếp thu những kiến thức về dòng điện xoay chiều sau này. Do đó, nhiệm 1 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp vụ của giáo viên – giúp học sinh hiểu đúng, hiểu sâu và cao hơn nữa là tự mình tìm ra kiến thức là một nhiệm vụ khá nặng nề. Hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học, luận văn cung cấp cho giáo viên một số mô hình dạy học vật lý, có thể xem như là “công cụ” góp phần giúp cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ nói trên. 2. Tổng quan các đề tài nghiên cứu có liên quan Do thời gian làm luận văn có hạn, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên các tài liệu mà tôi nghiên cứu không nhiều và đa số là sách của các tác giả trong nước hoặc được dịch lại từ các sách nước ngoài. Qua các tài liệu có được, tôi thấy rằng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề “nóng hổi” được nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, tâm lí học quan tâm. Đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tức là tăng tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên nhằm góp phần phát triển tư duy độc lập, sáng tạo; góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Có không ít sách bàn về vấn đề này như: “Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông” (Nguyễn Đức Thâm – Nguyễn Ngọc Hưng), “Dạy thế nào cho học sinh tự lực nắm kiến thức vật lý” (A.V.Muraviep – người dịch: Bùi Ngọc Quỳnh, Nguyễn Ngọc Đoàn, Bùi Văn Kim), “Cách tổ chức giờ học vật lý” (K.N.Elidarốp), Tuy nhiên các sách này đều đã rất cũ (những năm 70, 80) do đó không còn phù hợp với chương trình học ngày nay. Gần đây, nghiên cứu về vấn đề này, có nhiều công trình như: “Phát huy vai trò trung tâm của học sinh trong quá trình dạy học chương “Động học chất điểm” lớp 10 trung học phổ thông ban cơ bản” (Luận văn thạc sĩ giáo dục học Trần Thanh Bình), “Sử dụng phương pháp nhận thức (phương pháp mô hình) trong dạy học vật lý phổ thông nhằm phát triển tư duy của học sinh” (luận văn thạc sĩ của Trịnh Thị Hải Yến), Ngoài ra còn có một số đề tài luận văn tốt nghiệp của các anh chị là sinh viên của trường đại học Sư phạm nghiên cứu về phương pháp định hướng, tổ 2 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp chức hành động học tập tích cực, tự lực cho học sinh. Đây đều là các tài liệu bổ ích để tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên, phần nhiều những nghiên cứu trên hoặc đi sâu vào phần lí thuyết hoặc gặp nhiều khó khăn khi đi vào áp dụng trong thực tế. Hơn nữa, các nghiên cứu trên tuy nhiều nhưng phần lớn khai thác phương pháp dạy học nêu vấn đề và các phương pháp nhằm phát triển tư duy, tăng cường tính tích cực tự lực ở học sinh, ít công trình nghiên cứu sâu việc sử sụng các mô hình trong dạy học. Đây cũng là một khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn. Chính vì vậy, để bản thân có thêm một phương pháp dạy học tốt sau này cũng như cung cấp thêm cho giáo viên một số công cụ trong giảng dạy, tôi đã tiến hành nghiên cứu về đề tài sử sụng các mô hình trong dạy học vật lý nhằm tăng cường tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh và áp dụng xây dựng một số tiến trình dạy học theo phương pháp này cho chương “Cảm ứng điện từ” – một chương khá phức tạp nhưng không kém phần quan trọng. 3. Giả thuyết Qua việc xem xét các tài liệu nghiên cứu có liên quan, ta có thể đưa ra giả thuyết: sử dụng các mô hình trong dạy học vật lý có thể tăng cường tính tích cực, tự lực, sáng tạo cho học sinh. 4. Phương pháp nghiên cứu  Tham khảo các tài liệu về giáo dục học, tâm lí học và phương pháp giảng dạy có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu.  Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học để chọn ra một quan niệm thích hợp có thể áp dụng vào việc giảng dạy chương V “Cảm ứng điện từ” cho thật tốt. Nghiên cứu về mô hình cũng như vai trò của mô hình trong dạy học vật lý. Từ đó, đưa ra và làm rõ giả thuyết có thể tăng cường tính tích cực, tự lực, sáng tạo cho học sinh bằng cách sử dụng các mô hình. Bước đầu áp dụng vào thực tiễn để chứng minh rằng có thể tăng cường tính tích cực, tự lực, sáng tạo cho học sinh bằng cách sử dụng các mô hình. 3 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp 6. Phạm vi giới hạn của đề tài Chương V “Cảm ứng điện từ” theo chương trình nâng cao. 4 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG MÔ HÌNH TRONG DẠY HỌC 1.1 Đổi mới phương pháp dạy học vật lý Hiện nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đang rất được dư luận quan tâm. Báo chí và các cơ quan truyền thông đã mở nhiều cuộc trao đổi xoay quanh vấn đề này. Đây là những tín hiệu đáng mừng, nó phản ánh chủ trương mạnh dạn xã hội hóa giáo dục và quyết tâm đổi mới giáo dục ở nước ta. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra không phải là dễ dàng. Từ lúc có chủ trương đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo (7/1998) cho đến nay, từng lúc, từng nơi chúng ta cũng đã có những thành công nhất định. Song nhìn tổng thể, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa thật sự đi vào thực tiễn và kết quả thu nhận được chưa mấy khả quan. Đổi mới phương pháp dạy học là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Tức là tăng tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên nhằm góp phần phát triển tư duy độc lập, sáng tạo; góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Dạy học vật lý ngày nay là tiếp tục tận dụng những ưu điểm của các phương pháp truyền thống và dần dần làm quen với phương pháp dạy học mới. Cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Nghĩa là: giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà phải là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh. Khi đó, học sinh trở thành người khám phá, người thực hiện và giải quyết vấn đề. Học sinh sẽ tự lực chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động. Đổi mới phương pháp dạy học phải đi đôi với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn liền với thực hành và vận dụng; 5 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp đổi mới cách đánh giá kết quả học tập của học sinh qua nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá Nhìn chung, đổi mới phương pháp dạy học có thể cụ thể hóa bằng các định hướng:  Sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.  Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giải của giáo viên sang phương pháp nặng về tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng.  Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hòa với học tập hợp tác.  Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học.  Coi trọng rèn luyện kĩ năng ngang tầm với truyền thụ kiến thức. Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.  Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, chú trọng làm thí nghiệm, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học.  Đổi mới cách soạn giáo án. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học hoàn toàn không dễ dàng mà ngược lại, nó gặp rất nhiều lúng túng, lệch lạc. Thay sách giáo khoa nhưng cách dạy học cơ bản vẫn như cũ. Giáo viên đã có ý thức đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng nói trên nhưng phần nhiều vẫn loay hoay và trở lại quán tính trước đây. Phương pháp dạy học vẫn mang nặng tính thông tin và áp đặt. Học sinh vẫn phải học tập một cách thụ động, kém hào hứng. Các em chủ yếu “ngồi nghe và uống từng lời giảng bài của giáo viên”. Làm việc theo nhóm có được áp dụng nhưng còn rất ít và hình thức. Dạy chay, học vẹt vẫn phổ biến, giảng – nghe, đọc – chép vẫn lan tràn. Giáo viên không thuyết trình thì lớp học lại hay sa vào đàm thoại một chiều (thầy hỏi – trò đáp). Câu hỏi vụn vặt, nội dung hỏi đáp tủn mủn khiến học sinh rất khó giải quyết vấn đề. Thật ra, việc đàm thoại có kích thích được phần nào tính tích cực của học sinh, song chưa phát huy được tính chủ động, tự giác, sáng tạo của người học, bởi người học hoàn toàn lệ thuộc vào câu hỏi của người thầy. 6 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp Bên cạnh đó, nhiều người còn quan niệm rằng, đổi mới phương pháp dạy học là phải ứng dụng công nghệ thông tin, nghĩa là giáo viên phải dùng giáo án điện tử. Vì vậy, có nơi bắt buộc dùng mới được công nhận đổi mới phương pháp dạy học. Song, giáo án điện tử chỉ là một hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, thường chỉ được giáo viên dùng để thay thế bảng đen, phấn trắng, đồ dùng minh họa, tuy có lợi thế nhưng vẫn chưa giúp học sinh tự học, tự tìm tòi khám phá, chưa phải đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần khơi dậy và khích lệ vai trò chủ thể chủ động, tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Bởi vì, trong những tiết sử dụng giáo án điện tử ấy, người thầy vẫn truyền đạt những gì mình muốn, học sinh vẫn lệ thuộc vào kiến thức được cung cấp qua người thầy. Phương pháp dạy học có vai trò vô cùng lớn trong việc đào luyện tư duy, trí thông minh và kỹ năng, nhân cách con người. Song, việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học đã nhiều năm nay mà kết quả còn rất khiêm tốn, do nhiều nguyên nhân, song cũng cho thấy giữa chương trình và phương pháp dạy học chưa có sự tương thích, còn lệch pha nhau. Gần đây, trên báo Tuổi Trẻ có diễn đàn về “Đổi mới phương pháp giảng dạy”. Diễn đàn thu nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc từ giáo viên, các chuyên gia phân tích cho đến học sinh. Nhóm phóng viên Tuổi trẻ cũng thực hiện một cuộc khảo sát bỏ túi nhằm ghi nhận những nỗ lực trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Cuộc khảo sát đã thu được ý kiến của 664 học sinh hai bậc THCS và THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh xoay quanh các câu hỏi: Để học sinh hứng thú học tập hơn cần đổi mới những gì? Bạn thích giáo viên sử dụng những phương pháp nào trong bài giảng? 7 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp Để học sinh hứng thú học tập hơn cần đổi mới những gì? NỘI DUNG BẬC THCS (%) BẬC THPT (%) TỔNG (%) Phương pháp giảng dạy của GV 50,1 49,0 49,5 Chương trình học 38,8 48,7 43,8 Sách giáo khoa 27,4 36,9 32,2 GV gần gũi với HS 56,9 52,5 54,7 Ý kiến khác 10,5 13,0 11,7 Như vậy, để học sinh hứng thú hơn trong học tập, có đến 54,7% cho rằng giáo viên gần gũi với học sinh là yếu tố giúp học sinh hứng thú học tập hơn. Bên cạnh đó, gần một nửa ý kiến (49,5%) mong muốn có nhiều đổi mới trong phương pháp giảng dạy của giáo viên. Thế nhưng, giáo viên cần đổi mới phương pháp như thế nào? Bạn thích giáo viên sử dụng những phương pháp nào trong bài giảng? NỘI DUNG BẬC THCS (%) BẬC THPT (%) TỔNG (%) GV đọc – HS chép 4,3 5,0 4,7 Minh họa bằng hình ảnh 69,5 65,5 67,5 Đi thực tế 68,3 64,3 66,3 Trao đổi, làm việc nhóm 55,1 42,2 48,5 Ra nhiều bài tập 7,4 9,7 8,6 HS sắm vai, thuyết trình 32,3 28,9 30,6 Ý kiến khác 8,6 3,8 6,2 Theo kết quả của cuộc khảo sát, có tới 67,5% muốn có hình ảnh minh họa cho các bài giảng. Như vậy, muốn tiết học sinh động, học sinh hứng thú, qua đó tăng cường tính tự lực, tích cực và sáng tạo của học sinh thì giáo viên cần phải đưa vào bài giảng của mình những hình ảnh, âm thanh, mô hình minh họa phù hợp. Đối với các môn khoa học thực nghiệm, giáo viên cần tăng cường việc sử dụng các thí nghiệm cũng như cho học sinh thấy ứng dụng trong thực tế. 8 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp Riêng đối với môn Vật lý, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học còn có một sắc thái riêng nữa. Vì Vật lý học là một khoa học thực nghiệm nên nếu không có sự trải nghiệm nhất định trong thực tế thì sự lĩnh hội tri thức không thể sâu sắc và bền chặt được. “Trăm nghe không bằng một thấy; trăm thấy không bằng một làm”, sự hiểu biết của thế giới vật lý không thể đạt được đơn thuần bằng suy diễn logic. Chỉ có những quan sát và thực nghiệm mới cho phép ta kiểm tra sự đúng đắn của một nhận định về thế giới. Như vậy, trong sự đổi mới phương pháp dạy học vật lý phải hướng tới việc tạo cho học sinh tự chiếm lĩnh tri thức thông qua hoạt động thực nghiệm và cao hơn nữa, cho học sinh tập giải quyết một số vấn đề vật lý trong thực tế. Vật lý là một ngành khoa học thực nghiệm, nó nghiên cứu sự vận động của vật chất. Mà sự vận động này vô cùng phong phú và đa dạng. Trong khi đó, không phải hiện tượng vật lý nào giáo viên cũng có thể mô tả bằng lời nói mà học sinh có thể hình dung được. Hơn nữa, không phải thí nghiệm vật lý nào cũng có thể được thực hiện cho học sinh xem hay thực hành trên lớp do thời lượng tiết học không cho phép, cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu bài học Do đó, các thí nghiệm được thực hiện phải phát huy được hết hiệu quả của nó. Điều đó không chỉ phụ thuộc vào thiết kế của thí nghiệm mà còn phụ thuộc nhiều vào giáo viên. Giáo viên không chỉ phải làm cho thí nghiệm thật rõ mà khi cần còn phải cải tiến mô hình thí nghiệm, sử dụng các phương tiện hỗ trợ hình ảnh, âm thanh, như máy vi tính, các phần mềm mô phỏng hiện tượng và các thiết bị khác. Nhờ đó, học sinh có thể hình dung được, thậm chí tự mình phát hiện ra các hiện tượng, các định luật vật lý. Nghĩa là tính tự lực, tích cực, sáng tạo của học sinh được tăng cường và phát huy. 9 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đắc Ngọc Thảo Luận văn tốt nghiệp 1.2 Mô hình trong dạy học vật lý 1.2.1 Mô hình 1.2.1.1 Định nghĩa: Khái niệm mô hình được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ thông thường hàng ngày với những ý nghĩa rất khác nhau. Trong các môn khoa học tự nhiên, học sinh thường gặp các mô hình tế bào, mô hình lò cao, mô hình động cơ đốt trong, tức là mô hình có cấu tạo không gian giống như vật mà ta cần nghiên cứu. Mô hình phân tử, mô hình nguyên tử lại mô tả những tính chất của chúng mà ta không thể quan sát trực tiếp được. Mô hình quá trình dạy học, mô hình bài học lại không phản ánh một vật thể nào cả mà phản ánh một sự kiện trừu tượng. Mô hình con người mới, mô hình nhà trường phổ thông lại được hiểu là mẫu mực mà ta phải vươn tới chứ không phải phỏng theo một thực tế đang tồn tại. Mô hình được xây dựng để chúng ta dễ dàng hiểu và hiểu tốt hơn về đối tượng cần nghiên cứu. Tạo mô hình sẽ giúp cho chúng ta hiểu thấu đáo đối tượng phức tạp trong sự toàn thể của nó. Mô hình có thể là một vật làm ra giống cái có sẵn trong thực tế như những mô hình nhà sàn mua khi đi chơi Đà Lạt hay những chiếc xe đạp, xe hơi đồ chơi Mô hình cũng có thể là một bản mô tả cách thức hoạt động, một số công thức toán học, một hoặc vài sơ đồ mô tả thành phần và các hoạt động diễn ra trong hệ thống đối tượng. Việc sử dụng mô hình loại nào để nghiên cứu đối tượng phụ thuộc vào mức độ trừu tượng hóa được lựa chọn, phụ thuộc vào quan điểm phân tích và phụ thuộc vào công cụ sử dụng. Mô hình có thể nhỏ hơn vật thật (mô hình thành phố, mô hình nhà máy, mô hình máy phát điện, ) nhưng cũng có thể lớn hơn rất nhiều lần so với vật thật (mô hình tế bào, mô hình về cấu trúc gen, mô hình về mẫu nguyên tử,). Tuy nhiên, dù có kích thước thế nào thì mô hình vẫn phải đảm bảo phản ánh được những thuộc tính cơ bản của đối tượng cần nghiên cứu. Trong vật lý học, ta có thể định nghĩa mô hình như sau: “Mô hình là một hệ thống được hình dung trong óc hay được thực hiện một cách vật chất. Hệ thống này phản ánh những thuộc tính bản chất của đối tượng hoặc “tái tạo” nó, bởi vậy việc nghi