Vật lí học là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu những tính chất, quy luật
cơ bản và khái quát nhất của thế giới vật chất. Những thành tựu của vật lí được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong Y học, những ứng dụng của Vật lí
học như: sử dụng các kĩ thuật vật lí trong chẩn đoán và điều trị, điện tim, điện tâm đồ,
điện não đồ, điều trị bằng nhiệt, bằng từ trường, ứng dụng của âm và siêu âm, chụp X
quang, sợi quang học trong mổ nội soi, ứng dụng của phóng xạ, chụp hình cắt lớp vi
tính, chụp cộng hưởng từ hạt nhân, mắt và các dụng cụ quang học, ứng dụng của ánh
sáng trong điều trị, những ứng dụng của laser. đã làm cho ngành Y có một sự phát
triển vượt bậc, giúp các thầy thuốc chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả cao.
Cùng với xu thế chung của ngành giáo dục, việc dạy và học vật lí hiện nay ở
các bậc phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cũng đang có nhiều
thay đổi về phương pháp. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn còn diễn ra rất chậm và chưa
thực sự đồng bộ ở các cấp học. Thực tế cho thấy rằng việc áp dụng dạy học tích cực
trong dạy học phần Vật lí đại cương (VLĐC) cho sinh viên (SV) khối kĩ thuật còn rất
nhiều bất cập, nhất là các Trường Đại học ngoài công lập. Do trình độ đầu vào của SV
không cao, số tiết dành cho học phần không nhiều, sĩ số lớp quá đông. nên việc thay
đổi và triển khai từ dạy học truyền thống sang vận dụng các phương pháp dạy học tích
cực gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hướng nghiên cứu về phát triển năng lực sáng tạo cho
SV không hẳn là vấn đề mới mẻ, nhưng một bộ phận không nhỏ giảng viên (GV) hiện
nay vẫn chưa tạo ra được một môi trường lớp học thân thiện, cởi mở; chưa có biện
pháp, cách thức cụ thể để phát triển năng lực sáng tạo cho SV. Việc giảng dạy còn quá
nặng về lí thuyết, còn quá coi trọng vai trò của người dạy, nội dung kiến thức chưa sát
thực và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, sự nghèo nàn về phương thức đánh giá
người học, việc đánh giá còn quá nặng về kiểm tra khả năng học thuộc dẫn đến hiệu
quả đào tạo chưa cao. Hệ quả kéo theo là SV còn học thụ động, chưa phát huy được
tính tích cực, tự giác, chủ động, chưa hình thành và phát triển năng lực tự học (khả
năng tìm kiếm và cập nhật thông tin, khả năng đọc và khai thác một cuốn sách hoặc
một công trình nghiên cứu.).
66 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng tiến trình dạy học theo mô hình dạy học dựa trên vấn đề ở một số nội dung phần Vật lí hạt nhân nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH-CN CẤP TRƯỜNG
TÊN ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH
DẠY HỌC DỰA TRÊN VẤN ĐỀ Ở MỘT SỐ NỘI DUNG
PHẦN VẬT LÍ HẠT NHÂN NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY
SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN
Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Năm 2018
BR-VT, T9 - 2018
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. Tên đề tài: Xây dựng tiến trình dạy học theo mô hình dạy học dựa trên vấn đề
ở một số nội dung phần Vật lí hạt nhân nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho
sinh viên.
2. Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Thanh Huyền. Mã số:
3. Danh sách cán bộ tham gia chính:
4. Nội dung chính:
• Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy hoc dựa trên vấn đề, dạy học phát triển tư
duy sáng tạo.
• Điều tra thực trạng của việc dạy và học nội dung phần VLHN cho SV khối
kĩ thuật ở trường Đại học BR-VT.
• Phân tích nội dung kiến thức “Phân rã phóng xạ” trong phần VLHN.
• Thiết kế tiến trình dạy học kiến thức “Phân rã phóng xạ” theo kiểu dạy học
dựa trên vấn đề.
5. Kết quả đạt được:
• Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy hoc dựa trên vấn đề, dạy học phát triển tư
duy sáng tạo.
• Điều tra thực trạng của việc dạy và học nội dung phần VLHN cho SV khối
kĩ thuật ở trường Đại học BR-VT.
• Phân tích nội dung kiến thức “Phân rã phóng xạ” trong phần VLHN.
• Thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức “Phân rã phóng xạ” theo kiểu dạy học
dựa trên vấn đề.
• Xây dựng tình huống cho vấn đề cần nghiên cứu.
• Thiết kế tiến trình dạy học “Phân rã phóng xạ” theo kiểu dạy học dựa trên
vấn đề.
6. Thời gian nghiên cứu: 06 tháng, từ T3 - T9 năm 2018
Chủ nhiệm đề tài
Nguyễn Thị Thanh Huyền
1
MỤC LỤC
Danh mục những từ viết tắt 3
Mở đầu 4
1. Lí do chọn đề tài 4
2. Mục đích nghiên cứu 6
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6
4. Giả thuyết khoa học 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6. Phương pháp nghiên cứu 7
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 8
1.1 Các nghiên cứu trong và ngoài nước về dạy học dựa trên vấn đề 8
1.2 Các nghiên cứu về tư duy sáng tạo 11
Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức dạy học dựa trên vấn đề 15
2.1 Một số định nghĩa về dạy học dựa trên vấn đề 15
2.2 Mục tiêu chung của dạy học dựa trên vấn đề 17
2.2.1 Mục tiêu môn học cụ thể và liên môn 17
2.2.2 Mục tiêu quy trình và học tập 17
2.2.3 Mục tiêu đối với GV 18
2.3 Mục tiêu của dạy học Vật lí sử dụng PBL 18
2.4 Đặc trưng cơ bản của PBL 19
2.5 Các đặc trưng của một vấn đề tốt 23
2.5.1 Xây dựng vấn đề dựa vào kiến thức có liên quan đến bài học 23
2.5.2 Người học tự tìm tòi để xác định thông tin nhằm giải quyết vấn đề 24
2.5.3 Thảo luận nhóm là hoạt động cốt lõi 24
2.5.4 GV có vai trò hỗ trợ 25
2.5.5 Kiến thức mang tính liên môn và quan hệ với môi trường thực tế 25
2.6 Điều tra thực trạng dạy và học nội dung kiến thức phần VLHN 26
Chương 3. Xây dựng tiến trình dạy học theo mô hình dạy học dựa trên
vấn đề ở một số nội dung phần VLHN nhằm phát triển tư duy sáng tạo
30
2
cho SV
3.1 Nội dung kiến thức chương “Phân rã phóng xạ” 30
3.2 Thiết kế tiến trình dạy học chương “Phân rã phóng xạ” 31
3.2.1 Mục tiêu dạy học 31
3.2.2 Xây dựng tình huống có vấn đề 32
3.2.3 Tiến trình xây dựng kiến thức “Hiện tượng phóng xạ” 47
3.2.4 Tiến trình xây dựng kiến thức “Các loại tia phóng xạ và bản chất của
các tia phóng xạ”
48
3.2.5 Tiến trình xây dựng kiến thức “Định luật phóng xạ. Độ phóng xạ” 49
3.2.6 Tiến trình xây dựng kiến thức “Đồng vị phóng xạ và các ứng dụng” 50
3.2.7 Tiến trình dạy học nội dung kiến thức chương “Phân rã phóng xạ” 51
Kết luận và kiến nghị 61
Tài liệu tham khảo 62
Các công trình khoa học đã công bố 63
Phụ lục 64
3
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Giảng viên GV
Sinh viên SV
Problem-Based Learning PBL
Vật lí đại cương VLĐC
Vật lí hạt nhân VLHN
Đơn vị học trình Đvht
Sách giáo khoa
Tư duy sáng tạo
SGK
TDST
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vật lí học là một ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu những tính chất, quy luật
cơ bản và khái quát nhất của thế giới vật chất. Những thành tựu của vật lí được ứng
dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong Y học, những ứng dụng của Vật lí
học như: sử dụng các kĩ thuật vật lí trong chẩn đoán và điều trị, điện tim, điện tâm đồ,
điện não đồ, điều trị bằng nhiệt, bằng từ trường, ứng dụng của âm và siêu âm, chụp X
quang, sợi quang học trong mổ nội soi, ứng dụng của phóng xạ, chụp hình cắt lớp vi
tính, chụp cộng hưởng từ hạt nhân, mắt và các dụng cụ quang học, ứng dụng của ánh
sáng trong điều trị, những ứng dụng của laser... đã làm cho ngành Y có một sự phát
triển vượt bậc, giúp các thầy thuốc chẩn đoán chính xác và điều trị có hiệu quả cao.
Cùng với xu thế chung của ngành giáo dục, việc dạy và học vật lí hiện nay ở
các bậc phổ thông, đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp cũng đang có nhiều
thay đổi về phương pháp. Tuy nhiên, sự thay đổi này vẫn còn diễn ra rất chậm và chưa
thực sự đồng bộ ở các cấp học. Thực tế cho thấy rằng việc áp dụng dạy học tích cực
trong dạy học phần Vật lí đại cương (VLĐC) cho sinh viên (SV) khối kĩ thuật còn rất
nhiều bất cập, nhất là các Trường Đại học ngoài công lập. Do trình độ đầu vào của SV
không cao, số tiết dành cho học phần không nhiều, sĩ số lớp quá đông... nên việc thay
đổi và triển khai từ dạy học truyền thống sang vận dụng các phương pháp dạy học tích
cực gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hướng nghiên cứu về phát triển năng lực sáng tạo cho
SV không hẳn là vấn đề mới mẻ, nhưng một bộ phận không nhỏ giảng viên (GV) hiện
nay vẫn chưa tạo ra được một môi trường lớp học thân thiện, cởi mở; chưa có biện
pháp, cách thức cụ thể để phát triển năng lực sáng tạo cho SV. Việc giảng dạy còn quá
nặng về lí thuyết, còn quá coi trọng vai trò của người dạy, nội dung kiến thức chưa sát
thực và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế, sự nghèo nàn về phương thức đánh giá
người học, việc đánh giá còn quá nặng về kiểm tra khả năng học thuộc dẫn đến hiệu
quả đào tạo chưa cao. Hệ quả kéo theo là SV còn học thụ động, chưa phát huy được
tính tích cực, tự giác, chủ động, chưa hình thành và phát triển năng lực tự học (khả
năng tìm kiếm và cập nhật thông tin, khả năng đọc và khai thác một cuốn sách hoặc
một công trình nghiên cứu...).
Thực trạng hiện nay còn cho thấy một bộ phận không nhỏ SV không có động cơ
học Vật lí, một phần vì chương trình học quá nặng, một phần vì SV cảm thấy không
5
phục vụ trực tiếp cho chuyên ngành của mình. Do đó, để khắc phục được những bất
cập nêu trên thì bản thân mỗi GV cần không ngừng đổi mới nội dung và phương pháp
dạy học cho phù hợp. Tinh thần của việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực
mới là phải phát huy được năng lực sáng tạo của SV, chú ý đến hoạt động tích cực của
SV trên lớp, SV được trực tiếp tham gia vào bài giảng của GV, dưới dự hướng dẫn của
GV thì SV có thể phát hiện ra vấn đề, suy nghĩ và tìm cách giải quyết vấn đề, đặc biệt
là các vấn đề gắn với thực tiễn.
Vật lí hạt nhân (VLHN) là một nội dung tương đối khó và trừu tượng trong Vật
lí. Để hiểu được sâu sắc kiến thức này thực sự không phải dễ đối với SV và ngay cả
với GV. Qua nhiều đánh giá cho thấy việc SV thu nhận kiến thức về VLHN là khá ít,
hầu hết chỉ học lí thuyết và làm bài tập để đối phó với kỳ thi, còn GV cũng chỉ dạy cho
đúng lịch trình và nội dung quy định. Có một số trường đại học có dạy VLĐC, nội
dung về VLHN còn vắng bóng trong nội dung đào tạo hoặc nếu có thì chỉ coi như nội
dung đọc thêm, để SV tự học, tự nghiên cứu mà không có kiểm tra, đánh giá. Điều này
thật lạc hậu khi chúng ta đang sống trong một thế giới mà ngành hạt nhân phát triển
mạnh mẽ, đem lại vô vàn lợi ích to lớn trong các lĩnh vực như trong nông nghiệp, công
nghiệp, sinh học, y học, khảo cổ, quốc phòng và kể cả trong lĩnh vực môi trường. Việc
trang bị các kiến thức cơ bản về hạt nhân là rất cần thiết và phù hợp với thời đại. Mặt
khác, bức xạ của hạt nhân cũng có thể mang tới tác hại tiềm ẩn bất cứ lúc nào đối với
cuộc sống cộng đồng nói chung và bản thân mỗi người nói riêng. Do đó, khi học nội
dung này, ngoài kiến thức cơ bản đã có trong giáo trình, SV rất cần được mở rộng và
tiếp cận với các kiến thức thực tế, nhất là các kiến thức về bức xạ với sức khỏe, bức xạ
trong nghề nghiệp và cách phòng tránh bức xạ hạt nhân.
Trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hướng lấy hoạt động
học, hoạt động nghiên cứu của SV làm trung tâm, dạy học dựa trên vấn đề (tên tiếng
anh là Problem-Based Learning, viết tắt là PBL) đang được các nền giáo dục đại học ở
nhiều nước quan tâm nghiên cứu và vận dụng. Mặc dù đã ra đời từ những năm 60 của
thế kỷ trước, cho đến nay dạy học dựa trên vấn đề vẫn thu hút được sự quan tâm của
những nhà nghiên cứu giáo dục bởi mục tiêu cơ bản của dạy học dựa trên vấn đề nhằm
rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề, tất nhiên trong đó cần bao gồm cả năng lực giải
quyết vấn đề một cách sáng tạo khả năng nhận biết, phát hiện vấn đề.
6
Dạy học dựa trên vấn đề đảo lộn thứ tự của hoạt động dạy học nếu so với các
phương pháp truyền thống, ở đó thông tin được GV trình bày từ thấp đến cao theo một
trình tự nhất định, và SV sẽ chỉ được tiếp cận với một vấn đề cần được lí giải (nếu có)
một khi họ đã được trang bị đầy đủ những kiến thức cần thiết. Trong dạy học dựa trên
vấn đề, SV được tiếp cận với vấn đề ngay ở giai đoạn đầu của một đơn vị bài giảng.
Vấn đề trong dạy học dựa trên vấn đề phải được xây dựng xung quanh một tình
huống (một sự việc, hiện tượng...) có thực trong cuộc sống và chứa đựng những điều
cần được lí giải. Vấn đề đặt ra cần phải có nhiều tài liệu tham khảo nhưng trọng tâm
nhằm giúp người học có thể tự tìm tài liệu, tự khai thác thông tin và tự trau dồi kiến
thức; các phương tiện giao thông đại chúng như sách vở, băng cassette, phần mềm mô
phỏng, internet...Nói cách khác, chính người học phải tự trang bị cho mình phần “lí
thuyết” nhằm có đủ kiến thức để tiếp cận và giải quyết vấn đề thực tiễn. Như vậy, dạy
học dựa trên vấn đề rất thích hợp để sử dụng trong đào tạo SV.
Chính vì những lí do trên, tôi quyết đinh chọn đề tài nghiên cứu khoa học là:
“Xây dựng tiến trình dạy học theo mô hình dạy học dựa trên vấn đề ở một số nội dung
phần Vật lí hạt nhân nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho sinh viên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát triển tư duy sáng tạo cho SV khối kĩ thuật thông qua dạy học dựa trên vấn
đề ở nội dung kiến thức phần VLHN trong chương trình VLĐC.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động dạy và học phần VLHN của GV và SV khối kĩ thuật, Trường Đại
học Bà Rịa – Vũng Tàu
Phát triển tư duy sáng tạo cho SV khối kĩ thuật, Trường Đại học Bà Rịa – Vũng
Tàu.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được các tiến trình dạy học theo mô hình dạy học dựa trên vấn đề
ở một số nội dung kiến thức phần VLHN thì có thể phát triển tư duy sáng tạo của SV.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận dạy học đại học, dạy học dựa trên vấn đề, dạy học phát
triển tư duy sáng tạo cho SV.
Phân tích một số nội dung kiến thức trong phần VLHN.
7
Điều tra thực trạng của việc dạy và học nội dung phần VLHN cho SV khối kĩ
thuật ở trường Đại học BR-VT.
Thiết kế tiến trình dạy học dựa trên vấn đề một số nội dung kiến thức phần
VLHN.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận: nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học đại học, nghiên
cứu tâm sinh lí lứa tuổi thanh thiếu niên, các văn kiện Đại hội Đảng về đổi mới giáo
dục, cơ sở lí luận về dạy học dựa trên vấn đề, dạy học phát triển tư duy sáng tạo, các
bài báo, luận văn, luận án và các website có liên quan đến nội dung của đề tài.
Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu về thực trạng dạy và học nội dung kiến
thức phần VLHN.
8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về dạy học dựa trên vấn đề
Từ lâu, dạy học dựa trên vấn đề đã được các nhà sư phạm danh tiếng của các
nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới quan tâm nghiên cứu, phát triển lí luận
cũng như hiệu quả của dạy học dựa trên vấn đề trong thực tiễn và bước đầu đã thu
được những kết quả khả quan. Dạy học dựa trên vấn đề không phải là một phương
pháp dạy học cụ thể mà là một quan điểm dạy học nên có thể vận dụng trong hầu hết
các hình thức và phương pháp dạy học, kể cả trong phương pháp dạy học truyền thống
cũng có thể sử dụng kiểu đàm thoại hay thuyết trình để giải quyết vấn đề. Dạy học dựa
trên vấn đề (PBL) là một phương pháp nhằm kích thích, hướng dẫn SV học tập thông
qua quá trình các em cọ xát với một vấn đề thực tế, có liên quan đến chương trình học.
Là một phương pháp dạy học lấy SV làm trung tâm, PBL tạo nên một sự thay đổi cơ
bản từ việc tập trung vào giảng dạy để tập trung vào học tập. Phương pháp này nhằm
sử dụng sức mạnh thực sự của việc giải quyết vấn đề để khơi gợi sự ham thích tìm
hiểu, thu hút, tăng cường động lực học tập của SV. PBL được coi là một mô hình có
thể phát triển đồng thời các chiến lược giải quyết vấn đề bên cạnh đó đảm bảo kiến
thức, kĩ năng liên quan đến môn học bằng cách đặt SV vào các vai trò tích cực của
người giải quyết vấn đề, phải đối mặt với vấn đề phi cấu trúc đựợc mô phỏng như các
loại vấn đề mà các em có thể phải đối mặt trong tương lai.
Nhìn chung, trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông phát triển vượt
bậc, các mô hình dạy học này bằng nhiều con đường đã đến với nhiều GV, nhiều nhà
nghiên cứu, nhưng hình như chúng ta loay hoay mãi vẫn chưa tìm ra con đường để
chúng đi vào thực tiễn giáo dục Việt Nam. Một lí do thuyết phục cơ bản là mục tiêu
giáo dục quá khác nhau dẫn đến sự khác biệt không chỉ đơn thuần là phương pháp dạy
học (như nhiều người vẫn nghĩ) mà là cả mô hình dạy học. Đổi mới giáo dục trước tiên
là đổi mới tư duy, từ bỏ nhiều quan niệm quen thuộc lâu đời về giáo dục của những ai
làm giáo dục.
Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề xuất hiện đầu tiên vào đầu những năm
1960 tại trường đại học y khoa McMaster ở Canada. Lịch sử khoa học của nó thì còn
lâu đời hơn thế. Theo Thomas Cort, hiệu trưởng của trường ĐH Samford cho rằng
PBL như là một phong cách học mới vừa được phục hồi. Theo quan điểm đó của ông,
PBL bao hàm phép biện chứng hỏi và-đáp của Socrates và phép biện chứng chính đề-
9
phản đề-tổng hợp của Hegelian. Như John Cavanaugh đã nói rằng nó giống như cách
học dựa trên khám phá vào những năm 1960. Khi Dewey đề cập về sự cọ sát, ông đã
nói rằng mọi người đều biết về nó nhưng không áp dụng. Dewey đã nói đúng trên cấp
độ trừu tượng. Chúng ta chỉ xử lí chi tiết tốt hơn, và chỉ có thế thôi, đó là nhờ sự tiến
bộ trong khoa học nhận thức và kĩ thuật. Gần 100 năm trước, John Dewey – nhà triết
học, tâm lí học, nhà cải cách giáo dục người Mỹ đã cho rằng trường học ít nhất nên là
một phần nhỏ của sự chuẩn bị cho cuộc sống và tốt hơn nữa xuất phát từ chính cuộc
sống. Để những hướng dẫn y học đi vào chính cuộc sống, những GV khoa Y tại đại
học McMaster thử nghiệm dạy học dựa trên vấn đề vào năm 1969 (Albanese và
Mitchell, 1993; Vernon và Blake, 1993). Trong quá trình đào tạo, có một nghịch lí
khiến các GV thất vọng về kết quả SV đó là sự khác biệt giữa kết quả giảng dạy giáo
khoa truyền thống và thực tế lâm sàng mà SV của họ cuối cùng phải đối mặt, vì vậy họ
quyết định hướng dẫn dựa trên những trường hợp thực tế. SV đã được giới thiệu
những vấn đề lâm sàng mà họ có thể giải quyết chỉ khi học những kiến thức y học liên
quan. Từ đó, PBL đã chứng tỏ nó là phương pháp hữu hiệu. Sau đó, các khoa Y của
một số trường đại học khác tiếp tục kế thừa những nghiên cứu này, trong đó có Đại
học Y Havard. Hiện nay, 70% các khoa Y tại Mỹ dùng PBL trong những năm tiền lâm
sàng (Kinkade, 2005). Tại Quebec (một bang của Canada), tất cả các khoa Y đều sử
dụng PBL trong đào tạo. Là một phương pháp sư phạm, PBL đã được thực hiện thành
công trong các ngành khác nhau, như kiến trúc (Maitland, 1997), kinh doanh (Stinson
và Milter, 1996), giáo dục (Duffy, 1994), pháp luật (Driessen và Van der Vleuten,
2000), công tác xã hội (Boud và Feletti, 1991), kĩ thuật (Fink, năm 1999; Woods,
1994) và vật lí (Wiliams, 2001; Wiliams và Duch, 1997; Duch, 1996). Ở các nước phát
triển như Anh, Hoa Kì, Canada, Úc phương pháp này không chỉ áp dụng ở các
trường đại học mà ngày nay nó còn được dùng trong cải cách giáo dục tiểu học và
giảng dạy khoa học tại các trường trung học. Tháng 06/2002, một hội thảo quốc tế
riêng về PBL được tổ chức tại Baltimore, bang Maryland của Hoa Kì. Tháng 03/2007,
một hội thảo quốc tế tương tự được tổ chức tại Singapore. Hiện nay nhiều trường đại
học có riêng những trung tâm nghiên cứu triển khai phương pháp PBL hoặc tổ chức
ngân hàng vấn đề cho các chuyên ngành đào tạo của mình và chia sẻ trên các trang
web của họ, ví dụ như: Trường đại học Delaware, Hoa Kì:
Trường đại học Samford, Anh:
10
Trường đại học
Sydney, Úc
Tuy PBL ra đời hơn 60 năm và được nhiều cơ sở đào tạo trên thế giới áp dụng,
như đại học Erasmus, Hà Lan; đại học Lund, Thụy Điển; đại học Yog Jakarta,
Indonesia và đại học Walailak, Thái Lan nhưng ở Việt Nam PBL là phương pháp
khá mới mẻ.
Nhiều báo cáo nghiên cứu đánh giá cao hiệu quả của phương pháp học tập này,
đặc biệt là hiệu quả trong việc giúp cho SV thực sự tăng cường khả năng tự học và làm
việc nhóm. Trong khi đó, khả năng học tập chủ động và tự học tập, nghiên cứu của số
đông SV, SV Việt Nam còn hạn chế là một thách thức đối với giáo dục đào tạo của
Việt Nam nên việc áp dụng các phương pháp học tập tích cực là một yêu cầu xuất phát
từ thực tế của đào tạo tại Việt Nam.
Năm 2004, PBL lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam do khoa Y tế công cộng
(Đại học Y Hà Nội) đưa vào giảng dạy.
Bắt đầu từ năm học 2007-2008, trường ĐH Y tế công cộng triển khai áp dụng
thử nghiệm phương pháp này cho 06 môn học (Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, phòng
chống HIV/AIDS, Phòng chống tai nạn thương tích, dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực
phẩm, sức khỏe nghề nghiệp và tiếp thị xã hội) trong chương trình đào tạo Thạc sĩ Y tế
công cộng (YTCC) và môn Bệnh thông thường trong chương trình Cử nhân YTCC.
Ngày 25/12/2008, tại Hà Nội đã khai mạc “Hội thảo chia sẻ phương pháp học
tập dựa trên vấn đề” với sự tham gia của đại diện 10 trường đại học Y, Điều dưỡng và
Kĩ thuật y học trên cả nước.
Từ đó, phương pháp PBL được phổ biến trong các trường đại học Y khoa, như
Đại học Y dược thành phố Hổ Chí Minh, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (với sự hỗ
trợ của Ủy ban phát triên đại học Bỉ). Nhằm mục đích đánh giá tình hình áp dụng
phương pháp giảng dạy mới được áp dụng ở các bộ môn, ngày 27/11/2009, tại đại học
Y Phạm Ngọc Thạch đã tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm áp dụng phương pháp giảng
dạy mới: Học theo vấn đề (PBL - Problem based learning) và lí luận lâm sàng (ARC –
Apprentissage au Raisonnement Clinique)” với sự tham gia của 65 GV thuộc các
khoa.
Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực khác PBL bước đầu được các GV trẻ đưa vào
giảng dạy, ví như vừa qua Thạc sĩ Vũ Hải Yến khoa Môi trường, chuyên ngành Công
11
nghệ sinh học thuộc đại học Kĩ thuật - công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã thử
nghiệm và có báo cáo “Giảng dạy Môi Trường bằng phương pháp Đặt vấn đề Problem
Based Learning” – Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế – Đại Học Hoa Sen & Đại Học An
Giang năm 2010, hay GV Diệp Thanh Tùng tại đại học Kinh tế-Luật và Ngoại Ngữ,
đại học Trà Vinh đang áp dụng PBL vào các bài giảng về kinh tế. Trong giáo dục phổ
thông, PBL chưa được đưa vào áp dụng chính thức, tuy nhiên có nhiều GV đã bắt đầu
biết đến những giá trị của phương pháp học tập tích cực này và tiến hành nghiên cứu,
thực nghiệm sư phạm với một số đề tài như:
Nguyễn Thị Thu Thủy ( 2009), Phương pháp dạy học dựa trên vấn đề và vận
dụng vào thiết kế, giảng dạy chương VII “Mắt và các dụng cụ quang học” – vật lí 11-
nâng cao, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Tp.HCM
Đặng Hoàng Thủy Tiên