Đề tài Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt
1.1 Đỉnh cao của nghệ thuật thơ là biểu tượng. Bởi biểu tượng là năng lượng của thơ. Nó có sức dồn nén, ẩn chứa trọn vẹn chiều sâu của đời sống văn hoá, tinh thần, tâm linh của mỗi cá nhân và cả cộng đồng dân tộc. Hay nói cách khác biểu tượng là tâm điểm tạo ra vô số những vòng sóng cứ lan rộng ra mãi; là cơ sở của trí tưởng tượng và liên tưởng tự do, có sức lay động mạnh mẽ, có thể tác động vào chiều sâu của tư duy và cảm xúc, có sức sống bền bỉ và mãnh liệt nhất. 1. 2 Nghiên cứu biểu tượng là một vấn đề có tính chất liên ngành ngày càng được quan tâm và chú trọng: triết học, mĩ học, phân tâm học, tâm lý học, văn hoá học và ngôn ngữ học. Trong đó “ngôn ngữ học quan tâm đến vấn đề biểu tượng bởi lẽ biểu tượng liên quan mật thiết đến hệ thống tín hiệu nói chung và hệ thống tín hiệu nói riêng” (41; 616) 1.3 Chính vì biểu tượng có tính chất liên hợp nên nghiên cứu biểu tượng trong ca dao – một trong những thể loại đặc trưng nhất của văn học dân gian (tính nguyên hợp) được khám phá khá sớm. Và đó là một hướng đi hiệu quả đã gặt hái được nhiều thành tựu. Tuy nhiên nghiên cứu biểu tượng con số trong ca dao vẫn còn là “một mảnh đất khá mới lạ”. Vì tính biểu tượng của con số có thể đã từng được đề cập rải rác trong các bài nghiên cứu, chuyên luận nhưng chưa thức sự mang tính tập trung và hệ thống. 1.4 Các con số trong văn hoá, tín ngưỡng, tôn giáo đã tiềm ẩn một ý nghĩa biểu trưng tiêu biểu. Từ văn hoá đi vào ngôn ngữ rất tự nhiên và sinh động. Nó chuyển vào ca dao với mức độ đậm nhạt khác nhau, phong phú và đa dạng. 1.5 Ca dao là dòng sông nghệ thuật của những nghệ sỹ dân gian- bình dân mà bác học tạo thành. Nó là tài sản chung của quần chúng biểu hiện trọn vẹn nhất mọi tư tưởng, tình cảm của nhân dân. Nghiên cứu hệ biểu tượng trong ca dao nói chung và hệ biểu tượng con số nói riêng là cơ sở để giải mã một số đặc trựng văn hoá Việt.