Đề tài Ý nghĩa và giá trị thực tế của đất loess vùng nhiệt đới ầm ở Việt Nam

Loess nguồn gốc gió đã được phát hiện từ lâu ở Châu Âu trên vùng ngoại vi băng hà và trên vùng Đông Nam sa mạc Gobi thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Những hiểu biết trước đây của các nhà địa chất về thành tạo Loess cho rằng chúng chỉ hình thành trên vùng vĩ độ cao như ở Châu Âu, Châu Mỹ và Trung Quốc thuộc khí hậu khô, lạnh và khí hậu ôn đới. Chúng chưa từng phát hiện và đề cập tới Loess hình thành trên vùng vĩ độ thấp khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Vào khoảng đầu thập niên thứ 8 thế kỷ XX, đất Loess đã được phát hiện ở Việt Nam do kết quả nhiều năm đẩy mạnh nghiên cứu địa chất Đệ Tứ và sau đó nhờ sự hỗ trợ của “Tổ Chức Văn Hóa Khoa Học Giáo Dục (UNESCO)”, 2 đề tài của “Chương Trình Liên Kết Địa Tầng Quốc Tế (IGCP)” đã được mở ra. Đề tài IGCP 218 “Những Quá Trình Phát Triển Và Các Sự Kiện Đệ Tứ Ở Đông Nam Á” (1984-1988) và đề tài IGCP 296 “Địa Tầng Đệ Tứ Ở Châu Á Và Thái Bình Dương” (1988-1993) với sự tham gia của nhiều nhà địa chất bước đầu làm sáng tỏ nhiều vấn đề địa chất Đệ Tứ trong đó có trầm tích đất Loess ở Việt Nam và Đông Nam Á. Đất Loess thành tạo trong kỷ Đệ Tứ phân bố ở Việt Nam có chiều dày không lớn. Song chúng có nguồn gốc do gió đã tạo thành lớp phủ phân bố rộng rãi và bảo tồn trên địa hình bằng phẳng ở độ cao rất khác nhau, từ đồng bằng đến cao nguyên phân trải trên diện tích rộng lớn. Những đặc điểm thạch học, tính chất cơ lí và thành phần hóa học của chúng liên quan đến nền móng của các công trình xây dựng, liên quan đến chiến lược phát triển cây trồng và cải tạo đất thổ nhưỡng trong nông nghiệp, lâm nghiệp trên vùng phân bố đất Loess. Do đó cần phải có nhiều hơn nữa sự đầu tư nghiên cứu về đất Loess ở Việt Nam ta.

docx38 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ý nghĩa và giá trị thực tế của đất loess vùng nhiệt đới ầm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Loess nguồn gốc gió đã được phát hiện từ lâu ở Châu Âu trên vùng ngoại vi băng hà và trên vùng Đông Nam sa mạc Gobi thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Những hiểu biết trước đây của các nhà địa chất về thành tạo Loess cho rằng chúng chỉ hình thành trên vùng vĩ độ cao như ở Châu Âu, Châu Mỹ và Trung Quốc thuộc khí hậu khô, lạnh và khí hậu ôn đới. Chúng chưa từng phát hiện và đề cập tới Loess hình thành trên vùng vĩ độ thấp khí hậu nhiệt đới ẩm như Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Vào khoảng đầu thập niên thứ 8 thế kỷ XX, đất Loess đã được phát hiện ở Việt Nam do kết quả nhiều năm đẩy mạnh nghiên cứu địa chất Đệ Tứ và sau đó nhờ sự hỗ trợ của “Tổ Chức Văn Hóa Khoa Học Giáo Dục (UNESCO)”, 2 đề tài của “Chương Trình Liên Kết Địa Tầng Quốc Tế (IGCP)” đã được mở ra. Đề tài IGCP 218 “Những Quá Trình Phát Triển Và Các Sự Kiện Đệ Tứ Ở Đông Nam Á” (1984-1988) và đề tài IGCP 296 “Địa Tầng Đệ Tứ Ở Châu Á Và Thái Bình Dương” (1988-1993) với sự tham gia của nhiều nhà địa chất bước đầu làm sáng tỏ nhiều vấn đề địa chất Đệ Tứ trong đó có trầm tích đất Loess ở Việt Nam và Đông Nam Á. Đất Loess thành tạo trong kỷ Đệ Tứ phân bố ở Việt Nam có chiều dày không lớn. Song chúng có nguồn gốc do gió đã tạo thành lớp phủ phân bố rộng rãi và bảo tồn trên địa hình bằng phẳng ở độ cao rất khác nhau, từ đồng bằng đến cao nguyên phân trải trên diện tích rộng lớn. Những đặc điểm thạch học, tính chất cơ lí và thành phần hóa học của chúng liên quan đến nền móng của các công trình xây dựng, liên quan đến chiến lược phát triển cây trồng và cải tạo đất thổ nhưỡng trong nông nghiệp, lâm nghiệp trên vùng phân bố đất Loess. Do đó cần phải có nhiều hơn nữa sự đầu tư nghiên cứu về đất Loess ở Việt Nam ta. MỤC LỤC Chương 1: ĐẤT LOESS TRÊN THẾ GIỚI Tổng quan Theo quan trắc của các nhà địa chất, đất Loess có những dấu hiệu và tính chất tiêu biểu, khá ổn định. Trong đó đặc biệt quan trọng để đánh giá chúng theo địa chất công trình là những dấu hiệu và tính chất sau: độ rỗng đại, độ chứa bụi cao, thường chứa nhiều muối, chủ yếu là cacbonat, sunfat. Chúng dễ bị rửa trôi và tan rã, nhiều dạng của chúng có khuynh hướng thụt lún khi bị ẩm ướt, điều kiện thế nằm là các hệ tầng dày hoặc lớp phủ. Những dấu hiệu và tính chất đó là hậu quả của những điều kiện thành tạo độc đáo của vật liệu làm nên hoàng thổ, sự trầm đọng và sự biến đổi về sau của nó trong quá trình sinh đất đá. Độ rỗng đại là dấu hiệu nhận biết quan trọng nhất và nhất thiết phải có của đất Loess. Các lỗ rỗng đại có hình ống, rãnh và những chỗ trống khác nhìn thấy được bằng mắt thường, xuyên thấu đất theo phương thẳng đứng. Nếu đất có nguồn gốc lục địa không có lỗ rỗng đại thì không thể xếp nó vào kiểu đất Loess dù chúng có những dấu hiệu khác có vẻ như là tiêu biểu cho đất Loess như thành phần, màu sắc... Đất Loess là một kiểu thạch học độc lập, thống nhất của các trầm tích lục địa. Được hình thành với những quá trình sinh đất đá nhất định, trong điều kiện không đủ ẩm, phát triển động thực vật đồng cỏ. Mức độ thể hiện các dấu hiệu và tính chất phụ thuộc vào phương thức và điều kiện tích lũy trầm tích tạo nên. Trong quá trình thành tạo trầm tích do gió, những dấu hiệu cùng tính chất quan trọng và tiêu biểu của đất Loess được thể hiện rõ ràng và nổi bật nhất. Đất Loess không ổn định đối với nước, bị tan rã và rửa xói dễ dàng, nhanh chóng. Vì vậy, ở những vùng phân bố đất Loess thường phát triển rộng rãi hiện tượng khe hẻm- mương xói, các bờ sông hồ và hồ chứa nước bị phá hoại nhanh chóng, có nhiều trượt đất, trôi chảy đất mặt... Đặc điểm quan trọng của đất Loess là hay có khuynh hướng lún do ướt. Khi làm ướt dù không tăng tải trọng, chúng thường vẫn bị lún đáng kể theo kiểu bị sụp đổ, lún sập phát triển tương đối nhanh. Vì vậy, khi xây dựng các công trình, luôn luôn có nguy cơ phá hoại độ ổn định và tính nguyên vẹn của chúng do sự biến đổi chế độ ẩm của đất Loess. Lún σ kG/cm2 S (mm) Lún sập Hình 1.1: biến dạng của đất Loess khi bị ẩm Sự phân bố, điều kiện thế nằm và cấu trúc của đất Loess Đất Loess phân bố rất rộng rãi trên lãnh thổ Liên Xô, chủ yếu là ở đới địa lí đồng cỏ và rừng đồng cỏ hiện đại. Đất Loess tạo nên lớp phủ gần như liên tục ở các không gian chia nước, sườn dốc, thềm sông. Chiều dày đất Loess ở đây biến đổi từ 5-10 đến 30-40m, ở một số miền riêng biệt đạt tới 70-80m. Ở phạm vi châu Á của Liên Xô, đất Loess cấu tạo nên chủ yếu là phần trên của trầm tích hệ thứ tư, trong đới phát triển đồng cỏ và rừng đồng cỏ, chiều dày từ 2-4m ở phía Bắc và Tây Bắc, 20-25m ở phía Đông. Ngoài ra đất Loess còn phân bố rộng rãi ở Tây Âu: Đức, BaLan, Hungari, Rumani, Bungari, Pháp và một số nước khác, ở Bắc Mỹ, Nam Mĩ, Trung Quốc, Mông Cổ và nhiều nước, lục địa khác. Hình 1.2: Bản đồ phân bố đất Loess trên thế giới Đặc điểm thạch học Sét pha cát nhẹ và vừa là loại chủ yếu trong đất Loess, thành phần hạt của chúng khá tiêu biểu: lượng chứa hạt bụi cao hoặc hơi cao của là đặc điểm tiêu biểu, biến đổi từ 50-52 đến 81-82%, lượng chứa hạt cỡ cát thường không nhiều, dưới 10 đến 15-20%, ít khi cao hơn. Chiếm ưu thế trong các cỡ hạt này chủ yếu là cát nhỏ và cát mịn, cát hạt thô hơn cũng như tạp chất và thể bị bao thì ít gặp. Hệ số ổn định trong nước của các hợp thể tức là tỉ số giữa số lượng các hạt có kích thước 0.25-0.01mm được khuấy 3 phút trong nước, với số lượng các hạt đó được xác định sau 12h đun sôi mẫu. Đối với đất Loess lún sập từ 0.06-0.21 còn đối với đất không lún sập thì lớn hơn 0.6. Ở vết lộ tự nhiên, đất Loess biểu hiện rất rõ khối nứt dạng cột. Những vách bờ thẳng đứng có chiều cao từ 2-3 đến 4-5m tại phần trên các vết lộ dọc theo khe suối, ở các vách thềm hoặc bờ mỏ, mái dốc đường đào, các sườn thung lũng sông – đó là yếu tố địa hình đặc trưng của miền phân bố đất Loess. Kiến trúc của đất Loess là kiến trúc bột hoặc bùn bột điển hình. Ở mỗi lát mỏng riêng lẻ đều quan sát được tính đồng nhất cao hoặc rất cao của đất về kích thước các hạt. Các hạt từ 0.05-0.002mm chiếm ưu thế: có lẫn các hạt sét. Các hạt thô thì hoặc là những hạt riêng lẻ hoặc là những tập hợp hạt ít ỏi so với cả khối đất. Thông thường khi xem lát mỏng, đất bị nhuộm hơi vàng, phớt hồng bởi oxit sắt hoặc nâu bẩn bởi hợp chất hữu cơ. Độ chứa cacbonat cao hoặc tương đối cao là đặc điểm tiêu biểu của đất Loess. Tổng lượng chứa vôi ở đồng bằng Nga thay đổi từ mấy phần ngàn đến 22-25%, ở Trung Á 15-25%. Lượng chứa các muối bị nước hòa tan thường không nhiều: 0.6-0.8%, ở các vùng phía Nam thì từ 1.5-2%. Tính chất cơ lí Độ ẩm tự nhiên trung bình của đất Loess rất vừa phải, thường không quá 20-25%. Khoảng biến thiên khoảng 5-6 đến 30 có khi 35%. Ở những kiểu nhẹ hơn thì độ ẩm trung bình là 12-14%, những kiểu nặng hơn thì gần bằng 20-23%. Trong đới khí hậu không đủ ẩm, độ ẩm của đất Loess là thấp nhất từ 5-6 đến 12-14%, ở những đới khí hậu ẩm hơn, độ ẩm tự nhiên trung bình của đất Loess cao hơn. Độ ẩm của đất Loess phụ thuộc vào chiều sâu thế nằm của nước dưới đất, tác dụng tẩm ướt nhân tạo khi tưới nước cho đồng ruộng, trong phạm vi kênh đào và nhiều hệ thống công trình tưới nước khác, khi ngập từng khoảnh riêng lẻ, còn trên nhiều diện tích xây dựng thì do làm rối loạn dòng chảy trên mặt và do xả nước sản xuất. Hệ số bão hòa của đất Loess trong phần lớn trường hợp không vượt quá 0.5, có khi đạt 0.6-0.7, ít khi cao hơn. Khối lượng riêng bình thường, ở những loại chứa nhiều cacbonat hơn thì độ chặt cao hơn trung bình một ít, đạt tới 2.75-2.81 g/cm3. Độ chặt của đất và cốt đất cũng như độ rỗng đều chứng tỏ các trầm tích này có độ chặt kết cấu bị hạ thấp. Chúng là đất nén chưa đến chặt, một số loại có kết cấu xốp, độ rỗng đạt 50% hoặc hơn. Các giá trị hệ số rỗng cũng chứng tỏ độ chặt kết cấu thấp. Hệ số nén chặt tự nhiên của đất Loess thường có giá trị âm đặc trưng cho đất nén chưa đến chặt. Độ chặt kết cấu và khuynh hướng biến dạng của đất Loess còn được đánh giá bằng hệ số rỗng đại. Đây là chỉ tiêu đặc biệt về trạng thái vật lí của đất Loess. e=nm=n'+n''m m: thể tích cốt đất (m3) n’: thể tích lỗ rỗng bình thường (m3) n”: thể tích lỗ rỗng đại (m3) n: thể tích lỗ rỗng trong 1 đơn vị thể tích đất Tỉ số n’/m là hệ số rỗng bình thường của đất. Tỉ số n”/m là hệ số rỗng đại của đất, kí hiệu eđ. eđ được tính từ số liệu thí nghiệm nén lún: eđ = eσ – e’σ eσ: hệ số rỗng của đất bị nén chặt bởi tải trọng σ, kG/cm2 e’σ: hệ số rỗng của đất bị nén chặt bởi tải trọng σ’, kG/cm2 Nếu hệ số rỗng bằng không tức là trong đất không có lỗ rỗng đại, điều này chứng tỏ hoặc đất không phải là đất Loess hoặc là đất Loess đã bị khử nước. Hệ số rỗng đại càng có giá trị cao thì các lỗ rỗng đại càng chiếm thể tích lớn trong đất và kết cấu của nó càng kém chặt. Ở đất Loess hệ số này biến đổi từ 0.03-0.07 đến 0.37-0.4. Các giới hạn chảy và dẻo ở đất Loess thường hơi thấp, theo giá trị số dẻo đất Loess thông thường là đất loại sét vừa phải, khi bị ẩm nó dễ dàng chuyển sang trạng thái chảy. Đất Loess không ổn định trong nước, bị tan rã cũng như rửa xói rất dễ dàng và nhanh chóng. Tốc độ tan rã của của nó trong phòng thí nghiệm được tính bằng phút. Khi tan rã nó bị chia tách ra thành các hợp thể và hạt cực nhỏ. Sự tan rã nhanh chóng của nó chứng tỏ liên kết kiến trúc và đất nói chung đều không ổn định trong nước. Sự tan rã như vậy quyết định tính chất bị rửa xói dễ dàng của đất, sự phát triển thuận lợi của các quá trình và hiện tượng địa chất liên quan. Đất Loess thuộc loại chứa ẩm trung bình, thấm nước yếu hoặc rất yếu. Hệ số thấm trung bình của nó biến đổi từ dưới 1m đến hơn vài m/ ngày đêm. Độ thấm nước theo phương thẳng đứng cao hơn nhiều so với phương ngang. Ngoài ra độ thấm nước của nó còn biến đổi đáng kể theo thời gian. Ở độ ẩm và độ chặt tự nhiên, khi chịu tác dụng của tải trọng vừa phải, đất Loess là đất bị nén trung bình hoặc ít. Hệ số nén lún trong khoảng tải trọng từ 1 đến 2 kG/cm2. Đất Độ ẩm % Độ rỗng % Mô đun tổng biến dạng kG/cm2 Hoàng thổ 10-17 47-48 225-320 Dạng hoàng thổ 6-8 46-48 220-280 Dạng hoàng thổ 8-14 47-49 190-220 Dạng hoàng thổ 12-18 43-45 100-400 Dạng hoàng thổ 22-25 40-45 100-240 Dạng hoàng thổ 22-25 45-48 80-150 Dạng hoàng thổ 25-30 40-45 70-130 Dạng hoàng thổ 25-30 45-48 45-90 Bảng 1.1: Trị số trung bình mô đun tổng biến dạng của đất Loess theo số liệu thí nghiệm bằng tải trọng thử ( theo Yu.Ablev và M.Yu.Abelev) Độ bền cũng như tính biến dạng của đất Loess đều phụ thuộc đáng kể vào độ ẩm và độ chặt. Với độ ẩm vừa phải đất Loess có giá trị sức chống cắt tương đối cao. Góc ma sát trong đạt 28-300 và cao hơn, còn lực dính từ 0.8-1.2 kG/cm2 và lớn hơn. Tuy nhiên khi tăng độ ẩm, độ bền các liên kết kết trúc và của đất nói chung đều giảm. Độ chặt cốt đất g/cm3 Độ ẩm % φ tgφ C kG/cm2 1.25-1.2 4 7 15 19 24 28 39020’ 33050’ 31020’ 30010’ 26020’ 26000’ 0.819 0.67 0.611 0.581 0.495 0.487 0.7 0.52 0.32 0.21 0.06 0.02 1.36-1.38 6 10 13 15 21 25 27 36050’ 35000’ 31020’ 29000’ 28020’ 26030’ 25020’ 0.74 0.7 0.61 0.55 0.54 0.5 0.47 0.8 0.65 0.46 0.35 0.2 0.1 0.05 1.42-1.44 7 12 16 18 22 23 26 34010’ 28050’ 28030’ 28020’ 27000’ 26030’ 25050’ 0.68 0.55 0.54 0.54 0.51 0.5 0.49 0.96 0.58 0.46 0.4 0.26 0.2 0.1 1.46-1.5 8 10 14 19 24 37010’ 33000’ 28020’ 26030’ 26000’ 0.76 0.65 0.54 0.5 0.49 1.57 1.2 0.8 0.52 0.2 1.53-1.55 14 18 22 24 26 27 36010’ 34030’ 31020’ 26010’ 25040’ 25010’ 0.73 0.69 0.61 0.49 0.48 0.47 1.32 1 0.7 0.42 0.31 0.26 Bảng 1.2: Trị trung bình các chỉ tiêu chống cắt của đất Loess (trích từ công trình nghiên cứu của Yu. M. Abelev và M. Yu. Abelev) 14 16 18 20 22 W, % τ, kG/cm2 Hình 1.3: Sự thay đổi sức chống cắt khi độ ẩm biến đổi Khi đánh giá tính biến dạng của đất Loess để thiết kế và xây dựng công trình trên đó, người ta đặc biệt chú ý đến những chỉ tiêu đặc trưng cho tính lún sập của nó, tức là tính biến dạng khi bị ẩm ướt trong trạng thái không tải và có tải. Tại các vết lộ tự nhiên, đất Loess giữ được mái dốc thẳng đứng, cao từ 2-3 đến 4-5m. Nhưng khi bị ẩm ướt đất tan rã và sạt xuống nhanh chóng, sức chống cắt giảm xuống đột ngột, có khuynh hướng về không. Chương 2: TỒNG QUAN VỀ ĐẤT LOESS Ở VIỆT NAM 2.1 Tầng Loess ở Việt Nam Tầng Loess Thủ Đức: có 3 phân vị: hệ tầng Loess Thủ Đức, hệ tầng Đất Xám, hệ tầng Loess Phú quốc. Hệ tầng Loess Thủ Đức( LeQIII-IV td): mặt cắt địa chất tiêu biểu khảo sát dọc theo xa lộ Hà Nội, Quận Thủ Đức TP HCM. Dọc theo đường này lớp phủ nằm trên địa hình đồi thoải, thành phần bao gồm sét bột cát màu vàng, đỏ vàng chứa những mảnh than gỗ màu đen sắc cạnh. Hệ tầng Loess Thủ Đức nằm phủ bất chỉnh hợp trên bề mặt đá ong phong hóa từ cuội sỏi thuộc hệ tầng Bà Miêu tuổi Plioxen Đệ Tứ. Chiều dày từ 3-6m. Trầm tích Đất Xám (LeQIII-IV): thành phần thạch học giống với hệ tầng Loess Thủ Đức, chúng phân bố ở những vùng có địa hình thấp hơn, có màu xám tối. Chiều dày 2-4m. Hệ tầng Loess Phú Quốc (LeQII-IV pq): đảo Phú Quốc được hình thành từ các đá vật liệu thô như cát kết, cuội kết xen kẽ các đá mịn bột kết, sét kết. Xung quanh đảo là dải đồi và thềm biển được bao phủ bởi lớp sét- bột cát màu vàng giống như hệ tầng Loess Thủ Đức. Hệ tầng Loess Phú Quốc cũng nằm phủ bất chỉnh hợp trên bề mặt đá ong hoặc thềm biển bào mòn có độ cao 5-10m trên mực nước biển. Chiều dày 3-10m. Chúng là trầm tích Loess bở rời có nguồn gốc gió lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam, vào thời kỳ mực nước biển trên vùng Đông Nam Á và thế giới xuống thấp nhất. 2.2 Tài liệu thực tế về thành tạo lớp phủ đồng bằng Nam Bộ 2.2.1 Mặt cắt địa chất lớp phủ ở đồng bằng miền Đông Nam Bộ Đồng bằng miền Đông Nam Bộ có địa hình bằng phẳng, thoải, lượn sóng, có độ cao từ 5 đến 80m bao gồm diện tích các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước và một phần các TP. Bà Rịa- Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, tổng diện tích khoảng 10.000 km2 được bao phủ bởi lớp đất phủ sét- bột cát nâu vàng hơi đỏ thuộc hệ tầng Loess Thủ Đức. 2.2.1.1 Các tuyến địa chất khoan nông Trên đồng bằng miền Đông Nam Bộ có tới hàng chục lỗ khoan sâu và khoảng hơn vài chục lỗ khoan nông nằm trên 2 tuyến chạy từ địa hình thấp thuộc tỉnh Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía Tây tới vùng địa hình cao thuộc các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai về phía Đông. Tuyến địa chất chạy từ huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh đi Bình Long thuộc Bình Phước về phía Đông Bắc. Trên tuyến này có 12 lỗ khoan nông nằm trên địa hình cao từ +5 đến +80m, xuyên qua lớp phủ dày 2-6m. 2.2.1.2 Những vết lộ tiêu biểu của lớp phủ trên đồng bằng Đông Nam Bộ Trên đồng bằng Đông Nam Bộ có rất nhiều vết lộ đã được nghiên cứu cho thấy những lớp phủ không những chỉ có màu vàng đỏ hoặc màu nâu mà còn có cả màu xám, xám tối. Những vết lộ phần nhiều do nhân tạo như hố khai thác khoáng sản, đường ô tô mới xây dựng, giếng nước mới đào trên đó thấy rõ ràng chiều dày lớp phủ và ranh giới bất chỉnh hợp giữa chúng và các đá khác nằm dưới lớp phủ. 2.2.1.3 Những mặt cắt trên khu vực TP Hồ Chí Minh Có một số khu vực như các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Quận Thủ Đức, Quận 9 nằm phía Bắc và Đông Bắc cũng như các quận trung tâm TP. Hồ Chí Minh như Gò Vấp, Tân Bình, Quận 12 cũng có bao phủ bởi lớp phủ Loess. Mặt cắt điển hình nằm ở Quận Thủ Đức, Quận 9. Các mặt cắt địa chất lớp phủ lộ ra dọc theo xa lộ Hà Nội từ nhà máy xi măng Hà Tiên đến đầu cầu Đồng Nai. Hầu hết các lớp phủ ở Quận Thủ Đức và Quận 9 có màu vàng đỏ và màu nâu, chúng nằm phủ bất chỉnh hợp trên lớp đá ong phong hóa hoặc bị bào mòn từ cuội sỏi của hệ tầng Bà Miêu tuổi Plioxen- Đệ Tứ và đá gốc khác. Trên bề mặt đá ong có nhiều mảnh thiên thạch tektit sắc cạnh, màu đen đã được tìm thấy. Dọc theo quốc lộ 1 kéo dài tới huyện Thống Nhất tỉnh Đồng Nai theo hướng từ Đồng Nai đi Bà Rịa- Vũng Tàu trên các đồi thoải lượn sóng có độ cao 30-70m cũng bị phủ bởi lớp phủ dày. 2.2.1.4 Những mặt cắt của lớp phủ trên tỉnh Tây Ninh Các mặt cắt lớp phủ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giống với các mặt cắt trên địa phận TP Hồ Chí Minh. Tây Ninh là một phần của đồng bằng Đông Nam Bộ, có địa hình thoải chia cắt yếu nằm ở độ cao +5 đến +10m phía Tây Nam và cao dần +30 đến +40m về phía Đông Bắc. Dọc theo đường từ thị trấn Gò Dầu đến thị xã Tây Ninh có nhiều mặt cắt lớp phủ dày 2-4m. Những lớp phủ nằm bất chỉnh hợp với mặt đá ong trên đó có nhiều mảnh vụn đá ong với cuội sỏi thạch anh mài tròn tốt. Ranh giới giữa lớp phủ và laterit thường là đường nét tách biệt nhau thành 2 phần rõ rệt, phần trên là lớp phủ và phần dưới thuộc đá ong rắn chắc có bề mặt mài mòn không bằng phẳng. Mặt cắt lớp phủ nằm trên địa hình đồi thoải lượn sóng cao +40m các núi Bà Đen 3km về phía Nam. Lớp phủ là sét bột cát màu vàng dày 3-4m là khối đồng nhất không phân lớp. Có nhiều mảnh than gỗ màu đen sắc cạnh. Bề mặt đá ong màu đen rắn chắc trên đó có nhiều mảnh tektite. Màu sắc của lớp phủ phân bố trên phạm vi tỉnh Tây Ninh có biến đổi tùy thuộc vào độ cao địa hình. Trên những địa hình cao chia cắt, màu vàng đỏ nâu chiếm ưu thế. Trên địa hình thấp bằng phẳng hơn thường có màu xám tối. Màu sắc khác nhau của lớp phủ liên quan chặt chẽ với điều kiện địa chất địa lí, khí hậu và môi trường của từng địa phương sau thành tạo lớp phủ. 2.2.1.5 Các mặt cắt của lớp phủ trên địa phận tỉnh Bình Phước, Bình Dương Các tỉnh này có độ cao địa hình ở phía Nam +35 đến +40m, địa hình thoải lượn sóng nhưng phía Bắc Đông Bắc địa hình cao +70 đến +90m bị chia cắt mạnh và tạo thành đồi dốc xen với các thung lũng sâu rộng. Có khoảng 3/4 diện tích 2 tỉnh này bị phủ bởi lớp phủ màu vàng nâu đỏ. Dọc theo quốc lộ 22 từ Huyện Thuận An-Bình Dương về hướng Bắc Đông Bắc Đồng Soài-Bình Phước, lớp phủ phân bố rộng rãi và phủ trên khắp địa hình thoải lượn sóng của 2 tỉnh. Mặt cắt tiêu biểu ở Thuận An-Bình Dương có lớp phủ dày hơn 3m lộ ra trên vách đường, trên mặt cắt này lớp phủ nằm trên bề mặt đá ong có sườn dốc. Bề mặt đá ong nằm dưới lớp phủ màu vàng, vàng xám dày 4m, trên bề mặt đá ong đó có rất nhiều mảnh tektite. Các mặt cắt tiêu biểu của lớp phủ trên đồng bằng miền Đông phân bố trên các địa hình bằng phẳng, lượn sóng có độ cao từ +5 đến +90m.Trên hầu hết mặt cắt của lớp phủ nằm bất chỉnh hợp với bề mặt đá ong phong hóa từ trầm tích trẻ nhất là hệ tầng Mộc Hóa đến trầm tích hệ tầng Bà Miêu. Ranh giới giữa lớp phủ và đá ong là đường cong sắc nét phân biệt rõ ràng thành phần thạch học giữa 2 lớp. Bề mặt đá ong bị phủ gồ ghề, hơi dốc đôi khi có rãnh xâm thực cắt sâu. Thành phần độ hạt là đồng nhất không có phân lớp và chứa nhiều mảnh than gỗ màu đen sắc cạnh trong phần trên của lớp phủ sét bột cát màu vàng, vàng đỏ, không liên quan gì với thành phần các lớp nằm dưới. Các tài liệu trên là những mặt cắt điển hình có được khi đo vẽ bản đồ Đệ Tứ 1/200000 1980-1990 do TS. Hoàng Ngọc Kỷ và những người khác thực hiện. Kết quả trên cho thấy lớp sét bột cát vàng của lớp phủ trên đồng bằng miền Đông không phải trầm tích trong môi trường nước hay nguồn gốc sườn tàn tích mà chúng trầm tích trong môi trường không khí do gió mang tới. 2.2.2 Mặt cắt địa chất của lớp phủ trên các đảo Thổ Chu và Phú Quốc là 2 đảo ngoài khơi phía Tây và Tây Nam Việt Nam, trên đó lớp sét bột cát của lớp phủ giống với những lớp phủ trên đồng bằng Đông Nam Bộ. Mặt cắt địa chất trên đảo Thổ Chu: Đảo Thổ Chu nằm trên biển khơi Việt Nam cách thị trấn Rạch Giá-Kiên Giang khoảng 200km về phía Tây Nam. Đảo này thành tạo bởi cát kết, cuội kết xen kẽ các lớp sét kết tuổi Jura có góc cắm thoải từ 5-100 nghiêng về phía Đông Nam nhô lên trên vùng biển khơi. Từ 0-1.5m là lớp sét bột cát màu vàng đồng nhất cấu trúc, không phân lớp có 30-40% sét, 20-30% cát và 20-30% bột. Từ 1.5m là lớp đá ong phong hóa từ cát kết, cuội kết thành tạo tuổi Jura. Lớp phủ ở đây hạt mịn hơn cát kết do đó chúng không phải là nguồn gốc tàn tích hoặc sườn tích của vật liệu sót lại của đá gốc hạt thô phong hóa, cũng không phải có nguồn gốc sông vì theo tài liệu địa mạo dòng sông cổ chưa bao giờ được phát hiện trên đảo. Mặt cắt địa chất của lớp phủ trên đảo Phú Quốc: đảo Phú Quốc nằm ngoài khơi vịnh Hà Tiên cách đất liền khoảng 70-80km về phía Tây và Campuchia khoảng 25km về phía Nam, thàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxđồ án.docx
  • pptBÁO CÁO03.ppt
Luận văn liên quan