Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung. Trong khoảng thời gian này, Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; đồng thời gây ra các cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Sau hơn 40 năm ròng rã kéo dài cuối cùng chiến tranh lạnh cũng kết thúc với sự sụp đổ của của siêu cường Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, cùng với đó là sự suy yếu tương đối của Mĩ, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và sự phân hóa của các nước thế giới thứ 3.
12 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2089 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô nói riêng và các nước xã hội chủ nghĩa nói chung. Trong khoảng thời gian này, Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; đồng thời gây ra các cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Sau hơn 40 năm ròng rã kéo dài cuối cùng chiến tranh lạnh cũng kết thúc với sự sụp đổ của của siêu cường Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, cùng với đó là sự suy yếu tương đối của Mĩ, sự trỗi dậy mạnh mẽ của Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và sự phân hóa của các nước thế giới thứ 3. Một lần nữa diện mạo thế giới tưởng chừng như đã ổn định lại có những sự thay đổi hết sức phức tạp. Hệ thống thế giới đối đầu lưỡng cực bị phá vỡ cũng như những hậu quả nặng nề về vật chất lẫn tinh thần mà chiến tranh lạnh gây ra đã đẩy các quốc gia mà trước hết là các cường quốc vào tình thế buộc phải nhìn nhận và xây dựng lại đường lối phát triển và xu thế chiến lược của mình sao cho phù hợp với trật tự thế giới mới đang dần được hình thành trong bối cảnh biến đổi khôn lường của thế giới. Trong những năm đầu sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các cường quốc đều bắt tay vào việc điều chỉnh một cách toàn diện chiến lược quốc gia và chính sách đối ngoại của riêng mình nhằm tìm kiếm một vị trí mới trong cục diện thế giới đang dần được đa cực hóa. Kết thúc chiến tranh lạnh cũng là kết thúc của sự phân chia thế giới thành nhiều mảnh vụn và hướng tới toàn cầu hóa theo nghĩa là một tiến trình phát triển mới về chất của nhân loại. Các quốc gia tự nhận thấy chỉ có duy trì môi trường hòa bình thế giới, cùng nhau hợp tác toàn diện, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thì mới có điều kiện để phát triển đất nước, khôi phục hậu quả chiến tranh và cùng chung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu. Xu thế hòa bình, hợp tác để phát triển trên thế giới giữa các cường quốc nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung cũng từ đó mà dần hình thành. Xu thế này không chỉ tồn tại sau thời kỳ chiến tranh lạnh mà còn kéo dài và có ảnh hưởng mạnh mẽ trong nền chính trị thế giới cho đến tận ngày hôm nay. Bài tiểu luận tập trung làm rõ tình hình và đặc biệt là đi sâu phân tích và làm rõ nguyên nhân hình thành xu thế này kể từ sau chiến tranh lạnh.
PHẦN 1. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH
Khái niệm xu thế:
Xu thế là chiều hướng phát triển đi lên hoặc cách thức của sự thay đổi được nhiều đối tượng (quốc gia, cá nhân hoặc tổ chức) lựa chọn hướng đến và đang trở thành một trào lưu mang tính thời đại mới trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Khái niệm hòa bình:
Hòa bình là trạng thái xã hội không có chiến tranh, không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc hay giữa các nhóm chính trị xã hội khác nhau. Hòa bình đối lập với chiến tranh. Nếu chiến tranh là tình trạng xung đột vũ trang giữa các quốc gia thì hòa bình được hiểu một cách đơn giản là tình trạng không xảy ra xung đột vũ trang nào cả, các đối tượng, chủ thể trong quan hệ quốc tế sẵn sàng dàn xếp và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng, đàm phán thay vì dùng bạo lực. Trong các quốc gia có nhiều chính đảng (đa đảng) thì hòa bình cũng được hiểu là mối quan hệ hòa hảo, tôn trọng nhau và theo công lý giữa các đảng phái. Nhìn chung hình thái hòa bình thường không liên tục và luôn bị gián đoạn bởi các cuộc chiến tranh.
Trước đây quan niệm về hòa bình là xã hội không có chiến tranh. Tuy nhiên ngày nay hòa bình còn được hiểu không chỉ là sự vắng mặt của đấu tranh vũ trang mà còn là một trật tự tích cực mà trong đó ý chí muốn dàn xếp tranh chấp một cách hòa bình chiếm được ưu thê.
Khái niệm hợp tác:
Hợp tác là sự cộng tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai hay nhiều chủ thể (cá nhân, tổ chức hoặc quốc gia) trên nhiều phương diện, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế hoặc các vấn đề mang tính mang tính toàn cầu nhằm giải quyết một mục tiêu chung nào đó mà cả hai đều hướng tới. Hợp tác để phát triển với mục tiêu hòa bình và dựa trên các nguyên tắc: tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp thương lượng hòa bình, không dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phản đối mọi âm mưu, hành động gây sức ép, áp đặt và cường đối với quốc gia khác.
PHẦN 2. TÌNH HÌNH XU THẾ
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh:
Mặc dù chiến tranh giữa phương Đông và phương Tây hay là những xung đột khu vực mang đậm màu sắc xung đột Đông – Tây trong chiến tranh lạnh đã không ngừng xảy ra nhưng nhìn chung thì trong toàn bộ quá trình của cuộc chiến tranh lạnh, trong suốt cả thời kỳ kéo dài hơn 40 năm, kẻ khởi xướng và tham dự chủ yếu của chiến tranh lạnh – Mỹ và Liên Xô luôn tránh việc đối kháng quân sự trực tiếp với đối phương (việc giao chiến của máy bay hai nước trong thời kì chiến Triều Tiên là ngoại lệ), một cuộc chiến tranh thế giới cũng không xảy ra, nhân dân thế giới vì vậy mà được hưởng một thời kì hòa bình dài gần nửa thế kỷ. Từ ý nghĩa này có thể nói, chiến tranh lạnh không phải là chiến tranh thực sự mà là một cuộc chiến tranh được tiến hành thầm lặng trong hòa bình. Từ khi bắt đầu chiến tranh lạnh cho tới khi Liên Xô hoàn toàn tan rã, giữa hai nước siêu cường Liên Xô đã nhiều lần xảy ra đối kháng kịch liệt và dẫn đến khủng hoảng trầm trọng, đi tới bờ vực chiến tranh nhưng trong mỗi cuộc khủng hoảng, Liên Xô và Mỹ đều tự giác hay bắt buộc phải thực hiện hợp tác với nhau, áp dụng những biện pháp hữu hiệu thiết thực để hai nước tránh khỏi chiến tranh. Việc phong tỏa Béclin, cuộc khủng hoảng Béclin và cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba là những minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Nói tóm lại, bắt đầu từ thời kỳ chiến tranh lạnh, hai nước Liên Xô và Mỹ đã luôn chủ trương lấy phương thức hòa bình để xử lý các mối quan hệ và không hề đề cập đến chiến tranh trực tiếp. Có lẽ cũng chính vì vậy mà chiến tranh lạnh đã được đặt một tên gọi mới rất xác đáng là “nền hoà bình lâu dài” Trích lời nhà sử học và ngoại giao nổi tiếng người Mỹ John L. Gaddies.
.
Sau thời kỳ chiến tranh lạnh:
Bài học của thời kỳ chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương pháp quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự làm chủ yếu phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại nặng nề mà điển hình là hai trụ cột chính, hai siêu cường Liên Xô và Mỹ – “một mất một còn” nay đã không còn phù hợp nữa. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh kinh tế – chính trị là chính trong môi trường hòa bình lại thu được nhiều kết quả tiến bộ và đáng mong đợi, tiêu biểu như các nước Đức, Nhật và NIC. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia được quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó mà chủ yếu là thực lực về kinh tế và khoa học kỹ thuật. Không có một quốc gia nào có thể phát triển được trong điều kiện chiến tranh. Có hòa bình mới có điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, mới huy động được sức người sức của trong nhân dân cũng như tập hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ nền kinh tế để phát triển đất nước. Chính vì vậy hầu hết các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, qua đó mà phát triển tiềm lực quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để các nước giữ gìn hòa bình trong nước cũng như chung tay góp phần duy trì hòa bình thế giới.
PHẦN 3. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH XU THẾ
Hệ quả của chiến tranh:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và đại thảm họa toàn cầu thế chiến thứ hai, chiến tranh lạnh cũng gây ra những tác động tiêu cực mạnh mẽ đến thế giới, đặc biệt là hai cường quốc Mỹ và Liên Xô. Theo ước tính, chi phí quân sự mà Mỹ sử dụng trong thời kỳ chiến tranh lạnh là 8 nghìn tỉ đô la, chỉ tính trong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam đã có hơn 100 nghìn lính Mỹ thiệt mạng. Đối với Liên Xô thì mặc dù số binh sĩ thiệt mạng khó có thể tính toán hết được nhưng phần trăm tổng sản lượng quốc gia mà Liên Xô chi cho cuộc chiến này còn lớn hơn rất nhiều lần so với Hoa Kỳ. Không những thế, số vũ khí mang tính sát thương với quy mô và số lượng lớn mà chiến tranh lạnh đã gây ra vẫn còn đe dọa đến an ninh của loài người. Cần phải nói rằng, vũ khí hạt nhân thực ra không phải là sản phẩm của chiến tranh lạnh bởi vì sự xuất hiện của nó sớm hơn so với sự bắt đầu của chiến tranh lạnh, nó là kết quả của chiến tranh thế giới thứ hai. Thế nhưng sự bắt đầu chiến tranh lạnh đã khiến cho cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên thế giới ngày càng gay gắt, kho vũ khí hạt nhân ngày càng mở rộng, số lượng các quốc gia có vũ khí hạt nhân đã không tăng lên. Bên cạnh đó, vũ khí hóa học và vũ khí sinh học đã được tích lũy lại trong thời kỳ chiến tranh lạnh cũng là những vũ khí có tính sát thương cao, đe dọa đến an ninh của loài người, do kỹ thuật chế tạo những loại vũ khí này dễ nắm bắt được nên nguy cơ phổ biến của nó còn lớn và khó khống chế hơn cả vũ khí hạt nhân. Sức phá hủy khủng khiếp của vũ khí khoa học kỹ thuật cao hiện đại, bao gồm cả vũ khí hạt nhân khiến cho cái giá phải trả của các cuộc chiến tranh hiện đại lớn hơn rất nhiều so với những gì mà họ thu được. Tính hủy diệt, những tổn thất to lớn cũng như hậu quả nặng nề mà các cuộc chiến tranh hiện đại gây ra đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội, khiến cho các cường quốc hàng đầu như Liên Xô và Mỹ nói riêng cũng như các quốc gia trên thế giới nói chung buộc phải nhìn nhận lại và đánh giá một cách nghiêm chỉnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển. Thế giới đang thay đổi, hầu như tất cả những gì đặc trưng cho cục diện chính trị thế giới được hình thành từ sau thế chiến thứ hai cũng đã đi vào quá khứ cùng với sự tan của Liên bang Xô viết và các nước xã hội chủ nghĩa. “ Bàn cờ quốc tế hoàn toàn thay đổi, hình thái chính trị thế giới trước đây tựa như một bàn cờ tướng khổng lồ với hai phía quân đỏ, quân đen có đường ranh giới ngăn cách rạch ròi, đôi bên dàn trận thế tưởng chừng như đã sẵn sàng lao vào một phen thắng bại phân minh. Vận mệnh mỗi bên đều phó thác vào một tướng, một cực, còn lại dù là xe, pháo hay là mã thì cũng đều là những công cụ, những đầu sai chịu sự điều khiển chung của chủ soái” Trần Quang Cơ, cục diện thế giới mới và vận nước, tạp chí quan hệ quốc tế tháng 3 năm 1992.
. Giờ đây, sau chiến tranh lạnh, thế giới đang khẩn trương đi vào một cuộc cờ mới, các quốc gia nhanh chóng nhận thấy được sự xoay chuyển của cục diện thế giới mới, bàn cờ đang dần được sắp đặt lại. Luật chơi cũng đang được xác định lại với những chuẩn mực mới. Tất cả tuy đều chưa định hình rõ, song điều đó có thể chắc chắn là mọi sự sẽ không còn hoàn toàn lặp lại như trước nữa mà sẽ linh hoạt và phức tạp hơn nhiều. Bàn cờ không còn chia thành hai mảng lớn phân tách rõ ràng bởi một đường ranh giới mà các quân cờ sẽ ở vào những vị trí đan xen lẫn nhau. Mỗi quân trên bàn cờ dù là tốt đen hay là tướng đỏ tuy là đều mang linh hồn riêng và đều có nước cờ riêng của mình nhưng tất cả đều có sự ràng buộc khăng khít với nhau hơn trong vận mệnh chung của cả cuộc cờ. Cờ mà tàn thì quân nào cũng phế cả. Sự tan rã của Liên Xô - một trong hai siêu cường của trật tự thế giới hai cực đã tạo ra một khoảng trống lớn trong không gian chính trị quốc tế, làm tan vỡ sự cân bằng toàn cầu đã tồn tại trong gần 50 năm qua từ sau hội nghị Y-an-ta năm 1945. Chính vì vậy các quốc gia cần phải hợp tác lại với nhau để có thể lấp đầy một cực vừa bị phá vỡ, đó là quy luật trong tự nhiên cũng như trong chính trị quốc tế.
Quá trình các nước đổi mới tư duy đối ngoại:
Có thể thấy rõ, sau chiến tranh lạnh, quan hệ quốc tế phát triển theo xu hướng hòa dịu nhưng năng động và phức tạp hơn. Trước những đòi hỏi của tình hình thế giới, tất cả các quốc gia từ lớn đến nhỏ đều phải tiến hành điều chỉnh chiến lược đối nội và đối ngoại nhằn tìm cho mình một vị thế có lợi nhất trong quan hệ quốc tế. Xu thế hòa bình, hợp tác trở thành xu thế chủ đạo trong chính sách đối ngoại của các quốc gia. An ninh của mỗi quốc gia ngày nay được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển linh hoạt, mềm dẻo, tăng cường hợp tác, tránh đối đầu và chiến tranh, giải quyết mọi vấn đề bằng thương lượng và hòa bình. Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia vừa và nhỏ tăng cường hợp tác, đa phương, đa dạng hóa hợp tác trên nhiều mặt; các nước lớn điều chỉnh quan hệ với nhau theo chiều hướng xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định, phát triển lâu dài, được coi là mối quan hệ kiểu mới, đa dạng và toàn diện. Đây là sự điều chỉnh đúng đắn, linh hoạt, hợp thời hợp thế, có ý nghĩa sâu sắc và to lớn xuất phát từ lợi ích chiến lược căn bản của mình, xây dựng quan hệ mới, ổn định lâu dài, xác lập các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tao ra không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình đúng như mục tiêu đã đề ra trong quá trình điều chỉnh chính sách. Trước tình trạng những mâu thuẫn tranh chấp không ngừng tăng lên, các nước lớn đều hướng tới việc tìm kiếm các biện pháp với xu hướng thông qua đối thoại thỏa hiệp và tránh xung đột vũ trang trực tiếp. Từ sau chiến trạnh lạnh, nhất là những năm gần đây, mối quan hệ giữa 5 nước lớn: Mỹ, Nhật Bản, Nga và Trung Quốc vừa có những sự điều chỉnh lớn lại vừa nhộn nhịp những chuyến thăm viếng lẫn nhau với những tuyên bố, phương châm và nguyên tắc đối ngoại mới. Sự điều chỉnh này rõ ràng là có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống chính trị thế giới nói chung và các mối quan hệ quốc tế nói riêng.
Lấy một ví dụ điển hình là Liên minh Châu Âu EU để làm rõ điều này. Có thể thấy, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, chính sách đối ngoại chủ yếu của EU là giữ cho Châu Âu có một nền hòa bình lâu bền và về cơ bản hòa đồng với Mỹ. Sau chiến tranh lạnh, hội nghị Masstricht Hội nghị cấp cao của các nước Liên minh Châu Âu họp ở Mastricht, Hà Lan, năm 1991.
với sự ra đời của hiệp ước Masstricht đã đánh dấu nỗ lực thống nhất Châu Âu và những thay đổi trong chính sách đối ngoại. Các nước trong Liên minh Châu Âu đặt ra hai mục tiêu chiến lược cơ bản là xây dụng một Châu Âu thống nhất, không ranh giới cùng với một nền kinh tế ổn định và phát triển cao và tăng cường an ninh của liên minh và của các nước thành viên dưới mọi hình thức.
Một ví dụ khác chính là ngay nước Việt Nam chúng ta. Sau khi phân tích tình hình thế giới và khu vực, Đảng ta đã nêu rõ cách tiếp cận mới trong bối cảnh lúc đó là chuyển từ đối đầu sang đối thoại và đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình Đảng Cộng Sản Việt Nam, nghị quyết 32 bộ chính trị, kí ngày 09/07/1986.
. Tiếp đó, Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, nhấn mạnh tư tưởng “ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới”, tiếp tục xác định nhiệm vụ hàng đầu là “tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dưng và bảo vệ Tổ Quốc”, nhấn mạnh yêu cầu “ cần có hòa bình để phát triển kinh tế” Đảng Cộng Sản Việt Nam, văn kiện Đại hội VI, trang 99.
. Đây là sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức, quan điểm về giải quyết tranh chấp, phá thế bao vây, cấm vận. Đảng ta thực hiện đổi mới nhận thức về thế giới, an ninh và phát triển, lợi ích dân tộc, giai cấp, tập hợp lực lượng; về bản thân đường lối, chính sách, tư tưởng chủ đạo, phương châm chính sách đối ngoại. Từ chỗ tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” ( Đại hội VII), đến Đại hội IX Đảng ta đã nâng chính sách đối ngoại lên một tầm cao mới “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”, Đại hội X, Đảng ta lại khẳng định thêm một bước “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy[...] tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Đảng ta đã xác định 4 phương châm lớn là: đảm bảo lợi ích dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế; Giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại; Trong quan hệ quốc tế nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh và đẩy mạnh hợp tác khu vực, đồng thời tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Đảng ta đã từng bước hoàn thiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ xã hội.
Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế:
Sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là sau khi các quốc gia bắt tay vào công cuộc phát triển kinh tế để khôi phục đất nước thì cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại cũng theo đó mà phát triển hết sức mạnh mẽ với trình độ ngày càng cao, tạo ra điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực sản xuất. Kinh tế và khoa học kĩ thuật trở thành nhân tố quyết định sự thành bại cũng như sức mạnh tổng hợp của quốc gia và địa vị hơn kém trong bàn cờ thế giới. Quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các quốc gia buộc các nước phải vừa hợp tác, vừa cạnh tranh nhưng tránh đối đầu xung đột và chiến tranh, hướng tới mục tiêu chung sống hòa bình. Tron