So với các loại hình nghệ thuật khác thì điện ảnh là “loại hình gần gũi với cuộc sống nhất” (Giáo trình “Văn học và các loại hình nghệ thuật”). Điện ảnh có khả năng bao quát đời sống một cách rộng rãi về không gian và cả thời gian. Bởi môi trường của điện ảnh là sự thật cuộc đời, và hình tượng điện ảnh mang tính chất động, nó hiện ra ngay trước mắt người xem một cách sinh động, y như thật và tác động trực tiếp vào giác quan của con người, tạo cho người xem những cảm xúc trực tiếp. Bất kì một tác phẩm điện ảnh nào cũng được xây dựng dựa theo những cốt truyện hư cấu hoặc các cốt truyện chuyển thể văn học. Và “Mùa len trâu” cũng vậy, phim được xây dựng dựa trên hai truyện ngắn trong tập “Hương rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam nhưng đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã đem đến cho người xem những cảm xúc mới lạ về vùng đất Nam Bộ mùa nước nổi. Phim đã đạt được những thành công đáng kể, gây tiếng vang lớn trong nền nghệ thuật điện ảnh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cả về cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ đến không gian và thời gian. Tuy nhiên, phim cũng có một số hạn chế nhất định và cần được đánh giá một cách khách quan hơn
114 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2967 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xem phim và thảo luận về một tác phẩm điện ảnh (chú ý đến cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong tác phẩm đó), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁPKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN * GVHD: TS. NGUYỄN THỊ KIM TIẾN SVTH : NHÓM 2 (ĐHSVĂN09B) NĂM HỌC: 2012-2013 Đồng Tháp, 12/2012 * I. Giới thiệu chung II. Nội dung 1. Khái quát về tác phẩm 1.1. Truyện ngắn “Mùa len trâu” và “Một cuộc biển dâu” 1.2. Tác phẩm điện ảnh “Mùa len trâu” 2. Mối quan hệ giữa điện ảnh và văn học qua tác phẩm “Mùa len trâu” 2.1. Cốt truyện 2.2. Nhân vật 2.2.1. Nhân vật biến chất 2.2.2. Nhân vật hướng thiện 2.2.3. Nhân vật bất hạnh 2.2.4. Nhân vật giàu lòng thương người 2.2.5. Nhân vật thủy chung 2.2.6. Những kiểu nhân vật khác * 2.3. Ngôn ngữ 2.3.1. Ngôn ngữ bằng hình ảnh – âm thanh (lời ngầm) 2.3.2. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật 2.3.3. Ngôn ngữ qua lời kể trong phim 2.4. Không gian, thời gian 2.4.1. Không gian 2.4.2. Thời gian 3. Đánh giá về tác phẩm điện ảnh “Mùa len trâu” 3.1. Thành công 3.2. Hạn chế III. Kết luận * I. Giới thiệu chung So với các loại hình nghệ thuật khác thì điện ảnh là “loại hình gần gũi với cuộc sống nhất” (Giáo trình “Văn học và các loại hình nghệ thuật”). Điện ảnh có khả năng bao quát đời sống một cách rộng rãi về không gian và cả thời gian. Bởi môi trường của điện ảnh là sự thật cuộc đời, và hình tượng điện ảnh mang tính chất động, nó hiện ra ngay trước mắt người xem một cách sinh động, y như thật và tác động trực tiếp vào giác quan của con người, tạo cho người xem những cảm xúc trực tiếp. Bất kì một tác phẩm điện ảnh nào cũng được xây dựng dựa theo những cốt truyện hư cấu hoặc các cốt truyện chuyển thể văn học. Và “Mùa len trâu” cũng vậy, phim được xây dựng dựa trên hai truyện ngắn trong tập “Hương rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam nhưng đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã đem đến cho người xem những cảm xúc mới lạ về vùng đất Nam Bộ mùa nước nổi. Phim đã đạt được những thành công đáng kể, gây tiếng vang lớn trong nền nghệ thuật điện ảnh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cả về cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ đến không gian và thời gian. Tuy nhiên, phim cũng có một số hạn chế nhất định và cần được đánh giá một cách khách quan hơn. * 1.1. Truyện ngắn “Mùa len trâu” và “Một cuộc biển dâu” “Mùa len trâu” và “Một cuộc biển dâu” là hai trong số những truyện ngắn được in trong tập truyện “Hương Rừng Cà Mau” (1962) của nhà văn Sơn Nam. * Truyện ngắn “Mùa Len Trâu”, chỉ dài 10 trang nhưng đã vẽ nên một bức tranh giàu chất Nam Bộ. Khi đọc “Mùa len trâu”, độc giả như thấy cả bóng dáng của vùng Nam bộ ở thời khắc hiện tại. Một vùng đất trù phú, màu mỡ nhưng cũng nhiều khắc nghiệt với những con người chất phác, bộc trực mà không kém phần phóng khoáng. * Truyện ngắn “Một cuộc biển dâu” ngắn gọn cô đọng, chỉ dài 9 trang nhưng mang lại cho người đọc những dấu ấn sâu sắc. Truyện đã làm sống lại một xã hội cơ hàn, cùng cực, thê thảm bảy nổi ba chìm theo con nước lụt đến nỗi cả người và trâu khi chết cũng không có mảnh đất để chôn. Và bên cạnh đó, là những tình cảm giản dị nhưng vô cùng xúc động của các nhân vật trong truyện đã đem đến cho người đọc những khoảng lắng thực sự về tình người và nghĩa khí của người dân Nam Bộ trong cảnh khốn cùng…. * 1.2. Tác phẩm điện ảnh “Mùa len trâu” * * “Mùa len trâu” là bộ phim đầu tay của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh và được khởi quay tháng 9 năm 2003. Đây là một bộ phim có sự hợp tác của Việt Nam với Pháp và Bỉ do hãng Novak, Tadart phim và hãng Việt Nam tại Sài Gòn cùng sản xuất. Chi phí tất cả là một triệu Mỹ Kim trong đó 90% vốn do Pháp và Bỉ bỏ ra, Việt Nam chỉ có 10%. Bộ phim được trình chiếu ở Pháp với tên “Gardien de buffles” và ở Mỹ với tên “Buffalo boy”. Phim dựa theo hai truyện ngắn “Một cuộc biển dâu” và “Mùa len trâu” in trong tập truyện ngắn “Hương rừng Cà Mau” của nhà văn Sơn Nam. Hai truyện ngắn này đã được giữ lại gần như nguyên vẹn, tất cả lời đối thoại cũng được giữ lại gần hết, đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh chỉ viết thêm phần tình tiết, thêm nhiều nhân vật và các diễn biến cho truyện thêm lôi cuốn, sống động hơn. Và đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã dựng lại một xã hội, một thế giới của đồng ruộng Cà Mau hai mùa mưa nắng dưới thời Pháp thuộc trên nền của hai truyện ngắn trên. * Toàn thể bộ phim diễn tả những cảnh lụt lội, con nước rộng mênh mang tận chân trời y như để diễn tả một bể khổ khôn cùng của đời người. Ở đó, họ - những người dân, vẫn phải bám vào đất để sống, phải dẫn trâu qua những cánh đồng lầy lội hàng mấy chục cây số, gian nan vất vả để kiếm cỏ cho trâu ăn, những cảnh tượng bi thảm, những tấn thảm kịch ghê rợn đã gây xúc động cho nhiều người thưởng thức. * Thông tin về phim: Phát hành: Global Film Initiative Công chiếu: 14 tháng 8 năm 2004 tại LHP Toronto Thời lượng: 102 phút Chủ nhiệm: Olivier Dubois, Vincent Canart, Jean Brehat, Muriel Merlin, Rachid Bouchareb, Lê Đức Tiến Chủ nhiệm cộng tác: Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Doug Dales, Trần Khải Hoàng, Christoph Thoke, Axel Moebius Kịch bản và đạo diễn: Nguyễn Võ Nghiêm Minh Quay phim: Yves Cape Âm thanh: Marc Engels * Dựng phim: Rudi Maerten Họa sĩ thiết kế: NSƯT Phạm Hồng Phong Nhạc phim: Tôn Thất Tiết Chủ nhiệm Việt Nam: Dương Minh Hoàng Chủ nhiệm sản xuất: Vincent Canart Hòa âm: Thomas Gauder Phó đạo diễn: Đặng Minh Quang, Phạm Ngọc Châu Trợ lý đạo diễn: Bùi Nam Yên, Lê Hữu Hoàng Nam Thư ký trường quay: Bùi Thị Bích Hà Phó quay phim: Đặng Phúc Yên, Nguyễn Hải Bảo Phụ quay: Trần Huy Cường, Yzell Bya, Vũ Thế Anh, Trần Vĩnh Phúc Quay phim dưới nước: Nguyễn Trọng Tâm Trợ lý âm thanh: Trần Nam Hà Phục trang: Lê Nguyện Hương, Huỳnh Công Hải Hóa Trang: Huỳnh Thanh Bình, Đỗ Đức Phương * Diễn viên: Lê Thế Lữ ………………… …..Kìm Nguyễn Thị Kiều Trinh ……………...Bân Nguyễn Hữu Thành ………………….Định Kra Zan Sram ………………………..Đẹt Trương Văn Bé……………………….Ông Hai Tích Nguyễn Ánh Hoa …………………….Bà Hai Tích Nguyễn Thị Thẩm …………………....Bà Tư Võ Hoàng Nhân ……………………...Lập Trương Quang Thịnh ………………...Quang Nguyễn Văn Đây …………………….Xuyến Thạch Kim Long …………………….Thanh Cao Thị Thu Tâm …………………….Lam Nguyễn Hữu Phước ………………….Thiều Nguyễn Châu ………………………....Cha Bân Thạch Trung Trực …………………....Kìm (5 tuổi) Huỳnh Văn Mạnh ………………….....Đọc thuyết minh Khoảng 350 con trâu * 2.1. Cốt truyện Phim truyện là loại hình chủ yếu được xây dựng theo những cốt truyện hư cấu hoặc các cốt truyện chuyển thể văn học cũng như từ các nguồn chất liệu khác (truyện dân gian, sân khấu,...). Cốt truyện có vai trò cơ bản là làm tiền đề để kể tả. Người làm phim khó có thể diễn đạt một câu chuyện nào đó mà không thông qua việc xây dựng cốt truyện, bởi lẽ khi nhận diện rõ về cốt truyện đồng thời khám phá những nguyên lý, những khả năng cơ bản phổ biến của việc xây dựng cốt truyện, sẽ giúp cho người làm phim và cả người thưởng thức phim có thể nắm vững hơn về bộ phim sắp làm, sắp xem. * Phim “Mùa len Trâu” được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Sơn Nam, và đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã xây dựng khá thành công cốt truyện với đầy đủ các sự kiện, tình huống,… như trong tác phẩm truyện ngắn. Bên cạnh đó, ông cũng thêm hoặc cắt bớt một số sự kiện, tình tiết của truyện khi chuyển thể thành phim. Điều đó thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật của người đạo diễn, vì bất kì một tác phẩm văn học nào khi được chuyển thể thành phim nó sẽ ít nhiều biến đổi theo những đặc trưng riêng của điện ảnh. Đồng thời, thể hiện những tư tưởng, tình cảm, sự nhìn nhận của ông đối với cuộc sống cơ cực, ba chìm bảy nổi và thân thận những người đàn ông không làm chủ được cuộc đời mình trên cánh đồng bao la nước lũ lúc bấy giờ. * Cốt truyện trong phim “Mùa len trâu” xoay quanh những sự kiện, tình huống mà Kìm – một chàng trai trẻ trên chuyến hành trình dẫn trâu đi tránh lũ đã gặp phải. Trên chuyến hành trình tưởng như rất ngắn ngủi ấy, chuyện xảy ra với anh lại dài bằng cả một đời người. Những gian khó mà Kìm đối diện cũng chính là một phần của trang lịch sử về đời sống lam lũ, nghiệt ngã của người dân vùng nước nổi đồng bằng sông Cửu Long thời kháng chiến chống Pháp. * Phần mở đầu cốt truyện của phim hay tác phẩm truyện đều là phần giới thiệu khái quát về bối cảnh xã hội, các điều kiện, tình hình buổi ban đầu của nhân vật. Tác phẩm truyện mở đầu là những dòng miêu tả của nhà văn về mùa nước nổi, còn chuyện phim được mở đầu bằng những dòng hồi ức của Kìm khi về già, “Cả đời tôi sống ở đây. Cà Mau hai mùa mưa nắng. Mùa mưa, nước phủ trùm lên tất cả. Cỏ và nhà. Người và trâu. Tới mùa khô, tôi chỉ nhớ được mùi đất, mùi của những rũ mục để lại từ nước…”. * Tiếp theo sau đó là sự kiện vì không đủ tiền thuê bọn len trâu giữ hai con trâu qua mùa lũ (đến 10 giạ lúa), nên ông bà Tư Định đành để Kìm, cậu con trai 15 tuổi gia nhập vào bọn len trâu dắt hai con trâu đi kiếm cỏ ở những vùng núi cao. Sau sự kiện đầu tiên là Kìm gia nhập vào đám len trâu của Lập, tính cách nhân vật đã thay đổi với hàng loạt những sự kiện và biến cố khác nhau. Tính cách ấy thay đổi thông qua các bước ngoặt, môi trường sống mà chính nhân vật trải qua. * Cốt truyện của truyện ngắn “Mùa len trâu” chỉ dừng lại ở việc thằng Nhi trở về với nhiều tật xấu sau mùa len trâu. Với phim, Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã kết hợp thêm phần cốt truyện của truyện ngắn “Một cuộc biển dâu” và thêm một số tình tiết vào để làm nên sự kiện mùa len trâu thứ hai của Kìm. * 2.2. Nhân vật 2.2.1. Nhân vật biến chất Tiêu biểu là Lập (cậu ruột của Kìm). Lập là một tay len trâu khét tiếng, một kẻ có máu giang hồ, hiếu chiến, ông không ngần ngại khi trừng trị những kẻ đã phản bội mình ra thành lập nhóm riêng hay những nhóm len trâu khác. * Tuy cùng là những người lao động cùng đinh tha phương để tìm kế sinh nhai nhưng chỉ vì lợi ích cá nhân muốn chiếm hữu thế độc quyền len trâu ở mùa nước lũ mà Lập sẵn sàng loại trừ những tay len trâu của những nhóm khác và những người thuộc bộ hạ trong nhóm mình như Đẹt, Quang. Con người Lập hội tụ tất cả những thói xấu của một tay len trâu có tiếng: nói tục, chửi thề, hút thuốc, uống rượu, đánh bài, đâm chém và cả cưỡng bức phụ nữ. Sở dĩ, Lập có tính cách như vậy là do chính môi trường, hoàn cảnh sống đã tạo nên con người Lập (Lập đã từng đi len trâu từ khi còn nhỏ dưới sự dìu dắt của ba Kìm). * Hãm hiếp phụ nữ dường như là chuyện xảy ra thường tình đối với những người đi len trâu. Dường như đó là thú tính và cũng như để thỏa mãn nhu cầu con người họ. Vết xe đổ của ba Kìm (khi cưỡng hiếp em gái Lập) cũng không giúp Lập rút ra được bài học mà lại tiếp tục phạm phải sai lầm, Lập đã cưỡng hiếp những cô gái trong làng qua những lần len trâu, tiếng kêu của những cô gái đó vang lên dai dẳng làm ám ảnh người xem. Là một người hiếu chiến, tàn ác nhưng cái còn xót lại lại trong sâu thẳm tâm hồn Lập là nỗi nhớ, tình thương yêu dành cho người em gái đã khuất và tình thương của một người cậu dành cho đứa cháu ruột mình. * Ngoài ra, sự biến chất đó còn được thể hiện khá rõ nét qua nhân vật Quang (người bạn len trâu của Kìm). * Nếu Kìm vì gia đình không có tiền để mướn người giữ trâu nên phải đi len thì hoàn cảnh của Quang cũng không hơn. Do nhà nghèo, mẹ bệnh nặng, ba thì suốt ngày chỉ có việc uống rượu nên Quang cũng bỏ nhà đi len trâu. Hằng ngày phải đối mặt với môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, tiếng trâu gống cùng những tiếng la hét của Lập, sự bốc lột tàn nhẫn của bọn quan tây nên anh cũng không khỏi những thói xấu của một tay len có tiếng: uống rượu, hút thuốc, chửi thề, nói tục và cả đâm chém. Giống như Đẹt, số phận của Quang cũng nổi trôi theo dòng nước và anh cũng không làm chủ được cuộc đời mình. Cuối phim, Quang bị nhóm len trâu của Lập bắt đi cùng với Đẹt. * Bên cạnh Quang và Lập còn có Thanh (một bộ hạ trong nhóm len trâu của Lập). So với đại ca Lập, Thanh cũng là một tay len trâu hiếu chiến, tiếng dao “xoẹt” của anh ở cảnh quay Lập đối thoại với bọn quan tây cũng làm khán giả sợ hãi. Sống cuộc đời bụi bặm của những tay len trâu nên kề cận bên anh cũng là khói thuốc, uống rượu, đánh bài thâu đêm, nói tục, chửi thề, chém giết lẫn nhau,…và rồi cuộc đời anh cũng sẽ không có lối thoát. * 2.2.2. Nhân vật hướng thiện Trong phim có rất nhiều nhân vật, và Kiềm là nhân vật tiêu biểu cho kiểu nhân vật hướng thiện. * Kìềm (5 tuổi) Kiềm (15 tuổi) * Đây là nhân vật chính của phim, tên của nhân vật được đạo diễn lấy từ truyện ngắn “Một cuộc biển dâu” còn trong truyện ngắn “Mùa len trâu” nhân vật chính tên Nhi. Kìm là con trai của ông bà Tư Định. Vì không đủ tiền thuê bọn len trâu giữ hai con trâu qua mùa nước lũ, nên ông bà Tư Định đành để Kìm gia nhập vào bọn len trâu để tìm cỏ ở những vùng núi cao, lúc ấy Kìm mới 15 tuổi. Khi Kìm nghe được câu chuyện hấp dẫn mà ông Tư kể cho bà Tư nghe về những cuộc len trâu thì nó rất háo hức về hình ảnh của hàng trăm con trâu len trong dòng nước, về những vùng đất hùng vĩ như núi Ba Thê, núi Cấm, hòn Sóc, hòn Đất rồi hợp thành vùng Bảy Núi cuối chân trời. Sáng sớm Kìm dắt hai con trâu lên đường, nước bắt đầu tràn ngập tứ phía và cuộc tham gia của Kìm vào đám len trâu của gã đại ca Lập không dễ dàng chút nào. * Mùa len trâu thứ nhất đưa Kìm bước vào thế giới của người lớn và phá tan sự ngây thơ, trong sáng với những nét thô ráp như rượu, thuốc, cưỡng hiếp và đâm chém - những cách mà con người ta sinh tồn trong một thế giới nghiệt ngã. Mùa len trâu thứ hai, sự trưởng thành của Kìm mang nhiều nỗi mất mát, sự đắng cay của những mảnh vỡ đàn ông khi khám phá ra bí mật của bản thân – Kìm kết quả của một lần ba của Kìm cưỡng hiếp đứa em gái của Lập trong một lẩn đi len trâu. * Vì hoàn cảnh sống quá khó khăn, ba mẹ Kìm đã bán con trâu còn lại và đi giữ đất ở Cà Mau. Riêng Kìm, trong khát vọng thoát khỏi cảnh nghèo, quẩn quanh của nhà mình, Kìm đã tranh giành “sự nghiệp” với Lập - thủ lĩnh của một băng nhóm kiếm sống bằng cách “chiếm hữu thế độc quyền” len trâu ở vùng nước lũ… Và từ đây, Kìm bắt đầu nếm những vị đắng đầu đời khi đem lòng yêu Bân (vợ của Đẹt) trong nỗi tuyệt vọng khi không được đáp trả. Và phải nếm trải nỗi đau mất ba, đau đớn khi phải thuỷ tán xác ba mình. * Qua hai mùa len trâu, một thời gian cũng không phải gọi là quá dài nhưng những gì mà Kìm gặp và nếm trải lại dài như cả một đời người. Cuộc sống len trâu phải đối mặt với thiên nhiên hung dữ, với sự liều lĩnh, giang hồ đã làm biến chất một cậu bé vốn dĩ rất lễ phép, chân chất và ngoan hiền như Kìm nhưng chỉ qua một mùa len trâu đã biết chửi thề, uống rượu, hút thuốc, đâm chém... Chính vì phải đối mặt với thiên nhiên hung dữ, với cuộc sống bụi bặm giang hồ mà những người đàn ông làm nghề len trâu nói chung và Kìm nói riêng buộc phải có “máu mặt”, phải liều lĩnh. * Thế nhưng, so với nhân vật Lập – một tên đại ca khét tiếng trong đám len trâu đã biến chất hoàn toàn thì với Kìm, bản tính lương thiện, con người thuần phác trong anh đã thức tỉnh khi gặp được ông bà hai Tích trên căn chòi nhỏ. Những cuộc đối thoại mộc mạc giữa ông bà Hai Tích, đặc biệt là việc hy sinh chiếc cối đá, tài sản duy nhất của họ để dìm xác ba của Kìm, neo xuống đáy ruộng để tránh mất xác đã thức tỉnh Kìm quay về với bản tính trước đó và từ bỏ cuộc sống hoang dã của những kẻ len trâu. Từ đó, Kìm sống cuộc sống bình dị cùng Thiều (con của Đẹt và Bân) trên căn nhà của ông bà Hai Tích. Tuy có những vết thương lòng hằn sâu trong trái tim, kể cả sự hận thù nhưng Kìm đã kịp thời thức tỉnh, quay về bản tính thuần phác ban đầu của mình chứ không vì vậy mà sống buông thả, biến chất. * Bên cạnh đó còn có nhân vật ông Tư Định - ba của Kìm. Trong phim, nhân vật này tên là Tư Định nhưng trong truyện ngắn thì gọi là lão Bích. * Thời còn trẻ, ông Tư Định là một tay len trâu có tiếng trong vùng, ông cũng từng đối mặt với thiên nhiên hung dữ, từng sống cuộc sống bụi bặm, giang hồ với những cuộc rượu, thuốc thâu đêm và cả cách “chơi gái”. Lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời ông đã gây ra là hãm hiếp em gái Lập (mẹ ruột của Kìm) để rồi cả đời ông phải hối hận và đến khi tình cờ nghe Kìm kể lại cho ông nghe việc Kìm chứng kiến Lập hãm hiếp một cô gái trong làng trong chuyến đi len trâu vừa rồi khiến nỗi đau, sự xấu hổ một lần nữa lại trỗi dậy và giày vò ông khi đối diện với con trai mình. * Từ khi em gái của Lập chết sau khi sinh Kìm được vài tháng, ông đã rất ân hận với việc làm của mình. Ông mang đứa trẻ về nuôi và từ đó về sau sống cuộc sống yên bình bên cạnh vợ và đứa con trai riêng là Kìm. Ông không đi len trâu nữa, cuộc sống lại trở lại bình thường, mùa khô gia đình ông làm ruộng cùng với hai con trâu, đến mùa nước nổi ông sống với nghề giăng câu, giăng lưới. Và như thế, thời gian cứ trôi qua khiến một tên “đại ca” đứng đầu băng đản đám len trâu giờ đã trở thành một người nông dân hiền lành, chất phác; một người chồng tốt; một người ba rất mực yêu thương con. * 2.2.3. Nhân vật bất hạnh Trong phim “Mùa len trâu”, đại diện cho những nhân vật bất hạnh, trước hết phải kể đến là mẹ ruột của Kìm. Nhân vật này chỉ nghe các nhân vật khác nhắc đến mà không hề thấy xuất hiện trước màn ảnh. Đó là người mẹ đau khổ của Kìm, em của Lập, người đã bị chính cha của Kìm hãm hiếp khi đi len trâu và chết sau khi sinh Kìm vài tháng. * Cùng chung số phận với mẹ ruột của Kìm còn có sự xuất hiện của một cô gái, cô bị Lập hãm hiếp trong chuyến len trâu. Những người đàn bà này, có lẽ tượng trưng cho số phận của những người phụ nữ ở vùng nước nổi, dưới ách cai trị ngoại bang. Thân phận của họ không bằng con sâu, con kiến. Có thể nói, những người phụ nữ trong mùa nước nổi đều có cùng số phận như nhau. Sự bất hạnh này, không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn có thể tiếp nối hết người phụ nữ này đến người phụ nữ khác trong các cuộc len trâu sau này. * Bên cạnh đó còn có nhân vật Bân - vợ của Đẹt. Đây là nhân vật được đạo diễn xây dựng thêm trong phim, còn trong truyện ngắn thì không có sự xuất hiện của Bân. * Tuy Bân không phải là người bị Đẹt hãm hiếp mà họ đến với nhau bằng tình yêu chân thành và kết quả của tình yêu đó là sự ra đời của một đứa trẻ. Nhưng số phận của Bân cũng không hơn mẹ Kìm hay cô gái bị Lập hãm hiếp. Bân là người phụ nữ khao khát tình yêu và hạnh phúc, sau năm năm xa cách Bân vẫn thương nhớ Đẹt và cô sẵn sàng hi sinh cuộc sống yên ấm để đi theo tiếng gọi của tình yêu cùng với Đẹt. * Thời gian sau Đẹt mất tích, Bân đem con mình đến nhờ Kìm nuôi rồi chống xuồng ra đi, Kìm đã giữ Bân lại. Bân nằm với Kìm một đêm trên xuồng, nhưng rồi cũng ra đi. Qua đây, ta thấy Bân là người phụ nữ thủy chung, không ngại khó khăn, gian khổ để có một gia đình hạnh phúc. * 2.2.4. Nhân vật giàu lòng thương người Lòng thương người là một nét đẹp nổi bật của những người nông dân Nam Bộ. Với “Mùa len trâu”, có thể nói đạo diễn Nghiêm Minh đã xây dựng khá thành công những nhân vật giàu lòng thương người và tiêu biểu là ông bà Hai Tích. * Ông bà Hai Tích Trong truyện ngắn “Một cuộc biển dâu” và trong tác phẩm điện ảnh “Mùa len trâu” lòng tốt của ông bà Hai Tích về chi tiết “chiếc cối đá” có sự hoán đổi vị trí cho nhau. Việc bà Hai Tích trong truyện ngắn hay ông Hai Tích trong tác phẩm điện ảnh không đồng ý cho chiếc cối đá cũng là điều đương nhiên bởi lẽ gia đình ông bà chỉ có chiếc cối đá là phương kế sinh nhai duy nhất nơi vùng nước nổi mênh mông, mất chiếc cối ông bà biết làm gì để sinh sống khi đã quá già yếu. * Với tác phẩm điện ảnh “Mùa len trâu” đạo diễn đã xây dựng thành công nhân vật bà Hai Tích, một bà lão già yếu nhưng bên trong tâm hồn là một con người giàu lòng nhân ái. * Bà xuất hiện ngay lúc Kìm đang ôm thây ba trên con thuyền dật dờ giữa trời nước, và hơn bao giờ hết Kìm cần có người giúp đỡ, vì nơi này không có người thân, bốn bề là nước. Bà đưa Kìm và xác ba Kìm về nhà, căn nhà lá chơi vơi giữa trời nước mênh mông. Bà nhờ ông Hai tẩn liệm cho ba Kìm, đem cả chiếc cối đá - của cải quý giá nhất trong nhà, neo xác ba Kìm xuống ruộng để xác ấy không nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Để rồi sau này chính thây bà phải chịu treo lên cây cho quạ rỉa. * Bên cạnh đó, còn có nhân vật ông Hai Tích. * Nhân vật ông Hai Tích, ở cảnh quay ông cùng bà Hai giúp đỡ Kìm chôn xác ông Tư Định có lẽ khán giả sẽ không hài lòng về lòng tốt của ông, bởi ông giúp Kìm trước hết là do bà Hai nhờ và cũng vì thích uống rượu. Hơn nữa, ông lại không tin Kìm (một tay len trâu lang bạt, tha phương làm gì có tiền để gửi lại cho ông mua một chiếc cối khác). Nhưng ở những cảnh quay sau, khán giả yêu quý ông hơn bởi chính lòng nhân hậu của ông. Bà Hai mất, ông buồn nên không