Bắt đầu từ năm học 2014-2015, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đưa vào
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đào tạo tín chỉ. Bên cạnh hệ
thống tài liệu, văn bản thì phần mềm quản lý đào tạo tín chỉ hoạt động trên cổng
thông tin trực tuyến đã giúp cho cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên thuận
lợi hơn trong việc theo dõi, tra cứu và đăng ký học theo hệ thống tín chỉ.
Công tác đăng ký học chính thức được tổ chức định kỳ hai đợt trong học kỳ
của năm học và đã thực hiện rất tốt và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đăng ký học
lại, học cải thiện của sinh viên Trường chưa được xử lý hiệu quả nên người học
vẫn phải đăng ký bằng phiếu với nhiều thủ tục chưa khoa học. Sau khi tiếp nhận
hồ sơ đăng ký, Phòng Quản lý đào tạo đại học tổng hợp danh sách sinh viên đăng
ký và tổ chức, sắp xếp lịch học cho các lớp học phần. Việc này mất rất nhiều thời
gian, đôi khi xảy ra thiếu sót, trùng lặp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng website
đăng ký học lại, học cải thiện điểm cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”
nhằm cải tiến công tác đăng ký học lại, học cải thiện từ cách sử dụng phiếu đăng
ký thủ công chuyển sang hình thức khai báo và đăng ký trực tuyến trên môi trường
Internet để tiết kiệm thời gian, kinh phí và tránh sai sót trong quá trình sắp xếp và
tổng hợp danh sách lớp.
55 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xây dựng Website đăng ký học lại, học cải thiện cho sinh viên trường Đại học nội vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
XÂY DỰNG WEBSITE ĐĂNG KÝ HỌC LẠI, HỌC CẢI THIỆN
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: THNN.ĐTSV.2019.04
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Khắc Anh
Lớp: 1805HTTA – Ngành Hệ thống thông tin
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Đạt Tiến
HÀ NỘI, 7/2020
BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
XÂY DỰNG WEBSITE ĐĂNG KÝ HỌC LẠI, HỌC CẢI THIỆN
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số: THNN.ĐTSV.2019.04
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Khắc Anh
Thành viên tham gia:
1. Lê Thanh Bình
2. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
3. Phạm Thị Phương Thanh
4. Nguyễn Thu Thủy
Lớp: 1805HTTA - Hệ thống thông tin
Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Đạt Tiến
HÀ NỘI, 7/2020
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 4
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... 6
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG WEBSITE ĐĂNG KÝ HỌC LẠI, HỌC CẢI
THIỆN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .................................... 10
1.1. Công tác đào tạo theo tín chỉ trong trường đại học ................................................ 10
1.2. Khái niệm học lại, học cải thiện điểm .................................................................... 11
1.3. Quan điểm chỉ đạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về học lại, học cải thiện
điểm cho sinh viên ......................................................................................................... 12
1.4. Nhu cầu học lại, học cải thiện điểm của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
....................................................................................................................................... 12
1.5. Tổng quan ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu phục vụ đề tài. ......................... 15
1.6. Tên miền và máy chủ lưu trữ website. ................................................................... 16
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ HỌC LẠI,
HỌC CẢI THIỆN CHO SINH VIÊN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ............... 17
2.1. Nghiệp vụ đăng ký học lại, học cải thiện ............................................................... 17
2.2. Sơ đồ phân rã chức năng đăng ký học lại, học cải thiện ........................................ 18
2.3. Lược đồ quan hệ ..................................................................................................... 19
2.4. Cấu trúc dữ liệu và giải thuật ................................................................................. 20
2.5. Lựa chọn ngôn ngữ lập trình và hệ quản trị cơ sở dữ liệu ...................................... 23
2.6. Xây dựng website đăng ký học lại, học cải thiện điểm cho sinh viên trường Đại
học Nội vụ Hà Nội ......................................................................................................... 25
2.7. Giao diện và hướng dẫn sử dụng ............................................................................ 29
2.8. Các biểu mẫu kết xuất thông tin ............................................................................. 38
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 40
1. Kết luận ...................................................................................................................... 40
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 42
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 43
4
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Xây dựng website đăng ký học
lại, học cải thiện điểm cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội” là công trình
nghiên cứu khoa học do nhóm tự nghiên cứu, phân tích và cài đặt ứng dụng. Các
số liệu và tư liệu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu là trung thực và chính xác.
5
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng tôi xin gửi lời
cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc đối với giảng viên – Ths Nguyễn Đạt Tiến đã
cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu, hết
lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tôi hoàn thành đề tài này.
Nhóm xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong
Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ, các thầy cô Phòng Quản lý đào tạo đại học,
Phòng Kế hoạch – Tài chính Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu, phân tích
nghiệp vụ để có được kết quả như ngày hôm nay.
Do thời gian có hạn cùng với vốn kiến thức được trang bị về ứng dụng công
nghệ thông tin còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm
nghiên cứu thực hiện đề tài rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và
các anh chị học viên, sinh viên quan tâm.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2020
CHỦ NHIỆM
Nguyễn Khắc Anh
6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
CNTT Công nghệ thông tin
ĐH-CĐ Đại học, cao đẳng
GDĐT Giáo dục đào tạo
HTML Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (Hyper
Text Markup Language)
KH–TC Kế hoạch tài chính
KHKT Khoa học kỹ thuật
MSSV Mã số sinh viên
MVC Mô hình lập trình MVC (Model – View –
Controller)
PHP Ngôn ngữ lập trình kịch bản (Hypertext
Preprocessor)
QLĐT Quản lý đào tạo
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bắt đầu từ năm học 2014-2015, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã đưa vào
ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý đào tạo tín chỉ. Bên cạnh hệ
thống tài liệu, văn bản thì phần mềm quản lý đào tạo tín chỉ hoạt động trên cổng
thông tin trực tuyến đã giúp cho cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên thuận
lợi hơn trong việc theo dõi, tra cứu và đăng ký học theo hệ thống tín chỉ.
Công tác đăng ký học chính thức được tổ chức định kỳ hai đợt trong học kỳ
của năm học và đã thực hiện rất tốt và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đăng ký học
lại, học cải thiện của sinh viên Trường chưa được xử lý hiệu quả nên người học
vẫn phải đăng ký bằng phiếu với nhiều thủ tục chưa khoa học. Sau khi tiếp nhận
hồ sơ đăng ký, Phòng Quản lý đào tạo đại học tổng hợp danh sách sinh viên đăng
ký và tổ chức, sắp xếp lịch học cho các lớp học phần. Việc này mất rất nhiều thời
gian, đôi khi xảy ra thiếu sót, trùng lặp.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tác giả lựa chọn đề tài “Xây dựng website
đăng ký học lại, học cải thiện điểm cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”
nhằm cải tiến công tác đăng ký học lại, học cải thiện từ cách sử dụng phiếu đăng
ký thủ công chuyển sang hình thức khai báo và đăng ký trực tuyến trên môi trường
Internet để tiết kiệm thời gian, kinh phí và tránh sai sót trong quá trình sắp xếp và
tổng hợp danh sách lớp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Luận án tiến sĩ “Quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong các trường đại
học địa phương ở Việt Nam” của tác giả Trần Văn Chương (Đại học Phú Yên) là
luận án chuyên ngành quản lý giáo dục xuất phát từ thực tế nghiên cứu đào tạo
đại học theo hệ thống tín chỉ ở Việt Nam hiện nay, đặc biệt là các trường đại học
địa phương, tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận về đào tạo và quản lý đào tạo theo hệ
thống tín chỉ kết hợp với trình bày thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo theo hệ
thống tín chỉ ở các trường đại học ở địa phương. Trên cơ sở đó đề xuất các giải
pháp quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong thời gian tới.
Quản lý đào tạo (QLĐT) là một chức năng quan trọng trong các trường
đại học, giúp tham mưu cho hiệu trưởng khi xây dựng chiến lược phát triển đào
tạo của nhà trường; tổ chức đào tạo, triển khai thực hiện công tác tuyển sinh công
8
tác khảo thí và đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành. Đây có thể coi là “xương sống” trong hoạt động giáo dục, là nền tảng
của sự phát triển nhà trường. Bài viết “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý đào tạo tại Trường Đại học Văn Hiến” (2016) của tác giả Nguyễn Hữu Năng
giới thiệu một số kết quả đạt được và hạn chế trong công tác đào tạo của Trường
Đại học Văn Hiến, từ đó nêu lên một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của
công tác này.
Tác giả Lê Quang Sơn có bài viết “Những vấn đề của quản lý đào tạo theo
học chế tín chỉ ở trường đại học sư phạm” trong Tạp chí Khoa học và công nghệ,
Đại học Đà Nẵng, số 6(41).2010 đề cập đến việc đào tạo theo học chế tín chỉ là
phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới với hàng loạt các ưu thế như: mềm dẻo;
tính chủ động cao của người học; hiệu quả cao; đáp ứng nhu cầu đa dạng của
người học. Việc áp dụng học chế tín chỉ vào đào tạo làm nảy sinh một loạt vấn đề
quản lý liên quan đến toàn bộ các phương diện của đào tạo. Đó là các vấn đề về:
quản lý mục tiêu đào tạo; quản lý nội dung và chương trình đào tạo; quản lý hoạt
động dạy của giảng viên; quản lý hoạt động học của sinh viên; quản lý cơ sở vật
chất, tài chính phục vụ dạy học; quản lý môi trường đào tạo; quản lý các hoạt động
phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc nhận diện các vấn đề này là
tiền đề cho những quyết sách đảm bảo sự vận hành chất lượng và hiệu quả phương
thức đào tạo mới ở các trường Đại học Sư phạm.
- Tình hình nghiên cứu nước ngoài: Không
- Danh mục các công trình đã nghiên cứu có liên quan: Không
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về kỹ thuật phân tích nghiệp vụ, thiết kế hệ thống chức năng,
thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu phục vụ các nghiệp vụ quản lý công tác đào tạo theo
học chế tín chỉ đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội nói riêng và các cơ sở đại học nói chung.
Nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình PHP và ứng dụng hệ quản trị
cơ sở dữ liệu vào quản lý hồ sơ giảng viên, sinh viên và các thông tin liên quan
đến nghiệp vụ quản lý đào tạo tín chỉ phục vụ phát triển đề tài.
Xây dựng được Website đăng ký học lại, học cải thiện cho sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội bằng ngôn ngữ lập trình PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
MySQL.
9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Website đăng ký học lại, học cải thiện sẽ giúp cho việc đăng ký các học
phần học lại, học cải thiện và quá trình tiếp nhận, xử lý của Phòng Quản lý đào
tạo đại học diễn ra một cách nhanh chóng, hiệu quả và tránh được những sai sót.
Website được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ
liệu MySQL giúp tối ưu hóa và xử lý yêu cầu của người dùng nhanh chóng, hiệu
quả và linh hoạt.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thiện đề tài này, nhóm đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
- Phương pháp thực nghiệm.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc lập website đăng ký học
lại, học cải thiện điểm trong quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ ở Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội góp phần giảm các thủ tục hành chính và tăng hiệu quả công
tác thu thập, sắp xếp các lớp học tại Trường.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Cải tiến công tác đăng ký học lại, học cải thiện trong đào tạo tín chỉ ở Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội;
- Rút ngắn, tránh sai sót và giảm kinh phí trong công tác đăng ký học lại, học
cải thiện điểm cho sinh viên
8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận cấu trúc của đề tài nghiên cứu gồm ba chương,
cụ thể như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận xây dựng website đăng ký học lại, học cải thiện
cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay
Chương II: Thực trạng đăng ký học lại, học cải thiện của sinh viên trường
Đại học Nội vụ Hà Nội
Chương III: Xây dựng website quản lý công tác đăng ký học lại, học cải
thiện cho sinh viên của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
10
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG WEBSITE ĐĂNG KÝ HỌC LẠI,
HỌC CẢI THIỆN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
1.1. Công tác đào tạo theo tín chỉ trong trường đại học
Căn cứ văn bản hợp nhất Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT và Thông tư
số 57/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định các trình độ đào tạo
giáo dục đại học bao gồm đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến
sĩ. Căn cứ quy chế đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm
theo quyết định số 583/QĐ-ĐHNV ngày 12 tháng 5 năm 2014 của Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội quy định về đào tạo bậc đại học, cao đẳng theo hệ thống tín
chỉ ở Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, bao gồm: chương trình đào tạo; tổ chức đào
tạo; quyền và nghĩa vụ của giảng viên, cố vấn học tập, sinh viên; kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập; công nhận tốt nghiệp và công khai điều kiện đảm bảo chất
lượng.
Bên cạnh công tác đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài Trường còn có nhiệm vụ thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và công
nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.
Đào tạo người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ
năng, trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và công
nghệ tương xứng với trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với
môi trường làm việc; có tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân.
Các trường tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ. Khóa học là
thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tuỳ thuộc
chương trình, khoá học được quy định như sau:
Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai đến ba năm học tùy theo
ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc
bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có
bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.
Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tùy theo
ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc
11
bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng
tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối
với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo.
Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ có ít nhất 15 tuần thực học
và ba tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức
thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được học lại, học bù hoặc học
vượt. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất năm tuần thực học và một tuần thi.
Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các
chương trình, hiệu trưởng dự kiến phân bổ số học phần cho từng năm học, từng
học kỳ.
Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho
chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với hai học kỳ đối với các
khoá học dưới ba năm; bốn học kỳ đối với các khoá học từ ba đến dưới năm năm;
sáu học kỳ đối với các khoá học từ năm đến sáu năm.
Tùy theo điều kiện đào tạo của nhà trường, Hiệu trưởng quy định thời gian
tối đa cho mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian
thiết kế cho chương trình đó.
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế
tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để
hoàn thành chương trình.
1.2. Khái niệm học lại, học cải thiện điểm
1.2.1. Khái niệm học lại
Học lại là theo hình thức bắt buộc đăng ký học đối với những học phần đạt
điểm F, sinh viên bắt buộc phải đăng ký học lại để được thi lại vượt qua điểm F.
Nếu học lại mà thi vẫn kết quả điểm F, sinh viên bắt buộc lại đăng kí học lại cho
đến khi đủ điều kiện điểm kết thúc học phần đó
Học lại theo hình thức tự nguyện là hình thức đối với những học phần đạt
điểm D, sinh viên có thể đăng ký học lại theo mong muốn cải thiện điểm trung
bình tích lũy, cải thiện thứ hạng và xếp loại học tập.
12
1.2.2. Khái niệm học cải thiện điểm
Cải thiện điểm là hình thức đăng ký đối với những học phần đạt điểm D,
sinh viên được đăng ký học lại học phần đó để được thi cải thiện điểm trung bình
chung tích lũy, cải thiện thứ hạng và xếp loại học tập.
Sinh viên chỉ được học cải thiện điểm để thi cải thiện điểm một lần đối với
mỗi học phần đã tích lũy để cải thiện điểm. Sinh viên không có quyền đăng ký
học cải thiện điểm để thi cải thiện điểm đối với những học phần được tích lũy do
học lại.
1.3. Quan điểm chỉ đạo của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về học lại,
học cải thiện điểm cho sinh viên
Đăng ký học lại
Đối với các học phần bắt buộc, nếu bị điểm F, sinh viên phải đăng ký học
lại học phần đó.
Đối với học phần tự chọn có điều kiện, nếu bị điểm F, sinh viên đăng ký
học lại học phần đó hoặc đăng ký học học phần tự chọn khác cùng khối kiến thức
để thay thế.
Đăng ký học cải thiện điểm
Đối với các học phần đạt điểm D, sinh viên được đăng ký học lại học phần
đó hoặc học đổi sang học phần khác (nếu là học phần tự chọn có điều kiện) để cải
thiện điểm trung bình tích lũy. Điểm học phần là điểm cao nhất sau khi học cải
thiện điểm. Sinh viên chỉ được đăng ký học cải thiện điểm một lần cho mỗi học
phần.
1.4. Nhu cầu học lại, học cải thiện điểm của sinh viên Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội
Nhu cầu học lại
Theo khảo sát cho thấy nhu cầu học lại của sinh viên Trường Đại học Nội
Vụ Hà Nội là khá phổ biến. Tuy nhiên đây là hình thức bắt buộc cho nên đối với
một số những sinh viên năm nhất và năm hai phải học lại học phần nào đó vẫn
chưa tự giác đăng ký học lại ngay mà còn chờ gần khi kết thúc hệ đào tạo mới
đăng ký học lại, chính vì vậy mà đa số các lớp học lại có nhiều sinh viên năm ba
và năm tư hơn những sinh viên năm nhất và năm hai.
13
Vì học lại theo quy định của Trường Đại học Nội vụ là hình thức bắt buộc
để kết thúc học phần đó theo số điểm quy định để qua học phần, cho nên nhiều
sinh viên có nhu cầu học lại là bắt buộc hơn là tự nguyện học lại để nâng cao
thành tích hay kết quả học tập. Cho đến nay có nhiều đợt học lại do nhà trường tổ
chức hằng năm nhưng số sinh viên đăng ký học lại ít hơn so với số sinh viên bắt
buộc phải học lại do quy định của nhà Trường không bắt buộc phải học lại trong
thời gian nào mà chỉ quy định những học phần đạt điểm F bắt buộc phải học lại
để xét công nhận tốt nghiệp, nếu không sẽ không được công nhận. Do đó mà thái
độ, nhu cầu học lại của sinh viên chưa thực sự sôi nổi, nhiệt huyết học ngay mà
còn chần chừ đợi gần đến thời gian kết thúc hệ đào tạo mới bắt đầu đăng ký học
lại.
Nhu cầu học lại đối với những sinh viên có học phần đạt điểm F là bắt buộc
nên nhu cầu còn chưa thực sự mong muốn học cho đúng, chỉ mang hình thức học
lấy đủ điểm qua môn, chưa ý thức được học để làm gì, do vậy là kết quả học lại
của đa số sinh viên còn chưa cao. Nhiều sinh viên học lại hai đến ba lần vẫn không
đạt điểm để qua học phần đăng ký học lại. Vì thế mà nhu cầu học lại hai đến ba
lần tiếp tục tăng.
Bảng 1. Bảng nhu cầu học lại của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Nhu cầu học lại Tỉ lệ
Sinh viên năm nhất 15%
Sinh viên năm hai 47%
Sinh viên năm ba 33%
Sinh viên năm tư 5%
(Nguồn: Thống kê hàng năm của Phòng Quản lý đào tạo đại học)
Dựa vào bảng số liệu thống kê ở trên ta có thể thấy:
Sinh viên có nhu cầu học lại đa số là những sinh viên năm hai và năm ba