Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu, với vô số những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng hộ cũng như bên phản đối. Chủ đề này càng trở nên nóng bỏng hơn vào thời điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khi nhiều nước phương Tây dù ra sức hô hào ủng hộ tự do thương mại, trong khi mặt khác vẫn đưa ra những quyết định nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước.
Chính sách bảo hộ dù sao vẫn là con dao hai lưỡi khi sử dụng, có thể làm phức tạp thêm tình hình, thậm chí làm bùng nổ những cuộc chiến thương mại. Lời cảnh báo này đã được nhắc tới không phải một lần trong hội nghị thượng đỉnh G-20 hồi tháng 4 vừa qua tại London.
Tuy nhiên lịch sử cũng như những nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Đây có thể nói là một công cụ kinh tế mang tính chính trị sâu sắc. Càng trong bối cảnh khủng hoảng, các nhà cầm quyền càng bất chấp mọi nỗ lực tự do hóa thương mại quốc tế nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất và trấn an người dân. Chính bởi vậy sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong thời điểm hiện tại đã trở thành vấn đề cả thế giới quan ngại, chống bảo hộ mậu dịch trở thành vấn đề cấp thiết với mọi quốc gia nếu muốn kéo nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
Mặc dù vậy, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch ngày càng được các quốc gia lạm dụng, nhất là EU và Hoa Kỳ, hai tác nhân chính duy trì sự sôi động của nền kinh tế thế giới. Nghiên cứu lí thuyết, thực tế và rút ra những kinh nghiệm, bài học, từ đó đề ra những kiến nghị cho Việt Nam là mục đích chính của người viết khi chọn đề tài:
“Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam”
Do những hạn chế nhất định về mặt thu thập nguồn số liệu mới chuẩn xác cũng như kỹ năng của bản thân người viết nên khóa luận này chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu những số liệu về bảo hộ mậu dịch đến tháng 6 năm 2009, từ đó đưa ra một vài kiến nghị cho Việt Nam để đối phó với các loại thuế đối kháng. Bài khóa luận ngoài “Lời nói đầu” và “Kết luận” bao gồm 3 chương chính:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại trong giai đoạn khủng hoảng
Chương II: Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng trên thế giới hiện nay
Chương III: Những chính sách cấp thiết nhằm đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế
75 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3066 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu, với vô số những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng hộ cũng như bên phản đối. Chủ đề này càng trở nên nóng bỏng hơn vào thời điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khi nhiều nước phương Tây dù ra sức hô hào ủng hộ tự do thương mại, trong khi mặt khác vẫn đưa ra những quyết định nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước.
Chính sách bảo hộ dù sao vẫn là con dao hai lưỡi khi sử dụng, có thể làm phức tạp thêm tình hình, thậm chí làm bùng nổ những cuộc chiến thương mại. Lời cảnh báo này đã được nhắc tới không phải một lần trong hội nghị thượng đỉnh G-20 hồi tháng 4 vừa qua tại London.
Tuy nhiên lịch sử cũng như những nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Đây có thể nói là một công cụ kinh tế mang tính chính trị sâu sắc. Càng trong bối cảnh khủng hoảng, các nhà cầm quyền càng bất chấp mọi nỗ lực tự do hóa thương mại quốc tế nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất và trấn an người dân. Chính bởi vậy sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong thời điểm hiện tại đã trở thành vấn đề cả thế giới quan ngại, chống bảo hộ mậu dịch trở thành vấn đề cấp thiết với mọi quốc gia nếu muốn kéo nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng.
Mặc dù vậy, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch ngày càng được các quốc gia lạm dụng, nhất là EU và Hoa Kỳ, hai tác nhân chính duy trì sự sôi động của nền kinh tế thế giới. Nghiên cứu lí thuyết, thực tế và rút ra những kinh nghiệm, bài học, từ đó đề ra những kiến nghị cho Việt Nam là mục đích chính của người viết khi chọn đề tài:
“Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam”
Do những hạn chế nhất định về mặt thu thập nguồn số liệu mới chuẩn xác cũng như kỹ năng của bản thân người viết nên khóa luận này chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu những số liệu về bảo hộ mậu dịch đến tháng 6 năm 2009, từ đó đưa ra một vài kiến nghị cho Việt Nam để đối phó với các loại thuế đối kháng. Bài khóa luận ngoài “Lời nói đầu” và “Kết luận” bao gồm 3 chương chính:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại trong giai đoạn khủng hoảng
Chương II: Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với khủng hoảng trên thế giới hiện nay
Chương III: Những chính sách cấp thiết nhằm đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế
Chương I:
Những vấn đề cơ bản về bảo hộ mậu dịch và tự do hóa thương mại trong giai đoạn khủng hoảng
1. Tổng quan về bảo hộ mậu dịch
1.1. Khái niệm bảo hộ mậu dịch
Bảo hộ mậu dịch là một khái niệm không xa lạ gì trong thương mại quốc tế. Trên thực tế không có một quốc gia nào tử bỏ việc bảo hộ một số ngành sản xuất nội địa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các hàng rào bảo hộ đang từ từ được gỡ bỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và việc chu chuyển vốn trên phạm vi quốc tế. Tổ chức tương mại thế giới WTO và các quốc gia thành viên đã không ngừng nồ lực minh bạch hóa và giảm thiểu các biện pháp bảo hộ nhằm xây dựng một cơ chế thương mại đa biên chặt chẽ, ổn định và khả thi hơn. Tuy nhiên khủng hoảng toàn cầu 2008 đã làm dấy lên mối lo ngại về sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia trong khủng khoảng đã không ngần ngại dựng nên những hàng rào bảo hộ nhằm mục đích nâng đỡ nền sản xuất trong nước, từ đó giảm thất nghiệp và trấn an người dân. Đi ngược lại với lí thuyết và thực tế về tự do mậu dịch, chủ nghĩa bảo hộ với nguy cơ làm trầm trọng hơn khủng hoảng thực sự là vấn đề làm thế giới phải quan tâm.
Muốn đi sâu tìm hiểu vấn đề này, trước hết cần làm rõ khái niệm “Chính sách bảo hộ mậu dịch”
1.1.1. Theo giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế” – TS. Bùi Thị Lý– NXB Giáo dục Việt Nam 2009:
Chính sách bảo hộ mậu dịch là một hình thức trong chính sách thương mại quốc tế trong đó nhà nước áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ thì trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
Mục đích của chính sách bảo hộ mậu dịch là hỗ trợ, bảo vệ và khuyến khích các ngành công nghiệp non trẻ đang gặp khó khăn, đảm bảo duy trì việc làm trong một số ngành cũng như đảm bảo sự phát triển cân đối của cơ cấu kinh tế, tránh được những áp lực và tác động xấu từ bên ngoài.
1.1.2. Theo “Britannica Concise Encyclopedia”
Bảo hộ mậu dịch – Protectionism là những chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước chống cạnh tranh nước ngoài bằng thuế quan, trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu, hoặc những rào cản khác đối với nhập khẩu. Biện pháp bảo hộ chủ yếu là: Chính phủ đánh thuế, tăng giá của hàng nhập khẩu, làm cho chúng ít hấp dẫn khách hàng hơn so với giá rẻ hơn sản phẩm trong nước; áp hạn ngạch nhập khẩu, trong đó giới hạn số lượng hàng hoá có thể được nhập khẩu cũng là một cơ chế bảo hộ.
1.1.3. Từ khía cạnh thương mại:
Bảo hộ mậu dịch là chính sách kinh tế hạn chế thương mại giữa các quốc gia, thông qua các phương pháp như thuế quan cho hàng hoá nhập khẩu, hạn ngạch hạn nhập khẩu và một loạt các quy định khác của chính phủ được thiết kế để ngăn cản hàng nhập khẩu. Chính sách này đi ngược lại xu hướng toàn cầu hoá và nỗ lực tự do hóa thương mại, nơi mà các rào cản thương mại được các chính phủ duy trì ở mức tối thiểu để luồng vốn quốc tế tự do di chuyển. Thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh các nền kinh tế sử dụng các chính sách với mục đích bảo vệ các doanh nghiệp và công nhân trong nước bằng cách hạn chế hoặc điểu chỉnh thương mại với nước ngoài.
Tuy nhiên, bảo hộ mậu dịch chỉ là một giải pháp tạm thời để ngăn cản hàng hoá nước ngoài xuất hiện tràn lan trên thị trường cạnh tranh với hàng nội địa. Về lâu dài, nó sẽ làm tăng chi phí đối với người tiêu dùng, trong khi đồng thời bảo vệ các công ty trong nước không hiệu quả.
1.2. Thực tế về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong bối cảnh khủng hoảng
1.2.1. Lịch sử của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
Dù vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng phần lớn các chuyên gia kinh tế hiện đại đều thống nhất cho rằng, tương quan giữa những tác hại và lợi ích của chủ nghĩa bảo hộ thương mại là 2:1, đồng nghĩa với biện pháp này có nhiều tác động xấu hơn gấp đôi so với những lợi ích nó mang lại cho từng quốc gia.
Những chính sách kiểu như vậy sẽ làm thui chột tính chất cạnh tranh lành mạnh trong nền kinh tế. Chưa kể chủ nghĩa bảo hộ thương mại còn được coi là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh. “Khi hàng hóa không thể vượt qua các biên giới thì quân đội sẽ giúp làm điều này” - chuyên gia kinh tế người Pháp Frederic Bastia trong thế kỷ XIX đã từng phát biểu như vậy.
Thực tế cho thấy trong giai đoạn thế kỷ XVII và XVIII, đã có không ít những cuộc xung đột giữa các cường quốc châu Âu xuất phát từ những chính sách bảo hộ thương mại của các chính phủ nước này.
Ví dụ như cuộc chiến Anh - Hà Lan đầu tiên (1652-1654) nổ ra khi Quốc hội Anh thông qua đạo luật hàng hải, theo đó hàng hóa của châu Phi, châu Á, châu Mỹ chỉ có thể được đưa vào Anh trên những con tàu của Anh; còn hàng hóa châu Âu cũng chỉ được hạn chế chở bằng tàu của Anh vào nước này hoặc bằng đúng tàu của chính quốc gia xuất khẩu loại hàng đó.
Còn những người chống lại chính sách thương mại tự do thì ngược lại gọi chủ nghĩa bảo hộ là biện pháp bảo vệ các nhà sản xuất. “Trong thương mại tự do, thương gia là một quý ngài, còn nhà sản xuất chỉ là một nô lệ” - phát biểu của tổng thống thứ 25 của nước Mỹ Wiliam McKinley - “Chủ nghĩa bảo hộ là quy luật tự nhiên, quy luật tự vệ, tự phát triển, là một phương pháp để đảm bảo cho một tương lai tốt hơn cho nhân loại…”.
Cũng theo những người này, chủ nghĩa bảo hộ trong nhiều giai đoạn lịch sử đã là nguyên nhân chính dẫn tới bùng nổ kinh tế cho nhiều quốc gia như Anh thời điểm trước năm 1850, Mỹ trong giai đoạn 1860-1914, Đức (1870-1914), Nhật (1950-1990)… Còn Anh do chuyển sang chính sách ủng hộ tự do thương mại từ năm 1860 đã nhanh chóng mất vị trí cường quốc hàng đầu về tay Mỹ, trước khi còn bị cả Đức vượt qua.
1.2.2. Khủng hoảng kinh tế 1930 và Đạo luật Smoot - Hawley
Trong lịch sử, nền kinh tế hàng đầu thế giới như nước Mỹ đã không ngần ngại áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại trên tư thế của “kẻ mạnh” chỉ vì những quyền lợi riêng của kinh tế trong nước. Tuy nhiên, không phải bao giờ những biện pháp đơn phương như vậy cũng đem lại hiệu quả, khi chúng thường gặp phải sự chống đối quyết liệt không những từ phía các quốc gia khác mà còn từ nhiều doanh nghiệp của chính nước Mỹ. Điển hình như trường hợp đạo luật Smoot - Hawley đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế Mỹ cũng như toàn thế giới.
Bất đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước, khi ngành nông nghiệp Mỹ rơi vào một giai đoạn khó khăn nghiêm trọng, ứng cử viên Herbert Hoover trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1928 đã hứa hẹn sẽ giúp đỡ các chủ trang trại Mỹ bằng cách tăng thuế đối với các hàng hóa nông nghiệp nhập khẩu. Ngay sau khi Hoover đắc cử, dự thảo về đạo luật này đã được giao cho thượng nghị sĩ Rid Smoot và nghị sĩ Willis Hawley nghiên cứu soạn thảo. Tháng 5-1929, dự thảo đạo luật Smoot - Hawley được đưa ra điều trần trước quốc hội và xuất hiện trên bàn của tổng thống để chờ ký ban hành.
Tháng 9-1929, Nhà Trắng đã nhận tổng cộng 23 công hàm phản đối của các nước đối tác với Mỹ về dự thảo luật này. Chính phủ các nước này đều khẳng định sẽ nâng thuế đối với các hàng hóa xuất khẩu của Mỹ để trả đũa nếu Washington quyết định ban hành đạo luật trên.
Chống lại đạo luật này còn có phần lớn các thương gia hàng đầu của nước Mỹ, khi tất cả đều lường trước được hậu quả từ những đòn trả đũa của các đối tác.
Tháng 5-1930, đã có tổng cộng 1.028 nhà kinh tế của Mỹ cùng ký vào một lá đơn thỉnh cầu gửi lên Nhà Trắng vì đạo luật trên. Trùm tư bản về ô tô Henry Ford đã dành cả một buổi tối để tới Nhà Trắng thuyết phục Tổng thống Hoover không ký ban hành đạo luật mà ông này gọi là “một hành vi ngu xuẩn về kinh tế”.
Còn Thomas Lamont - Giám đốc Ngân hàng Đầu tư J.P.Morgan khi đó - theo như lời chính ông, đã gần như phải quỳ xuống van nài người đứng đầu đất nước không nên đặt bút ký vào cái “đạo luật ngớ ngẩn” trên. Bản thân Herbert Hoover cũng tỏ ra chần chừ thực sự khi ông cho rằng, Smoot và Hawley đã “đi quá xa” trong việc soạn thảo đạo luật. Nhưng cuối cùng tổng thống cũng phải đặt bút ký do sức ép từ chính đảng Cộng hòa của mình, vốn từ trước đó luôn có khuynh hướng theo đường lối bảo hộ mậu dịch.
Chính thức có hiệu lực vào ngày 17-6-1930, đạo luật Smoot-Hawley đã áp giá thuế tăng lên gấp đôi đối với hơn 20.000 mặt hàng nhập khẩu khác nhau. Hậu quả là hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn 1929-1933 đã giảm tới 66%, trong khi hàng hóa xuất khẩu cũng giảm tới 61%. Tính chung, tổng giá trị thương mại toàn cầu giai đoạn 1929-1934 đã giảm tới 66%. Dù không thể đổ hết lỗi về tình trạng suy thoái này cho đạo luật bảo hộ Smoot-Hawley nhưng chắc chắn nó đã gây ra những tác động hết sức tồi tệ đối với nền kinh tế thế giới.
2. Các chính sách bảo hộ mậu dịch cơ bản hiện nay
Một loạt các chính sách có thể được sử dụng để đạt được mục tiêu bảo hộ. Chúng bao gồm:
Thuế quan : Thông thường, thuế quanđược áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu. Mức thuế thường khác nhau tùy theo loại hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu, và làm tăng giá hàng hoá nhập khẩu trong các thị trường nội địa, do đó làm giảm số lượng hàng nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được xem là giúp đỡ các ngành công nghiệp địa phương, .
Hạn ngạch nhập khẩu : Để giảm số lượng và vì thế làm tăng giá thị trường của hàng hóa nhập khẩu. Những ảnh hưởng kinh tế của hạn ngạch nhập khẩu là tương tự như thuế quan, ngoại trừ doanh thu thuế thu được từ thuế quan thay vào đó sẽ được phân phối cho những người nhận được giấy phép nhập khẩu.
Rào cản hành chính: Các nước đôi khi sử dụng các quy tắc hành chính của họ (ví dụ liên quan đến an toàn thực phẩm , tiêu chuẩn môi trường, an toàn điện, …) như là một cách để tạo rào cản đối với hàng nhập khẩu.
Thuế chống bán phá giá: Là biện pháp nhằm ngăn chặn hàng hóa nước ngoài bán phá giá vào thị trường có thể gây ra cho các công ty địa phương nhiều thiệt hại. Trong thực tế, thuế chống bán phá giá thường được sử dụng như một hình thức áp đặt thuế quan đặc biệt với nước ngoài.
Trợ cấp trực tiếp: Chính phủ trợ cấp bằng cách trao cho doanh nghiệp trong nước các hình thức thanh toán một lần hoặc các khoản vay giá rẻ khi họ không thể cạnh tranh tốt với hàng nhập khẩu nước ngoài. Các khoản trợ cấp được dùng với mục đích "bảo vệ" người lao động, và giúp doanh nghiệp trong nước thích nghi với thị trường thế giới.
Trợ cấp xuất khẩu : Trợ cấp xuất khẩu thường được các chính phủ sử dụng để tăng xuất khẩu thông qua những ưu đãi về cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Tỷ giá ngoại tệ : Một chính phủ có thể can thiệp vào ngoại hối trên thị trường để hạ thấp giá trị của nội tệ bằng cách mua ngoại tệ trong thị trường ngoại hối. Làm như vậy sẽ tăng chi phí nhập khẩu và giảm chi phí xuất khẩu, dẫn đến một sự thay đổi trong cán cân thương mại. Tuy nhiên, chính sách này chỉ có hiệu quả trong ngắn hạn, vì nó sẽ rất có thể dẫn đến lạm phát trong nước, mà từ đó sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu và giảm giá tương đối của hàng nhập khẩu.
Trên thực tế, các biện pháp được sử dụng nhiều nhất trong bối cảnh thương mại hiện nay trên thế giới là thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, trợ cấp và chống bán phá giá. Trong đó thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu là bộ đôi chính sách phổ biến nhất.
2.1. Thuế quan
2.1.1. Khái niệm
Theo giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế” – TS. Bùi Thị Lý– NXB Giáo dục Việt Nam 2009:
Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó đi qua lãnh thổ hải quan của một nước.
2.1.2. Tác động tích cực
Thuế quan theo truyền thống được đưa ra chủ yếu để tăng thu cho ngân sách, tuy nhiên nó cũng phục vụ những mục đích khác như:
Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.
Hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại.
Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ.
Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc v.v
2.1.3. Tác động tiêu cực
Thuế tác động trực tiếp làm tăng giá tiêu dùng trong nước, từ đó hạn chế tiêu dùng.
Khi đánh thuế nhập khẩu, người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu:
Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốn mua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này.
Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd'.
Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng Qd'. Phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi.
Đối với sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu làm giá ở thị trường nội địa tăng lên, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước phát triển. Mặt khác, như đã phân tích ở trên, người tiêu dùng phải trả thêm một khoản ứng với diện tích BCEF. Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia.
Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội.
2.2. Hạn ngạch nhập khẩu
2.2.1. Khái niệm
Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được xuất đi hoặc nhập về đến hoặc từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
Hạn ngạch nhập khẩu thường là một hình thức hạn chế về số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự động. Hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng bằng cách cấp giấy phép nhập khẩu cho một số công ty.
2.2.2. Lợi ích của hạn ngạch nhập khẩu
Bảo hộ sản xuất trong nước
Sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ
Thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài
Dự đoán về lượng hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa
Hướng dẫn tiêu dùng
2.2.3. Tác động tiêu cực của hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch tác động lên giá gián tiếp thông qua hạn chế nhập khẩu
Equilibrium domestic price: gía cân bằng trong nước
Price after imposition of import quota: giá sau khi áp dụng hạn ngạch nhập khẩu
Equilibrium free trade price: giá cân bằng khi có mậu dịch tự do
International supply curve: đường cung thế giới
Demand curve: đường cầu
Quantity: lượng
Price: giá
Hạn ngạch nhập khẩu tức là cắt giảm số lượng hàng được phép nhập khẩu vào một nước. Trong thị trường cạnh tranh, điểm cân bằng quyết định đến lượng và giá của hàng hoá là điểm giao nhau giữa cầu và đường cung. Đồi với thị trường thuần nội địa, điểm cân bằng này sẽ là P* và Q*. Khi thương mại quốc tế thâm nhập vào thị trường, điểm cân bằng này có thể thay đổi. Giả sử rằng, giá của một hàng hoá nằm dưới điểm P* khi nhập khẩu từ nước ngoài lớn hơn sản xuất trong nước. Đồng thời giả định rằng, nền kinh tế thế giới có thể cung cấp nhiều hàng hoá hơn tại mức giá đó. Khi đó, đường cung thế giới là một đường nằm ngang tại mức giá P2 (tức là mức giá của hàng nhập khẩu). Mức giá cân bằng giảm xuống P2, và lượng cân bằng tăng từ Q* lên Q4. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải sản xuất ít hơn (Q1), trong khi phần còn lại (sự chênh lệch giữa Q1 và Q4) sẽ được chuyển sang nhà nhập khẩu.
Khi mậu dịch tự do xuất hiện, người tiêu dùng được lợi đáng kể. Xét trên thị trường thuần nội địa, thặng dư tiêu dùng được biểu diễn bởi vùng A. Mậu dịch tự do làm tăng mức thặng dư tiêu dùng này, bao gồm B, C ,D, E, F, G, H, và I bời vì người tiêu dùng chỉ phải trả mức giá là P2 cho chi mua hàng hoá thay vì mức giá cao hơn P*, và họ có thể mua một lượng Q4 thay vì Q*. Mặt khác, các doanh nghiệp trong nước phải chịu ảnh hưởng tiêu cực. Xét trên thị trường thuần nội địa, thặng dư sản xuất trong nước được biểu diễn bởi vùng B, E và J. Và mậu dịch tự do khiến họ mất đi vùng B và E, chuyển sang người tiêu dùng, bởi vì họ chỉ có thể tính giá P2 thay vì P*. Cuối cùng, nền kinh tế sẽ được lợi trên những vùng C, D, F, G, H, và I, trước khi mậu dịch tự do xuất hiện, hoàn toàn không có những thặng dư này. Rõ ràng rằng, người được lợi ở đây là người tiêu dùng.
Khi có hạn ngạch, chính phủ sẽ hạn chế số lượng hàng nhập khẩu để tăng giá và giúp các doanh nghiệp lấy lại phần thặng dư bị mất. Nếu chính phủ giới hạn tổng lượng nhập khẩu tại sự chênh lệch giữa Q2 và Q3, lượng hàng nhập khẩu