Bệnh sốt rét hiện nay vẫn là một vấn ñề sức khỏe quan trọng trên thế giới,
bệnh phổ biến và ảnh hưởng lớn ñến sức khỏe, tính mạng của cộng ñồng thuộc
nhiều vùng, quốc gia ở các châu lục. Đến năm 2008, Tổ chức y tế thế giới ñã
thống kê có 109 nước và lãnh thổ nằm trong vùng có SR lưu hành (SRLH) với
khoảng 246 triệu ca bệnh SR, trong ñó 85% ở các nước châu Phi, 9% ở các nước
Đông Nam Á. Xấp xỉ 900.000 ca tử vong sốt rét (TVSR), 91% trường hợp tử
vong thuộc về các nước ở châu Phi và 85% ở trẻ em dưới 5 tuổi [13].
Ở Việt Nam, bệnh SR vẫn là một bệnh phổ biến với gần 40 triệu người sống
trong vùng nguy cơ SR, khoảng 15 triệu người sống t rong vùng SRLH. Bệnh lan
truyền và gây tỷ lệ mắc cao chủ yếu ở vùng rừng núi , vùng sâu, vùng xa, nơi có
nhiều cộng ñồng dân tộc ít người sinh sống và dân di cư từ vùng không có SRLH
tới vùng SRLH, ñặc biệt tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên [13], [38].
Trong những năm qua, nỗ lực phòng chống sốt rét (PCSR) ñã làm giảm
thấp tỷ lệ mắc, tử vong do SR trong cả nước và SR không còn là mối ñe dọa
thường xuyên ñến sức khỏe cộng ñồng. Tuy nhiên với ñặc thù SR phức tạp và di
biến ñộng dân cư lớn nhưng chưa có biện pháp phòng chống khả thi, khả năng
cắt ñứt lan truyền SR còn hạn chế tại khu vực biên giới, biện pháp cấp thuốc tự
ñiều trị chưa hiệu quả với người ñi rừng, ngủ rẫy .Miền Trung - Tây Nguyên
vẫn là khu vực có nguy cơ SR cao nhất so với các khu vực khác trong nước.
Hàng năm bệnh nhân SR (BNSR) chiếm 50%, ký sinh trùng SR (KSTSR) chiếm
75%, SR ác tính (SRAT) và TVSR chiếm trên 80% so với cả nước [2].
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm về phía bắc của khu vực Tây Nguyên,
ñộ cao so với mặt nước biển 800 - 900 mét. Tỉnh nằmở 13
0
08 - 14
0
42 vĩ ñộ bắc,
107
0
42 - 109
0
00 kinh ñông. Năm 2009, Gia Lai có 4.221 bệnh nhân sốt rét
(BNSR), KSTSR trên lam 2.04%, số tử vong do sốt rét3 ca, các chỉ số sốt rét
này ñều chiếm vị trí cao nhất trong cả nước. Số BNSR trên 1.000 dân số tăng
31.25%, KSTSR trên lam tăng 86.03% so với cùng kỳ năm 2008 [2]. Sự gia
2
tăng số ca mắc và KSTSR tại tỉnh Gia Lai là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong
ñó sự gia tăng và biến ñộng các véc-tơ sốt rét ñóngvai trò quan trọng.
Trong chương trình phòng chống sốt rét (PCSR) ở Việt Nam hiện nay, các
biện pháp chính phòng chống muỗi truyền bệnh bằng phun tồn lưu hoá chất diệt
lên tường vách và sử dụng màn ngủ tẩm bằng hóa chấtFendona và Icon ñã mang
lại nhiều kết quả khả quan trong công tác phòng chống véc tơ sốt rét [38].Tuy
nhiên, sau nhiều năm áp dụng các hóa chất diệt côn trùng rộng rãi trong PCSR
và sự thay ñổi thời tiết, biến ñổi môi trường sinh thái (rừng tự nhiên bị thu hẹp,
thủy ñiện, thủy lợi, xây dựng vùng kinh tế mới .). Những tác ñộng này có dẫn
ñến sự thay ñổi một số ñặc ñiểm sinh học, sinh tháihọc của véc-tơ SR ? Có hay
không hiện tượng tăng sức chịu ñựng hoặc kháng của véc-tơ với hóa chất cũng
như vai trò truyền bệnh chúng có thay ñổi hoặc giảm ñi? Nhằm ñánh giá, bổ
sung những dẫn liệu liên quan ñến ñặc ñiểm sinh học, sinh thái, mức ñộ truyền
nhiễm của véc-tơ sốt rét nhằm góp phần nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng
chống muỗi SR tại miền Trung - Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói
riêng chúng tôi thực hiện nghiên cứu ”Một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học
và vai trò truyền bệnh của véc-tơ sốt rét tại tỉnh Gia Lai năm 2009-2011”với
các mục tiêu:
1. Mô tả một số ñặc ñiểm sinh học, sinh thái học của véc-tơ sốt rét tại tỉnh
Gia Lai.
2. Xác ñịnh vai trò truyền bệnh của véc-tơ sốt rét tạiñịa ñiểm nghiên cứu.
108 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh của véc-Tơ sốt rét tại tỉnh Gia Lai năm 2009-2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, các số liệu hồi cứu được
các tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.
Họ tên tác giả
Hồ Đắc Thoàn
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân tới:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên, Lãnh đạo Viện Sốt rét-
KST-CT Quy Nhơn, Phòng sau Đại học Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
- PGS.TS Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-
Côn trùng-Quy Nhơn vừa là Lãnh đạo và cũng người Thầy tâm huyết với nghề
nghiệp trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
- TS. Hồ Văn Hoàng, ThS. Nguyễn Xuân Quang, ThS. Nguyễn Thị
Duyên, TS.Ngô Thị Hương, các đồng nghiệp Khoa côn trùng đã cùng tham gia,
thực hiện các kỹ thuật nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi
hoàn thành luận văn.
- Ban QLDA Qũy toàn cầu PCSR Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, Lãnh
đạo và các đồng nghiệp Trung Tâm PCSR tỉnh Gia Lai, Lãnh đạo Khoa côn
trùng, Khoa Sinh học phân tử đã cho phép tôi sử dụng các số liệu trong quá trình
thực hiện luận văn này.
- Các đồng nghiệp Phòng kế hoạch tổng hợp và gia đình, bè bạn đã động
viên tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn.
Tác giả
Hồ Đắc Thoàn
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
An. : Anopheles
BNSR : Bệnh nhân sốt rét
BSR : Bệnh sốt rét
c/đ/đ : Con/ đèn/ đêm
c/g/n : Con/ giờ/ người
c/n/đ : Con/người/ đêm
cs : Cộng sự
ELISA : Enzyme-link Immunosorben Assay
KSTSR : Ký sinh trùng sốt rét
MT-TN : Miền Trung và Tây nguyên
NCKH : Nghiên cứu khoa học
NXB : Nhà xuất bản
P.f : Plasmodium falciparum
P.v : Plasmodium vivax
PCR : Polymerase Chain Reaction (Phản ứng chuỗi cao phân tử)
PCSR : Phòng chống sốt rét
RH (Relative
Humidity)
: Ẩm độ tương đối
SR : Sốt rét
SR-KST-CT : Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng
SRLH : Sốt rét lưu hành
SRLS : Sốt rét lâm sàng
TVSR : Tử vong sốt rét
RFLD-PCR : Restriction Fragment Length Polymorphism- Polymerase Chain
i
Reaction
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Thành phần loài Anopheles ở tỉnh Gia Lai. 34
Bảng 3.2 Số lượng trứng đẻ, tỷ lệ phát triển thành bọ gậy, quăng
và con trưởng thành của An.dirus.
35
Bảng 3.3 Thời gian phát triển các giai đoạn bọ gậy và quăng của
An.dirus nuôi trong phòng thí nghiệm.
36
Bảng 3.4 Số lượng trứng đẻ, tỷ lệ phát triển thành bọ gậy, quăng
và con trưởng thành của An.minimus.
37
Bảng 3.5 Thời gian phát triển các giai đoạn bọ gậy và quăng của
An.minimus nuôi trong phòng thí nghiệm.
38
Bảng 3.6 Kết quả xác định kiểu di truyền của An.dirus bằng kỹ
thuật PCR.
39
Bảng 3.7 Số lượng và tỉ lệ các kiểu hình của An.minimus qua các
phương pháp.
40
Bảng 3.8 Kết quả xác định kiểu di truyền của An.minimus bằng
kỹ thuật PCR.
40
Bảng 3.9 Số lượng và tỉ lệ các thành viên thuộc nhóm loài
An.maculatus thu thập qua các phương pháp.
42
Bảng 3.10 Kết quả thử nhạy cảm của An.minimus với giấy thử
Alpha-cypermethrine 30 mg/m2.
43
Bảng 3.11 Kết quả thử nhạy cảm của An.aconitus với giấy thử
Alpha-cypermethrine 30 mg/m2.
43
Bảng 3.12 Kết quả thử nhạy cảm của An.maculatus với giấy thử
Alpha-cypermethrine 30 mg/m2.
44
Bảng 3.13 Kết quả thử nhạy cảm của An.aconitus với giấy thử
Lambda-cyhalothrine 0,05%.
45
Bảng 3.14 Kết quả thử nhạy cảm của An.jeyporiensis với giấy thử 45
i
Lambda-cyhalothrine 0,05%.
Bảng 3.15 Kết quả thử nhạy cảm của An.maculatus với giấy thử
Lambda-cyhalothrine 0,05%.
46
Bảng 3.16 Số lượng và mật độ bọ gậy thu thập qua các thủy vực. 48
Bảng 3.17 Mật độ đốt mồi của véc-tơ sốt rét trước và sau 24 giờ. 51
Bảng 3.18 Mật độ đốt mồi của véc-tơ sốt rét trong và ngoài nhà
trước và sau 24 giờ.
51
Bảng 3.19 Số lượng, tỉ lệ véc-tơ sốt rét thu thập bằng phương pháp
mồi người và soi chuồng gia súc.
53
Bảng 3.20 Chu kỳ tiêu sinh và chu kỳ thoa trùng 54
Bảng 3.21 Tuổi thọ trung bình các quần thể của các véc-tơ sốt rét. 55
Bảng 3.22 Mật độ đốt người và chỉ số truyền nhiễm của các véc-tơ
sốt rét tại các điểm nghiên cứu.
55
i
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Mật độ các véc-tơ sốt rét thu thập bằng phương pháp mồi
người theo vùng dịch tễ sốt rét.
47
Biểu đồ 3.2. Mật độ các véc-tơ sốt rét thu thập bằng phương pháp bẫy
đèn theo vùng dịch tễ sốt rét.
47
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các véc-tơ sốt rét thu thập được qua các mùa. 49
Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ bọ gậy của véc-tơ sốt rét thu thập theo mùa. 50
Biểu đồ 3.5. Hoạt động đốt mồi của các véc-tơ sốt rét trong đêm 50
Biểu đồ 3.6. Mật độ đốt mồi của véc-tơ trong nhà và ngoài nhà 52
i
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Vòng đời của muỗi Anopheles 8
Hình 1.2. Vòng đời của KSTSR Plasmodium ở người. 9
Hình 1.3. Hình thể muỗi Anopheles cái trưởng thành 16
Hình 1.4. Hình thái hệ thống gân cánh muỗi 17
Hình 1.5. Các điểm đen và điểm trắng trên cánh muỗi Anopheles 17
Hình 1.6. Hình thái Quăng Anopheles 18
Hình 1.7. Ngực sau và các đốt bụng quăng Anopheles 18
Hình 1.8. Hình thái đầu bọ gậy 19
Hình 1.9. Hình thái các đốt ngực bọ gậy Anopheles 19
Hình 1.10. Hình thái các đốt bụng I-IV của bọ gậy Anopheles. 20
Hình 1.11. Dạng cánh (kiểu hình) của An.minimus spp 21
Hình 2.1. Bản đồ mô tả địa điểm nghiên cứu ở tỉnh Gia Lai. 22
Hình 3.1. Kết quả điện di sản phẩm PCR của An.dirus 39
Hình 3.2. Kết quả điện di sản phẩm PCR của An.minimus A và An.
harrisoni.
41
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn và tri ân tới:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên, Lãnh đạo Viện Sốt rét-
KST-CT Quy Nhơn, Phòng sau Đại học Trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
- PGS.TS Triệu Nguyên Trung, Viện trưởng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-
Côn trùng-Quy Nhơn vừa là Lãnh đạo và cũng là người Thầy tâm huyết với nghề
nghiệp trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
- TS. Hồ Văn Hoàng, ThS. Nguyễn Xuân Quang, ThS. Nguyễn Thị Duyên
TS.Ngô Thị Hương, các đồng nghiệp Khoa côn trùng đã cùng tham gia, thực hiện
các kỹ thuật nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành
luận văn.
- Ban QLDA Qũy toàn cầu PCSR Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn, Lãnh
đạo và các đồng nghiệp Trung Tâm PCSR tỉnh Gia Lai, Lãnh đạo Khoa côn
trùng, Khoa Sinh học phân tử đã cho phép tôi sử dụng các số liệu trong quá trình
thực hiện luận văn này.
- Các đồng nghiệp Phòng kế hoạch tổng hợp và gia đình, bè bạn đã động
viên tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận
văn.
Tác giả
Hồ Đắc Thoàn
iii
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
Phần nội dung của luận văn
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tình hình SR ở Việt nam và khu vực miền Trung-Tây Nguyên 3
1.1.1. Tình hình SR ở Việt Nam. 3
1.1.2. Tình hình sốt rét ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên 4
1.2. Trung gian truyền bệnh sốt rét 4
1.2.1. Điều kiện và tiêu chuẩn để một loài Anopheles có thể là véc-tơ SR 4
1.2.2. Véc-tơ sốt rét ở Việt Nam 5
1.2.3. Đặc điểm hình thể của véc-tơ sốt rét chính tại khu vực miền
Trung – Tây Nguyên
6
1.3. Vòng đời muỗi Anopheles 7
1.4. Chu kỳ sinh sản KSTSR hữu giới ở muỗi 9
1.5. Tổng quan về các nghiên cứu 10
1.5.1. Các nghiên cứu về thành phần loài, phân bố, mật độ của
Anopheles
10
iii
1.5.2. Các nghiên cứu về tính đa hình của véc-tơ sốt rét 11
1.5.3. Các nghiên cứu vế mùa phát triển, tập tính sinh thái đốt mồi, trú
ẩn tiêu máu và vai trò truyền bệnh của Anopheles
13
1.5.4. Các nghiên cứu về mức độ nhạy cảm của Anopheles đối với hóa
chất diệt côn trùng
14
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Địa điểm nghiên cứu 22
2.1.1. Chọn địa điểm nghiên cứu 22
2.1.2. Một vài thông tin về điểm nghiên cứu 22
2.2. Đối tượng nghiên cứu 24
2.3. Thời gian nghiên cứu 24
2.4. Phương pháp nghiên cứu 24
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu 24
2.4.1.1. Nghiên cứu mô tả 24
2.4.1.2. Nghiên cứu phòng thí nghiệm 25
2.4.2. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 25
2.4.2.1. Kỹ thuật định loại muỗi và bọ gậy Anopheles 25
2.4.2.2. Kỹ thuật điều tra muỗi 26
2.4.2.3. Kỹ thuật điều tra bọ gậy 27
2.4.2.4. Kỹ thuật mỗ và quan sát buồng trứng 28
2.4.2.5. Kỹ thuật thử nhạy cảm 28
2.4.2.6. Kỹ thuật nuôi muỗi Anopheles trong phòng thí nghiệm 28
2.4.2.7. Kỹ thuật ELISA phát hiện ký sinh trùng SR trong cơ thể muỗi 29
2.4.2.8. Kỹ thuật PCR xác định phức hợp loài An.dirus và An.minmus 29
2.4.3 Xử lý mẫu vật 31
2.4.4. Các chỉ số đánh giá 31
2.4.5. Công cụ thu thập số liệu 33
2.5. Xử lý số liệu. 33
iii
2.6 Vấn đề Y đức. 33
Nội dung nghiên cứu 34
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1. Thành phần loài Anopheles ở tỉnh Gia Lai. 35
3.2. Một số đặc điểm sinh học của véc-tơ SR ở tỉnh Gia Lai. 36
3.2.1. Đặc điểm sinh học của An. dirus nuôi trong phòng thí nghiệm 36
3.2.2. Đặc điểm sinh học của An. minimus nuôi trong phòng thí nghiệm 38
3.2.3. Đặc điểm kiểu di truyền của An.dirus. 40
3.2.4. Đặc điểm kiểu hình và kiểu di truyền của An.minimus. 40
3.2.4.1. Kiểu hình của muỗi An.minimus. 40
3.2.4.2. Kiểu di truyền của An.minimus. 41
3.2.5. Đặc điểm kiểu hình các thành viên thuộc nhóm loài
An.maculatus.
42
3.2.6. Mức độ nhạy cảm của véc-tơ SR với hóa chất đang sử dụng
trong Chương trình PCSR hiện nay.
43
3.2.6.1. Sự nhạy cảm của véc-tơ SR với hóa chất Alpha-cypermethrine. 43
3.2.6.2. Sự nhạy cảm của véc-tơ SR với hóa chất Lambda-cyhalothrine. 44
3.3. Một số đặc điểm sinh thái học của véc-tơ sốt rét ở tỉnh Gia Lai. 46
3.3.1. Sự phân bố các véc-tơ SR theo vùng dịch tễ SR ở các điểm NC. 46
3.3.2. Sinh thái ổ bọ gậy của các véc-tơ sốt rét trên các thủy vực. 47
3.3.3. Sự phân bố và phát triển của vec-tơ sốt rét theo mùa 48
3.3.4. Sự phân bố và phát triển của bọ gậy sốt rét theo mùa 48
3.3.5. Tập tính đốt mồi của véc-tơ sốt rét trong đêm. 49
3.3.6. Tập tính lựa chọn vật chủ của các véc-tơ sốt rét. 51
3.3.7. Tập tính trú đậu tiêu máu trong nhà. 52
3.4 .Vai trò truyền bệnh của các véc-tơ sốt rét . 52
3.4.1. Chu kỳ tiêu sinh và chu kỳ thoa trùng của các vét-tơ sốt rét 52
3.4.2 Tuổi thọ trung bình quần thể của các véc-tơ SR tại điểm NC 53
iii
3.4.3. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng SR của các véc-tơ sốt rét 54
3.4.4 Mật độ đốt người và chỉ số truyền nhiễm của các véc-tơ sốt rét 55
Chương 4: BÀN LUẬN 56
4.1. Thành phần loài Anopheles ở Gia Lai 56
4.2. Một số đặc điểm sinh học của véc-tơ sốt rét ở tỉnh Gia Lai. 56
4.2.1. Đặc điểm sinh học của An.dirus và An.minimus nuôi trong
phòng thí nghiệm
56
4.2.2. Đặc điểm kiểu hình và kiểu di truyền của véc-tơ sốt rét 57
4.2.3. Mức độ nhạy cảm của véc-tơ SR với hóa chất Alpha-
cypermethrine, và Lambda-cyhalothrin
61
4.2.4. Phân bố của véc-tơ SR theo sinh cảnh của vùng dịch tễ SR 62
4.2.5. Sinh thái ổ bọ gậy trên các thủy vực 63
4.2.6. Sự phân bố và phát triển của véc-tơ sốt rét theo mùa 65
4.2.7. Sự phân bố bọ gậy sốt rét theo mùa 66
4.2.8. Tập tính đốt mồi của véc-tơ sốt rét 67
4.2.9. Tập tính lựa chọn vật vật chủ của các véc-tơ sốt rét 67
4.2.10. Tập tính sinh thái trú đậu tiêu máu trong nhà của các véc-tơ SR 69
4.3. Vai trò truyền bệnh của các véc-tơ sốt rét ở Gia Lai. 69
4.3.1 Chu kỳ tiêu sinh và chu kỳ thoa trùng. 69
4.3.2 Tỉ lệ đẻ, xác suất sống sót hàng ngày và tuổi thọ trung bình quần
thể của các véc-tơ sốt rét.
70
4.3.3 Tỉ lệ nhiễm KSTSR của các véc-tơ sốt rét tại điểm nghiên cứu. 71
4.3.4 Mật độ đốt người và chỉ số truyền nhiễm của các véc-tơ sốt rét 72
KẾT LUẬN 74
KHUYẾN NGHỊ 76
Tài liệu tham khảo: tiếng Việt và tiếng Anh
Phụ lục
iii
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh sốt rét hiện nay vẫn là một vấn đề sức khỏe quan trọng trên thế giới,
bệnh phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của cộng đồng thuộc
nhiều vùng, quốc gia ở các châu lục. Đến năm 2008, Tổ chức y tế thế giới đã
thống kê có 109 nước và lãnh thổ nằm trong vùng có SR lưu hành (SRLH) với
khoảng 246 triệu ca bệnh SR, trong đó 85% ở các nước châu Phi, 9% ở các nước
Đông Nam Á. Xấp xỉ 900.000 ca tử vong sốt rét (TVSR), 91% trường hợp tử
vong thuộc về các nước ở châu Phi và 85% ở trẻ em dưới 5 tuổi [13].
Ở Việt Nam, bệnh SR vẫn là một bệnh phổ biến với gần 40 triệu người sống
trong vùng nguy cơ SR, khoảng 15 triệu người sống trong vùng SRLH. Bệnh lan
truyền và gây tỷ lệ mắc cao chủ yếu ở vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có
nhiều cộng đồng dân tộc ít người sinh sống và dân di cư từ vùng không có SRLH
tới vùng SRLH, đặc biệt tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên [13], [38].
Trong những năm qua, nỗ lực phòng chống sốt rét (PCSR) đã làm giảm
thấp tỷ lệ mắc, tử vong do SR trong cả nước và SR không còn là mối đe dọa
thường xuyên đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên với đặc thù SR phức tạp và di
biến động dân cư lớn nhưng chưa có biện pháp phòng chống khả thi, khả năng
cắt đứt lan truyền SR còn hạn chế tại khu vực biên giới, biện pháp cấp thuốc tự
điều trị chưa hiệu quả với người đi rừng, ngủ rẫy .Miền Trung - Tây Nguyên
vẫn là khu vực có nguy cơ SR cao nhất so với các khu vực khác trong nước.
Hàng năm bệnh nhân SR (BNSR) chiếm 50%, ký sinh trùng SR (KSTSR) chiếm
75%, SR ác tính (SRAT) và TVSR chiếm trên 80% so với cả nước [2].
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm về phía bắc của khu vực Tây Nguyên,
độ cao so với mặt nước biển 800 - 900 mét. Tỉnh nằm ở 13008 - 14042 vĩ độ bắc,
107042 - 109000 kinh đông. Năm 2009, Gia Lai có 4.221 bệnh nhân sốt rét
(BNSR), KSTSR trên lam 2.04%, số tử vong do sốt rét 3 ca, các chỉ số sốt rét
này đều chiếm vị trí cao nhất trong cả nước. Số BNSR trên 1.000 dân số tăng
31.25%, KSTSR trên lam tăng 86.03% so với cùng kỳ năm 2008 [2]. Sự gia
2
tăng số ca mắc và KSTSR tại tỉnh Gia Lai là sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong
đó sự gia tăng và biến động các véc-tơ sốt rét đóng vai trò quan trọng.
Trong chương trình phòng chống sốt rét (PCSR) ở Việt Nam hiện nay, các
biện pháp chính phòng chống muỗi truyền bệnh bằng phun tồn lưu hoá chất diệt
lên tường vách và sử dụng màn ngủ tẩm bằng hóa chất Fendona và Icon đã mang
lại nhiều kết quả khả quan trong công tác phòng chống véc tơ sốt rét [38]. Tuy
nhiên, sau nhiều năm áp dụng các hóa chất diệt côn trùng rộng rãi trong PCSR
và sự thay đổi thời tiết, biến đổi môi trường sinh thái (rừng tự nhiên bị thu hẹp,
thủy điện, thủy lợi, xây dựng vùng kinh tế mới...). Những tác động này có dẫn
đến sự thay đổi một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của véc-tơ SR ? Có hay
không hiện tượng tăng sức chịu đựng hoặc kháng của véc-tơ với hóa chất cũng
như vai trò truyền bệnh chúng có thay đổi hoặc giảm đi? Nhằm đánh giá, bổ
sung những dẫn liệu liên quan đến đặc điểm sinh học, sinh thái, mức độ truyền
nhiễm của véc-tơ sốt rét nhằm góp phần nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng
chống muỗi SR tại miền Trung - Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói
riêng chúng tôi thực hiện nghiên cứu ”Một số đặc điểm sinh học, sinh thái học
và vai trò truyền bệnh của véc-tơ sốt rét tại tỉnh Gia Lai năm 2009-2011” với
các mục tiêu:
1. Mô tả một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của véc-tơ sốt rét tại tỉnh
Gia Lai.
2. Xác định vai trò truyền bệnh của véc-tơ sốt rét tại địa điểm nghiên cứu.
3
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC TÀI LIỆU
1.1. Tình hình SR ở Việt nam và khu vực miền Trung-Tây Nguyên:
1.1.1. Tình hình SR ở Việt Nam.
Do đất nước bị chia cắt nên chương trình tiêu diệt sốt rét (TDSR) được tiến
hành riêng biệt ở hai miền Nam -Bắc [13],[53]:
Giai đoạn 1958-1975:
- Miền Bắc: 1958-1960 chuẩn bị; 1961-1964: tấn công; 1965-1975 cuối tấn
công. Kết quả 5 KSTSR trên một vạn dân.
- Miền Nam: 1958-1959 chuẩn bị; 1960-1964: tấn công; 1965-1975 bỏ dở
tấn công. Kết quả: SR tăng cao, dịch nổ ra ở nhiều nơi vào năm 1975.
Giai đoạn 1976-1990:
Chương trình TDSR chuyển sang thanh toán sốt rét (TTSR) trong cả nước
theo loại hình mục tiêu 4 của WHO. Đến những năm đầu thập kỉ 1980, chương trình
TTSR bắt đầu gặp một số khó khăn về kĩ thuật và thực hành làm cho tình hình SR
gia tăng một cách nhanh chóng. Năm 1991, tình hình SR diễn biến xấu, có hơn 1
triệu ca mắc và 4.646 ca chết [13].
Giai đoạn 1991 đến nay:
Từ năm 1991, mục tiêu TTSR đã được thay thế bằng mục tiêu của chiến lược
PCSR. Sự tăng trưởng kinh tế của đất nước đã cho phép Chính phủ tăng cường đầu
tư cho chương trình Quốc gia PCSR. Artemisinin tỏ ra là lọai thuốc có hiệu quả,
được sử dụng rộng rãi trong điều trị SR. Chính sách khuyến khích người dân nằm
màn và sử dụng màn tẩm hóa chất diệt muỗi làm cho tình hình SR được cải thiện, tỷ
lệ mắc, tỷ lệ chết, số vụ dịch giảm dần.
Đến năm 1998, đặc biệt trong những năm gần đây trên phạm vi toàn quốc
bệnh SR giảm dần từng năm, tỷ lệ lưu hành bệnh SR thấp nhất trong khu vực và
Việt Nam được xem là nước có nhiều thành công trong chương trình PCSR. Năm
2008 tỷ lệ mắc và chết do SR giảm từ 3,07/1.000 và 0,12/100.000 dân trong năm
2001 xuống còn 0,70/1.000 dân và 0,03/100.000 [13]. Tuy nhiên qua báo cáo kết
quả PCSR toàn quốc năm 2009 cho thấy rằng số BNSR tăng 0,73%, số KSTSR tăng
4
42,1%, số ca SRAT tăng 37,59%, số tử vong SR 26 ca tăng 4% ca so với cùng kỳ
năm 2008 [1].
1.1.2. Tình hình sốt rét ở khu vực miền Trung- Tây Nguyên
Sau gần 35 năm PCSR (1976-2011), tình hình SR ở khu vực miền Trung-Tây
Nguyên đã cải thiện một cách đáng kể, nhưng nguy cơ SR quay trở lại vẫn còn rất
lớn. Dân sống trong môi trường thường xuyên có sự lan truyền SR còn quá lớn. Dân
trí thấp, còn du canh, ngủ rẫy, không có thói quen nằm màn. Di biến động dân từ
đồng bằng lên miền núi, từ phía Bắc vào Tây Nguyên còn quá lớn ngoài sự kiểm
soát của ngành y tế [38], dân giao lưu giữa 2 vùng biên giới: Việt – Lào, Việt-
Cambodia. Đặc biệt trong 2 năm 2008 và 2009 tình hình SR của khu vực miền
Trung – Tây Nguyên có xu hướng gia tăng và quay trở lại.
Theo số liệu báo cáo tại các Hội nghị đánh giá công tác PCSR năm 2009 của
khu vực miền Trung - Tây Nguyên, cho thấy tỷ lệ mắc SR năm 2009 tăng 14,61%,
số KSTSR tăng 55,72%, số ca SRAT tăng 32,94%, số tử vong SR 16 ca tăng 2 ca so
với cùng kỳ năm 2008 [2].
1.2. Trung gian truyền bệnh sốt rét:
Trung gian truyền bệnh SR là muỗi Anopheles được mô tả phân loại như sau:
- Ngành chân khớp : Arthropoda.
- Lớp côn trùng : Insecta.
- Bộ 2 cánh : Diptera.
- Phân bộ râu dài : Nematocera.
- Họ muỗi : Culicidae.
- Phân họ muỗi SR : Anophelinae.
- Giống : Anopheles
Ở Việt Nam có 2 phân giống: phân giống Anopheles Meigen 1818 và phân
giống Cellia Theobald, 1901.
1.2.1. Điều kiện và tiêu chuẩn để một loài Anopheles có thể là véc-tơ SR
Điều kiện cần để một loài Anopheles có thể là véc-tơ SR
- Có sự tương hợp di truyền giữa muỗi với KSTSR có mặt ở địa phương;
5
- Có tuổi thọ đủ dài để ký sinh trùng sốt rét hoàn thành chu kỳ thoa trùng
trong cơ thể muỗi;
- Có xu hướng ưa đốt người.
Tiêu chuẩn để xác định véc-tơ SR:
- Sự có mặt của thoa trùng trong tuyến nước bọt của muỗi (mổ tuyến nước
bọt hoặc sử dụng kỹ thuật ELISA để xác định);
- Tỷ lệ muỗi đốt người cao;
- Có sự trùng hợp giữa diễn biến mật độ của loài muỗi đó với diễn biến của
bệnh sốt rét;
- Trong điều kiện thực nghiệm, KSTSR có thể phát triển đến giai đoạn thoa
trùng trong cơ thể muỗi [4], [56].
1.2.2. Véc-tơ sốt rét ở Việt Nam:
Trên thế giới có khoảng 420 loài Anopheles, 70 loài là véc-tơ truyền bệnh
SR. Trong số 60 loài Anopheles ở Việt Nam, có 15 loài đã được xác định là véc-tơ
SR chính, véc-tơ phụ và véc-tơ nghi ngờ [4].
Các véc-tơ chính: An. minimus sống trong rừng, bìa rừng, savan, bọ