Ngày nay khái niệm công nghệthông tin không còn là một khái niệm
xa lạ đối với con người, nó đã trởthành một phần của cuộc sống hàng ngày vì
sựtác động rộng lớn và sâu sắc của nó đến tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã
hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Việc ứng dụng tin học vào trong
lĩnh vực kinh doanh, quản lý các nguồn lực cũng nhưlĩnh vực quản lý tổchức
đã cho thấy tác dụng và hiệu quả to lớn, có tính chất quy ết định đến công
việc.
Hiện nay các phần mềm cơbản đã được ứng dụng và phát triển rộng rãi
trong hầu hết các doanh nghiệp kểcảnhà nước lẫn tưnhân. Một thực trạng
đang diễn ra là các công ty thường mua phần mềm hoặc thuê viết phần mềm
tuy nhiên những lập trình viên lại không hiểu rõ hết mọi nghiệp vụcủa công
ty dẫn đến những bất cập trong quá trình sửdụng phần mềm. Bên cạnh đó
cũng có những chương trình do các nhân viên của công ty viết nhưng đó chỉ
là giải pháp tạm thời không mang tính chuyên nghiệp cao. Do đó đểlựa chọn
được một phần mềm phù hợp bao giờ cũng quan trọng đối với các doanh
nghiệp từ đó mới đạt được kết quảtốt trong kinh doanh và quản lý.
173 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2122 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng phần mềm quản lý nguồn vốn dựán đầu tưtại sởkếhoạch và đầu tư tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “XÂY DỰNG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ NGUỒN VỐN DỰ ÁN ĐẦU
TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH ĐIỆN BIÊN.”
1.1.1.1.1.1.1.1
2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TIN HỌC XÂY DỰNG
VÀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ NGUỒN VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH ĐIỆN BIÊN .................................................. 11
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TIN HỌC XÂY DỰNG ............... 11
1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 11
2. Các loại hàng hoá dịch vụ chủ yếu hiện tại Công ty đang kinh doanh ....... 13
2.1. Nhóm phần mềm quản lý hoạt động của doanh nghiệp xây dựng .......... 13
2.2. Nhóm phần mềm kỹ thuật xây dựng ...................................................... 13
2.3. Nhóm phần mềm thiết kế cơ sở hạ tầng ................................................. 14
2.4. Nhóm phần mềm quản lý quy hoạch xây dựng ...................................... 14
2.5. Dịch vụ tư vấn thiết kế xây dựng ........................................................... 14
2.6. Dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị công nghệ thông tin ........... 14
2.7. Dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng công nghệ thông tin, tư vấn thiết kế xây dựng .. 14
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty ...................................................................... 14
3.1. Ban giám đốc công ty ............................................................................ 15
3.2. Tổ chức hành chính ............................................................................... 16
3.3. Ban khoa học công nghệ ....................................................................... 17
3.4. XN phần mềm quản lý ........................................................................... 17
3.5. XN phần mềm tư vấn xây dựng ............................................................. 17
3.6. XN Kinh doanh thiết bị tin học .............................................................. 17
3.7. XN Tự động hóa và tư vấn xây dựng ..................................................... 18
3.8. Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ ........................................ 18
3.8.1. Các hình thức đào tạo ......................................................................... 18
3.8.2. Các nội dung đào tạo .......................................................................... 19
3
3.9. Trung tâm tư vấn thẩm định dự án CNTT .............................................. 19
3.10. Trung tâm nghiên cứu và phát triển CNTT .......................................... 20
4. Tình hình tin học hoá công tác quản lý của công ty .................................. 20
II. BÁI TOÁN QUẢN LÝ NGUỒN VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH ĐIỆN BIÊN .................................................. 22
1. Khái quát hoạt động tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên ............... 22
1.1 Chức năng và nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên ....... 22
1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên .................... 24
1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................... 24
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban ..................................... 25
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Điện
Biên và lý do lựa chọn đề tài ........................................................................ 33
2.1. Thực trạng tin học hóa quản lý nguồn vốn dự án tại Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Điện Biên ......................................................................................... 33
2.2. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ........................................................... 33
3. Chức năng của phần mềm quản lý nguồn vốn dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Điện Biên .............................................................................. 34
3.1 Qui trình quản lý nguồn vốn đầu tư bằng phương pháp thủ công ............ 34
3.2. Chức năng đạt được của phần mềm quản lý nguồn vốn ......................... 34
3.3. Những đối tượng chính được hưởng lợi từ phần mềm quản lý nguồn vốn
đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên ......................................... 35
3.3.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên ............................................... 35
3.3.2. Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên ......................................................... 35
3.3.3. Chủ đầu tư của dự án .......................................................................... 36
4
3.3.4. Nhân viên văn phòng ......................................................................... 36
3.3.5. Nhân viên kế toán, tài chính .............................................................. 36
3.4 Phạm vi ứng dụng của đề tài ................................................................... 36
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN XÂY DỰNG PHẦN MỀM
QUẢN LÝ NGUỒN VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU
TƯ TỈNH ĐIỆN BIÊN ................................................................................. 37
1. Tổng quan về hệ thống thông tin quản lý .................................................. 37
1.1 Định nghĩa và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin ....................... 37
1.2 Phân loại các hệ thống thông tin trong tổ chức ...................................... 38
1.3 Tầm quan trọng của hệ thống thông tin .................................................. 40
2. Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin ........................................ 41
2.1 Nguyên nhân dẫn đến viêc phát triển một hệ thống thông tin mới ......... 41
2.2 Phương pháp phát triển một hệ thống thông tin ..................................... 42
3. Phân tích hệ thống thông tin ..................................................................... 42
3.1 Các phương pháp thu thập thông tin ....................................................... 42
3.2 Mã hóa dữ liệu........................................................................................ 42
3.3 Các công cụ mô hình hóa hệ thống thông tin .......................................... 43
4 Quy trình xây dựng phần mềm ứng dụng................................................... 44
4.1 Đánh giá yêu cầu .................................................................................... 44
4.2 Phân tích chi tiết .................................................................................... 45
4.3 Thiết kế logic ......................................................................................... 45
4.4 Đề xuất các phương án của giải pháp..................................................... 45
5
4.5 Thiết kế vật lý ngoài ............................................................................... 46
4.6 Triển khai kỹ thuật hệ thống .................................................................. 46
4.7 Cài đặt và khai thác ............................................................................... 46
5. Thiết kế cơ sở dữ liệu ............................................................................... 47
5.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu logic đi từ các thông tin ra ................................. 47
5.1.1 Xác định các đầu ra ........................................................................... 47
5.1.2 Xác định các tệp cần thiết cung cấp dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra .... 48
5.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa ........................... 55
6. Khái quát về công cụ sử dụng để thực hiện đề tài ..................................... 57
6.1 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server ..................................................... 57
6.2 Ngôn ngữ lập trình Visual Basic 6.0 ....................................................... 58
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ NGUỒN
VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẨU TƯ TỈNH ĐIỆN
BIÊN ............................................................................................................ 59
1. Khái quát về bài toán quản lý ................................................................... 59
1.1. Thực tế qui trình quản lý nguồn vốn dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu
tư tỉnh Điện Biên .......................................................................................... 59
1.2. Mục đích cần đạt được của phần mềm ................................................... 60
1.3. Thông tin đầu vào và thông tin đầu ra của phần mềm ............................ 61
1.3.1. Thông tin đầu vào ............................................................................... 61
1.3.2. Thông tin đầu ra ................................................................................. 63
2. Mô hình hoá hệ thống thông tin quản lý vốn dự án đầu tư ........................ 64
2.1 Sơ đồ chức năng BFD của chương trình ........................................... 64
6
2.2. Sơ đồ luồng thông tin ............................................................................ 65
2.3. Sơ đồ ngữ cảnh của Quản lý nguồn vốn dự án dự án đầu tư tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên ................................................................ 66
2.4. Sơ đồ luồng dữ liệu(DFD) của hệ thống ................................................ 66
2.4. Sơ đồ luồng dữ liệu(DFD) của hệ thống ................................................ 67
2.4.1. Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 của hệ thống ............................................. 67
2.4.2. Sơ đồ phân rã xử lý mức 1 .................................................................. 68
3.Thiết kế cơ sở dữ liệu ................................................................................ 71
3.1 Mô hình quan hệ thực thể ERD .............................................................. 72
3.2 Chuyển đổi quan hệ hai chiều trong mô hình thực thể ERD ................... 72
3.3 Một số bảng trong cơ sở dữ liệu quản lý nguồn vốn dự án đầu tư ........... 76
3.4 Mô hình quan hệ giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu ................................ 83
4.Thiết kế giải thuật ...................................................................................... 84
4.1. Khái niệm giải thuật .............................................................................. 84
4.2. Một số giải thuật điển hình .................................................................... 85
4.2.1.Giải thuật đăng nhập chương trình ....................................................... 85
4.2.2.Giải thuật thêm mới dữ liệu ................................................................. 86
4.2.3.Giải thuật sửa đổi dữ liệu ..................................................................... 87
4.2.4.Giải thuật xóa bỏ dữ liệu ..................................................................... 88
4.2.5.Giải thuật tìm kiếm dữ liệu .................................................................. 89
4.2.6.Giải thuật in báo cáo ............................................................................ 90
5.Thiết kế giao diện ...................................................................................... 91
5.1. Nguyên tắc thiết kế giao diện ................................................................ 91
5.2. Một số giao diện điển hình ................................................................... 92
7
5.2.1. Màn hình đăng nhập chương trình ..................................................... 92
5.2.2. Màn hình thông tin chung tất cả các dự án .......................................... 93
5.2.3. Màn hình thông tin chung của một dự án ........................................... 94
5.2.4. Màn hình thông tin Vốn - Kế hoạch của một dự án............................. 95
5.2.5. Màn hình thông tin Đấu thầu của một dự án ...................................... 96
5.2.6. Màn hình thêm mới một dự án ........................................................... 97
5.2.7. Màn hình báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện vốn đầu tư theo địa bàn . 98
5.2.8. Màn hình báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện vốn đầu tư theo ngành kinh
tế ...................................................................................................................... 99
5.2.9 Màn hình báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện vốn đầu tư theo thời
gian .................................................................................................... 100
5.2.10. Màn hình báo cáo theo dõi tình trạng dự án .................................... 101
6. Cài đặt và triển khai hệ thống ................................................................. 102
6.1. Yêu cầu phần mềm, phần cứng ............................................................ 102
6.1.1.Yêu cầu phần mềm ............................................................................ 102
6.1.2. Yêu cầu phần cứng ........................................................................... 102
6.2. Tạo cơ sở dữ liệu quản lý vốn ............................................................. 103
6.3. Phương hướng hoàn thiện và phát triển ............................................... 107
KẾT LUẬN ................................................................................................ 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 110
PHỤ LỤC .................................................................................................. 111
8
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay khái niệm công nghệ thông tin không còn là một khái niệm
xa lạ đối với con người, nó đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày vì
sự tác động rộng lớn và sâu sắc của nó đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã
hội nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Việc ứng dụng tin học vào trong
lĩnh vực kinh doanh, quản lý các nguồn lực cũng như lĩnh vực quản lý tổ chức
đã cho thấy tác dụng và hiệu quả to lớn, có tính chất quyết định đến công
việc.
Hiện nay các phần mềm cơ bản đã được ứng dụng và phát triển rộng rãi
trong hầu hết các doanh nghiệp kể cả nhà nước lẫn tư nhân. Một thực trạng
đang diễn ra là các công ty thường mua phần mềm hoặc thuê viết phần mềm
tuy nhiên những lập trình viên lại không hiểu rõ hết mọi nghiệp vụ của công
ty dẫn đến những bất cập trong quá trình sử dụng phần mềm. Bên cạnh đó
cũng có những chương trình do các nhân viên của công ty viết nhưng đó chỉ
là giải pháp tạm thời không mang tính chuyên nghiệp cao. Do đó để lựa chọn
được một phần mềm phù hợp bao giờ cũng quan trọng đối với các doanh
nghiệp từ đó mới đạt được kết quả tốt trong kinh doanh và quản lý.
Công ty Tin học Xây dựng có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Tin
học và Tư vấn Xây dựng (Construction Informatics and Consultancy
join_stock Company) viết tắt là CIC, qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã có
nhiều đóng góp cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nói chung
và phát triển phần mềm xây dựng nói riêng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên là cơ quan chuyên môn thuộc
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Điện Biên có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban Nhân
dân tỉnh Điện Biên thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu
tư bao gồm các lĩnh vực: Tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế xã hội, tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính
9
sách quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; Đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài ở địa phương; Quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
ODA; Đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương về các dịch
vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật …. Do đó
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên phải quản lý rất nhiều dự án thuộc
nhiều loại nguồn vốn khác nhau. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý nguồn vốn dự án đầu tư sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác quản lý dự án
đầu tư của Sở.
Xuất phát từ thực tế đó em đã chọn đề tài: “ XÂY DỰNG PHẦN
MỀM QUẢN LÝ NGUỒN VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ TỈNH ĐIỆN BIÊN” để làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp
của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận khoá luận tốt nghiệp của em gồm 3
chương sau:
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Tin học Xây dựng (CIC) và bài
toán quản lý nguồn vốn dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Điện Biên.
Phần này giới thiệu khái quát về Công ty Tin học Xây dựng và Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên cũng như sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
Chương II: Phương pháp luận cơ bản xây dựng phần mềm quản lý
nguồn vốn dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên.
Phần này trình bày các vấn đề phương pháp luận cơ bản làm cơ sở
trong việc nghiên cứu đề tài
Chương III: Phân tích thiết kế phần mềm quản lý nguồn vốn dự án đầu
tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên.
Phần này trình bày việc phân tích thiết kế của phần mềm quản lý nguồn
vốn dự án đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên.
10
Ngoài ra còn có danh mục các tài liệu tham khảo liệt kê các tài liệu đã
sử dụng
Tuy đã rất cố gắng trong việc hoàn thiện đề tài nhưng đây là công trình
nghiên cứu đầu tay sau một thời gian dài học tập tài trường Đại học Kinh Tế
Quốc Dân nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô giáo cũng như của những
người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn. Qua đây em cũng xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến thầy giáo Ks. Đoàn Quốc Tuấn - Giảng viên khoa Tin
học kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội và anh Nguyễn Đắc
Tuấn - Trưởng phòng phần mềm Công ty Tin học Xây dựng CIC đã tận tình
chỉ bảo hướng dẫn em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
11
CHƯƠNG I:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TIN HỌC XÂY DỰNG VÀ BÀI
TOÁN QUẢN LÝ NGUỒN VỐN DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ TỈNH ĐIỆN BIÊN
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TIN HỌC XÂY DỰNG
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Tin học Xây dựng có tên đầy đủ là Công ty cổ phần Tin học và
Tư vấn Xây dựng (Construction Informatics and Consultancy join_stock
Company) viết tắt là CIC, địa chỉ 37 Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội,
là đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng được thành lập theo quyết định số 243/QD-
BXD ngày 16/ 02/2000 của Bộ Xây dựng dựa trên cơ sở Trung Tâm Tin học
Xây dựng. Tiền thân là phòng ứng dụng toán và máy tính (5/ 1974) phát triển
thành trung tâm Tin học Xây dựng (16/02/2000). Hiện nay tổng giám đốc là
ông Đặng Đức Hà
Qua nhiều năm hoạt động, Công ty đã có nhiều đóng góp cho việc đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và phát triển phần mềm xây
dựng nói riêng. Với đội ngũ trên một trăm cán bộ có trình độ từ đại học trở
lên, Công ty đã không ngừng phát triển trong các hoạt động nghiên cứu - sản
xuất – tư vấn, chuyển giao công nghệ và được nhà nước chứng nhận bản
quyền cho nhiều sản phẩm phần mềm công nghệ thông tin. Đến nay, Công ty
đã cung cấp, đào tạo và chuyển giao các phần mềm cho trên 1200 đơn vị
trong và ngoài ngành Xây dựng
Công ty hiện có một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ
chính là chuyển giao các phần mềm do chính Công ty sản xuất, địa chỉ 178-
Võ Văn Tần-Phường 5-Quận 3-Thành phố Hồ Chí Minh, quyết định thành lập
12
số: 939/QĐ-BXD ngày 13/10/2000, đăng ký kinh doanh số 313354 ngày
18/10/2000 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp
Nhiệm vụ:
+ Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng
+ Đào tạo chuyển giao công nghệ
+ Kinh doanh thiết bị vật tư công nghệ thông tin
Gần đây Công ty đã thành lập thêm ShowRoom tại 177 Bùi Thị Xuân-
Hà Nội, nhằm tăng cường việc giới thiệu, quảng bá và hỗ trợ khách hàng sử
dụng phần mềm của Công ty, đồng thời tư vấn các giải pháp công nghệ thông
tin khác như mạng, thiết bị ….
Công ty Tin học Xây dựng có qui mô vừa, với các lĩnh vực hoạt động
chính là:
- Sản xuất, phát triển, khai thác và cung cấp các sản phẩm phần mềm
và