Đề tài Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

1. Lý do chọn đề tài: Qua nhiều thời kì, từ Hội nghị VII, VIII, IX, X cho tới các nghị quyết Trung ương tiếp theo, Đảng và Nhà nước ta đều xác định: văn hóa là “nền tảng tinh thần của xã hội”, “vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển”. Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX tiếp tục xác định mục tiêu cần phải đạt tới là tạo được sự phát triển đồng bộ về chất lượng văn hoá “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã tiếp tục khẳng định: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Qua gần 20 năm với đường lối đúng đắn của Đảng, cùng với công cuộc đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế, chúng ta từng bước vững chắc đạt được những thành tựu rất đáng tự hào như: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng; nền dân chủ XHCN với nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định. Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, hội nhập văn hóa cũng là một tất yếu khách quan. Bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế, chúng ta cần có chiến lược phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc phù hợp với phát triển kinh tế. Cùng với đó, bản sắc dân tộc không thể đóng cửa nền văn hóa, mà chủ động chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc của đất nước mình. Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất toàn cầu hóa và hôi nhập, toàn cầu hóa như một tất yếu. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hoá mà còn là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân và toàn xã hội. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế mở. Tuy nhiên, việc hội nhập có mặt tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc, thì bên cạnh những mặt tích cực của nền văn minh hiện đại, chúng ta dễ bị tiếp thu những những mặt tiêu cực. Mặt khác, chúng ta còn lo ngại bị đánh mất truyền thống dân tộc, chạy theo các nước trên thế giới, bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá của nước khác. Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình. Bản sắc riêng của một dân tộc, giúp chúng ta nhận dạng rõ một quốc gia đó. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một việc tất yếu trong nền kinh tế mở hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ cần đạt: Làm rõ vấn đề văn hoá và bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam. Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế trong việc việc xây dựng nền nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập ở nước ta. Giải pháp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

doc15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 15780 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Sinh viên: Nguyễn Thanh Thanh Lớp tín chỉ: TRI106(1-1112).7_LT Số thứ tự: 121 Lớp: Anh 3 – K49 – Khoa Tiếng anh thương mại Giảng viên: Nguyễn Thị Tố Uyên Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2011 Mục lục Mở đầu……………………………………………………………………………….3 Lí do chọn đề tài……………………………………………………………….3 Mục đích, nhiệm vụ cần đạt………………………………………………….4 Nội dung…………………………………………………………………………….5 Thế nào là văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc?.........................................................................5 Văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới cùng những thành tựu, hạn chế trong quá trình hội nhập văn hóa và thế giới……………………….6 Những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng và giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập văn hóa hiện nay…………12 Kết luận…………………………………………………………………………….14 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………..15 Mở đầu Lý do chọn đề tài:   Qua nhiều thời kì, từ Hội nghị VII, VIII, IX, X cho tới các nghị quyết Trung ương tiếp theo, Đảng và Nhà nước ta đều xác định: văn hóa là “nền tảng tinh thần của xã hội”, “vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển”. Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TW Đảng khoá IX tiếp tục xác định mục tiêu cần phải đạt tới là tạo được sự phát triển đồng bộ về chất lượng văn hoá “Đảm bảo sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước”.  Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã tiếp tục khẳng định: xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Qua gần 20 năm với đường lối đúng đắn của Đảng, cùng với công cuộc đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế, chúng ta từng bước vững chắc đạt được những thành tựu rất đáng tự hào như: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng; nền dân chủ XHCN với nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định. Bên cạnh việc hội nhập kinh tế, hội nhập văn hóa cũng là một tất yếu khách quan. Bên cạnh chiến lược phát triển kinh tế, chúng ta cần có chiến lược phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc phù hợp với phát triển kinh tế. Cùng với đó, bản sắc dân tộc không thể đóng cửa nền văn hóa, mà chủ động chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú, giàu có thêm, hiện đại hơn nền văn hóa của dân tộc của đất nước mình. Văn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất toàn cầu hóa và hôi nhập, toàn cầu hóa như một tất yếu. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hoá mà còn là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân và toàn xã hội. Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế mở. Tuy nhiên, việc hội nhập có mặt tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta tiếp thu không chọn lọc, thì bên cạnh những mặt tích cực của nền văn minh hiện đại, chúng ta dễ bị tiếp thu những những mặt tiêu cực. Mặt khác, chúng ta còn lo ngại bị đánh mất truyền thống dân tộc, chạy theo các nước trên thế giới, bị ảnh hưởng hoàn toàn bởi nền văn hoá của nước khác. Mỗi một quốc gia đều có những truyền thống, những bản sắc riêng của mình. Bản sắc riêng của một dân tộc, giúp chúng ta nhận dạng rõ một quốc gia đó. Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc là một việc tất yếu trong nền kinh tế mở hiện nay. Mục đích, nhiệm vụ cần đạt: Làm rõ vấn đề văn hoá và bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam. Đánh giá các mặt tích cực và hạn chế trong việc việc xây dựng nền nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập ở nước ta. Giải pháp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nội dung Thế nào là văn hóa, bản sắc văn hóa Việt Nam, nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc? Nhắc đến văn hóa, ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều khái niệm, cách định nghĩa khác nhau. Theo tôi, hiểu theo cách đơn giản nhất thì, văn hóa là tất cả những yếu tố vật chất và tinh thần đặc trưng cho một cộng đồng xã hội, được cộng đồng đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian. Như vậy, văn hóa cũng chính là yếu tố bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội, là nền tảng xã hội cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. Vậy thì, thế nào là bản sắc văn hóa? Đó là những nét đặc trưng về văn hóa, đời sống, xã hội...của một quốc gia do quá trình phát triển và lịch sử tạo ra. Vì là nét đặc trưng nên bản sắc văn hóa là riêng biệt, không trùng lặp và được bảo tồn qua các giai đoạn phát triển của xã hội. Đất nước Việt Nam ta có 54 dân tộc anh em với những bản sắc văn hóa tuy riêng biệt nhưng cũng rất hài hòa, đồng nhất. Bản sắc đó còn được thể hiện trong những trang sử vẻ vang của dân tộc, như dù cho bị phong kiến phương bắc đô hộ 1000 năm, dân tộc ta vẫn không bị đồng hóa, và trong thế giới hiện đại ngày nay, khi mà tất cả người dân Việt vẫn luôn hướng về tổ tiên, ông bà, vẫn gìn giữ những thức quà giản dị nhưng thấm đẫm tính dân tộc và những nét đẹp trong lối sống… Một nền văn hóa tiên tiến là 1 nền văn hóa tiến bộ, thể hiện tinh thần yêu nước. Sự tiên tiến đó không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong phương tiện chuyển tải nội dung. Bản sắc dân tộc bao gồm cả những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của dân tộc VN; thể hiện sức sống bên trong của dân tộc, đồng thời còn thể hiện đậm nét trong những hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo. Văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới cùng những thành tựu, hạn chế trong quá trình hội nhập văn hóa và thế giới Theo PGS., TS. Nguyễn Văn Dân - Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, các nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của con người và văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập được phân thành hai nhóm: nhân tố bên trong và nhân tố toàn cầu hoá. Nhóm các nhân tố bên trong bao gồm: nhân tố chính trị - tác động của sự đổi mới hệ thống chính trị và sự đổi mới về quan hệ nhà nước - công dân đến con người và văn hoá Việt Nam hiện đại; và nhân tố giá trị văn hoá truyền thống - tác động tích cực và tiêu cực của các giá trị truyền thống trong các lĩnh vực đời sống, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo. Nhóm các nhân tố toàn cầu hoá bao gồm: nhân tố kinh tế thị trường, công nghệ thông tin - truyền thông, nhân tố toàn cầu hoá văn hoá, văn hoá mạng, văn hóa môi trường và văn hóa hòa bình. Ở phạm vi của bài tiểu luận này, tôi xin được tập trung trình bày những tác động của nhân tố toàn cầu hóa tới nền văn hóa Việt Nam ta. Đầu tiên, hãy nói qua về tác động của nhóm các nhân tố toàn cầu hóa nói chung tới nền văn hóa nước nhà. Trải qua giai đoạn đổi mới và cải cách với nhiều biến động và khó khăn, ngày nay, nước ta đã và đang đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là về kinh tế. Đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện.  Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần được thực hiện có hiệu quả. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được hình thành. Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việt Nam ta đã đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tất cả những thành tựu đó đã góp phần không nhỏ tác động tới nền văn hóa. Nhờ kinh tế phát triển, ta đã dần hội nhập với thế giới, giao dịch, thông thương với nước ngoài nhiều hơn cũng đồng nghĩa với việc giao lưu văn hóa với nước ngoài ngày càng nhiều. Bên cạnh đó,nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, giờ đây mọi người dân Việt Nam đều có thể dễ dàng tiếp cận với thế giới, và không chỉ có vậy, chúng ta còn có thể nắm rõ hơn về tình hình trên chính đất nước ta. Và bởi vì mọi người dân đều có những tiếp cận với những nguồn thông tin bên ngoài, vấn đề môi trường và hòa bình được tất thảy mọi người quan tâm, điều đó góp phần giúp cho đất nước ta trở nên trong sạch hơn, văn minh hơn… Bây giờ, hãy đi vào vấn đề chính cần được thảo luận, đó là tác động của toàn cầu hóa tới nền văn hóa Việt Nam. Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu của tất cả các quốc gia. Trong thế giới đương đại ngày nay, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là một đặc điểm nổi bật, có tính phổ biến và là một xu thế không thể đảo ngược được. Đặc điểm này có tác động và ảnh hưởng rất sâu sắc đến sự phát triển đối với các nước, các khu vực cũng như đối với cả cộng đồng thế giới. Dù khác nhau về trình độ phát triển, về mô hình thể chế và ý thức hệ, song trong bối cảnh của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, không một quốc gia - dân tộc nào muốn tồn tại và phát triển, nhất là muốn đạt tới sự phát triển bền vững mà lại không tính đến những cải cách, đổi mới, mở cửa với bên ngoài nhằm tìm kiếm các đối tác và các nguồn lực phát triển. Chủ động hội nhập là một thái độ tích cực, đúng đắn, là khẳng định đường lối có chiến lược. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất, hạn chế được đến mức thấp nhất những thách thức, những tiêu cực nảy sinh. Sự giao lưu quốc tế rộng rãi trên cơ sở của phát triển kinh tế toàn cầu đã có những tác động không nhỏ tới lĩnh vực văn hóa. Cùng với việc phục hồi, phát huy các giá trị văn hoá, nhiều khu phố cổ, nhiều bản làng với những nhà sàn, nhà rông, “văn hoá cồng chiêng” của đồng bào các dân tộc thiểu số được duy trì và phát triển. Mặt khác, giao lưu quốc tế được mở rộng, nền văn hoá Việt Nam có điều kiện tiếp thu các giá trị mới của nền văn hoá thế giới và ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Điều dễ nhận thấy là, trong bất kỳ thời đại nào, sự phát triển khép kín tất yếu sẽ làm cho nền văn hoá trở nên khô cằn. Sau 20 năm hội nhập văn hóa thế giới, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân ta được nâng cao, mở rộng, phong phú đa dạng và giàu có hơn nhiều. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, bên cạnh những mặt tốt đó, thì nhiều mặt tiêu cực của đời sống xã hội cũng nảy sinh. Đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng, đời sống văn hóa bị lai căng, nhiều chuẩn mực xã hội không còn được tôn trọng, một số mặt xấu được duy trì công khai không có người lên tiếng, nhiều tệ nạn không ngăn chặn được. Cùng với những tác động tích cực, toàn cầu hoá cũng gây ra những hệ quả tiêu cực đối với nền văn hoá Việt Nam, như: một bộ phận giới trẻ có dấu hiệu xa rời giá trị văn hoá truyền thống, một số giá trị văn hoá truyền thống không được bảo quản, gìn giữ, thậm chí đem ra mua bán để trục lợi; có những giá trị tinh thần bị biến dạng hoặc bị mai một. Không ít gia đình, phá bỏ quan hệ truyền thống tốt đẹp; bị quan niệm sống thực dụng, tuỳ thích làm cho hạnh phúc gia đình và sự ràng buộc trách nhiệm tan vỡ, rạn nứt. Một số người thay đổi nhanh chóng lối sống: đang là người cần cù, chịu khó, khoan dung, độ lượng, chân thật, bỗng dưng trở thành kẻ tham lam, ích kỷ, coi thường danh dự của tập thể, cộng đồng, thậm chí của cả bản thân, chỉ tập trung vào việc thực hiện những mục tiêu cá nhân đầy tính vụ lợi… Về lĩnh vực văn học nghệ thuật, 20 năm hội nhập thì văn chương nghệ thuật thế giới ồ ạt tràn vào nước ta, cả những tác phẩm hay và những tác phẩm dở. Văn hóa bạo lực, tình dục ngang nhiên thách thức những thuần phong mỹ tục, những tác phẩm rẻ tiền công kích những giá trị sâu sắc, thâm nghiêm... Chiến lược xây dựng nền văn hóa Việt Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc là hoàn toàn đúng đắn, nhưng triển khai xây dựng quản lý văn hóa toàn xã hội là vô cùng khó khăn phức tạp, là thách thức lớn cần có sức mạnh của nhiều cấp nhiều ngành mới có thể làm được. Nền văn hóa Việt Nam trong 4000 năm lịch sử tồn tại và phát triển đã thể hiện sức sống mãnh liệt. Âm mưu đồng hóa của những nền văn hóa lớn hết đợt sóng này đến đợt sóng khác cũng không xóa được bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Điều này cho chúng ta tin tuởng vào chặng đường phát triển sắp tới của nền văn hóa dân tộc. Một vấn đề lớn và quan trọng đặt ra là: Nền văn hoá tiên tiến, hiện đại do hội nhập quốc tế hình thành có mâu thuẫn, có thủ tiêu nền văn hoá truyền thống và làm mất đi bản sắc dân tộc của văn hoá truyền thống? Văn hoá Việt Nam với bản sắc của mình, qua bao lần tiếp biến vẫn không bị sai lạc, phai mờ, thậm chí qua bao lần đất nước bị xâm lăng, dân tộc bị thôn tính, nhưng bản sắc đó không bao giờ mất, không những không mất mà nó ngày càng được khẳng định và phát triển. Mỗi lần tiếp biến, văn hoá Việt Nam với bản lĩnh và sức sống của mình, lấy bản sắc dân tộc làm tiêu chí, nó gạn lọc, tiếp thu những tinh hoa tốt đẹp của các nền văn hoá khác trên khắp thế giới, làm giàu có và đậm đà thêm, phong phú thêm cho bản sắc của mình. Nói như vậy không có nghĩa hội nhập văn hóa chỉ có đem lại những thuận lợi, tạo ra tất cả những yếu tố tích cực cho và giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam. Chúng ta dể dàng nhận thấy: toàn cầu hoá và hội nhập một mặt làm nâng cao chất lượng sống, mặt khác cũng hình thành nên những chuẩn mực mới trong đời sống tinh thần, có thể dẫn đến sự xung khắc giữa lối sống, lối tư duy hiện đại với lối sống và tư duy truyền thống. Những năm vừa qua, trong quá trình mở cửa giao lưu với thế giới, chúng ta không chỉ tiếp thu những giá trị hiện đại, tiên tiến mà còn bổ sung, điều chỉnh một số nét của các giá trị truyền thống cho phù hợp với thời đại, thẩm thấu và làm đa dạng thêm bản sắc của dân tộc. Chúng ta ngày càng ý thức rõ hơn về quá trình hội nhập. Trong quá  trình thực tiễn phát triển đất nước, chúng đã được những thành quả trong việc xây dựng và phát huy bản sắc văn hóa đó là: Quá trình hội nhập văn hóa đã làm cho các quốc gia đang ngày càng xích lại gần nhau hơn bởi những giá trị truyền thống chung, đồng thời tạo điều kiện cho mỗi dân tộc phát huy nét độc đáo, đặc trưng của mình. Quá trình này cũng sẽ tạo điều kiện cho thế giới luôn tồn tại trong sự thống nhất chung của tất cả những cái riêng, cái đặc thù; cái chung không bài trừ cái riêng mà cùng với cái riêng làm tiền đề cho nhau để cùng thúc đẩy nhau phát triển và tiến bộ. Giữ gìn bản sắc không co vào cố thủ trong tính riêng biệt , khước từ giao lưu văn hoá. Trên thế giới này không có một nền văn hoá nào có tính thuần nhất bản địa. Sự thay đổi giữa các nền văn hoá là do trao đổi. Khi trao đổi ngừng thì cả hai địa bàn đều chững lại trong phát triển. Tuy nhiên sự hội nhập các giá trị văn hóa khác với sự tha hóa về văn hóa cũng như sự lai giống tốt khác với lai ghép vào cơ thể những gien lạ hoắc, gây nên sự biến dị , thậm chí những quái thai. Chúng ta hoàn toàn nhận thức rõ trách nhiệm phát triển một nền văn hóa Việt Nam, tiên tiến, giữ được bản sắc dân tộc sẽ vừa là động lực vừa là phương pháp để phát triển kinh tế đất nước. Nói cách khác, phát triển kinh tế phải song song với phát triển xã hội, phải biết chắt lọc, sắp xếp, gắn kết và giới thiệu các giá trị văn hóa Việt Nam vào với các hoạt động kinh tế kinh doanh. Cùng với xu hướng trỗi dậy của các giá trị văn hóa châu Á, được minh chứng bằng con đường và thành tựu phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,... chúng ta hoàn toàn có khả năng và cần thiết phải tạo ra các sản phẩm, thương hiệu có giá trị cao, mang trong mình giá trị văn hóa Việt. Ngược lại, chính những thành tựu kinh tế sẽ là nguồn lực, làm điều kiện để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhìn chung, sự tác động của toàn cầu hoá kinh tế đối với xã hội Việt Nam là mạnh mẽ và sẽ còn tiếp tục tăng thêm trong những năm tới. Đó là những tác động không tránh khỏi trong quá trình “đau đẻ” của lịch sử xã hội loài người trước khi bước vào xã hội xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa thực sự. Song, với bề dày của lịch sử dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức; khai thác, tận dụng những mặt tích cực của toàn cầu hoá kinh tế để tạo ra sức mạnh chiến thắng các tác động tiêu cực của nó. Do đó, sự nghiệp cách mạng Việt Nam vẫn có đầy đủ những điều kiện cơ bản để giành thắng lợi trong một thế giới đầy biến động hiện nay. Những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng và giữ gìn bản sắc dân tộc trong quá trình toàn cầu hoá và hội nhập văn hóa hiện nay Để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, có thể xem xét những giải pháp dưới đây: 1) Xây dựng “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển''. Lịch sử xây dựng và bảo vệ quốc đã chứng minh con người là sức mạnh lớn nhất của dân tộc ta. Chính vì vậy, nhiệm vụ chủ yếu của văn hóa là tập trung “Xây dựng con người việt Nam giàu lòng yêu nước, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi, có văn hoá; có tinh thần quốc tế chân chính”. 2) Đồng thời với việc hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động ''Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 3)Phát triển văn hóa và xây dựng con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy, cần thiết phảiquan tâm đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật - lĩnh vực nhạy cảm của văn hóa, tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân. 4) Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa tinh thần của 54 dân tộc anh em là nhiệm vụ có ý nghĩa về văn hóa và chính trị to lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 5) Quan tâm phát triển ngành công nghiệp văn hóa (xuất bản sách báo, sản xuất phim ảnh...) theo định định hướng của Đảng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá nghệ thuật của nhân dân. 6) Hoàn thiện thể chế văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường hiệu quả các mối quan hệ phối hợp liên ngành. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật pháp, các chính sách văn hóa. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho văn hóa ở trong nước và ở nước ngoài. Tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa, cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa, đặc biệt coi trọng nguồn lực xã hội hóa. Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, giới thiệu các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc với bè bạn năm châu, góp phần tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân được hưởng thụ tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú văn hóa dân tộc. 7) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước là giải pháp mang tính quyết định trên các lĩnh vực văn hóa. Có chủ trương, đường lối, nhân sự chủ chốt, phân công, phân nhiệm rõ ràng; phát huy trách nhiệm tập thể và cá nhân, phát huy tối đa sức mạnh sáng tạo của toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bốn lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn bó mật thiết với nhau, cần được coi trọng như nhau, trong đó, văn hóa không đứng ngoài, đứng trên mà phải hiện diện ở mọi lĩnh vực. Thấm nhuần tư tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã quán triệt sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Đây chính là điều kiện cần thiết cho văn hóa hoàn thành tốt vai trò là sức mạnh nội sinh quan trọng, góp phần phát triển đất nước toàn diện và bền vững. Kết luận Trong thời đại ngày nay, hội nhập đang trở thành một xu thế khách quan. Hội nhập là con đường tất yếu của c