Đề tài Ý kiến trao đổi về xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ

Về quan điểm xây dựng kế hoạch: Kế hoạch cần phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của Nhà trường. Chúng ta đã và đang rất chú trọng đến việc nâng cao trình đ ộ và năng l ực của đội ngũ. Đây l à công việc có ý nghĩa rất quan trọng, mang t ính chất quyết định đối với sự nghiệp phát triển. Công tác đào t ạo đội ngũ được thực hiện thông qua các khóa học dài hạn (sau đại học), các khóa học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, kể cả các hội nghị, hội thảo khoa học, seminar chuyên môn, thảo luận đánh giá giờ giảng dạy Đối với các khóa học đại học, sau đại học, sinh viên và học vi ên thường kết thúc khóa học bằng việc báo cáo luận văn, luận án - kết quả của th ực hiện một đề tài nghiên c ứu tốt nghiệp. Trong quá trình xây dựng và t ổ chức thực hiện đề t ài nghiên cứu khoa học ở các cấp (cấp cơ sở, cấp Bộ, Tỉnh ) các chương trình và dự án hợp tác, chúng tôi th ấy rằng một trong những y êu c ầu về hiệu quả của các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần đạt được là hi ệu quả về đào t ạo. Điều đó có nghĩa l à vi ệc gắn kết công tác đào t ạo cán bộ với các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học không chỉ được khuyến khích, mà là yêu c ầu đặt ra khi sử dụng các nguồn lực khoa học công nghệ.

pdf193 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ý kiến trao đổi về xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014 1 Ý KIẾN TRAO ĐỔI VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TS. Đoàn Đức Lân Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Bài báo chia sẻ các ý kiến về quan điểm xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ, nhấn mạnh đến tính phù hợp của kế hoạch với chiến lược phát triển và thực tiễn của Nhà trường, phù hợp với tính thực tiễn của ngành Giáo dục và Đào tạo, của địa phương và khu vực trong bối cảnh đổi mới và toàn c ầu hóa. Kế hoạch cũng cần chú ý đến tính khả thi và đảm bảo sự tham gia của các giảng viên, cán bộ khi xây dựng kế hoạch. Bài báo cũng tư vấn về các bước lập kế hoạch và một số các công cụ có thể sử dụng, về một số hướng nghiên cứu phù hợp. Nhà trường đang triển khai xây dựng kế hoạch năm học mới 2014 - 2015. Để tư vấn cho các đơn vị, cá nhân về hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, chúng tôi có một số ý kiến trao đổi như sau: Từ khóa: Khoa học công nghệ, lập kế hoạch, sự tham gia. 1. Đặt vấn đề Về quan điểm xây dựng kế hoạch: Kế hoạch cần phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của Nhà trường. Chúng ta đã và đang rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ. Đây là công việc có ý nghĩa rất quan trọng, mang t ính chất quyết định đối với sự nghiệp phát triển. Công tác đào tạo đội ngũ được thực hiện thông qua các khóa học dài hạn (sau đại học), các khóa học, tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn, hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, kể cả các hội nghị, hội thảo khoa học, seminar chuyên môn, thảo luận đánh giá giờ giảng dạyĐối với các khóa học đại học, sau đại học, sinh viên và học viên thường kết thúc khóa học bằng việc báo cáo luận văn, luận án - kết quả của thực hiện một đề tài nghiên cứu tốt nghiệp. Trong quá trình xây dựng và t ổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học ở các cấp (cấp cơ sở, cấp Bộ, Tỉnh) các chương trình và dự án hợp tác, chúng tôi thấy rằng một trong những yêu cầu về hiệu quả của các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần đạt được là hiệu quả về đào tạo. Điều đó có nghĩa là việc gắn kết công tác đào tạo cán bộ với các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học không chỉ được khuyến khích, mà là yêu cầu đặt ra khi sử dụng các nguồn lực khoa học công nghệ. 2. Nội dung nghiên cứu Nâng cao chất lượng đào tạo nguồ n nhân lực, phát triển khoa học công nghệ không chỉ là nhiệm vụ của một nhà trường, mà ở tầm quốc gia thì đó là quốc sách, như Đảng ta từng khẳng định: "Giáo dục đào tạo và khoa học côn g nghệ là quốc sách hàng đầu". Nhiều nước phát triển, trong đó có các nước châu Á không quá xa xôi với Việt Nam, đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc là nhờ thực hiện chiến lược đúng đắn về phát triển nguồn nhân lực. Nước Singapore nhỏ bé, với nền tảng ban đầu là những làng chài ven biển lạc hậu, khan hiếm tài nguyên đã trở thành con rồng châu Á: thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 3 trên thế giới, trở thành trung tâm tài chính thứ 4 thế giới. Điều khiến quốc gia nghèo tài nguyên này đạt được những thứ hạng như vậy, chính là yếu tố con người, là trí tuệ, sự phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức (4). Người Nhật Bản thường cúi mình rất thấp khi chào nhau, nhưng đằng sau vẻ khiêm nhường ấy tiềm ẩn một sức mạnh vô biên để vươn lên trước thiên nhiên khắc nghiệt, tài nguyên nghèo nàn, thảm họa nguyên tử, để vươn lên tiếp thu và phá t triển khoa học công nghệ với ý chí, lòng tự tôn dân tộc, tinh thần võ sĩ đạo (Bushido) và nền tảng văn hóa với những nét đẹp như ngọn núi Phú Sĩ và hoa Anh đào ! Có thể nói, chính con người là nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển. Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014 2 Phương châm đào tạo của Nhà trường cũng chú trọng đến nâng cao chât lượng thực hành, bên cạnh đảm bảo kiến thức lý thuyết. Do vậy, hoạt động khoa học công nghệ cũng cần gắn kết với thực tiễn của ngành, của địa phương và khu vực. Nhiều giảng viên đã khẳng định rằng nếu kết q uả của các nghiên cứu khoa học trong thực tiễn được phản ánh vào bài giảng, thì giờ dạy sẽ có sức hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người học hơn. Các chủ điểm nghiên cứu cần liên quan mật thiết với đổi mới chương trình, đào tạo, với phương pháp giảng dạy đặc t hù của các Khoa, Bộ môn, liên quan mật thiết với học phần giảng dạy của các giảng viên. Các nghiên cứu cần gắn kết với những vấn đề thời sự toàn cầu (như bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, toàn cầu hóa), với chiến lược đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, với thực tiễn của các tỉnh Tây Bắc và chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của Quốc gia và khu vực. Kế hoạch khoa học công nghệ cũng cần đảm bảo tính khả thi, trên cơ sở phân tích khách quan đặc điểm tình hình của đơn vị về đội ngũ giảng viên, cán bộ, các lĩnh vực hoạt động, nguồn lực về tài chính và cơ sở vật chất (phòng thí nghiệm, khu thực nghiệm, các thiết bị, phương tiện, tài sản liên quan), phân tích những cơ hội và thách thức trong thực tế. Để đảm bảo nguồn lực cho các hướng nghiên cứu dài hạn, chuyên sâu, việc thiết kế và đề xuất các nhiệm vụ khoa học công nghệ cần chú ý kế thừa các hoạt động nghiên cứu trước đó. Mỗi công trình nghiên cứu, khi kết thúc sẽ còn nhiều vấn đề mở ra, còn những cô ng việc dang dở. Nhiều nhà khoa học đã dành trọn thời gian làm việc trong cuộc đời để theo đuổi một công trình, một hướng nghiên cứu và dù trải qua nhiều khó khăn, họ cũng đóng góp cho kho tàng tri thức của chúng ta những phát hiện thú vị. Nếu chúng ta thay đổi quá nhiều chủ điểm nghiên cứu, sẽ khó thu được những kết quả chuyên sâu, nhất là hiện tại điều kiện nghiên cứu của chúng ta còn nhiều hạn chế. Việc huy động sự tham gia của toàn bộ giảng viên, cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch là rất cần thiết để phát huy trí tuệ tập thể, đảm bảo tính phù hợp thực tiễn, sáng tạo và khả thi của kế hoạch. Với kinh nghiệm đã được JICA tập huấn tại Việt Nam và Nhật Bản về quản lý chu trình dự án (PCM - Project Cycle Management), chúng tôi cho rằng việc xác định rõ rệt các đầu vào, thiết kế các hoạt động cụ thể kèm theo kế hoạch thời gian, chỉ ra các đầu ra (kết quả) cần đạt được - là rất cần thiết (2). 2.1. Tư vấn về các bước để xây dựng kế hoạch Trước hết, chúng ta cần đánh giá được thực trạng hoạt động khoa học, công nghệ của đơn vị, xác định những thành công đạt được và những điểm còn tồn tại, hạn chế, phân tích những nguyên nhân nhân của thành công và hạn chế, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Phân tích SWOT sẽ là một công cụ hiệu quả có thể s ử dụng. Công việc tiếp theo là rà soát các văn bản về đường lối, văn bản pháp quy, quy định, kế hoạch, chiến lược, chương trình phát triển khoa học, công nghệ của Trung ương, địa phương và của Nhà trường (1). Nếu điều kiện cho phép, có thể tổ chức các chuyến thăm quan, học tập, tham khảo kinh nghiệm, thành tựu của các Trường Đại học, Học viện, Viện, Trung tâm nghiên cứu và các đối tác liên quan. Tiến hành khảo sát thực tiễn tại một số địa phương Tây Bắc để xác định phương hướng, chủ điểm cần thực hiện các nghiên cứu (khoa học cơ bản, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục, khoa học công nghệ), các hoạt động công nghệ, phù hợp với đặc thù của Nhà trường, của địa phương và khu vực. Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014 3 Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, các cuộc thăm quan, học tập, khảo sát thực tế không thực hiện được thì chúng ta có thể tìm hiểu qua các nguồn tài liệu, bằng các phương tiện thông tin như sử dụng internet, trao đổi qua mail, khai thác website, kết hợp các chuyến công tác Dựa vào kết quả của các hoạt động nêu trên, chúng ta xác định các vấn đề, chủ điểm, các hoạt động khoa học công nghệ cần thực hiện. Phân tích cây vấn đề và cây mục tiêu cũng là các công cụ trợ giúp hiệu quả. Các kết quả dự kiến đạt được (đầu ra) cần được xác định bằng các chỉ số cụ thể. Dự thảo kế hoạch cần được thông qua hội thảo lấy ý kiến của các giảng viên cán bộ trong đơn vị, nếu điều kiện cho phép có thể ý kiến tư vấn của các chuyên gia, đối tác liên quan. Các đơn vị xem xét, căn cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị để lựa chọn các nội dung mà chúng tôi tư vấn, vận dụng linh hoạt cho phù hợp với thực tiễn. 2.2. Tư vấn một số hướng nghiên cứu khoa học Đổi mới toàn diện nền giáo dục bao hàm đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, đổi mới phương thức quản lý giáo dục. Các nghiên cứu khoa học sư phạm cần tập trung theo hướng này nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ các thầy cô giá o tương lai. Do vậy việc nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy ở các bậc học phổ thông cũng rất cần thiết. Đối với các ngành khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học kinh tế và công nghệ, cần chú ý đến định hướng phát triển bền vững cho khu vực Tây Bắc, tức là cải thiện cuộc sống của người dân, phát triển kinh tế địa phương, gắn liền với bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên, môi trường. Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển sản xuât nông nghiệp bền vững và du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Tây Bắc với diện tích đất tự nhiên rộng, tài nguyên phong phú và sự đa dạng bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc - là không gian tiềm năng cho các nghiên cứu nông lâm nghiệp, nghiên cứu văn hóa và phát triển cộng đồng. 3. Kết luận Tây Bắc là khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội , an ninh quốc phòng của đất nước. Tây Bắc luôn thu hút được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, của các ban, ngành, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế (3). Chúng ta có nhiều thuận lợi trong việc phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho, khẳng định vị thế của Nhà trường trong bối cảnh đổi mới và hội nhập. Việc xây dựng kế hoạch khoa học công nghệ phù hợp và sự nỗ lực, chủ động, kiên nhẫn, s áng tạo để tổ chức thực hiện kế hoạch đó - sẽ giúp chúng ta có thêm những thành tựu, đạt được nhiều hơn nữa các sản phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn, góp phần thực hiện thành công kế hoạch năm học mới của Nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 22/2011/TT-BGDĐT ngày 30/5/2011 về nội dung hoạt động khoa học công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. [2] Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), 2007. Tài liệu tập huấn Quản lý Chu trình Dự án. [3] Đoàn Đức Lân, 2014. Bài viết: "Nỗ lực vì sự phát triển vùng Tây Bắc" . Website: utb.edu.vn. Nguồn: ng-ta-y-ba-c/. Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014 4 [4] Công ty tư vấn du học ASCI, 2014. Giáo dục Singapore phát huy tiềm năng con người. Nguồn: 2940560.html/16/1/2004/. SOME IDEAS ON PLAN-MAKING OF SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL ACTIVITIES Dr. Doan Duc Lan Vice-rector, Tay Bac University Abstract: This paper presents the author’s viewpoint towards plan-making of scientific and technological activities and emphasizes on feasibility of the plan in relation to the university’s strategic directions and practices, regional and local education in the context of renovation and globalization. Some guidelines are also proposed so that plan-makers can base on to make the plan more workable and well-participated by lecturers. The paper also recommends some necessary steps for the plan-making, the needed tools, and some possible research directions in the future. Từ khóa: Sciencetific and technological, plan-making, participated. Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014 5 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NÔNG NGHIỆP BẢO TỒN VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CHO VÙNG TÂY BẮC VIỆ T NAM ThS. Nguyễn Hoàng Phương Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm nghiệp Tóm tắt: Nông nghiệp bảo tồn sử dụng năng lượng sinh học không làm hại đến môi trường nhờ lớp phủ thực vật và các chức năng nông học chính được đảm bảo. Kỹ thuật này khắc phụ c các trở ngại nông học, giúp các nhà nông học chủ động giải quyết nguyên nhân, chứ không phải triệu chứng của các vấn đề. Tuy nh iên, để thực hiện được chúng ta cần đảm bảo duy trì một ngưỡng sinh khối cần hoàn trả cho đất tối thiểu để hệ thống Nông nghiệp bảo tồn vận hành hiệu quả đồng thời cần đạt được một sự chênh lệch lớn giữa “sinh khối hoàn trả cho đất - sinh khối mất đi” ngay trong những năm đầu tiên. Để áp dụng nông nghiệp bảo tồn cho vùng cao Tây Bắc Việt Nam cần giải quyết triệt để các vấn đề về kỹ thuật làm đất, diện tích đất sử dụng cho sản xuất, lựa chọn đúng đối tượng cây trồng chính và cây trồng xen đồng thời truyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về nông nghiệp bảo tồn. Từ khóa: Nông nghiệp bảo tồn, che phủ, sinh thái, sinh khối, bơm sinh học, Tây Bắc . 1. Đặt vấn đề Một số đặc điểm nổi bật của Nông nghiệp bảo tồn: Kỹ thuật gieo thẳng trên lớp phủ thực vật thường xuyên lấy ý tưởng từ hệ sinh thái tự nhiên, không làm đảo lộn đất mà thậm chí còn thâm canh đất. Như vậy, hoạt tính của chất hữu cơ trong Nông nghiệp bảo tồn gần giống trong hệ sinh thái tự nhiên và các sinh vật sống của đất đóng một vai trò quan trọng. Nhìn chung, việc sử dụng hàng loạt năng lượng công nghiệp phục vụ canh tác của nền nông nghiệp truyền thống được thay thế bằn g việc sử dụng năng lượng canh tác sinh học không làm hại đến môi trường. Việc quản lý các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn dựa trên mô hình vận hành tổng hợp của hệ sinh thái trồng trọt. Trước tiên, thông qua sản lượng và mức độ hoàn trả sinh khối cao, việc q uản lý này có mục đích là tăng tỷ lệ chất hữu cơ của đất (và duy trì tỷ lệ ở mức cần thiết) và tăng hoạt tính sinh học (cường độ và đa dạng sinh học) vốn là hai yếu tố cơ bản cho sự vận hành hiệu quả của Nông nghiệp bảo tồn và thực hiện các chức năng bổ tr ợ khác nhau: - Tích trữ, huy động và điều tiết các dòng chất dinh dưỡng và nước; - Điều hòa các bất thường về thời tiết; - Phòng chống dịch hại, v.v. Như vậy, các chức năng nông học chính được đảm bảo trước tiên là nhờ sự đa dạng chức năng sinh học trong các hệ thống (điều mà các hệ thống truyền thống đã đánh mất). Với mục đích là đảm bảo sản lượng các cây trồng chính (để đáp ứng nhu cầu của người nông dân và các đòi hỏi của thị trường), các hệ thống này bao gồm cả các cây che phủ được lựa chọn để đảm nhiệm các chức năng sinh thái hệ cơ bản (làm tơi xốp đất, tuần hoàn và huy động các chất dinh dưỡng, kiểm soát cỏ dại và côn trùng có hại, v.v.). Hơn nữa, phương thức vận hành của các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn giúp cho tác động tới môi trường của các “hành vi sai lầm” (bón nhiều phân hóa học hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai quy định) được hạn chế nhờ lớp phủ thực vật và hoạt tính sinh học, ngược lại so với các hệ thống truyền thống mà trong đó việc sử dụng thái quá các chất nêu trên thường dẫn đến tình trạng ô nhiễm cao. Các hệ thống cây trồng trong Nông nghiệp bảo tồn được thiết kế và làm phù hợp để khắc phục các trở ngại nông học chính đã được xác định và xếp theo thứ tự ưu tiên. Chúng chủ động giải quyết nguyên nhân, chứ không phải triệu chứng của các vấn đề thông qua việc bảo vệ (phòng ngừa) và phục hồi (điều trị) đất đai và sự cân bằng sinh thái. Hơn nữa, chúng còn cung cấp một số dịch vụ sinh thái Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014 6 hệ, đặc biệt với một tác động rất tích cực trong lĩnh vực lưu giữ cacbon và giảm khí gây hiệu ứng nhà kính (trong khi các hệ thống truyền thống lại “làm mất” cacbon). Các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn “sung sức” nhất là các hệ thống có khả năng đảm bảo các chức năng sinh thái hệ trong những điều kiện thực hiện khác nhau. Người ta cũng tìm cách biến các h ệ thống này càng bền vững càng tốt, nghĩa là có khả năng phục hồi và phát triển bình thường sau khi đã chịu một sự cố lớn. Cuối cùng, các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn được điều chỉnh phải hài hòa với điều kiện của các nông hộ, với các hạn chế và các phương tiện của người nông dân, và tài sản của họ, trong một bối cảnh kinh tế - xã hội cụ thể (nhu cầu và cơ hội của thị trường, hạn chế rủi ro, v.v)[1]. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Điều kiện triển khai các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn Các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn chủ yếu dựa vào chất lượng và khối lượng của sinh khối được sản xuất và hoàn trả cho lớp phủ và cho đất (sinh khối bề mặt và rễ). Chất lượng sinh khối có vai trò trong các dạng chức năng sinh thái hệ cần thực hiện, trong khi khối lượng lại ảnh hưở ng trực tiếp tới cường độ của các chức năng này. Tồn tại một ngưỡng sinh khối cần hoàn trả cho đất, nếu đạt hoặc vượt ngưỡng này thì các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn sẽ vận hành hiệu quả, dưới ngưỡng này thì chúng sẽ vận hành kém. Ngưỡng này tương ứng với khối lượng chất hữu cơ được khoáng hóa. Nó thay đổi chủ yếu tùy theo khí hậu, chất lượng sinh khối, đất và phương thức quản lý đất (cày cuốc hay không). Nếu sự cung cấp cao hơn ngưỡng này, đất (và cây trồng) sẽ hưởng lợi từ chúng theo tỷ lệ thuận với hiệu số “sinh khối hoàn trả - sinh khối mất đi do khoáng hóa”. Ngược lại, các hệ thống với mức hoàn trả chất hữu cơ thấp hơn khối lượng đã mất đi (trường hợp của các hệ thống có sản lượng sinh khối thấp và/hoặc khai thác quá mức, đặc biệt là để làm thức ăn gia súc) không cho phép duy trì bền vững định mức chất hữu cơ của đất. Chúng chỉ có thể làm chậm sự suy thoái của đất và đảm nhiệm một vài chức năng nông học, điều này sẽ hạn chế hiệu quả và lợi ích của chúng. Thông thường, các hệ thống này được xếp vào trong một thuật ngữ chung là nông nghiệp bảo tồn, chúng không cho phép duy trì một lớp phủ thực vật thường xuyên. Vì vậy, chúng không đáp ứng được định nghĩa về kỹ thuật gieo thẳng trên lớp phủ thực vật thường xuyên vốn là một dạng đặc biệt của nông nghiệp bảo tồn (và dạng này cung cấp rất nhiều hệ thống khác nhau, dựa trên một số nguyên tắc cần tuân thủ). Trường Đại học Tây Bắc Thông tin KH&CN số 1 - 6/2014 7 Để nhanh được hưởng lợi từ tác động của cá c thực hành Nông nghiệp bảo tồn , cần đạt được một sự chênh lệch lớn giữa “sinh khối hoàn trả cho đất - sinh khối mất đi” ngay trong những năm đầu tiên sau khi triển khai các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn. Sự chênh lệch lớn sẽ cho phép các hệ thống này thực hiện các chức năng sinh thái hệ của chúng, và dẫn đến sự cải tạo nhanh đất đai và sự phục hồi cân bằng sinh thái. Sự cải thiện này sẽ tạo thuận lợi để đạt được sản lượng sinh khối cao và cho phép tiếp tế dễ dàng cho “máy bơm” của các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn trong những năm tiếp theo. Trên đất nghèo kiệt, việc thu được sản lượng sinh khối cao trong những năm đầu đượ c thực hiện thông qua sự phục hồi độ phì bằng phân bón (hữu cơ hoặc vô cơ), hun đất và/hoặc sử dụng các cây che phủ có khả năng sản xuất sinh khối cao trên đất có độ phì kém. Đất càng suy thoái thì việc “khởi động” các hệ thống Nông nghiệp bảo tồn càng khó, càng lâu và/hoặc tốn kém. Dưới một mức độ suy thoái nhất định thì việc triển khai Nông nghiệp bảo tồn không mang lại hiệu quả kinh tế trong những năm đầu và cần có sự đầu tư. Ngược lại, trong rất nhiều bối cảnh nông nghiệp, sự đa dạng cao của các hệ thống và của các quy trình kỹ thuật trong Nông nghiệp bảo tồn cho phép thích ứng với đa số các tình hình kinh tế - xã hội. Nó cho phép đề xuất các hệ thống có hiệu quả kinh tế, bền vững và có lợi, phù hợp với điều kiện và có mức độ rủi ro có thể chấp nhận đ ược đối với các dạng nông hộ khác nhau. Tuy nhiên, sự đa dạng của các hệ thống và lợi ích của chúng, cũng như mức độ dễ triển khai của chúng, phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, v.v.) và kinh tế - xã hội (hệ thống nông nghiệp, hệ thống chăn nuôi, điều kiện thị trường, các quy tắc cộng đồng, v.v.). Nếu môi trường càng ít bị hạn chế (không gian và các phương tiện sẵn có, sức ép lên sinh khối thấp, v.v.) thì khả năng cải thiện càng cao, với các hệ thống dễ quản lý. Ngược lại, nếu môi trường càng bị hạn chế (sức ép lên sinh khối cao, tiềm năng sản lượng thấp, các phương tiện bị hạn chế, v.v.) thì càng phải cẩn trọng để lựa chọn cá c hệ thống Nông nghiệp bảo tồn và phương thức quản lý phù hợp[1]. 2.2. Khả năng ứng dụng
Luận văn liên quan