Dịch vụ thông tin bất động sản trền bản đồ trực tuyến

Ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các thành phố lớn, nhu cầu về nhà ởrất lớn. Mọi người đều có nhu cầu tìm cho mình những căn hộ ưng ý, thỏa mãn được nhiều nhất những yêu cầu của bản thân. Họtìm thấy những thông tin nhưvậy từcác website thông tin bất động sản. Xây dựng một hệthống cung cấp thông tin bất động sản đáp ứng được đầy đủcác yêu cầu của người dùng không phải dễ. Đã có nhiều công ty cũng nhưtổchức đứng ra xây dựng những hệ thống nhưvậy, nhưng không phải tất cảhọ đều thành công. Xuất phát từthực tế đó, kết hợp với việc nghiên cứu một sốwebsite thông tin bất động sản, nghiên cứu các dịch vụbản đồtrực tuyến của Google Maps, luận văn hướng đến xây dựng một website thông tin bất động sản tận dụng được các ưu điểm của các website đi trước đồng thời khắc phục một số hạn chếcủa chúng.

pdf57 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dịch vụ thông tin bất động sản trền bản đồ trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Phạm Cẩm Ngọc DỊCH VỤ THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN BẢN ĐỒ TRỰC TUYẾN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin HÀ NỘI – 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Phạm Cẩm Ngọc DỊCH VỤ THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN BẢN ĐỒ TRỰC TUYẾN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY Ngành: Công nghệ thông tin Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Hải Châu HÀ NỘI - 2008 LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành bài luận tốt nghiệp, lời đầu tiên tôi xin bầy tỏ sự cám ơn đặc biệt tới TS. Nguyễn Hải Châu, người đã giúp tôi lựa chọn đề tài, đưa ra những nhận xét quý giá và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô trong khoa CNTT- trường Đại học Công nghệ- ĐHQG Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường. Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Tôi xin gửi lời cám ơn tới những người bạn của tôi, luôn bên cạnh tôi để chia sẻ những kinh nghiệm trong học tập cũng như trong cuộc sống. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình của mình, nguồn động viên và cổ vũ lớn lao, và là động lực giúp tôi thành công trong công việc và trong cuộc sống. TÓM TẮT NỘI DUNG Ngày nay, ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các thành phố lớn, nhu cầu về nhà ở rất lớn. Mọi người đều có nhu cầu tìm cho mình những căn hộ ưng ý, thỏa mãn được nhiều nhất những yêu cầu của bản thân. Họ tìm thấy những thông tin như vậy từ các website thông tin bất động sản. Xây dựng một hệ thống cung cấp thông tin bất động sản đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của người dùng không phải dễ. Đã có nhiều công ty cũng như tổ chức đứng ra xây dựng những hệ thống như vậy, nhưng không phải tất cả họ đều thành công. Xuất phát từ thực tế đó, kết hợp với việc nghiên cứu một số website thông tin bất động sản, nghiên cứu các dịch vụ bản đồ trực tuyến của Google Maps, luận văn hướng đến xây dựng một website thông tin bất động sản tận dụng được các ưu điểm của các website đi trước đồng thời khắc phục một số hạn chế của chúng. MỤC LỤC  DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................ 1  LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 2  CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN......................... 4  TRÊN BẢN ĐỒ TRỰC TUYẾN............................................................................. 4  1.1.  Giới thiệu ............................................................................................................ 4  1.2.  Một số website thông tin bất động sản ở Việt Nam........................................... 4  1.3.  Ứng dụng mashup............................................................................................... 6  1.3.1.  Web 2.0........................................................................................................... 6  1.3.2.  Mashup ........................................................................................................... 8  1.4.  Housingmaps - một website điển hình sử dụng công nghệ mashup ................ 13  1.5.  Đôi nét về hệ thống cần xây dựng .................................................................... 14  CHƯƠNG 2. GOOGLE MAPS VÀ GOOGLE MAP API.................................... 15  2.1.  Google Maps..................................................................................................... 15  2.2.  Google Map API............................................................................................... 16  2.2.1.  Map Basics.................................................................................................... 16  2.2.2.  Events............................................................................................................ 20  2.2.3.  Controls......................................................................................................... 24  2.2.4.  Map Overlays................................................................................................ 26  CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ HỆ THỐNG WEBSITE THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN BẢN ĐỒ TRỰC TUYẾN.................................................................. 31  3.1.  Phát biểu bài toán ............................................................................................. 31  3.2.  Mô tả tổng quan hệ thống................................................................................. 31  3.2.1.  Kiến trúc hệ thống ........................................................................................ 31  3.2.2.  Các thành phần của hệ thống........................................................................ 32  3.3.  Thiết kế hệ thống .............................................................................................. 33  3.3.1.  Thiết kế dữ liệu hệ thống.............................................................................. 33  3.3.2.  Thiết kế chức năng hệ thống ........................................................................ 35  3.3.3.  Thiết kế giao diện hệ thống .......................................................................... 41  3.3.4.  Thiết kế chương trình ................................................................................... 48  KẾT LUẬN ............................................................................................................ 50  TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 51  1 DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT AJAX Asynchronous JavaScript and XML- JavaScript và XML không đồng bộ. API Application Programming Interface- Giao diện chương trình ứng dụng. CSS Cascading Style Sheets- Các tập tin định kiểu theo tầng. DOM Document Object Model- Mô hình đối tượng văn bản. DHTML Dynamic HTML- HTML động. HTML Hyper Text Markup Language- Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản. RSS Really Simple Syndication- Tiêu chuẩn định dạng tài tiệu dựa trên XML XML Extensible Markup Language- Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng. 2 LỜI MỞ ĐẦU Ở nước ta, trong những năm vừa qua, nhu cầu về mua bán nhà đất của các nhà đầu tư bất động sản cũng như nhu cầu bán và cho thuê căn hộ của người dân không ngừng tăng cao. Đã có rất nhiều tổ chức, các công ty bắt tay vào việc tạo ra các website cung cấp thông tin về bất động sản. Yêu cầu quan trọng đối với một website thông tin bất động sản là thông tin đưa ra phải tuyệt đối chính xác. Trong đó, việc cung cấp cho người dùng một cách trực quan nhất vị trí của từng căn hộ đóng vai trò then chốt, quyết định sự thành công của một website. Những website này đã tìm được cho mình giải pháp, đó là dịch vụ bản đồ trực tuyến của Google Maps. Với Google Maps, chúng ta sẽ sử dụng các API sẵn có, tải bản đồ về ứng dụng của ta đồng thời kết hợp cơ sở dữ liệu xây dựng nên một ứng dụng hoàn chỉnh. Ở Việt Nam hiện nay, khó có thể thống kê được tổng số các website như vậy. Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả và tính lâu dài, thì chỉ cá biệt một vài trang tạo được uy tín và làm hài lòng người sử dụng [2]. Luận văn “Dịch vụ thông tin bất động sản trền bản đồ trực tuyến” hướng đến việc sử dụng các dịch vụ sẵn có của Google Maps xây dựng nên một website thông tin bất động sản. Ở đó, người sử dụng có thể dễ dàng thao tác và nhận được những thông tin cần thiết một cách chính xác và đầy đủ nhất. Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Trong phần này, luận văn trình bày một cách tổng quan nhất về các ứng dụng mashup, đồng thời giới thiệu một số website thông tin bất động sản điển hình ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Chương 2: Phần chương 2 giới thiệu những vấn đề lý thuyết liên quan đến Google Maps và Google Maps API. Những lý thuyết được đề cập đến bao gồm các đối tượng bản đồ, các sự kiện, các điều khiển … 3 Chương 3: Chương này sẽ tập trung vào việc phân tích thiết kế và xây dựng một website thông tin bất động sản dựa trên những khảo sát thực tế trong chương 1và lý thuyết tìm hiểu trong chương 2. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN TRÊN BẢN ĐỒ TRỰC TUYẾN 1.1. Giới thiệu Cuối năm 2007, khi thị trường bất động sản (BĐS) bắt đầu nóng dần lên, nắm bắt được nhu cầu của các nhà đầu tư bất động sản, nhiều công ty đã đổ xô làm trang web bất động sản. Sự bùng nổ gần đây của một loạt trang web chuyên về bất động sản đã cho thấy phần nào tính tiện ích cũng như hiệu quả kinh tế mang lại của nó. Nhưng đằng sau các trang web BĐS còn tồn tại những gì? 1.2. Một số website thông tin bất động sản ở Việt Nam Trên thực tế, số lượng người quan tâm và có nhu cầu trao đổi, mua bán, tìm hiểu thông tin trong lĩnh vực BĐS hiện nay đang rất lớn. Trong khi đó, số lượng đầu báo có chuyên mục riêng cho lĩnh vực BĐS hiện nay đang hạn chế, có thể kể đến: Báo Xây dựng, Sài Gòn Giải Phóng, Diễn Đàn Doanh Nghiệp, Thị Trường... định kỳ có mục dành riêng cho thị trường nhà đất. Tuy vậy, xét cho cùng, chưa có một tờ báo nào chuyên hẳn về thị trường nhà đất. Do đó, việc các website tổng hợp lại thông tin từ nhiều nguồn, kết hợp với một số tiện ích miễn phí trên mạng được xem là đánh đúng vào nhu cầu thiết yếu của người dùng. Các thông tin, tin tức về BĐS trên thị trường luôn nóng theo từng ngày, từng giờ, nên các trang web tổng hợp có nhiều thuận lợi hơn so với báo giấy. Các tin tức trong ngành được cập nhật một cách nhanh chóng và tổng hợp theo từng chuyên đề để người dùng dễ dàng theo dõi. Ngoài ra, các website còn bổ sung nhiều tiện ích miễn phí để thu hút người dùng, như: Diễn đàn, chợ ảo BĐS, tư vấn xây dựng, nội thất...[2]. 5 Thử lướt qua một loạt các trang web BĐS như nhadat.timnhanh.com, muaban.net, diaoconline.vn, metvuong.com, ehouse.com.vn, nhadatviet.vn …, người xem đều có chung một nhận định, hầu hết các trang web đều có cách trình bày đẹp, bắt mắt, thông tin đa dạng và phong phú. Một số trang web như ehouse.com.vn, metvuong.com còn trang bị hệ thống định vị bản đồ kỹ thuật số hiện đại, cho phép người truy cập chỉ cần "click" chuột vài cái là có thể tìm thấy ngay những căn nhà, căn hộ, dự án... mà mình cần tìm nằm ở đâu, vị trí nào ở TP... Tuy nhiên, nhược điểm chung của một số trang web này vẫn là thông tin cũ và thiếu chính xác. Đã có trường hợp khi một khách hàng truy cập một trang web BĐS tìm mua một căn nhà sở hữu nhưng khi gọi đến địa chỉ căn nhà cần mua, thì mới biết người chủ đã bán cách đây nửa năm rồi! Hay như một số thông tin giá nhà đất trên các trang web không cập nhật nhanh, không theo kịp với tình hình biến động của giá vàng cũng như USD trên thế giới nên nếu ai quá tin tưởng vào những thông tin này có thể dẫn đến những thất bại trong kinh doanh. Đây là một thách thức rất lớn với các website BĐS vì chỉ một vài lần khách hàng tìm đến website của mình mà không thấy thông tin mới, họ sẽ đi luôn, không quay lại nữa. Ngoài ra, các trang web này do quá chú trọng về mặt giao diện, sử dụng đồ họa công nghệ cao, mà với Ehouse là công nghệ tự động định vị trên hệ tọa độ của bản đồ kỹ thuật số nên tốc độ đáp ứng yêu cầu người sử dụng chậm, mất thời gian trong việc định vị trên bản đồ [3]. Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay còn có một số website chuyên làm về bản đồ trực tuyến, cho phép người dùng tìm kiếm địa điểm, đường đi hay thậm chí là xem thông tin dự báo thời tiết một vùng, miền nào đó, có thể kể ra như : diadiem.com, thodia.vn, didaudidau.com, bandia.baamboo.com, vietbando.com.vn, diadanh.net … Điểm chung của các trang diadiem.com, didaudidau.com, bandia.baamboo.com, thodia.vn là đều sử dụng các API của Google Map kết hợp với ảnh bản đồ tạo nên bản đồ trực tuyến. Các trang đều có điểm hạn chế là ảnh bản đồ sử dụng là ảnh bitmap, không phải ảnh vector nên có giới hạn về độ sắc nét của bản đồ dẫn đến giới hạn trong độ zoom ảnh bản đồ. Đối với vietbando.com.vn và diadanh.net, hai trang có điểm chung là cùng sử dụng ảnh vệ tinh của Google Map để tự vẽ và xây dựng nên bản đồ của mình. Đây là 6 điểm hạn chế lớn, vì khi các ảnh vệ tinh của Google Map bị thay đổi, nếu không kịp cập nhật, toàn bộ dữ liệu bản đồ của hệ thống sẽ không chính xác. Khi đó, vị trí xuất hiện của một đối tượng trên bản đồ sẽ bị xê dịch, không còn chính xác, một đoạn đường có thể bị lệch thành hai đoạn đường khác nhau… 1.3. Ứng dụng mashup 1.3.1. Web 2.0 Web 2.0 được xem là một cuộc cách mạng trên thế giới mạng, thế hệ web mới có những thay đổi quan trọng không chỉ ở nền tảng công nghệ mà còn cả ở cách thức sử dụng - hình thành nên môi trường cộng đồng, ở đó mọi người cùng tham gia đóng góp cho xã hội "ảo" chứ không đơn thuần chỉ "duyệt và xem". Vậy Web 2.0 là gì? Làm sao phân biệt đâu là Web 1.0 đâu là Web 2.0? Thuật ngữ "Web 2.0" đang trở nên thịnh hành. Thực chất, Web 2.0 có nghĩa là sử dụng web đúng với bản chất và khả năng của nó. Mục tiêu đầu tiên của những người tiên phong xây dựng Internet là nhằm kết nối các nhà nghiên cứu và các máy tính của họ với nhau để có thể chia sẻ thông tin hiệu quả. Khi bổ sung World Wide Web (năm 1990), Tim Berners-Lee cũng nhằm mục tiêu tạo phương tiện cho phép người dùng tự do đưa thông tin lên Internet và dễ dàng chia sẻ với mọi người (trình duyệt web đầu tiên do Berners- Lee viết bao gồm cả công cụ soạn thảo trang web). Tuy nhiên, sau đó web đã phát triển theo hướng hơi khác mục tiêu ban đầu. Tuy có một số ngoại lệ nhưng thế giới Web 1.0 (thế hệ web trước Web 2.0) chủ yếu gồm các website "đóng" của các hãng thông tấn hay các công ty nhằm mục đích tiếp cận độc giả hay khách hàng hiệu quả hơn. Nó là phương tiện phát tin hơn là phương tiện chia sẻ thông tin. Chỉ đến gần đây, với sự xuất hiện của nhiều kỹ thuật mới như blog (hay weblog), wiki... web mới trở nên có tính cộng đồng (và cộng tác) hơn và trở nên gần hơn với sự kỳ vọng và khả năng thực sự của nó. 7 Khái niệm Web 2.0 đầu tiên được Dale Dougherty, phó chủ tịch của O’Reilly Media, đưa ra tại hội thảo Web 2.0 lần thứ nhất do O’Reilly Media và MediaLive International tổ chức vào tháng 10/2004. Dougherty không đưa ra định nghĩa mà chỉ dùng các ví dụ so sánh phân biệt Web 1.0 và Web 2.0: "DoubleClick là Web 1.0; Google AdSense là Web 2.0. Ofoto là Web 1.0; Flickr là Web 2.0. Britannica Online là Web 1.0; Wikipedia là Web 2.0. v.v...". Sau đó Tim O’Reilly, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành O’Reilly Media, đã đúc kết lại 7 đặc tính của Web 2.0: 1. Web có vai trò nền tảng, có thể chạy mọi ứng dụng. 2. Tập hợp trí tuệ cộng đồng. 3. Dữ liệu có vai trò then chốt. 4. Phần mềm được cung cấp ở dạng dịch vụ web và được cập nhật không ngừng. 5. Phát triển ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng. 6. Phần mềm có thể chạy trên nhiều thiết bị. 7. Giao diện ứng dụng phong phú. Thoạt đầu, Web 2.0 được chú trọng tới yếu tố công nghệ, nhấn mạnh tới vai trò nền tảng ứng dụng. Nhưng đến hội thảo Web 2.0 lần 2 tổ chức vào tháng 10/2005, Web 2.0 được nhấn mạnh đến tính chất sâu xa hơn – yếu tố cộng đồng. Thực tế, ứng dụng trên web là thành phần rất quan trọng của Web 2.0. Hàng loạt công nghệ mới được phát triển nhằm làm cho ứng dụng trên web mạnh hơn, nhanh hơn và dễ sử dụng hơn, được xem là nền tảng của Web 2.0. Kiến trúc công nghệ của Web 2.0 hiện vẫn đang phát triển nhưng cơ bản bao gồm: phần mềm máy chủ, cơ chế cung cấp nội dung, giao thức truyền thông, trình duyệt và ứng dụng. Cung cấp nội dung Bước phát triển đầu tiên và quan trọng nhất hướng đến Web 2.0 đó là cơ chế cung cấp nội dung, sử dụng các giao thức chuẩn hoá để cho phép người dùng sử dụng thông tin theo cách của mình (nghĩa là có khả năng tùy biến thông tin). Có 8 nhiều giao thức được phát triển để cung cấp nội dung như RSS, RDF và Atom, tất cả đều dựa trên XML. Ngoài ra còn có các giao thức đặc biệt như FOAF và XFN dùng để mở rộng tính năng của website hay cho phép người dùng tương tác. Dịch vụ web Các giao thức truyền thông 2 chiều là một trong những thành phần then chốt của kiến trúc Web 2.0. Có hai loại giao thức chính là REST và SOAP. REST (Representation State Transfer) là dạng yêu cầu dịch vụ web mà máy khách truyền đi trạng thái của tất cả giao dịch; còn SOAP (Simple Object Access Protocol) thì phụ thuộc máy chủ trong việc duy trì thông tin trạng thái. Với cả hai loại, dịch vụ web đều được gọi qua API. Ngôn ngữ chung của dịch vụ web là XML, nhưng có thể có ngoại lệ. Một ví dụ điển hình của giao thức truyền thông thế hệ mới là Object Properties Broadcasting Protocol do Chris Dockree phát triển. Giao thức này cho phép các đối tượng ảo (tồn tại trên web) tự biết chúng "là gì và có thể làm gì”, nhờ vậy có thể tự liên lạc với nhau khi cần. Phần mềm máy chủ Web 2.0 được xây dựng trên kiến trúc web thế hệ trước nhưng chú trọng hơn đến phần mềm làm việc ở background. Cơ chế cung cấp nội dung chỉ khác phương thức cấp phát nội dung động (của Web 1.0) về danh nghĩa, tuy nhiên dịch vụ web yêu cầu tiến trình làm việc và dữ liệu chặt chẽ hơn. Các giải pháp phát triển theo hướng Web 2.0 hiện nay có thể phân làm hai loại: hoặc xây dựng hầu hết tính năng trên một nền tảng máy chủ duy nhất; hoặc xây dựng ứng dụng "gắn thêm" cho máy chủ web, có sử dụng giao tiếp API [14]. 1.3.2. Mashup Khi Web 2.0 đang dần trở nên thịnh hành thì cùng với nó công nghệ mashup ra đời và mặc dù chỉ mới phát triển trong thời gian gần đây nhưng nó đã tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong lĩnh vực này. Mashup cho phép mọi người thể hiện khả năng sáng tạo bất tận bằng cách "nối" hai hay nhiều ứng dụng web lại 9 với nhau. Thuật ngữ này được nói đến đã lâu nhưng nay mới được giới công nghệ chú trọng hơn. Theo từ điển trực tuyến Wikipedia, mashup được định nghĩa như một công cụ có khả năng lấy thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau nhằm tạo ra một dịch vụ tích hợp đơn nhất và hoàn toàn mới mẻ. Người sử dụng không cần phải am hiểu về kỹ thuật mà chỉ cần xây dựng dịch vụ dựa trên giao diện lập trình ứng dụng sẵn có như của Google, Amazon, Flickr... Hình 1: Mô hình ứng dụng mashup. Mashup được phân làm bốn loại tiêu biểu : 10 • Consumer mashup: Trích xuất dữ liệu khác nhau từ nhiều nguồn và được tập hợp lại dưới một giao diện đồ họa đơn giản. • Data mashup: Trộn dữ liệu cùng loại từ nhiều nguồn, chẳng hạn gộp dữ liệu từ các RSS feed vào một feed đơn nhất. • Business mashup: Sử dụng cả hai loại mashup trên, thường là tích hợp data ở cả trong và ngoài công ty. Ví dụ, công ty bất động sản A có thể phân tích thị phần khi so sánh số căn nhà họ bán được tuần qua với danh sách tổng các ngôi nhà được bán trên thị trường. • Telecom mashup là ứng dụng viễn thông tổng hợp, chẳng hạn kết hợp dịch vụ tin nhắn từ công ty A, nhạc chuông của công ty B, thư thoại (voicemail) của công ty C... Mashup thể hiện rõ đặc trưng của Web 2.0 là "cá nhân hóa thông tin". Chẳng hạn, một nhà lập trình có thể tạo website chia sẻ ảnh và video của riêng mình khi kết hợp hai dịch vụ YouTube và Flickr. Hay người sử dụng có thể "trộn" dữ liệu về tình trạng giao thông ở Hà Nội với Google Maps để lập bản đồ các điểm thường xuyên tắc đường trong thành phố... [14]. Thông thường các dịch vụ web dùng mashup kết hợp bản đồ với nhiều loại dữ liệu từ nhiều nguồn trên web. Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều site mới nổi đình nổi đám như Zillow.com dự đoán giá bất động sản hay AuctionMapper thể hiện các kết quả tìm kiếm eBay trên bản đồ để giúp định vị những người bán hàng gần nhất. Nhưng mashup còn có thể làm được nhiều việc hơn là những bản đồ có chú giải cho những website thông thường. Kỹ thuật này cũng có thể áp dụng cho những ứng dụng nghiệp vụ phục vụ hoạt động của doanh nghiệp. Vì mashup dựa trên nền tảng kỹ thuật hiện có - Jav
Luận văn liên quan