Nếu xét về nguy hại, nước thải y tế xứng đáng xếp đầu danh mục,
bởi trong đó chứa một lượng khổng lồ các loại vi khuẩn, mầm bệnh.
Tuy nhiên, suốt một thời gian dài công tác xử lý nước thải từ các
bệnh viện, trung tâm y tế trên chưa được quan tâm đúng mức
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9019 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Xử lý nước thải bệnh viện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Xử lý nước
thải bệnh viện
Tổng quan:
Nếu xét về nguy hại, nước thải y tế xứng đáng xếp đầu danh mục,
bởi trong đó chứa một lượng khổng lồ các loại vi khuẩn, mầm bệnh.
Tuy nhiên, suốt một thời gian dài công tác xử lý nước thải từ các
bệnh viện, trung tâm y tế trên chưa được quan tâm đúng mức.
Chính vì vậy cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện theo
tiêu chuẩn quy định.
I. Nguồn phát sinh nước thải bệnh viện:
Nước thải bệnh viện được tổng hợp từ nhiều nguồn
khác nhau:
- Sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh, cán bộ
và công nhân viên của bệnh viện
- Pha chế thuốc
- Tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế
- Các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân
- Nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét
nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, từ giặt
giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh
phòng...
II. Thành phần nước thải bệnh viện:
- Các chất hữu cơ
- Các chất vô cơ
- Các chất dinh dưỡng của ni-tơ(N), phốt-pho(P)
- Các chất rắn lơ lửng
- Các vi trùng, vi khuẩn, vi sinh vật gây hại
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế
phẩm điều trị, thậm chí có cả chất phóng xạ
- Các chất trong nước thải có các dạng vật lý:
* Các chất rắn không tan trong nước có kích
thước và tỷ trọng lớn dễ lắng và dễ lọc.
* Các chất rắn có kích thước nhỏ tạo nên huyền
phù lơ lửng trong nước.
* Các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước
(kể cả các chất khí và ion).
* Các chất dầu mỡ có tỷ trọng nhỏ nổi trên mặt
nước.
• Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước
thải bệnh viện gây ra là các chất hữu cơ; các chất dinh
dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P); các chất rắn lơ lửng và
các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
• Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy
hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực
vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị
phân hủy sinh học, hàm lượng chất hữu cơ phân hủy được
xác định gián tiếp thông qua nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD)
của nước thải.
• Các chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú
dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh vật
sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra
độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn làm tắc nghẽn cống
và đường ống, máng dẫn.
• Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn chứa
các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền
nhiễm như thương hàn, tả, lỵ... làm ảnh hưởng đến sức khỏe
cộng đồng.
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước
thải bệnh viện gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất
rắn tổng cộng 1.200mg/l, trong đó chất rắn lơ lửng là
350mg/l; tổng lượng các-bon hữu cơ 290mg/l, tổng phốt-
pho (tính theo P) là 15mg/l và tổng ni-tơ 85mg/l; lượng vi
khuẩn coliform từ 108 đến 109. Ở nước ta, tiêu chuẩn
nước thải bệnh viện sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại II
(TCVN 7382-2004) mới được phép đổ vào hệ thống
thoát nước của thành phố và các hồ chứa nước quy
định.
Tiêu chuẩn loại II nước thải bệnh viện quy định chỉ số
độ pH=6-9, chất lơ lửng không lớn hơn 100mg/l, sun-
phua không lớn hơn 1mg/l, dẫn xuất a-mô-ni không quá
10mg/l và ni tơ-rát không quá 30mg/l, chỉ số BOD5 nhỏ
hơn 30mg/l, không phát hiện được các vi khuẩn gây
bệnh, tổng coliform dưới 5000.
Thông số đặc trưng nước thải bệnh viện
III. Các công nghệ xử lý nước thải áp dụng
cho các bệnh viện ở Việt Nam
Các công nghệ xử lý nước thải áp dụng cho bệnh
viện của Việt Nam
Phương án 1: Trạm được thiết kế để thu nguồn nước
thải từ bệnh viện. Sau đó đưa nước đã xử lý vào hệ
thống nhận nước chung của thành phố.
Phương án 2: Đối với nhóm công nghệ thứ hai, nước
thải bệnh viện được xử lý sơ bộ trong bể tự hoại, bể
lắng và sau đó được khử khuẩn hoặc xử lý trong hồ sinh
học hay bãi lọc ngập nước.
Sơ đồ công nghệ
Nước Bể tự Khử Thải
SCR Bể lắng
thải hoại trùng ra
Hồ sinh
Nước Bể tự học hoặc Thải
SCR Bể lắng
thải hoại bãi lọc ra
ngập nước
Phương án 3: Nhóm công nghệ thứ ba bao gồm các
công nghệ mới nhập vào Việt Nam trong những năm
gần đây ví dụ như Xử lý gián đoạn theo mẻ hay công
nghệ có tên AAO (Yếm khí – thiếu khí – hiếu khí).
Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý
(nước thải sử dụng công nghệ xử lý gián đoạn theo mẻ)
Bể lắng và
Nước Xử lý sinh học
Máy bể điều
thải lọc rác gián đoạn theo
hòa mẻ
Xả thải Khử trùng
bằng Ozon
Phương án 4: Trong nhóm công nghệ thứ tư, nước thải
bệnh viện lần lượt trải qua các quá trình xử lý sơ bộ
(trong bể tự hoại hoặc bể lắng), xử lý sinh học trong điều
kiện nhân tạo (trong bể lọc sinh học hoặc bùn hoạt tính)
và khử khuẩn.
Sơ đồ công nghệ
Nước Bể tự Ngăn thu + Công trình xử
thải hoại Song chắn lý
rác sinh học
Xả Khử Bể lắng thứ
thải trùng cấp
Phương án 5: Trong nhóm công nghệ thứ năm, nước
thải được xử lý sơ bộ trong công trình hợp khối, xử lý
tiếp theo trong mo-dun thiết bị xử lý sinh học và được
khử khuẩn trước khi xả thải ra môi trường.
Sơ đồ công nghệ Hệ thống hợp khối
Bể điều
Nước Song Ngăn thu hòa và Hố bơm
và các Ngăn
thải chắn rác nước thải xử lý sơ bùn
bộ bơm chìm
Thiết bị xử lý
Thiết bị Bể xử lý
Xả aerolift – aeroten với
khử trùng thứ cấp
thải vật liệu lọc sinh học
cao tải
Modun thiết bị
IV. Phương pháp xử lý nước thải do nhóm đề xuất.
1/. Quy trình và công nghệ xử lý nước thải:
Giai đoạn tiền xử lý: Bằng phương pháp cơ học, hoá học
và hoá lý để loại bỏ các loại rác thô, chất rắn lơ lửng
(SS)...ra khỏi nguồn nước. Ngoài ra, còn có chức năng
làm ổn định chất lượng nước thải như: điều chỉnh pH, lưu
lượng và tải lượng các chất gây bẩn có trong nguồn thải.
Giai đoạn xử lý sinh học: Chủ yếu dùng các phương pháp
xử lý như: yếm khí, hiếu khí, thiếu khí để loại bỏ các hợp
chất hữu cơ tan có trong nguồn nước nhằm làm giảm các
chỉ số BOD, COD, T-N, Y-P...có trong nguồn nước. Quá
trình này sẽ hoạt động hiệu quả khi các thành phần cơ
chất (các hợp chất chứa cacbon), dinh dưỡng (các hợp
chất chứa nitơ và photpho), nồng độ oxy hoà tan trong
nước,...được bổ sung hợp lý.
Giai đoạn xử lý hoàn thiện: Nhằm mục đích làm ổn định
chất lượng nước, khử trùng cho nguồn nước trước khi
xả ra môi trường. Giai đoạn này thường dùng phương
pháp hoá học để xử lý. Kết thúc quá trình xử lý, nước
đầu ra đảm bảo yêu cầu chất lượng xả thải mà không
làm ảnh hưởng tới môi trường.
Giai đoạn xử lý bùn: Sử dụng phương pháp cơ học và
hoá lý để xử lý nhằm giảm thiểu thể tích bùn thải hay
chuyển trạng thái bùn từ trạng thái lỏng sang trạng thái
rắn dùng cho các mục đích khác như xả bỏ hay làm
phân vi sinh.
* Công nghệ xử lý: Quy trình xử lý nước thải lựa chọn
theo phương án xử lý 3 bậc nhằm hạn chế đến mức tối
đa hàm lượng chất thải.
Bậc xử lý, quá trình xử lý:
Sơ bộ: Tách rác (SCR /LCR), lắng cát, cân bằng, tuyển nổi.
Bậc 1: Xử lý kỵ khí trong bể UASB.
Bậc 2: Xử lý hiếu khí Aerotank.
Bậc 3: Keo tụ, lắng lọc, khử trùng.
Bao gồm các công đoạn như sau:
- Lọc rác bằng máy lọc rác tự động.
- Thu gom, cân bằng nước thải và tách dầu mỡ.
- Xử lý bậc 1 bằng phương pháp sinh học yếm khí trong bể
UASB.
- Xử lý bậc 2 bằng phương pháp sinh học hiếu khí trong bể
Aerotank.
- Xử lý bậc 3 bằng phương pháp hóa lý: keo tụ, lắng lọc và
khử trùng.
Bùn lắng tụ được hút vào ngăn chứa bùn, bể phân hủy
bùn và cuối cùng được hút thải vào bãi rác hoặc dùng để
bón cây.
Sơ đồ quy trình xử lý
- Nước thải (NT) từ bệnh viện được thu gom qua song
chắn rác (SCR) và lưới chắn rác (LCR) đi vào bể tiếp
nhận. SCR và LCR có nhiệm vụ loại bỏ các cặn bã, các
loại tạp chất thô và mịn nằm lẫn trong nước thải.
- NT từ bể tiếp nhận được bơm lên bể điều hòa. Bể điều
hoà giữ chức năng điều hoà NT về lưu lượng và nồng
độ. Tại đây NT được điều chỉnh về pH thích hợp cho
quá trình xử lý sinh học (6,5 – 7,5).
- NT tiếp tục được đưa vào bể lắng đợt 1 để loại bỏ cặn
tươi và các tạp chất nhỏ có khả năng lắng được.
- NT được dẫn vào bể lọc sinh học kị khí (UASB) nhằm
phân hủy các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu
cơ đơn giản hơn và chuyển hóa chúng thành CH4, CO2,
H2S,… Sau đó, NT được xử lý ở bể lọc sinh học hiếu
khí, bể này vừa có nhiệm vụ xử lý tiếp phần BOD5, COD
còn lại vừa làm giảm mùi hôi có trong NT
- Sau khi xử lý ở bể lọc sinh học hiếu khí, NT tiếp tục chảy
sang bể lắng 2 để lắng bùn hoạt tính. Lượng bùn này
được rút khỏi bể lắng bằng hệ thống bơm bùn và tuần
hoàn về bể sinh học, bùn dư được dẫn về bể nén bùn.
- NT từ bể lắng 2 tiếp tục chảy qua bể khử trùng nhằm tiêu
diệt các vi trùng và mầm bệnh nguy hiểm có trong nước
thải. Sau khi ra khỏi bể khử trùng NT sẽ đạt tiêu chuẩn
TCVN 5945 – 2005 loại A,B rồi thải ra nguồn tiếp nhận.