Luận án Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại

Nghiên cứu này phân tích truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam, trong đó bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và hành vi của NHTM ảnh hưởng đến hiệu lực CSTT của Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp ước lượng OLS - Engle & Granger (1987), MLECM - Phillips & Loretan (1991) với dữ liệu lãi suất theo tháng giai đoạn 1999-2014 và ước lượng System GMM dựa trên dữ liệu từ báo cáo tài chính của 44 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2014. Các kết quả nghiên cứu cho thấy truyền dẫn lãi suất bán lẻ là không hoàn toàn ở Việt Nam; Đô la hóa cao có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu lực CSTT; Hành vi thỏa hiệp định giá, hành vi người tiêu dùng và hành vi thiết lập lãi cận biên cao để bù đắp rủi ro trong hoạt kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam cũng là lý do giải thích truyền dẫn lãi suất bán lẻ không hoàn toàn. Tuy nhiên nghiên cứu tìm thấy bằng chứng minh bạch chính sách tiền tệ tồn tại muộn hơn so với thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, sau minh bạch chính sách tiền tệ hiệu lực chính sách tiền tệ tăng lên

pdf182 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TP.HỒ CHÍ MINH THÁNG 12 NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU TUẤN TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT BÁN LẺ Ở VIỆT NAM: CÁC THAY ĐỔI CẤU TRÚC VÀ HÀNH VI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU TUẤN TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT BÁN LẺ Ở VIỆT NAM: CÁC THAY ĐỔI CẤU TRÚC VÀ HÀNH VI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: Tài chính – Ngân hàng MÃ SỐ: 62340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 12 NĂM 2016 3 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Cô Nguyễn Thị Ngọc Trang tận tình hướng dẫn nghiên cứu. Em xin cảm ơn Thầy Trần Ngọc Thơ, Thầy Vũ Việt Quãng, Thầy Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Thầy Hoàng Trung Nam và các quý Thầy Cô đã có các ý kiến phản biện, chỉ dẫn quý báu về kiến thức kinh tế lượng và góp ý hoàn thiện nội dung Luận án. Em xin cảm ơn các Anh Chị Em đồng nghiệp và gia đình đã hỗ trợ em hoàn thành bài nghiên cứu này. 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ “Truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam: các thay đổi cấu trúc và hành vi của ngân hàng thương mại” do chính tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự giúp đỡ của những Thầy Cô mà tôi đã cảm ơn. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong Luận án là trung thực và có nguồn đáng tin cậy. Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Tuấn Khóa 2012 Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 5 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 7 DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. 9 DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ 10 TÓM TẮT ............................................................................................................... 11 PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 12 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .............. 22 1.1 Kênh truyền dẫn CSTT và vai trò lãi suất bán lẻ trong truyền dẫn CSTT . 22 1.1.1 Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ................................................................... 22 1.1.2 Truyền dẫn lãi suất chính sách vào lãi suất bán lẻ ............................................ 25 1.1.3 Truyền dẫn lãi suất bán lẻ phản ảnh hiệu lực chính sách tiền tệ ........................ 29 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực truyền dẫn chính sách tiền tệ ............... 30 1.2.1 Hành vi điều chỉnh cứng nhắc lãi suất bán lẻ ................................................... 30 1.2.2 Hành vi điều chỉnh bất cân xứng lãi suất bán lẻ ................................................ 33 1.2.3 Ảnh hưởng của minh bạch chính sách tiền tệ, vấn đề đô la hóa......................... 36 1.2.4 Hành vi thiết lập lãi cận biên của NHTM.......................................................... 42 1.2.4.1 Mô hình lý thuyết về hành vi thiết lập lãi cận biên ........................................ 44 1.2.4.2 Các yếu tố bên ngoài mô hình lý thuyết ....................................................... 51 1.3 Các nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ gần đây ................................ 53 1.3.1 Các nghiên cứu quốc tế .................................................................................... 53 1.3.2 Các nghiên cứu trong nước ............................................................................. 57 2. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM ...................... 64 2.1 Khung pháp lý chính sách tiền tệ................................................................... 64 2.2 Minh bạch chính sách tiền tệ, kìm hãm tài chính và đô la hóa .................... 66 2.3 Hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ................................. 73 2.3.1 Quy mô ngành ngân hàng ................................................................................. 73 2.3.2 Hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng ........................................................ 75 2.3.3 Sức mạnh thị trường của các NHTM Việt Nam ............................................... 77 2.3.4 Hoạt động kinh doanh phi truyền thống trong hệ thống NHTM Việt Nam ........ 80 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ............................................. 86 3.1 Chuỗi thời gian không dừng và đồng liên kết ................................................. 86 3.2 Ước lượng truyền dẫn lãi suất bán lẻ và hành vi điều chỉnh lãi suất bán lẻ .. 88 3.2.1 Ước lượng cân bằng dài hạn truyền dẫn lãi suất bán lẻ ..................................... 88 3.2.2 Ước lượng cân bằng ngắn hạn và hành vi điều chỉnh lãi suất bán lẻ của NHTM ...................................................................................................................... 92 6 3.2.3 Mô hình cấu trúc- ảnh hưởng của minh bạch CSTT và đô la hóa ......................94 3.3 Ứng dụng mô hình dữ liệu bảng nghiên cứu hành vi thiết lập lãi cận biên ..99 3.4 Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 114 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ..................................................... 119 4.1. Hiệu lực truyền dẫn lãi suất bán lẻ và hành vi điều chỉnh lãi suất bán lẻ.... 119 4.1.1 Kiểm định nghiệm đơn vị và đồng liên kết .................................................... 119 4.1.2 Kết quả cân bằng dài hạn ................................................................................ 120 4.1.3 Tác động của minh bạch chính sách tiền tệ và đô la hóa .................................. 123 4.1.3.1 Thay đổi cấu trúc: Minh bạch chính sách tiền tệ .......................................... 123 4.1.3.2 Đô la hóa và truyền dẫn lãi suất bán lẻ ........................................................ 127 4.1.4 Kết quả ước lượng cân bằng ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh lãi suất bán lẻ ..... 129 4.1.5 Hành vi điều chỉnh lãi suất lẻ bất cân xứng ..................................................... 131 4.2 Các yếu tố quyết định lãi cận biên tác động đến điều chỉnh lãi suất bán lẻ .. 134 4.2.1 Kết quả mô hình dữ liệu bảng với ước lượng Fixed effect ............................... 134 4.2.2 Kết quả mô hình dữ liệu bảng động ................................................................. 139 4.3 Các mô hình kiểm chứng (Robustness checks) ............................................ 146 4.3.1 Truyền dẫn lãi suất bán lẻ tiếp cận từ mô hình VAR ....................................... 146 4.3.2 Mô hình kiểm chứng hành vi thiết lập lãi cận biên .......................................... 153 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................ 159 5.1 Các kết luận ..................................................................................................... 159 5.2 Các hàm ý chính sách ...................................................................................... 161 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................. 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 168 Phụ lục 3.1 Thống kê mô tả và hệ số tương quan các biến lãi suất ..................... 175 Phụ lục 3.2 Danh mục các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu ............................ 176 Phụ lục 3.3 Các chỉ tiêu thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu mô hình lãi cận biên177 Phụ lục 3.4 Hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình thực nghiệm mô hình lãi cận biên ............................................................................................................. 178 Phụ lục 4.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị các chuỗi lãi suất ........................ 180 Phụ lục 4. 2 Kết quả phân tích truyền dẫn lãi suất tiền gửi bằng mô hình ARDL181 7 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải AIC Akaike Information Criterion ADF Augmented Dickey–Fuller ARDL Autoregresstive distributed lag BCTC Báo cáo tài chính CRt The bank concentration index CSH Chủ sở hữu CSTT Chính sách tiền tệ DF-GLS Dickey–Fuller-Generalized Least Squares EC-EGARCH-M The Error-Correction EGARCH in Mean ECM The Error-Correction Model EG-OLS Engle-Granger FE Fixed effect FED Federal Reserve System FGLS Feasible Generalized Least Squares FPE Akaike's Final Prediction Error GDP Gross Domestic Products GLS Generalized Least Squares. GMM Generalized method of moments GSO General Statistics Office of Viet Nam HHI Hirschman – Herfindahl Index HQ Hannan-Quinn Information Criterion HSBC The Hongkong and Shanghai Banking Corporation IFS Thống kê tài chính của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF International Monetary Fund KPSS Kwiatkowski–Phillips–Schmidt–Shin LR Likelihood Ratio MCI Monetary Conditions Index NHNN Ngân hàng nhà nước NHNNg Ngân hàng nước ngoài 8 Chữ viết tắt Diễn giải NHTM CP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTM NN Ngân hàng thương mại nhà nước1 NHTM Ngân hàng thương mại OCR The Official Cash Rate OECD The Organisation for Economic Co-operation and Development OLS The Ordinary Least Squares PL Phillips & Loretan PP Phillips-Perron RBNZ The Reserve Bank of New Zealand SC Schwarz Information Criterion SECM The Structural Error-Correction Model SIC Schwarz Information Criterion SVAR Structural Vector Autoregression TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TP.HCM Thành Phố Hồ Chí Minh TS Tài sản VAR Vector Autoregression VCA Viet nam Competition Authority VN Việt Nam VND Đồng Việt Nam WB Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization 1 Ví dụ Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 9 DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Các quy định về lãi suất ở Việt Nam 2000-2013 .................................... 72 Bảng 2. 2 Tỷ lệ tập trung CRt qua các năm tính theo thu nhập ............................... 79 Bảng 2. 3 Tỷ lệ tập trung CRt qua các năm tính theo tổng tài sản ......................... 80 Bảng 3. 1 Kỳ vọng mối quan hệ các biến xác định lãi cận biên ........................... 112 Bảng 3. 2 Kỳ vọng mối quan hệ các biến xác định lãi cận biên (tiếp theo) .......... 113 Bảng 3. 3 Các biến trong mô hình nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ ............. 115 Bảng 4. 1 Truyền dẫn lãi suất bán lẻ -Cân bằng dài hạn ...................................... 121 Bảng 4. 2 Minh bạch chính sách tiền tệ và truyền dẫn lãi suất bán lẻ .................. 124 Bảng 4. 3 Minh bạch chính sách tiền tệ và truyền dẫn lãi suất bán lẻ .................. 125 Bảng 4. 4 Bất ổn lãi suất trước và sau Việt Nam gia nhập WTO ......................... 127 Bảng 4. 5 Ảnh hưởng của đô la hóa đến truyền dẫn lãi suất ................................ 128 Bảng 4. 6 Truyền dẫn lãi suất bán lẻ tức thời và tốc độ điều chỉnh ...................... 130 Bảng 4. 7 Điều chỉnh cân xứng và bất cân xứng lãi suất bán lẻ ........................... 131 Bảng 4. 8 Kết quả ước lượng mô hình (3.11) và (3.11) với Fixed effect.............. 135 Bảng 4. 9 Các lần điều chỉnh lãi suất tài tái cấp vốn giai đoạn 2008-2015 ........... 141 Bảng 4. 10 Các NHTM có mức thu nhập phi truyền thống cao và lãi cận biên cao ............................................................................................................................ 142 Bảng 4. 11 Mô hình dữ liệu bảng động ước lượng với System GMM ................. 144 Bảng 4. 12 Mô hình dữ liệu bảng động ước lượng với System GMM (tt) ........... 145 Bảng 4. 13 Các chỉ tiêu đo lường đa dạng hóa doanh thu, thu nhập và tài sản ..... 153 Bảng 4. 14 Kết quả mô hình robustness với ước lượng Fixed effect.................... 156 Bảng 4. 15 Kết quả ước lượng mô hình Robustness với phương pháp GMMs .... 157 10 DANH MỤC HÌNH Hình 2. 1 Tỷ lệ đô la hóa giai đoạn 1999-2014 ...................................................... 71 Hình 2. 2 Quy mô ngành ngân hàng Việt Nam 1999-2011 .................................... 74 Hình 2. 3 Lãi cận biên các quốc gia ở Châu Á Thái Bình Dương.......................... 76 Hình 2. 4 Tỷ suất sinh lợi và rủi ro hệ thống ngân hàng Việt Nam và trung bình các quốc gia Châu Á ................................................................................... 77 Hình 2. 5 Xu hướng lãi cận biên và thu nhập phi truyền thống các NHTM Việt Nam ...................................................................................................... 82 Hình 2. 6 Diễn biến thu nhập phi truyền thống NHTM VN giai đoạn 2008-2013 . 84 Hình 2. 7 Cơ cấu thu nhập phi truyền thống NHTM VN giai đoạn 2008-2014 ..... 84 Hình 3. 1 Xu hướng các loại lãi suất giai đoạn 1999-2014 .................................. 116 Hình 3. 2 Chỉ số đô la hóa thực và đô la hóa danh nghĩa ..................................... 117 Hình 4. 1 Diễn biến lãi suất cho vay trung bình năm giai đoạn 2008-2015 .......... 141 Hình 4. 2 Mô phỏng quan hệ phi tuyến giữa lãi cận biên với thu nhập phi truyền thống ................................................................................................... 146 Hình 4. 3 Phản ứng truyền dẫn lãi suất chính sách (PR) đến lãi suất bán lẻ........ 148 Hình 4. 4 Phản ứng truyền dẫn lãi suất liên ngân hàng đến lãi suất bán lẻ .......... 149 Hình 4. 5 Phản ứng truyền dẫn lãi suất chính sách (PR) và Tbill đến lãi suất thị trường liên ngân hàng ......................................................................... 150 Hình 4. 6 Mức độ đa dạng hóa thu nhập, doanh thu và tài sản của NHTM VN ... 154 11 TÓM TẮT Nghiên cứu này phân tích truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam, trong đó bổ sung vào khoảng trống nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc và hành vi của NHTM ảnh hưởng đến hiệu lực CSTT của Việt Nam. Luận án sử dụng phương pháp ước lượng OLS - Engle & Granger (1987), MLECM - Phillips & Loretan (1991) với dữ liệu lãi suất theo tháng giai đoạn 1999-2014 và ước lượng System GMM dựa trên dữ liệu từ báo cáo tài chính của 44 NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2014. Các kết quả nghiên cứu cho thấy truyền dẫn lãi suất bán lẻ là không hoàn toàn ở Việt Nam; Đô la hóa cao có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu lực CSTT; Hành vi thỏa hiệp định giá, hành vi người tiêu dùng và hành vi thiết lập lãi cận biên cao để bù đắp rủi ro trong hoạt kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam cũng là lý do giải thích truyền dẫn lãi suất bán lẻ không hoàn toàn. Tuy nhiên nghiên cứu tìm thấy bằng chứng minh bạch chính sách tiền tệ tồn tại muộn hơn so với thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, sau minh bạch chính sách tiền tệ hiệu lực chính sách tiền tệ tăng lên. Từ khóa: Truyền dẫn lãi suất bán lẻ, minh bạch chính sách tiền tệ, đô la hóa, lãi cận biên. 12 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do lựa chọn đề tài Chính sách tiền tệ (CSTT) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhằm kiểm soát giá cả và ổn định nền kinh tế. Để thành công khi điều hành CSTT, nhà hoạch định chính sách cần hiểu rõ các công cụ và cơ chế truyền dẫn CSTT của nền kinh tế quốc gia mình. Kênh truyền dẫn lãi suất theo trường phái kinh tế học Keynes đã được vận dụng khá phổ biến ở nhiều nền kinh tế. Các quyết định giảm lãi suất thực sẽ tạo động lực gia tăng đầu tư và do đó làm tăng sản lượng (Mishkin, 1996). Tương tự, Raunig & Scharler (2009) cho biết quá trình truyền dẫn lãi suất đóng vai trò quan trọng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Truyền dẫn lãi suất xác định mức độ thay đổi của lãi suất chính sách được chuyển sang lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi như thế nào và sau đó là ảnh hưởng đến đầu tư và tiết kiệm. Đầu tư và tiết kiệm đến lượt mình lại có tác động đến tăng trưởng kinh tế và các biến vĩ mô khác. Trong cơ chế truyền dẫn lãi suất, chúng ta dễ dàng nhận ra yếu tố trung gian là lãi suất bán lẻ bao gồm lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay sẽ quyết định mức độ thành công của CSTT. Ngân hàng trung ương có thể kiểm soát lãi suất bán lẻ thông qua kiểm soát lãi suất thị trường tiền tệ (Wang & Lee, 2009). Tuy nhiên, trong thực tế, các quyết định điều chỉnh lãi suất bán lẻ còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác ngoài mức lãi suất thị trường tiền tệ hay lãi suất chính sách (Ho & Saunders, 1981). Hệ thống tài chính của của Việt Nam cho đến nay chủ yếu vẫn phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng thương mại. Điều này hàm ý kênh truyền dẫn lãi suất bán lẻ sẽ giữ vai trò quan trọng trong điều hành CSTT. Các nghiên cứu về truyền dẫn lãi suất bán lẻ không chỉ có ý nghĩa về học thuật mà còn giúp các nhà hoạch định chính sách có các thông tin hữu ích thực hiện các quyết định chính sách. Từ ý nghĩa này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ trong đó nhấn mạnh đến sự thay đổi cấu trúc và hành vi của hệ thống NHTM đến sự truyền dẫn này. 13 Khoảng trống nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ ở Việt Nam Nhiều năm gần đây, các nghiên cứu về kênh truyền dẫn CSTT đã được thực hiện tại các nền kinh tế mới nổi và kém phát triển. Các nghiên cứu phần nhiều tập trung vào phân tích thay đổi lãi suất bán lẻ theo thay đổi lãi suất chính sách. Tuy nhiên, mô hình định giá lãi suất bán lẻ cho thấy lãi suất bán lẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác chứ không chỉ lãi suất chính sách. Yếu tố tác động chính đến truyền dẫn lãi suất là hành vi định giá lãi suất bán lẻ của NHTM. Khi định giá lãi suất bán lẻ, vấn đề tối đa hóa lợi nhuận luôn được các nhà quản trị NHTM ưu tiên hàng đầu. Vì thế, các NHTM luôn định giá lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay sao cho đạt được mức lãi cận biên kỳ vọng (Ho & Saunders, 1980; Saunders & Schumacher, 2000; Maudos & Solísa, 2009). Tuy nhiên, các nghiên cứu về định giá lãi suất bán lẻ chỉ phân tích riêng lẻ lãi suất cho vay (Kitamuray và các tác giả, 2015; Perera & Wickramanayake, 2016). Lãi cận biên nếu có phân tích lại được xem xét như thước đo hiệu quả hoạt động (Carbó & Rodríguez, 2007; Maudos & Fernandez de Guevara, 2004; Chortareas và các tác giả, 2012). Rất ít nghiên cứu phân tích lãi cận biên trong mối quan hệ truyền dẫn lãi suất bán lẻ mặc dù chính hành vi xác định lãi cận biên có tác động rất lớn đến hiệu lực CSTT. Đây là khoảng trống rất cần được nghiên cứu bổ sung. Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu truyền dẫn chính sách tiền tệ còn khá mới mẻ, các nghiên cứu truyền dẫn CSTT thường được thực hiện riêng lẻ hoặc kiểm chứng các kênh truyền dẫn CSTT chung hoặc phân tích mức độ truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Cụ thể các nghiên cứu truyền dẫn lãi suất bán lẻ phần nhiều tập trung vào đo lường hệ số truyền dẫn, chưa phân tích chuyên sâu các yếu tố hành vi của NHTM tác động đến độ lớn hệ số truyền dẫn. Việt Nam từ sau năm 2007 đã có các thay đổi về minh bạch CSTT và kiểm soát đô la hóa. Các thay đổi cấu trúc này có thể có ảnh hưởng đến hiệu lực CSTT. Chẳng hạn, các công khai về điều hành chính sách lãi suất theo thị trường có thể khiến các NHTM yên tâm về can thiệp của NHNN từ đó giảm các hành động đi ngược lại 14 mục tiêu chính sách, do vậy làm tăng hiệu lực CSTT hoặc tình trạng đô la hóa giảm có thể giúp NHNN dễ dàng sử dụng công cụ lãi suất điều tiết thị trường và có thể mức độ tác động của công cụ lãi suất đến biến mục tiêu lớn hơn Đây là những yếu tố có thể ảnh đến độ lớn của hệ số truyền dẫn và tốc độ hiệu chính về cân bằng dài hạn của tổ hợp các chuỗi lãi suất trong mô hình truyền dẫn lãi suất bán lẻ. Các bằng chứng ảnh hưởng của thay đổi cấu trúc đến hiệu lực CSTT có thể là cơ sở khoa học thuyết phục nhà hoạch định CSTT điều chỉnh chính sách hoặc có quyết định hợp lý. Mặc dù giả thuyết này có cơ sở nhưng các nghiên cứu về truyền dẫn lãi suất bán lẻ đã thực hiện trước đây chưa thảo luận sâu vào vấn đề minh bạch chính sách tiền tệ và đô la hóa ở Việt Nam có ảnh hưởng gì đến truyền dẫn lãi suất không. Vì thế, nghiên cứu tác động của minh bạch CSTT và đô la h
Luận văn liên quan