Đề xuất giải pháp phát triển phong trào tập luyện bơi lội cho học sinh trên địa bàn quận hải châu -Thành phố Đà Nẵng

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và vận dụng những biện pháp chuyên môn, để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ đích nhằm nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, bơi lội là một môn thể thao mang tính thực dụng rất lớn và được xác định là một trong những môn thể thao trọng điểm thuộc nhóm I của thể thaoViệt Nam. Bơi lội là môn thể thao có tính quần chúng cao, dễ tập luyện, đặc biệt phù hợp phát triển ở những nơi có nhiều sông, biển như Đà Nẵng. Tuy nhiên số lượng người tập luyện chưa cao, có nhiều tai nạn đuối nước đã xảy ra, nhất là ở lứa tuổi học sinh. Theo thống kê của Tổ chức Liên minh vì sự an toàn của trẻ em của Mỹ (TASC) thì tại Đà Nẵng số vụ học sinh bị chết đuối trong năm 2010 có 5 vụ, trong đó quận Hải Châu có 2 vụ; năm 2011 có 4 vụ, trong đó quận Hải Châu có 3 vụ. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đề xuất giải pháp phát triển phong trào tập luyện bơi lội cho học sinh trên địa bàn quận Hải Châu –thành phố Đà Nẵng.” Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp Điều tra xã hội học, phương pháp Quan sát sư phạm, phương pháp Phỏng vấn, phương pháp Toán học thống kê. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh phổ thông quận Hải Châu -Đà Nẵng

pdf70 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4090 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề xuất giải pháp phát triển phong trào tập luyện bơi lội cho học sinh trên địa bàn quận hải châu -Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO TẬP LUYỆN BƠI LỘI CHO HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU - THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Sinh viên Nguyễn Gia Thuận Trường Đại học TDTT Đà Nẵng 1. Đặt vấn đề: Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và vận dụng những biện pháp chuyên môn, để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ đích nhằm nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, bơi lội là một môn thể thao mang tính thực dụng rất lớn và được xác định là một trong những môn thể thao trọng điểm thuộc nhóm I của thể thao Việt Nam. Bơi lội là môn thể thao có tính quần chúng cao, dễ tập luyện, đặc biệt phù hợp phát triển ở những nơi có nhiều sông, biển như Đà Nẵng. Tuy nhiên số lượng người tập luyện chưa cao, có nhiều tai nạn đuối nước đã xảy ra, nhất là ở lứa tuổi học sinh. Theo thống kê của Tổ chức Liên minh vì sự an toàn của trẻ em của Mỹ (TASC) thì tại Đà Nẵng số vụ học sinh bị chết đuối trong năm 2010 có 5 vụ, trong đó quận Hải Châu có 2 vụ; năm 2011 có 4 vụ, trong đó quận Hải Châu có 3 vụ. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Đề xuất giải pháp phát triển phong trào tập luyện bơi lội cho học sinh trên địa bàn quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng.” Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp Điều tra xã hội học, phương pháp Quan sát sư phạm, phương pháp Phỏng vấn, phương pháp Toán học thống kê. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh phổ thông quận Hải Châu - Đà Nẵng. 2. Kết quả nghiên cứu: 2.1. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện bơi lội và số học sinh biết bơi trên địa bàn quận Hải Châu – Đà Nẵng. Để tìm hiểu thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện bơi lội của học sinh trên địa bàn quận Hải Châu, đề tài tiến hành phỏng vấn các 1 chuyên gia, huấn luận viên, giảng viên, cán bộ quản lý về những nguyên nhân ảnh hưởng đến phong trào tập luyện bơi lội. Kết quả được trình bày ở bảng 2.1. Bảng 2.1: Kết quả phỏng vấn những nguyên nhân ảnh hưởng đến phong trào phát triển bơi lội của học sinh trên địa bàn quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng: Số phiếu tán đồng Số phiếu không tán đồng TT Nguyên nhân Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Nhận thức quan tâm 1 20 86,96 3 13,04 của gia đình và xã hội Quảng cáo, tuyên 2 23 100 0 0 truyền vận động 3 Điều kiện cơ sở vật chất 21 91,30 2 8,70 4 Trình độ giáo viên 19 82,61 4 17,39 Chương trình kế hoạch 5 20 86,96 3 13,04 giảng dạy 6 Kinh phí tập luyện 23 100 0 0 Điều kiện thời gian cho 7 17 73,91 6 26,09 tập luyện 8 An toàn tập luyện 18 78,26 5 21,74 Mức độ thu hút đầu tư 9 các dự án bơi từ nước 14 60,87 9 39,13 ngoài Qua kết quả phỏng vấn trên bảng 2.1 Đề tài lựa chọn 6 nguyên nhân có từ 80% số phiếu đồng ý trở lên để làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng. 2.1.1. Thực trạng sự quan tâm của xã hội, nhà trường, gia đình. Ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì sự quan tâm từ phía xã hội, nhà trường, gia đình là rất lớn tạo điều kiện cho các em học bơi lội. Một ví dụ nhỏ cho thấy, đến giờ cao điểm có bể bơi chỉ 300 m2 nhưng phải chứa 300- 400 học viên. Đà Nẵng là một tỉnh thành phố có hệ thống biển, sông, kênh ngòi luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn đuối nước cho trẻ em nhưng chưa có những biện pháp mạnh mẽ để nâng cao chất lượng phong trào tập luyện bơi cho học sinh trên địa bàn thành phố. Điều mà thành phố Đà Nẵng đã làm được là tìm được nguồn viện trợ của tổ chức Liên minh vì sự an toàn trẻ em của Mỹ (viết tắt là TASC) hỗ trợ thành phố Đà Nẵng thực hiện dự án phòng chống tai nạn thương tích trẻ em với số tiền là 500.000 USD với 14 bể bơi di động đặt tại các trường tiểu học. Trong đó Hải Châu có 3 trường. Giải quyết một lượng nhỏ học sinh tiểu học biết bơi và còn 2 tạo thêm thu nhập cho giáo viên là 5triệu/ tháng. Học sinh gặp khó khăn trong việc sắp xếp thời gian biểu hợp lý. Về phía phụ huynh học sinh, cha mẹ các em vẫn còn chưa tin tưởng và giao con em cho các giáo viên dạy bơi, lo ngại vệ sinh bể bơi cũng như ý thức dạy bơi cho trẻ. 2.1.2. Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động quảng bá đối với bơi lội. Các trường học ở quốc tế dù phải đóng góp nhiều tiền nhưng họ dạy kỹ năng sống cho trẻ, trong đó môn thể thao bơi lội đặc biệt được quan tâm. Còn đối với hệ thống giáo dục công lập của ta hiện nay thì chưa đủ điều kiện đào tạo cho trẻ kỹ năng này. Ngay từ năm học 2006-2007, Sở Giáo dục và Đào tạo (cũ) thành phố Đà Nẵng đã xây dựng Đề án "Dạy bơi cho học sinh tiểu học" giúp hàng nghìn học sinh tiểu học ở các quận. Tuy nhiên, sau hai năm triển khai, việc dạy bơi thưa dần và cuối cùng chỉ còn lại con số không do không đủ kinh phí tổ chức tiếp. Qua khảo sát thực tế tại quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng, số lượng học sinh biết đến phong trào tập luyện bơi lội qua ti vi, báo đài là 50%, qua phụ huynh là 30%, tự tìm hiểu là 20%. 2.1.3 Thực trạng về điều kiện cơ sở vật chất Bảng 2.2: Số lượng trường học có hồ bơi cố định tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng: Thành phố Thành phố Cấp học Hồ Chí Minh Đà Nẵng Tiểu học 5 0 Trung học sơ sở 4 0 Trung học phổ 5 2 thông Dựa vào bảng 2.2 ta thấy việc xây dựng các bể bơi để phục vụ cho học sinh ngay tại các trường học ở thành phố Hồ Chí Minh ít nhiều được chú trọng . Còn tại Đà Nẵng, cấp tiểu học và trung học cơ sở không được quan tâm từ các tổ chức liên quan của thành phố, trường học. Mặc dù, tổ chức TASC (Hoa Kì) có 3 bể bơi đầu tư ở quận Hải Châu để tạo điều kiện học bơi cho các em. Tuy nhiên, chỉ hoạt động trong 3 tháng hè đáp ứng 1 phần nhỏ lượng học sinh tiểu học. Qua khảo sát thực tế các hồ bơi thường xuyên, gần đây nhất là tháng 7 năm 2011 các cơ quan đo đạc và kiểm tra chất lượng nước tại 3 hồ ở Đà Nẵng 3 đều không đạt tiêu chuẩn. Nồng độ cloruamin vượt mức cho phép, đó là nguyên nhân dẫn đến da khô, rụng tóc. Trang thiết bị cho học viên như mũ bơi, kính bơi, phao ... bị xem nhẹ và cho qua khi học viên không sử dụng khi tập luyện. Các dụng cụ bơi lội tại các hồ không đủ, và chỉ hơn một nửa phao bơi trong các bể bơi đạt yêu cầu. 2.1.4. Thực trạng về số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn bơi lội. Bảng 2.3: Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên môn bơi lội Số Trình độ đào tạo TT Loại hình cán bộ Tỷ lệ % lượng Thạc sĩ Đại học Cao đẳng 1 Cán bộ quản lý 5 8,19 1 4 0 2 Huấn luyện viên 8 13,11 0 7 1 3 Giáo viên dạy bơi 16 26,23 0 9 7 4 Cán bộ khác 34 52,47 5 20 9 Tổng số 61 100 6 40 17 Tổng số học sinh trên địa bàn quận Hải Châu là 38.480 học sinh (Nguồn: Sở Giáo dục – Đào tạo thành phố Đà Nẵng cung cấp). Với số lượng cán bộ chuyên môn bơi lội như hiện nay thì trên lý thuyết cứ một cán bộ sẽ phải đảm nhận khoảng 630 người tập bơi cho toàn học sinh. Điều đó thể hiện sự thiếu hụt quá lớn về đội ngũ giáo viên giảng dạy bơi lội. 2.1.5. Thực trạng về kinh phí tập luyện. Bảng 2.4: Tham khảo về kinh phí tập luyện của các bể bơi trên địa bàn quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng Giá phiếu Trung bình TT Bể bơi sinh hoạt một buổi Câu lạc bộ bơi lội trường Phan 180.000 đồng/ vé 1 15.000 đồng Châu Trinh. (12 buổi) 350.000 đồng/ vé 2 Bể bơi thành tích cao 15.500 đồng (26 buổi) 120.000 đồng/ vé 3 Bể bơi Quân khu 5 15.000 đồng (8 buổi) 140.000 đồng/ vé 4 Bể bơi Quang Trung 14.000 đồng (10 buổi) Các bể bơi trong dự án bơi an 5 Miễn phí Miễn phí toàn trên địa bàn quận Hải Châu Qua kết quả điều tra trên bảng cho thấy chi phí học bơi so với thu nhập của người bình thường như vậy là không quá cao. Nhưng với mức phí bỏ ra như 4 trên thì đối với một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn, phụ huynh muốn cho con em mình đến học bơi tại các bể mà thay vào đó là các bãi biển, sông, ao, hồ - rất dễ gây chết đuối. 2.1.6. Thực trạng nội dung chương trình, hình thức quản lí, tổ chức lớp học bơi. Hiện nay, Bơi lội trong chương trình phổ thông thuộc phần tự chọn (10 tiết) trong đó một tiết được tính 45 phút, nhưng thực hiện còn lệ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, hồ bơi của từng trường và tình hình thực tế của học sinh mà soạn kế hoạch bơi sao cho phù hợp. Bảng 2.5: Kế hoạch dạy học bơi lội tại trường trung học phổ thông Tiết STT Nội dung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 Các động tác khởi động x x x x x x x x x x 2 Một số bài tập, trò chơi vận động. x x x x x 3 Một số bài tập bổ trợ, trò chơi dưới x x x x x x x nước. 4 Lướt nước đạp chân không thở, có thở. x x x x 5 Lướt nước quạt tay không thở, có thở. x x x x x 6 Phối hợp chân tay không thở, có thở. x x x x 7 Phối hợp chân tay có thở. x x x x x x 8 Hoàn thiện kĩ thuật bơi trườn sấp. x x x x 9 Học xuất phát- bơi trườn sấp. x x x x 10 Giới thiệu luật bơi lội. x x 11 Kiểm tra cuối chương. x Mỗi một giáo án bơi lội giáo viên biên soạn 45 phút thì phần khởi động trên cạn trong giáo án là 15 phút chiếm tỉ lệ 33,33%, phần trọng tâm của tiết học phân bổ khoảng 20 - 23 phút chiếm tỉ lệ 44,44 - 51,11% tiết học. Với số lượng thời gian như thế thì không thể đảm bảo chất lượng cho tập luyện. Bảng 2.6: Hình thức quản lí, tổ chức xuất học bơi tại các bể bơi trên địa bàn quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng. Xuất Số giáo viên Lượng học TT BỂ BƠI Diện tích hồ học giảng dạy sinh bình /ngày / xuất quân/ xuất Câu lạc bộ bơi lội 1 trường Phan Châu 450 m2 8 4 250 Trinh. (18x25 mét) Bể bơi thành tích cao 1120 m2 2 4 8 650 (22,4x50 mét và và 420 m2 5 16,8x25 mét) Bể bơi Quân khu 5 3 1120 m2 6 5 450 (22,4x50 mét) Bể bơi Quang Trung 4 300 m2 6 3 200 (12x25 mét) Các bể bơi trong dự án bơi an toàn trên địa bàn 2 5 quận Hải Châu 60 m 6 2 15 (5x12 mét) Qua bảng 2.6 ta thấy, nhìn chung đa số các bể bơi có số lượng học sinh quá đông so với diện tích của một bể bơi. Theo tiêu chuẩn quốc tế, diện tích đảm bảo của bể bơi công cộng phải đạt 3m2/ người thì các bể bơi tại Đà Nẵng chỉ đáp ứng được từ 1,5-2,5 m2/ người Khiến cho độ an toàn cũng như chất lượng vệ sinh tại các bể bơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một giáo viên dạy từ 60- 90 học viên. Chỉ có dự án do (TASC) Hoa Kỳ tài trợ là đạt chỉ tiêu của tiêu chuẩn quốc tế là 8 học sinh/ giáo viên. Ước tính theo bảng số liệu trên thì mỗi ngày có khoảng 8.590/38.480 học sinh quận Hải Châu tới các bể bơi trên địa bàn quận để sinh hoạt và học bơi lội. Vậy mà số lượng hồ bơi trên địa bàn quận Hải Châu vẫn chưa đủ để các em có nơi và điều kiện học tập một cách tốt nhất. - Để công nhận một học sinh biết bơi thì học sinh đó ít nhất phải bơi được 25 mét. Qua khảo sát thực tế chúng tôi thu thập được, tỷ lệ học sinh tiểu học biết bơi trên địa bàn quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng là 3.240/ 17.380 học sinh, chiếm tỉ lệ 18,64%. Trung học cơ sở là 2.434/ 11.315 học sinh, chiếm tỉ lệ 21,51%. Trung học phổ thông là 3.195/ 9.785 học sinh, chiếm tỷ lệ 32,65%. Điều nghịch lí có thể thấy là mãi đến tuổi trưởng thành và sắp ra trường, các em học sinh mới được dạy và học kĩ năng bơi lội, * Nhận xét: Tỷ lệ học sinh biết bơi trên địa bàn quận Hải Châu – thành phố Đà Nẵng còn thấp. 2.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển phong trào tập bơi cho học sinh trên địa bàn quận Hải Châu - Đà Nẵng: Dựa vào các cơ sở lý luận về quản lý TDTT chủ yếu dựa vào cơ sở lý luận quản lý vĩ mô và quản lý TDTT trường học. Khi đề xuất bất cứ giải pháp thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động TDTT nào đều phải dựa vào chức năng quản lý thể dục thể thao. Dựa vào đặc thù hoạt động bơi và dựa vào cơ sở thực tiễn, thực trạng phong trào và những yếu tố ảnh hưởng đến phong 6 trào ở Đà Nẵng. Từ đó, chúng tôi xin được đưa ra một số đề xuất về giải pháp phát triển phong trào tập bơi cho học sinh trên địa bàn quận Hải Châu - thành phố Đà Nẵng. Sau khi tổng hợp ý kiến chung của 500 phụ huynh với số phiếu tán đồng trên 60% đó là giải pháp về xã hội, nhà trường, gia đình; Giải pháp về cơ sở vật chất; Giải pháp nội dung chương trình giảng dạy; Giải pháp đội ngũ giảng viên; Giải pháp hình thức quản lý, tổ chức lớp học; Giải pháp về kinh phí và giải pháp về công tác tuyên truyền, vận động, quảng bá. 2.2.1. Giải pháp 1: Giải pháp về xã hội, nhà trường, gia đình. - Giải pháp về xã hội: Tìm hiểu và nâng cao nhận thức cho người dân, những hộ gia đình. Tổ chức những buổi hội thảo mời những chuyên gia cùng thảo luận và nâng cao nhận thức và kĩ năng phòng chống chết đuối cho người dân nhiều hơn nữa. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên. Biên soạn và chỉnh sửa lại sách Giáo khoa, tài liệu tham khảo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. UBND thành phố cần có trách nhiệm đưa các nghị quyết và chiến lược phổ cập bơi lội vào chương trình chính khóa như đã đề ra. - Giải pháp từ phía nhà trường: Tăng cường số lượng và trình độ chuyên môn của giáo viên. Duy trì việc tập luyện thừơng xuyên của đội tuyển bơi của trường. Linh động việc tổ chức các hoạt động thi đấu và tham gia trọng tài các môn thể thao dưới nước đối với giáo viên và học sinh trong trường cũng như khu vực và thành phố. Phải hỗ trợ và hợp tác với gia đình của các em học sinh để có thể chủ động nhắc nhở các em học bơi lội để rèn kĩ năng sống trở thành bản năng sinh tồn. Xây dựng phong trào 1 trường có 1 lớp có tỉ lệ học sinh biết bơi là 100%. - Giải pháp từ phía gia đình: Phụ huynh và các em phải hợp tác cùng nhà trường, tin tưởng đưa con em đi học và nhắc nhở các em tham gia các khóa học bơi hè như một cách giải trí lành mạnh. Ngoài ra, những môn chính khóa chiếm đa số thời gian của các em, gia đình cần giúp đỡ con em sắp xếp thời gian biểu hợp lí để có thể tham gia hoạt động thể thao. 2.2.2. Giải pháp 2: Giải pháp về cơ sở vật chất. Xét với tình hình hiện nay, chúng ta cần có đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện phong trào tập bơi cho học sinh. Cụ thể, cần phải xây dựng thêm các hồ bơi có đủ tiêu chuẩn trong trường học, mỗi bể bơi phải có diện tích 60m2 (hạn sử dụng 10 năm) có giá khoảng 200 triệu đồng. Phải có đủ thiết bị lọc sạch nước như hệ thống lọc nước tuần hoàn. Nồng độ cloruamin lý tưởng phải được duy trì thường xuyên trong khoảng 0,6 -0,8mlg/lít. (Chú ý độ pH chuẩn là từ 7.2 - 7.6 pH). Xây dựng thêm bể bơi công cộng. Những trường chưa xây dựng được bể bơi phải liên tục kiến nghị với các sở ban ngành của quận, thành phố. Nhà 7 trường sẽ cho học sinh tiếp cận với lý thuyết bơi. Phối hợp cùng gia đình cho các em thực hành tại các bể bơi công cộng, trung tâm thể thao dưới nước. Tìm nguồn tài trợ từ các cơ quan, tập thể trong và ngoài nước. 2.2.3. Giải pháp 3: Giải pháp về nội dung, chương trình giảng dạy. Cho học sinh tập luyện bơi lội một khóa học ít nhất là 3 tháng liên tục, 3 buổi/ tuần, mỗi buổi kéo dài 90 phút. Trong đó, tập trên cạn khoảng 25 phút chiếm tỉ lệ 27,78%, tập dưới nước với thời gian 50 - 60 phút chiếm tỉ lệ 55,55 - 66,67%. Xây dựng và thực hiện “Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học”. Đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục thể chất, gắn giáo dục thể chất với giáo dục ý chí, đạo đức, giáo dục quốc phòng, giáo dục sức khoẻ và kỹ năng sống của học sinh. Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ hợp lý và phát huy năng lực đội ngũ giáo viên. 2.2.4. Giải pháp 4: Giải pháp về đội ngũ giảng viên (chất lượng, số lượng giáo viên) hình thức quản lý, tổ chức lớp học. Tập trung xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, giáo viên, huấn luyện viên, cán bộ quản lý. Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo cán bộ thể dục, thể thao. Mở rộng quy mô và loại hình đào tạo. 2.2.5. Giải pháp 5: Giải pháp về công tác tuyên truyền, vận động, quảng bá. Xây dựng chiến lược tuyên truyền vận động cụ thể của những bậc phụ huynh và những người dân. Ở nhà trường, lớp học cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền cho học sinh có ý thức trong phong trào xóa mù bơi. Lập ra đội tuyên truyền về phòng chống chết đuối. Sở văn hóa Thể thao có thể tổ chức các chương trình tuyên truyền bơi lội, các cuộc thi mở rộng tầm nhìn và giao lưu rông rãi. 3. Kết luận: 3.1. Qua nghiên cứu thực trạng đề tài đã xác định được 6 yếu tố ảnh hưởng đến phong trào tập luyện bơi của học sinh trên địa bàn quận Hải Châu - Đà Nẵng: - Chưa có sự quan tâm đúng mức của nhà trường, gia đình và xã hội, tới phong trào bơi trên địa bàn quận - Công tác tuyên truyền, vận động quảng bá đối với bơi lội còn hạn chế, chưa thực sự hiệu quả - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho bơi lội còn hạn chế, số bể bơi phục vụ cho tập bơi còn ít, tỷ lệ học sinh biết bơi còn thấp - Điều kiện kinh phí để tham gia tập luyện của học sinh còn hạn chế 8 - Nội dung chương trình, hình thức tổ chức, quản lí lớp học bơi chưa phù hợp. - Đội ngũ HDV và giáo viên chuyên môn còn hạn chế 3.2. Kết quả nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 5 nhóm giải pháp sau để phát triển phong trào tập luyện bơi cho học sinh trên địa bàn quận Hải Châu - Đà Nẵng - Tăng cường sự quan tâm của nhà trường, gia đình và Xã hội tới việc phát triển phong trào tập luyện bơi lội trong toàn học sinh, tạo mọi điều kiện để các em đến tham gia tập luyện tại các bể bơi. - Tăng cường cơ sở vật chất trang bị thêm các dụng cụ bổ trợ cho tập luyện bơi lội. Tìm nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ để xây thêm bể bơi. - Tăng cường công tác quảng bá về bơi lội tới đối tượng bằng nhiều hình thức . - Tăng cường đổi mới chương trình và phương pháp tổ chức quản lý cho phù hợp. - Tăng cường số lượng và chất lượng chuyên môn cho đội ngũ HDV và giáo viên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn kiện đại hội Đảng XI 2. Biên dịch: Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên (1987). Sinh lý học thể thao. Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 3. Phạm Danh Tốn và Nguyễn Toán (1993). Lý luận và phương pháp TDTT. Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 4. Tổng cục Thể dục thể thao. Ủy ban Olympic Việt Nam (1996), Một số vấn đề xã hội hóa TDTT trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản TDTT- Hà Nội 5. Phạm Đình Bẫm và Đặng Đình Minh (1996), Giáo trình quản lí TDTT của trường đại học TDTT Bắc Ninh, Nhà xuất bản TDTT- Hà Bắc 6. Biên dịch: Phạm Đình Bẩm và Đào Bá Trì (1999). Tâm Lý học TDTT. Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 7. Lê Văn Lẫm, Nguyễn Xuân Sinh và Phạm Ngọc Viễn (1999). Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học TDTT. Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 8. Nguyễn Xuân Sinh, Phạm Ngọc Viễn và Mai Văn Muôn (2000). Lịch sử TDTT. Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 9. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp thống kê TDTT, Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 9 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KINH DOANH THỂ DỤC THỂ THAO TẠI CÂU LẠC BỘ ĐA MÔN NGUYỄN DU TP.HCM Sinh viên: Lại Nguyễn Hồng Hạnh Khoa QLTT - Trường Đại học TDTT TP.HCM 1. Đặt vấn đề: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, kinh tế Thể dục Thể thao (TDTT) là một mắt xích quan trọng để phát triển kinh tế của một quốc gia. Tại các nước phát triển, việc kinh doanh TDTT đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Ở Hoa Kỳ, kinh tế TDTT thu được hơn 2.4% của tổng thu nhập GDP hằng năm; ở New Zealand, thể thao là một ngành kinh doanh lớn - ngành kinh doanh thu được 3.4 triệu USD hàng ngày. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay kinh tế thể thao hầu như là con số không. (Ai, H.V, 2006). TDTT Việt Nam đã từng bước xã hội hóa nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu đề ra. Phát triển kinh tế là giải pháp then chốt để xã hội hóa TDTT. Câu lạc bộ (CLB) đa môn TDTT Nguyễn Du - trực thuộc Trung tâm TDTT Quận 1 đã có những kế hoạch tổ chức hoạt động, thi đấu và kinh doanh TDTT đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh TDTT của CLB còn nhiều bất cập. Do đó, giải quyết vấn đề kinh doanh TDTT hiện đang là vấn đề cấp thiết
Luận văn liên quan