Tiểu luận Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di dân tự do nông thôn đô thị

“Di dân vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển”. Ở Việt Nam vấn đề di dân . Đặc biệt là di dân tự do theo hướng nôn thôn đô thị, diễn ra mạnh mẽ trong những thâp kỷ gần đây. Nhất là kể từ khi chính sách đổi mới kinh tế (1986) của Đảng và nhà Nước, được thực hiện và có hiệu quả. Đã làm cho dòng di dân này, tăng đột biến về số lượng vào những năm 1990 trở lại đây. Cùng với quá trình di dân đó, là hệ quả mà nó tạo ra. Bên cạnh tính tích cực, như thúc đảy quá trình phát triển kinh tế – xã hội (tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người di cư cũng như gia đình của họ). Tuy nhiên. Bên cạnh những ưu điểm , thì quá trình di cư này cũng đã để lại nhiều hậu quả cho xã hội. Như gây ra xáo trộn dân cư cho cả nơi xuất cư và nơi nhập cư :Vấn đề tăng dân số cơ học ở thành phố, dẫn đến quá tải thành phố kéo theo vấn đề việc làm, nhà ở đô thị, các công trình công cộng. Cùng với những tệ nạn xã hội (cờ bạc, mại dâm, nghiện hút.). Đây là những vấn đề bức xúc cho toàn xã hội. Trước những thực trạng đó, đây không chỉ là vấn đề quan tâm của những nhà làm chính sách xã hội. Mà cả giới khoa học. Để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất cho sự phát triển bền vững.

doc7 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2796 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di dân tự do nông thôn đô thị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA LỊCH SỬ ----------------- TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG DÂN TỘC HỌC – NHÂN HỌC ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA MẠNG LƯỚI XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH DI DÂN TỰ DO NÔNG THÔN ĐÔ THỊ Sinh viên : Phạm văn Hậu Lớp : K48 – Nhân học Giảng viên chuyên đề : TS . Nguyễn văn Chính Hà Nội. Tháng 11- 2006 Giới thiệu “Di dân vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển”. Ở Việt Nam vấn đề di dân . Đặc biệt là di dân tự do theo hướng nôn thôn đô thị, diễn ra mạnh mẽ trong những thâp kỷ gần đây. Nhất là kể từ khi chính sách đổi mới kinh tế (1986) của Đảng và nhà Nước, được thực hiện và có hiệu quả. Đã làm cho dòng di dân này, tăng đột biến về số lượng vào những năm 1990 trở lại đây. Cùng với quá trình di dân đó, là hệ quả mà nó tạo ra. Bên cạnh tính tích cực, như thúc đảy quá trình phát triển kinh tế – xã hội (tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người di cư cũng như gia đình của họ). Tuy nhiên. Bên cạnh những ưu điểm , thì quá trình di cư này cũng đã để lại nhiều hậu quả cho xã hội. Như gây ra xáo trộn dân cư cho cả nơi xuất cư và nơi nhập cư :Vấn đề tăng dân số cơ học ở thành phố, dẫn đến quá tải thành phố kéo theo vấn đề việc làm, nhà ở đô thị, các công trình công cộng. Cùng với những tệ nạn xã hội (cờ bạc, mại dâm, nghiện hút...). Đây là những vấn đề bức xúc cho toàn xã hội. Trước những thực trạng đó, đây không chỉ là vấn đề quan tâm của những nhà làm chính sách xã hội. Mà cả giới khoa học. Để đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất cho sự phát triển bền vững. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Cho đến nay ở Việt Nam đã có rấ nhiều những công trình khoa học nghiên cứu về di dân. Mà đặc biệt là di dân tự do nông thôn đô thị. Đó là của các tổ chức, của cá nhân (như luận án tiến sĩ, thạc sĩ...), những bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, những bài viết trên các báo. Những công trình này nhìn chung đã nghiên cứu di dân trên nhiều lĩnh vực. Nhưng vẫn chỉ xoay quanh những vấn đề như : Nguyên nhân, thực trạng, hệ quả của của nó. Đặc biệt là về nguyên nhân, chỉ mới xem xét trên góc độ kinh tế việc làm . Mà chưa đề cập nhiều đến những tác động về mặt văn hoá - xã hội, đặc biệt là vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di dân. Gần đây đã có một số nghiên cứu đề cập đến vấn đề này như: “Vai trò của mạng lưới xã hội trong di dân” của tác giả Đặng nguyên Anh, đăng trên tạp chí xã hội học số 2 năm 1998 hay “nhóm không chính thức của người lao động ngoại tỉnh ở Hà Nội” của tác giả Vũ Dũng đăng trên tạp chí tâm lý học. Nhưng những bài viết này tác giả mới chỉ đề cập đến vai trò của mạng lưới xã hội như một nguyên nhân (quyết định vấn đề di chuyển, lựa chon nơi chuyển đến...), cũng như chức năng trợ giúp (như chỗ ở, việc làm, thu nhập, tiền gửi về cho gia đình,...). Nhưng lại rất ít hay chưa đề cập nhiều dến vấn đề tác động về mặt văn hoá xã hội (như tác động về mặt nhận thức, tâm lý, tư tưởng, truyền thống, phong tục tập quán (gia đình, họ hàng, làng xóm), những dư luận xã hội. Về mặt phương pháp. Những bài viết này, các tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp thu thập thông các số liệu mang thính định lượng. Phương pháp này có tác dụng tìm ra được xu hướng như là: Nhu cầu của những người di cư có cần mạng lưới xã hội hay không? Cũng như giới tính có ảnh hưởng bởi mạng lưới xã hội hay không?... Nhưng lại chưa sử dụng nhiều phương pháp định tính để hiểu tâm tư tình cảm của chính những người di cư cũng như gia đình của họ và những người có liên quan... Từ thực tế đó, thiết nghĩ cần phải có những nghiên cứu sâu về mạng lưới xã hội trong quá trình di dân để thấy được những tác động về mặt văn hoá xã hội của nó. Vấn đề nghiên cứu. Trọng tâm nghiên cứu đề tài này là:“ Những tác động của mạng lưới xã hội đối với quá trình di dân tự do nông thôn đô thị”. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: Mạng lưới xã hội tác động như thế nào đến quá trình di dân tự do nông thôn đô thị? Tại sao mạng lưới xã hội lại tác động đến quá trình di dân? Khi nào mạng lưới xã hội tác động đến quá trình di dân? Có phải ảnh hưởng của mạng lưới xã hội đối với tất cả đối tượng di cư? Hay có sự khác nhau giữa các thành phần ( tuổi, giới, học vấn ...)? Mạng lưới xã hội được hình thành như thế nào? và hoạt động ra sao? Cơ sở lý luận va giả thiết. Xuất phát từ những chức năng cụ thể của mạng lưới xã hội đối với quá trình di dân (như là một nguyên nhân, là động lực,...). Vì vậy cơ sở lý luận phải dựa trên những thực tế đó. Từ đó giả thiết chung của nghiên cứu này là quá trình di dân chịu tác động bởi mạng lưới xã hội như : Những quyết định di chuyển, hướng di chuyển, thành phần tham gia di chuyển (tuổi, giới tính, trình độ học vấn,...). Mà đặc biệt là nó như là động lực tác động đến những giá trị chuẩn mực đạo dức truyền thống đã ăn sâu trong tiềm thức của người Việt Nam. Khái niệm “Mạng lưới xã hội” (Networt). Về khái niệm này đã có một số tác giả nghiên cứu về di đân đề cập như: Đặng Nguyên Anh cho rằng: “Mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết giãư các cá nhân hay giãư các nhóm dân cư nhất định”. (Đăng trên tạp chí xã hội học số 2, 1998). Đây là một khái niệm tương đối chi tiết về mạng lưới xã hội. Hay như tác giả Vũ Dũng gọi là: “Nhóm không chính thức của người lao động ngoại tỉnh ở Hà Nội”,(Đăng trên tạp chí tâm lý học). Tuy nhiên khái niệm này mới chỉ là một bộ phận của mạng lưới xã hội. Theo tôi mạng lưới xã hội là tổng hợp các mối liên hệ, nó có quan hệ biện chứng với nhau của những con người với con người mà đặc biệt là nó được xây dựng trên một nền tảng văn hoá truyền thống nhất định. Trong di dân đó là mối quan hệ giãư những người di cư với người di cư và giãư những người di cư với người ở lại. Phương pháp nghiên cứu. Thu thập thông tin. Để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, đề tài này cần phải thu thập những nguồng tài liệu : Thứ nhất là những tài liệu đã viết về di dân. Như những sách về di dân, những công trình khoa học nghiên cứu về di dân của các tổ chức, các cá nhân (luận án tiến sĩ, thạc sĩ,...), các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, tham luận của các hội thảo về di dân cũng như các kết quả về điều tra dân số,... Những nguồn tài liệu này có thể tiếp cận được ở thư viện , trên internet. Thứ hai là tài liệu thực địa, đó là những nguồn thông tin sống và có thể tiếp cận được bằng các phương pháp như : Định lượng là dùng các bảng hỏi đã cấu trúc sẵn. phương pháp này có tác dụng là tìm ra xu hướng xem nhu cầu của người di cư có cần mạng lưới xã hội này hay không? Hay đối tượng nào trong di dân (giới, tuổi, học vấn...) chịu tác động bởi mạng lưới xã hội.... Phương pháp này đã được các tác giả đi trước sử dụng rất thành công bởi các điều tra của mình và đã tìm ra được xu hướng là người di cư chịu tác động bởi mạng lưới xã hội cũng như ảnh hưởng của mạng lưới này là hkác nhau giãư các thành phần (nữ giới tác động nhiều hơn nam giới...).Có thể tôi sẽ tham khảo và sử dụng một phần kết quả của họ cho nghiên cứu của mình. Cùng với định lượng là phương pháp định tính, đó là tiến hành phỏng vấn sâu, nhất là phỏng vấn mở. Qua đó hiểu được tâm tư tình cảm cũng như nguyện vọng của những người trong cuộc (đặc biệt là câu chuyện đời sống được đặc biệt chú ý).Giãư các phương pháp này có sự kết hợp linh hoạt trên thực địa. Lựa chọ địa bàn nghiên cứu. Để thuận lợi cho việc thu thập thông tin. Địa bàn nghiên cứu sẽ được lựa chọn cả nơi xuất cư và nhập cư. Để tìm ra những mối liên hệ của chúng.Về địa bàn xuất cư sẽ là một làng được chọn ngẫu nhiên hoặc là chọn một làng có tỷ lệ người xuất cư cao đến thành phố. Còn địa bàn nhập cư sẽ là những thành phố lớn có tỷ lệ người nhập cư cao như Hà Nội. Việc lựa chọn địa bàn nghiên cứu này là chủ yếu thuận tiện cho việc tác giả thu thập thông tin. Dự kiến kết quả của đề tài. Nghiên cứu này cố gắng hiểu biết thêm phần nào về những nguyên nhân và động lực của của quá trình di dân. Cũng như những tác động của nó bởi yếu tố văn hoá xã hội Tài liệu trích dẫn. Đặng nguyên Anh,1998. “Vai trò của mạng lưới xã trong quá trình di cư” Tạp chí xã hội học số 2 (62) trang 16 – 23. Đặng nguyên Anh,1998. “Các hình thái di cư và phát triển kinh tế ở Việt Nam”. Những vấn đề kinh tế thế giới, số 3 (53) tr 38 – 44. Đặng nguyên Anh,1997. “Vai trò của di cư nông thôn đô thị trong sự phát triển nông thôn”, Tạp chí xã hội học số 4. trang 15 – 19. Vũ Dũng, 1997. “Nhóm không chính thức của lao động ngoại tỉnh ở Hà Nội”,Tạp chí tâm lý học, số 2 trang 27 – 31. Đỗ văn Hoà, Trịnh khắc Thẩm ,1999. “Nghiên cứu về di dân ở Việt Nam”, NXB NN HN. Nguyễn văn Chính, 1997. “ Biến đổi kinh tế – xã hội và vấn đề di chuyển lao động nông thôn đô thị ở miền bắc Việt Nam”,Tạp chí xã hội học số 2 trang 25 -38. Vũ quế Hương, 2002 . “Di dân tự do nông thôn lên đô thị Hà Nội và ảnh hưởng kinh tế xã hội của nó” . LA TS Địa lý. Vũ ngọc Hà, 2002. “Thử nhìn lại động cơ ở nông thôn ra thành thị kiếm việc làm”, Tâm lý học số 4.
Luận văn liên quan