Quá trình dạy học ngày nay xác định nhà trường phải chú trọng tập trung vào việc
tạo ra những cơ hội và điều kiện học tập thuận lợi cho người học, yêu cầu này một mặt
kích thích người người học phát huy cao độ tính tích cực học tập, mặt khác yêu cầu
người GV phải khuyến khích, hướng dẫn và tổ chức học tập cho người học phải chủ
động trong việc chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm và giá trị cần thiết cho bản thân để họ
có khả năng thích ứng cao trong việc tiếp cận xu hướng dạy học mới.
104 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3939 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sư phạm trong dạy học môn giáo dục học ở trường đại học Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DẠY HỌC
NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN SƯ PHẠM TRONG DẠY HỌC MÔN
GIÁO DỤC HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Mã số: CS2011.01.41
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Kim Chuyên
ĐỒNG THÁP, Tháng 06/2012
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
ĐH Đại học
GDH Giáo dục học
GV Giảng viên
LĐC Lớp đối chứng
LTN Lớp thực nghiệm
LLGD Lý luận giáo dục
SV Sinh viên
SP Sư phạm
SVSP Sinh viên sư phạm
TCH Tích cực hóa
TTC Tính tích cực
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài: ....................................................................................................... 6
2.Mục đích nghiên cứu: ................................................................................................ 6
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu: ....................................................................... 7
4. Giả thuyết khoa học:................................................................................................. 7
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:............................................................................................... 7
6. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 7
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG & SỬ DỤNG TRÒ
CHƠI DẠY HỌC........................................................................................................... 9
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề: .................................................................................... 9
1.2 Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 11
1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về trò chơi dạy học và tích cực hóa hoạt động
học tập .......................................................................................................................... 16
1.4. Đặc điểm sư phạm môn GDH ............................................................................ 27
1.5. Đặc điểm của SV sư phạm ............................................................................27
1.6. Kết luận chương 1 ................................................................................................ 30
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DẠY
HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC HỌC HỆ SƯ PHẠM Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP ............................................................................................ 32
2.1. Vài nét về trường Đại học Đồng Tháp và chương trình môn GDH hệ SP 322
2.2 Thực trạng xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH hệ
sư phạm ở trường Đại học Đồng Tháp .................................................................... 34
2.3 Kết luận chương 2 ................................................................................................. 48
CHƯƠNG III. HỆ THỐNG CÁC TRÒ CHƠI DẠY HỌC TRONG DẠY HỌC
MÔN GIÁO DỤC HỌC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG....................................... 5050
3.1 Xây dựng một số trò chơi trong dạy học môn GDH (phần LLGD) .............. 50
3.2 Biện pháp xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH 622
3.3 Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................ 677
3.4 Kết luận chương 3 ............................................................................................... 788
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................ 79
3
1. Kết luận..................................................................................................................... 79
2. Khuyến nghị ............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 82
PHỤ LỤC........... 85
4
DANH MỤC CÁC BẢNG
Mục bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Phân phối chương trình môn GDH 34
Bảng 2.2. Nhận thức của SV về hình thức và PPDH môn GDH 36
Bảng 2.3. Hứng thú của SV với các loại trò chơi dạy học môn GDH 37
Bảng 2.4. GV nhận định về tác dụng của việc sử dụng trò chơi 38
Bảng 2.5. Căn cứ xây dựng và sử dụng trò chơi của GV 40
Bảng 2.6. Mức độ sử dụng trò chơi trong giờ học môn GDH theo ý kiến 41
của SV
Bảng 2.7. Mức độ phân bổ thời gian sử dụng trò chơi do GV nhận xét 42
Bảng 2.8. Thái độ của SV khi tham gia trò chơi 42
Bảng 2.9. SV ứng xử với trò chơi khi GV tổ chức 43
Bảng 2.10. Đánh giá của GV khi SV tiếp nhận trò chơi 45
Bảng 2.11. Hiệu quả sử dụng các loại trò chơi, theo đánh giá của GV 46
Bảng 3.1. Phân phối tần số kiểm tra trước thực nghiệm 70
Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra nhận thức của 2 nhóm khi chưa có tác động 71
Sư phạm
Bảng 3.3. Mức độ biểu hiện tính tích cực trong giờ học 72
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra 15 phút lần 1 75
Bảng 3.5. kết quả kiểm tra 15 phút lần 2 76
5
DANH MỤC CÁC HÌNH
Mục hình Tên hình Trang
Hình 2.1. Hứng thú của SV đối với PP& HT 36
dạy học môn GDH
Hình 2.2. Tần số sử dụng trò chơi của GV theo 40
đánh giá của GV
Hình 2.3. Độ khó của trò chơi theo ý kiến của SV 44
Hình 3.1. Biểu diễn tần suất kết quả kiểm tra trước khi 71
có tác động sư phạm
Hình 3.2. Biểu hiện tính tích cực ở lớp đối chứng 73
Hình 3.3. Biểu hiện tính tích cực ở lớp thực nghiệm 73
Hình 3.4. So sánh kết quả học tập sau 2 lần thực nghiệm 77
6
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Quá trình dạy học ngày nay xác định nhà trường phải chú trọng tập trung vào việc
tạo ra những cơ hội và điều kiện học tập thuận lợi cho người học, yêu cầu này một mặt
kích thích người người học phát huy cao độ tính tích cực học tập, mặt khác yêu cầu
người GV phải khuyến khích, hướng dẫn và tổ chức học tập cho người học phải chủ
động trong việc chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm và giá trị cần thiết cho bản thân để họ
có khả năng thích ứng cao trong việc tiếp cận xu hướng dạy học mới.
Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực đã đặt ra những đòi hỏi phải đổi mới mục
tiêu, nội dung của quá trình đào tạo ở mọi cấp học, bậc học trong hệ thống giáo dục
quốc dân ở nước ta. Các trường đại học nói chung và trường Đại học Đồng Tháp nói
riêng đã có nhiều cải tiến trong công tác đảm bảo chất lượng đào tạo. Nhiều hoạt động
nhằm đổi mới phương pháp dạy học đã được phát động và triển khai dưới nhiều hình
thức khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều biện pháp dạy học phát huy tính tích cực
học tập cho SV vẫn chưa được triển khai, một trong những kỹ thuật dạy học chưa được
đông đảo giáo viên quan tâm sử dụng đó là kỹ thuật sử dụng trò chơi trong dạy học.
Việc sử dụng trò chơi trong dạy học là một biện pháp dạy học phù hợp với xu hướng
đổi mới dạy học hiện đại.
Ở các trường đào tạo ngành sư phạm, môn Giáo dục học là môn nghiệp vụ, việc sử
dụng biện pháp dạy học của GV có ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập kinh nghiệm
trong giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục của SV về sau. Trong chương trình dạy
học môn GDH, nhiều nội dung nếu được thiết kế để tổ chức theo trò chơi dạy học sẽ
phát huy được tính tích cực học tập của SV và mang lại hiệu quả cao trong quá trình
dạy học theo xu hướng hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “
Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của sinh
viên sư phạm trong dạy học môn Giáo dục học ở Trường Đại học Đồng Tháp” làm đề
tài nghiên cứu của mình.
2.Mục đích nghiên cứu:
Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề sử dụng trò chơi dạy
học nhằm thiết kế thành modul bài giảng có sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học
môn GDH để tích cực hóa hoạt động học tập của SV, qua đó góp phần nâng cao chất
lượng học tập môn GDH cho SVSP ở trường ĐH Đồng Tháp.
7
3.Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động dạy và học môn GDH (phần LLGD) của SVSP trên lớp ở trường ĐH
Đồng Tháp.
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH (phần LLGD) của SVSP ở
trường ĐH Đồng Tháp.
4. Giả thuyết khoa học:
Nếu đề tài: “Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hóa hoạt
động học tập của SVSP trong dạy học môn GDH ở trường ĐH Đồng Tháp” được hoàn
thành sẽ xây dựng được hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH và các
biện pháp sử dụng chúng phù hợp với các hình thức tổ chức dạy học, đặc điểm môn
học và đặc điểm SV thì sẽ phát huy tính tích cực học tập cho SVSP, đồng thời góp
phần nâng cao hiệu quả, chất lượng trong dạy học môn GDH.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng trò
chơi dạy học trong dạy học môn GDH.
5.2 Khảo sát thực trạng việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong dạy học
môn GDH của SVSP ở trường ĐH Đồng Tháp.
5.3. Xây dựng hệ thống các trò chơi dạy học trong dạy học môn GDH (phần LLGD)
và nghiên cứu các biện pháp sử dụng hệ thống trò chơi học tập đã thiết kế.
5.4 Tổ chức thực nghiệm sư phạm
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng và sử dụng trò chơi dạy
học trong dạy học môn GDH (phần LLGD) của SVSP năm thứ nhất ở trường ĐH
Đồng Tháp.
Thực nghiệm được tổ chức tại trường ĐH Đồng Tháp trên quy mô nhóm thực
nghiệm lớp HPGE407507 có 166 SV và nhóm đối chứng lớp HP GE407508 có 168
SV
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
8
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động dạy học môn Giáo dục học (phần: LLGD) thông qua dự giờ,
thăm các lớp đại học sư phạm khóa 2010, để thu thập thông tin liên quan đến viêc sử
dụng trò chơi dạy học
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu Anket
Xây dựng hai loại bảng điều tra ( phiếu Anket) dùng cho GV và SV để thu thập
thông tin về thực trạng vấn đề nghiên cứu.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Thông qua phỏng vấn GV và SV về việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy
học và nhận xét của GV và SV về các trò chơi dạy học đề tài đưa ra.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Thực nghiệm kết quả nghiên cứu, so sánh, đối chiếu với thực trạng, đồng thời
quan sát, điều tra và phỏng vấn SV và GV về hiệu quả của việc ứng dụng các trò chơi
dạy học trong môn GDH.
7.2.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
Căn cứ vào các sản phẩm nghiên cứu của các tác giả khác, các trò chơi trong giáo
trình và các tài liệu khác để xây dựng các trò chơi dạy học phù hợp.
7.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để xử lý kết quả thu thập được. Phục vụ cho việc phân
tích, đánh giá trong quá trình nghiên cứu.
9
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
TRÒ CHƠI DẠY HỌC
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
1.1.1 Ở nước ngoài:
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà khoa học giáo dục Nga như:
P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki ... đã đánh giá cao vai trò giáo
dục, đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻ mẫu giáo.
E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ em Nga” đã chỉ ra
nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của trò chơi dân gian Nga [11tr
19-20]
Bên cạnh kho tàng trò chơi học tập trong dân gian còn có một số hệ thống trò chơi
dạy học khác do các nhà giáo dục có tên tuổi xây dựng. Đại diện cho khuynh hướng sử
dụng trò chơi dạy học làm phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà sư
phạm nổi tiếng người tiệp khắc I.A.Komenxki(1592-1670). Ông coi trò chơi là hình
thức hoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ. Trò chơi dạy
học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ em được
phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết. Với quan điểm trò chơi là niềm vui
sướng của tuổi thơ, là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ I.A.Komenxki đã
khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy học cho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo
đúng đắn cho trẻ chơi.
Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học được
thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người Đức
Ph.Phroebel(1782-1852) Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy
học với trò chơi cho trẻ. Quan điểm của ông về trò chơi phản ánh cơ sở lý luận sư
phạm duy tâm thần bí. Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận thức được cái khởi
đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thức được những qui luật tạo ra
thế giới, tạo ra ngay chính bản thân mình. Vì thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tính
tích cực của trẻ trong khi chơi. Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển
cái vốn có sẵn của trẻ, ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát
triển thể chất, làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ
[11 tr22]
10
I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học. Theo ông, nếu trên tiết học,
giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiến hành tiết học dưới hình
thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của người học và tất
nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn. Ông đã đưa ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời
như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển kỹ năng khái quát tên gọi của cá thể, trò chơi
đoán từ trái nghĩa, điền những từ còn thiếu ... Theo ông, những trò chơi này mang lại
cho người học niềm vui và phát triển năng lực trí tuệ của chúng [11 tr 25-26]
Vào những năm 30-40-60 của thế kỷ XX, vấn đề sử dụng trò chơi dạy học trên “tiết
học” được phản ánh trong công trình của R.I.Giucovxkaia, VR.Bexpalova,
E.I.Udalsova ... R.I.Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạy học bằng trò chơi. Bà chỉ
ra những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học” dưới hình thức trò chơi học tập, coi
trò chơi học tập như là hình thức dạy học, giúp người học lĩnh hội những tri thức mới
từ những ý tưởng đó, Bà đã soạn thảo ra một số “tiết học – trò chơi” và đưa ra một số
yêu cầu khi xây dựng chúng [11 tr 30]
Bên cạnh đó, tính tích cực cũng được các nhà khoa học như B.P.Exipov,
A.M.Machiuskin(Liênxô);OKon(Balan),Skinner,Bruner(Mỹ),Xavier,Roegiers(Pháp)...
nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất, nghiên cứu và xem xét tính tích cực nhận thức của người học trong mối
quan hệ giữa nhận thức và tình cảm, ý chí (A.I.Serbacov, I.F.Kharlamov,
R.A.Nhidamov, V.Okon ...) hướng nghiên cứu này đã bổ trợ rất nhiều cho các nhà
giáo dục trong việc tìm kiếm những con đường và điều kiện cần thiết nhằm phát huy
tính tích cực nhận thức của người học.
Thứ hai, nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của tính tích cực nhận thức của người
lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lưu ý tới vai trò chủ động và chủ thể trong quá trình
nhận thức (B.P.Êxipop, LP.Anstova, Xavier Roegiers, Jean-Marc Denomme,
Madedine Roy...) các tác giả này coi tính tích cực nhận thức là thái độ của chủ thể
nhận thức đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huy động các chức năng tâm lý
ở mức độ cao nhằm giải quyết những vấn đề nhận thức.
1.1.2 Ở trong nước
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng trò chơi dạy
học dưới các góc độ và các bộ môn khác nhau. Một số tác giả như Phan Huỳnh Hoa,
Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê Bích Ngọc ... đã để tâm
11
nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học tập [15]; [25] ... Những hệ thống
trò chơi và trò chơi học tập được các tác giả đề cập đến chủ yếu nhằm củng cố kiến
thức phục vụ một số môn học như: Hình thành biểu tượng toán sơ đẳng, làm quen với
môi trường xung quanh .., rèn các giác quan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn
ngữ cho trẻ.
Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi học tập, không chỉ
phát triển ở các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lý chung của người học.
Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này cũng chưa đi sâu nghiên cứu việc xây dựng và sử
dụng trò chơi dạy học dành cho quá trình nhận thức của người học.
Gần đây trong tác phẩm “trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập đến
trò chơi trí tuệ. Loại trò chơi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ. Trong
tác phẩm này, bà đã giới thiệu một số trò chơi trí tuệ dành cho trẻ em [39]
Còn tác giả Trần Thị Ngọc Trâm đã thiết kế một hệ thống trò chơi học tập nhằm
phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn [34]
Một số luận văn, luận án và các nhà nghiên cứu gần đây cũng đề cập đến việc xây
dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm phát huy tính tích cực của người học. Tuy
nhiên, mỗi một tác giả lại xem xét các trò chơi dạy học ở các bộ môn khác nhau, chẳng
hạn: Trương Thị Xuân Huệ nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi nhằm hình
thành biểu tượng toán ban đầu cho trẻ 5-6 tuổi. Hứa Thị Hạnh nghiên cứu việc thiết kế
và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi). Tác
giả đã nêu ra một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông
qua việc xây dựng và sử dụng trò chơi học tập. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở
phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trẻ.
Tóm lại, điểm qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy từ trước đến nay tuy đã có
khá nhiều công trình nghiên cứu về trò chơi dạy học. Song chưa có một công trình
nghiên cứu nào đi sâu vào việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm tích cực
hóa hoạt động học tập của SV trong dạy học môn GDH. Những công trình nghiên cứu
nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học
nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của SVSP trong dạy học môn GDH ở trường đại
học Đồng Tháp”.
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Trò chơi
12
1.2.1.1 Chơi và hoạt động chơi
-Chơi là một trong những hoạt động của con người, có mặt trong đời sống con
người ở mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức chơi thay đổi khi một người lớn lên già đi. Khi
chơi, cả người lớn lẫn trẻ em đều say mê, vui vẻ, thoải mái. Đối với người lớn, hoạt
động chơi chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống của họ. Còn đối với trẻ mẫu
giáo, hoạt động chơi là nội dung chính của cuộc sống là hoạt động chủ đạo của trẻ ở
lứa tuổi này.
-Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chơi”, có thể điểm qua một vài định
nghĩa về “chơi” như:
+ “Chơi là hoạt động chỉ nhằm cho vui mà thôi, không có mục đích gì khác” [39]
+ “Chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi” [29]
+ “Chơi là một hoạt động vô tư, người chơi không chú tâm vào một lợi ích thiết
thực nào cả, trong khi chơi các mối quan hệ của con người với tự nhiên với xã hội
được mô phỏng lại, nó mang đến cho người chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải
mái, dễ chịu” [39].
+ “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơ thúc đẩy là
những yếu tố bên trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiết theo đuổi những
mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quá trình đó. Bản thân quá trình
chơi có sức cuốn hút tự thân và các yếu tố tâm lý của con người trong khi chơi nói
chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự do, cởi mở, thư giản, có khuynh hướng
thể nghiệm những tâm trạng hoặc tạo ra sự khuây khỏa cho mình”[19, tr384]
Rõ ràng khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho một hiện tượng “chơi” trong
toàn bộ phạm vi hoạt động rộng lớn của con người vì hình thức thể hiện của hoạt động
chơi vô cùng đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức.
-Hoạt động chơi là hình thái đặc biệt của sự chơi và chỉ có ở con người. Quá trình
chơi diễn ra ở 2 cấp độ: cấp độ hành vi và cấp độ hoạt động. Với tư cách là hoạt động,
sự chơi diễn ra theo nhu cầu của chủ thể, được điều khiển bởi động