Đề tài Ý nghĩa và việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Có thể nói, bốn nguồn gốc chính yếu ( Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; Tinh hoa văn hoá nhân loại; Chủ nghĩa Mác – Lênin; và Nhân tố chủ quan, bản thân con người Hồ Chí Minh) hình thành nên tư tưởng của Hò Chủ tịch cũng chính là những nguồn gốc hình thành nên tư tưởng của Người về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chỉ có sự biểu hiện của nó trong các giai đoạn, các vấn đề khác nhau là khác nhau thôi. K.Marx, F. Engghen, V.I.Lênin Hồ Chí Minh là những vĩ nhân, có chung một mục tiêu, lý tưởng là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng chế độ xã hội mang bản chất nhân đạo cao cả, một chế độ xã hội tốt đẹp. Xuất phát từ điều kiện chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh châu Âu đầu thế kỉ XIX, K.Mã và F.Ăngghen đã vạch ra con đường cách mạng tất yếu là đi từ giải phóng giai cấp đến giải phóng nhân loại. Cuối thế kỉ XIX, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra con đ ường từ giả phóng giai cấp đến giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại. Đầu thế kỉ XX, sinh ra trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ nghĩa thực dân đang bành chướng mạnh mẽ, Hồ Chí Minh lại xuấy phát từ giải phóng gdân tộc đến giải phóng giai cấp và giải phóng nhân laọi. Từ đó ở người đã hình thành nên tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trước hết, phải nói rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc có nguồn gốc từ sự nhạn thức sâu sắc lý luận Mác – Lênin. K.Mác và Lênin cho rằng cách mạgn giải phóng dân tộc phải được thực hện bằng con đường cách mạng vô sản, do giai cấp công nhân lãnh đạo, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sant thế giới và cách mangj đó phải được thực hiện bằng con đường bạo lực. Bạo lực cách mạgn là quy luật phổ biến của cách mạgn vô sản. như vậy, lý luận của Mác – Lênin đã chỉ rõ ở các nước thuộc địa và phu thuộc, vấn đề đánh đổ đế quốc giành độc lập dân tộc là tất yếu, phải giải phóng các dân tộc bị áp bức để tiến lên giải phóng con người, xây dựng một xã hội tốt đẹp. Đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Thứ hai, tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải póng dân tộc còn xuất phát từ sự tìm hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới. Qua tìm hiểu, Hồ Chí Minh thấy rõ các cuộc cách amgnj trên thế giới đều không triệt để, ở đó, người lao động vẫn bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ở đó còn đang muốn tìm kiếm một cuộc cách mạng khác. Hồ Chí Minh đã khẳng định; chỉ có con đường cách mạng vô sản là cái cần thiết cho dân tộc ta, là con đường giải phóng nhân dân ta. Sau nà, khi tổng kết về con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã nói một cách rõ ràng hơn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào kháccon đường cách mạng vô sản”.

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 19365 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Ý nghĩa và việc vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Có thể nói, bốn nguồn gốc chính yếu ( Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam; Tinh hoa văn hoá nhân loại; Chủ nghĩa Mác – Lênin; và Nhân tố chủ quan, bản thân con người Hồ Chí Minh) hình thành nên tư tưởng của Hò Chủ tịch cũng chính là những nguồn gốc hình thành nên tư tưởng của Người về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, chỉ có sự biểu hiện của nó trong các giai đoạn, các vấn đề khác nhau là khác nhau thôi. K.Marx, F. Engghen, V.I.Lênin Hồ Chí Minh là những vĩ nhân, có chung một mục tiêu, lý tưởng là giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, xây dựng chế độ xã hội mang bản chất nhân đạo cao cả, một chế độ xã hội tốt đẹp. Xuất phát từ điều kiện chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh châu Âu đầu thế kỉ XIX, K.Mã và F.Ăngghen đã vạch ra con đường cách mạng tất yếu là đi từ giải phóng giai cấp đến giải phóng nhân loại. Cuối thế kỉ XIX, trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, Lênin đã chỉ ra con đ ường từ giả phóng giai cấp đến giải phóng dân tộc và giải phóng nhân loại. Đầu thế kỉ XX, sinh ra trong điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ nghĩa thực dân đang bành chướng mạnh mẽ, Hồ Chí Minh lại xuấy phát từ giải phóng gdân tộc đến giải phóng giai cấp và giải phóng nhân laọi. Từ đó ở người đã hình thành nên tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trước hết, phải nói rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc có nguồn gốc từ sự nhạn thức sâu sắc lý luận Mác – Lênin. K.Mác và Lênin cho rằng cách mạgn giải phóng dân tộc phải được thực hện bằng con đường cách mạng vô sản, do giai cấp công nhân lãnh đạo, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sant thế giới và cách mangj đó phải được thực hiện bằng con đường bạo lực. Bạo lực cách mạgn là quy luật phổ biến của cách mạgn vô sản. như vậy, lý luận của Mác – Lênin đã chỉ rõ ở các nước thuộc địa và phu thuộc, vấn đề đánh đổ đế quốc giành độc lập dân tộc là tất yếu, phải giải phóng các dân tộc bị áp bức để tiến lên giải phóng con người, xây dựng một xã hội tốt đẹp. Đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Thứ hai, tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải póng dân tộc còn xuất phát từ sự tìm hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới. Qua tìm hiểu, Hồ Chí Minh thấy rõ các cuộc cách amgnj trên thế giới đều không triệt để, ở đó, người lao động vẫn bị áp bức, bóc lột nặng nề, nhân dân ở đó còn đang muốn tìm kiếm một cuộc cách mạng khác. Hồ Chí Minh đã khẳng định; chỉ có con đường cách mạng vô sản là cái cần thiết cho dân tộc ta, là con đường giải phóng nhân dân ta. Sau nà, khi tổng kết về con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã nói một cách rõ ràng hơn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào kháccon đường cách mạng vô sản”. Nguồn gốc thứ ba là bắt nguồn từ thời đại: trong thời đại ngày nay, giai cấp công nhân là giai cấp trung tâm lãnh đạo cách mạng, thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga đã mở ra thời đại mới và đang là ánh sáng soi đường cho các dân tộc bi áp bức đi theo. Chính sự thắng lợi của cách mạng tháng mười Nga đã tác động mạnh mẽ tới tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc. Người cho rằng cách mạng muốn giành thắng lợi phải đi theo cách mạng tháng mười. Cách mạng tháng mười là cuộc cách mạng sâu sắc và triệt để nhất mà cách mạng các nước thuộc điạ phải đi theo và học tập nếu muốn giành thắng lợi cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mình. Nguồn gốc cuối cùng đó là sự nhận thức sâu sắc, nắm rõ tình hình đất nước ta của Người. Ở Việt Nam giai cấp công nhân la giai cấp tiên phong nhất của xã hội, là giai cấp cách mạng nhất trong tất cả các giai cấp. Cho nên, giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo cách mạgn Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, giai cấp côgn nhân đã khẳng định vị trí lánh đạo trung tâm của mình. Từ sự nhận thức rõ vai trò của giai cấp công nhân, Bác nói: “Với lý luận tiên phong và kinh nghiệm của phong trào cộng sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam”. Có thể nói, chính sự vận dụng một các sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và cách mạng Việt Nam, cùng với sự nhận thức sâu sắc và nắm bắt rõ nét tình hình đất nước đã tác động mạnh mẽ và ảnh hươngr sau sắc đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, một trong những tư tưởng lớn của người mãi mãi soi sáng cho đường đi của cách mạng Việt Nam. ĐK Kinh tế – Chính trị – xã hội Cuộc đời + sự nghiệp + bản thân ĐKKQ Nhân tố chủ quan Tư tưởng HCM Dân tộc -Tính CM-KH (P2 biện chứng) VH PĐ -Tính hiện đại VH PT -Tính năng động CN -Tính dân tộc Mác PHẦN II: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Như chúng ta đã biết tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ 4 nguồn gốc, đó là: Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ( Được hình thành và duy trì trong lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam); Tinh hoa văn hoá nhân loại của cả phương Đông và phương Tây; Chủ nghĩa Mác-Lênin, điểm sáng và là nhân tố quyết định tính đúng đắn và khoa học trong tư tưởng của Người; và cuối cùng là các nhân tố chủ quan, bản thân con người và nhân cách cao cả của Hồ Chủ tịch. Trải qua nhiều biến cố của lịch sử, hệ tư tưởng của Người đã được thử thách, trau dồi và tiếp tục được hoàn thiện. Trong hệ tư tưởng đó thì nội dung đầu tiên, cơ bản phải đề cập đến đó là tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề Dân tộc và Cách mạng giải phóng dân tộc (Vấn đề DT và CM GPDT ). Trước hết, ta phải hiểu vấn đề dân tộc mà Hồ Chí Minh đề cập dến là vấn đề quốc gia dân tộc, vấn đề cộng đồng dân tộc, hoặc là vấn đề dân tộc về mặt chính trị chứ không phải là vấn đề sắc tộc hoặc là vấn đề dân tộc học. Đồng thời cũng kông được nhầm lẫn giữa vấn đề CM GPDT và con đường GPDT. Có xác định được như thế, có hiểu được quá trình hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh là gian nan, là khó khăn, vất vả như thế, ta mới hiểu được sâu sắc, mới thấm nhuần được tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề DT và CM GPDT. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề DÂN TỘC thực chất là nghiên cứu quan điểm của Bác về các dân tộc thuộc địa, nghiên cứu về quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trên pham vi Quốc tế cũng như trong Quốc gia dân tộc Việt Nam, và nghiên cứu về quan hệ giữa Dân tộc Việt Nam với các dân tộc khác trên Thế giới. Đó là những vấn đề liên quan đến chiến lược GPDT bị áp bức. Bao gồm những nội dung cơ bản sau: Quyền cơ bản của một Dân tộc Kẻ xâm lược thường tự cho Dân tộc mình là siêu đăng, có nghĩa vụ đi kha hoá Dân tộc khác, chúng tự cho mình cái quyền chém giết những Dân tộc yếu hơn để đàn áp, bóc lột, thoả mãn dã tâm của riêng chúng. Chúng coi mình đứng trên tất cả, cho sự bóc lột của mình là một sự ban phát ân huệ, và đi rêu rao rằng Dân tộc mình đang làm nghĩa vụ khai hoá cho một Dân tộc khác hèn yếu hơn.(Những tư tưởng và hành động ấy thật là vô sỉ). Theo Hồ Chí Minh, tất cả các Dân tộc trên Thế giới đều bình đẳng. Bản Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam gửi cho hội nghị Véc-xây và các Nghị sĩ khác chính là hành động tấn công đầu tiên vào các trung tâm bảo vệ sự bất bình đẳng cảu Thế giới, và đây cũng là hành động đầu tiên đã đưa Nguyễn ái Quốc lên địa vị hoạt động chín trị của mình. 8 điểm đó đã toát lên 2 nội dung cơ bản sau: + Cho nhân dân Việt Nam được hưởng chế độ tự trị thuộc Pháp. + Cho nhân dân Việt Nam được hưởng các quyền tự do dân chủ, như những người Pháp và người nước ngoài được hưởng trên lãnh thổ Việt Nam. Sau Cách mạng tháng 8, Bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9 cũng là lời tuyên bố về sự bình đẳng giữa các dân tộc, bình đẳng là quyền tự nhiên mà mọi sinh vật sinh ra được hưởng, kẻ nào tước đi sự bình đẳng là làm trái với tự nhiên. Theo Hồ Chí Minh, độc lập – tự do là quyền tự nhiên bất khả xâm phạm. Theo Bác, tất cả các đân tộc phải được độc lập, tự do. Đây là độc lập hoàn toàn, độc lập thực sự trên tất cả các mật kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao và toàn vẹn lãnh thổ. Mọi vấn đề thuộc về chủ quyền dân tộc phải do chính Dân tộc đó giải quyết, không cá sự can thiệp của nước ngoài. Dân tộc độc lập trong tư tưởng của Bác còn phải được thể hiện bằng sự ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Độc lập Dân tộc còn được thể hiện bằng quan điểm là mọi phần tử của quốc dân Việt Nam đều được hưởng tự do độc lập, kể cả những người sai lầm nay đã trở về. Điều này một lần nữa thể hiện tinh thần bác ái của Hồ chủ tịch. Như vậy quan niệm độc lập Dân tộc theo Hồ Chí Minh là một nền độc lập dân tộc giành được phải bằng cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sẳn lật đổ sự thống trị xâm lược của chủ nghĩa đế quốc chứ không phải thứ độc lập ban phát, xin cho. Độc lập Dân tộc thực sự phải đảm bảo các nguyên tắc: + Dân tộc đó có quyền đầy đủ về kinh tế, chính trị, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ. + Độc lập Dân tộc phải thực hiện một cách triệt để. + Độc lập Dân tộc phải vì hạnh phúc của nhân dân. Đây chính là giá trị đích thực về độc lập Dân tộc của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh cho rằng Độc lập Dân tộc phải trong hoà bình chân chính. Người đã chỉ ra các biện pháp : Độc lập Dân tộc phải gắn với trào lưu hoà bình, dân chủ, tiến bộ của nhân dân thế giới; phải gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; Phải đứng trên lập trường, quan điểm của giai cấp công nhân để giải quyêt các vấn đề DT và CM GPDT. Quan hệ giữa Dân tộc và giai cấp trong tư tưởng của Bác Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp thực chất là quan hệ về lợi ích trên pơhạm vi Thế giới. Học thuyết Mác thực chất là học thuyết về đấu tranh giai cấp. Tuy vạy, Học thuyết Mác không hề coi nhẹ vấn đề dân tộc. Lênin cũng là người ưu tiên cho cả vấn đề giai cấp và vấn đề Dân tộc. Còn chúng ta thì sẽ tìm hiểu tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề này. Theo Bác, phải kết hợp hài hoà giữa lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp trên phạm vi quốc tế và quốc gia. Người cho rằng, cần phải đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc lên trên. Cơ sở của luận điểm này đó là trước mặt kẻ thù áp bức thì quyền lợi dân tộc và giai cấp là thống nhất. Có độc lập dân tộc thì giai cấp mới được tự do hoàn toàn, mới có điều kiện để thoả mãn quyền lợi của giai cấp mình. Bác nhấn mạnh vấn đề dân tộc nhưng hoàn toàn không mâu thuẫn với vấn đề giai cấp. Có thể nói, Hồ Chí Minh đã đứng trên lập trường, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc. Trong hoạt động thực tiễn, Người cũng đã vận dụng chính quan điểm giữa giai cấp và dân tộc đó. + Hồ Chí Minh coi trọng chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa dân tộc chân chính. Người xác định mục tiêu chiến lược của Việt Nam. Người xác định mục tiêu chiến lược của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Người đấu tranh cho Dân tộc Việt Nam và các Dân tộc khác. Chúng ta, nhũng người con của Tổ quốc Việt Nam, cũng nhu nhân dân toàn thế giới đều biết đến mối quan hệ gắn kết giữa Dân tộc Việt Nam và nhân dân CuBa, giữ dân tộc Viet Nam với các nước Lào và Campuchia anh em. Chúng ta cúng biết tình cảm thân thiết, tình đồng chí giữa Hồ Chủ tịch và Chủ tịch Phidel Castro. + Chủ nghĩa Dân tộc Hồ Chí Minh là sự giải phóng dân tộc, hạnh phúc của Dân tộc, sự bình đẳng với các dân tộc khác. Điều này khác với chủ nghĩa Dân tộc cực đoan, vị kỉ. + Tư tưởng độc lập dân tôc gắn liền với CNXH: Đây la sự kết hợp rõ nhất sự gắn kết giữa tư tưởng với giai cấp. Nguyễn ái Quốc khẳng định chỉ có giải phóng giai cấp mới giải phóng Dân tộc. Nhung trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam, điều kiện Việt Nam, giải phóng Dân tộc trước giải phóng giải cấp. Quan điểm về mối quan hệ giữa Dân tộc Việt Nam với các Dân tộc khác trên thế giới: QĐ1: Dân tộc Việt Nam mong muốn quan hệ bình đẳng, hữu nghị, hợp tác và cùng chung sống hoà bình với tất cả các dân tộc trên Thế giới, kể cả với nhunững nước có chế độ chính trị xã hội khác, trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng, độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹ lãnh thổ của các dân tộc và mỗi bên cùng có lợi. QĐ2: Mọi tranh chấp giữa Việt Nam và các Dân tộc khác cúng như mọi vấn dề quốc tế đều cần phải giải quyết bằng thương lượng hoà bình. Ngoài ra, Bác cũng thực hiện sự ưu tiên với các nước có cùng chế độ XHCN. Sau đó, chú ý đến quan hệ láng giềng, Bác còn chia thành láng giềng gần ( Là các nước có chung biên giới nhu trung Quốc, Lào, Campuchia) và láng giềng xa như Ấn Đọ, thái Lan, Myanma và rộng hơn nữa là các nước châu Á. Nói tóm lại quan điểm của Bác là : Việt Nam muốn là bạn với tất vả các nước. Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu Tư tưởng của Người về cách mạng giải phóng dân tộc. Trong quá trình đi tìm con đường giải phóng dân tộc thì Nguyễn Ái Quốc đã đến được với Bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Đó là cơ sở cho việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Tư tưởng đó được thể hiện trong các tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp”, “ Đường kách mệnh” và “ Chính cương sách lược vắn tắt”. (Đề nghị mọi người tìm đọc). Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa gồm một số những luận điểm cơ bản như sau: Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi triệt để phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh đã rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Người không đòng ý với con đường yêu nước cua các vị ấy. Khi ra nước ngoài, Hồ Chí Minh có dịp nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản điển hình trên thế giới như Cách mạng tư sản Pháp_1789, cách mạng tư sản Mỹ_1776. Người rút ra bài học là: Cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ là những cuộc cách mạgn không đến nơi, cách mạng rồi mà dân chúng vẫn ba, bốn lần đòi cách làm cách mạng nữa. Thực tế thì những cuộc cách mạng này không mang lại quyền lợi cho nhân dân lao động. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã loại bỏ con đường cách mạng tư sản ở Việt Nam. Khi bắt gặp cách mạng tháng 10 Nga, Hồ Chí Minh đã rút ra nhận xét: Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mạng tháng 10 Nga là thành công và thành công đến nơi. Nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc, tự do, xoá bỏ được bất bình đẳng, vì cách mạng tháng 10 Nga đã loại bỏ được chế độ phong kiến và ách áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa. Vì vậy Hồ Chí Minh chỉ ra rằng: Muốn cách mạng thành công thì phải lấy công – nông làm gốc, phải có Đảng cộng sản. Nói tóm lại, muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc. Không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản. Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo. Hồ Chí Minh nhận thức được làm cách mạng phải có lực lượng. Cachs mạgn giải phóng dân tộc là giành lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, vì vậy lực lượngc ách mạng là toàn dân - toàn dân theo Hồ Chí Minh là không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giai cấp, nam nữ…, ai là người yêu nước, ghet giặc, muốn cứu nước thì đều là lực lượng của cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh cũng xếp đặt một cách cụ thể các thành phần, lực lượng. Mà cụ thể là: Lực lượng lãnh đạo của cuộc cách mạng này là giai cấp công nhân. Lực lượng trung tâm của cuộc cách mạng này là công nhân – nông dân và sự liên minh công – nông với các tầng lớp khác, trong đó chủ yếu là trí thức, đó là nền tảng của mặt trận dân tộc thống nhất sau này. Động lực của cuộc cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và các phần tử yêu nước khác. Bác cũng phân chia lực lượng một cách khá sâu sắc để có được những sách lược thích hợp và phát huy được lực lượng. Cụ thể: Bác chia nông dân thành nhiều tầng: + Nông dân nghèo: người không có ruộng, phải làm thuê. Đây gọi là lực lượng bần cố nông. Lực lượng này sẽ được chia ruộng từ tay bọn đế quốc, Việt gian, địa chủ. Bần cố nông là lực lượng cách mạng quan trọng, đòng minh chác chanứ nhất của giai cấp công nhân. + Trung nông: Theo Bác, trung nông là những người cày ruộng của họ, không bóc lột. Đảng phải coi trung nông là bạn chắc chắn của mình. + Phú nông: Là tư sản giau có ở nông thôn. Đảng cộng sản phải lôi kéo họ, lợi dụng họ. Nếu không thì cũng trung lập chúng để chúng không ngả về phía Đế quốc – Phong kiến. Bác chia địa chủ thành 3 hạng: + Đại dịa chủ: nếu họ không còn tinh thần yêu nước, tinh thàn dân tộc mà theo giặc, hại dân, thì Đảng cộng sảnphải tổ chức nhân dân đánh “trúc” bọn chúng (“trúc” có nghĩa là đổ) để làm thổ địa cách mạng. + Về trung và đại địa chủ: đối xử với họ như phú nông, nếu họ không phản cách mạng thì lôi kéo hoặc trung lập họ. Nếu họ phản lại cách mạng thì đánh đổ họ. Tóm lại, theo Bác, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân, theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam phải thực hiện bằng con đường bạo lực cách mạng. Thực dân Pháp dùng bạo lực để xâm lược và thống trị nhân dân ta, và ngay cả khi những người yêu nước Việt Nam như cụ Phan Chu Trinh chr trương làm cách mạng bằng cải lương thì thực dân Pháp vẫn dùng bạo lực để đàn áp. Việt nam Quốc dân đảng chủ trương đấu tranh bằng con đường nghị trường chính trị, nhưng không thành công đã chuyển sang bạo lực, cuối cùng bị gìm trong bể máu. Bác Hồ cũng đã gửi Bản yêu sách 8 điểm tới hội nghị Véc-sây nhưng cũng không được chấp nhận. Vì vậy theo Bác, cách mạng Việt Nam phải được tiến hành bằng con đường bạo lực cách mạng. Lực lượng bạo lực cách mạng của Việt Nam theo Hồ Chí Minh đó là sức mạnh tổng hợp của cả hai yếu tố chính trị và quân sự và đó cũng là tôngr hợp của hai sức mạnh: lực lượng chính trị của quần chúng và lực lượng vũ trang của nhân dân. Cách mạng dùng các sức mạnh đó để gìanh và giữ chính quyền. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc Do điều kiện lịch sử chưa cho phép nên Mác và Engghen chưa đề cập nhiều đến vấn đề cách mạgn giải phóng dân tộc. Song hai ông cũng khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc nằm trong phạm trù cách mạng vô sản. Về lâu dài, muốn thắng lợi triệt để thì cách mạgn giải phóng dân tộc phải tiến tới cách mạng vô sản. Cách mạng tháng 10 Nga thành công đã tạo điều kiện giải phóng hàng loạt các dân tộc thuộc địa cuả Nga. Vì vậy mà những người cách mạng CHÂU ÂU, CHÂU MĨ luôn luôn cho rằng cách mạng giải phóng thuộc địa phải phụ thuộc váo cách mạng vô sản của chính quốc. Các dân tộc thuộc địa chỉ có thể được tự do khi giai cấp công nhân chính quốc làm cách mạng gianhf chính quyền ở chính quốc thành công. Theo Quốc tế cộng sản, thì công nhân – nông dân ở các nước thuộc địa giành được độc lập khi công nhân hai nước có nhiều thuộc địa là Anh và Pháp đánh đổ tư sản giành chính quyền. Bác tin theo Lênin và Quốc tế cộng sản nhưng có quan điểm riêng và hết sức độc đáo về mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc. Đó là: + Bác cho rằng cách mạng thuộc địa và chính quốc gắn bó, tác động lẫn nhau vì có chung một kẻ thù là giai cấp thống trị và chính quốc. + Các dân tộc bị áp bức phải liên minh với giai cấp vô sản ở chính quốc để chiến đấu chống kẻ thù chung. Trong cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chính quốc sẽ trực tiếp giúp cho các dân tộc thuộc địa tự giải phóng mình, vì cuộc đấu tranh đó đánh thẳng vào trái tim của chủ nghĩa đế quốc. Trong khi đó, cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa lại trực tiếp giúp đỡ giai cấp vô sản ở các nước tư bản trong cuộc đấu tranh chống lại các giai cấp thống trị, để tự giải phóng khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa tư bản. Hồ Chí Minh khẳng định cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc gắn bó khăng khít, hỗ trợ cho nhau, nhưng theo Người thì cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, thạmm chí nó còn nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, nó tác đọng tích cực trở lại cách mạng ở chính quốc. Tóm lại, với những luận điểm trên, Đảng đã tiến hành tổ chức nhân dân ta đứng lên tự giải phóng dân tộc mình, không trông chờ ở cách mạng của chính quốc. PHẦN III: Ý NGHĨA VÀ VIỆC VẬN DUNG TƯ TƯỞNG CỦA NGƯỜI VỀ
Luận văn liên quan