Từ lâu, Bến Tre được nhiều người biết đến không chỉ với cái tên “xứ dừa”, mà
còn là vùng đất anh hùng, nơi tôi may mắn được sinh ra và lớn lên. Tôi nhận thức
được rằng, việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề về lịch sử của vùng đất này là
trách nhiệm của bản thân.
Bến Tre là một bộ phận của vùng đất Nam Bộ. Nam Bộ là vùng đất mới, vùng
đất có nhiều đóng góp quan trọng đối với lịch sử dân tộc trên nhiều phương diện,
trong đó có phương diện văn hóa.
Sống trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, tự nhiên khác nhau, cư dân
mỗi vùng, miền, mỗi địa phương có những biểu hiện đặc thù về phẩm chất, tính
cách, có cả những mặt tích cực và hạn chế. Nghiên cứu những nét đặc thù về văn
hóa, những truyền thống, phẩm chất, tính cách tốt đẹp của con người Bến Tre để
phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt yếu kém, hạn chế ở hiện tại và
tương lai là việc làm hết sức cần thiết
210 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Diện mạo văn hóa - Xã hội của vùng đất bến tre trong các thế kỷ XVII - XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------
NGÔ VĂN ĐỨC
DIỆN MẠO VĂN HÓA - XÃ HỘI
CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE
TRONG CÁC THẾ KỶ XVII - XX
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------
NGÔ VĂN ĐỨC
DIỆN MẠO VĂN HÓA - XÃ HỘI
CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE
TRONG CÁC THẾ KỶ XVII - XX
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THANH THANH
Thành phố Hồ Chí Minh - 2008
MỤC LỤC
trang
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE .........................9
1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................9
1.2. Quá trình kiến tạo, bồi đắp vùng đất Bến Tre ........................................10
1.3. Địa hình ..................................................................................................11
1.4. Thổ nhưỡng ............................................................................................14
1.5. Khí hậu ...................................................................................................17
1.6. Sông ngòi ...............................................................................................19
1.7. Thủy văn ................................................................................................21
1.8. Thực vật .................................................................................................23
1.9. Động vật .................................................................................................27
Chương 2. DIỆN MẠO VĂN HÓA – XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE
TRONG CÁC THẾ KỶ XVII – XX .................................................33
2.1. Đời sống xã hội ......................................................................................33
2.2. Đời sống vật chất ...................................................................................45
2.2.1. Sinh hoạt kinh tế ......................................................................45
2.2.2. Cách ăn uống, trang phục, nhà ở, đường sá và phương tiện
đi lại ..............................................................................66
2.3. Đời sống tinh thần .................................................................................86
2. 3.1. Phong tục tập quán ..................................................................86
2.3.2. Tín ngưỡng – Tôn giáo ............................................................94
2.3.3. Giáo dục ................................................................................113
2.3.4. Văn học ..................................................................................121
Chương 3. CON NGƯỜI BẾN TRE ......................................................................138
3.1. Con người Bến Tre trong đấu tranh với thiên nhiên ............................138
3.2. Đấu tranh với xã hội .............................................................................147
3.3. Đặc điểm tính cách của con người Bến Tre .........................................168
KẾT LUẬN ............................................................................................................176
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................188
PHỤ LỤC ...............................................................................................................195
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ lâu, Bến Tre được nhiều người biết đến không chỉ với cái tên “xứ dừa”, mà
còn là vùng đất anh hùng, nơi tôi may mắn được sinh ra và lớn lên. Tôi nhận thức
được rằng, việc tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề về lịch sử của vùng đất này là
trách nhiệm của bản thân.
Bến Tre là một bộ phận của vùng đất Nam Bộ. Nam Bộ là vùng đất mới, vùng
đất có nhiều đóng góp quan trọng đối với lịch sử dân tộc trên nhiều phương diện,
trong đó có phương diện văn hóa.
Sống trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, tự nhiên khác nhau, cư dân
mỗi vùng, miền, mỗi địa phương có những biểu hiện đặc thù về phẩm chất, tính
cách, có cả những mặt tích cực và hạn chế. Nghiên cứu những nét đặc thù về văn
hóa, những truyền thống, phẩm chất, tính cách tốt đẹp của con người Bến Tre để
phát huy những mặt tích cực, khắc phục những mặt yếu kém, hạn chế ở hiện tại và
tương lai là việc làm hết sức cần thiết.
Trong bài viết “Nghiên cứu lịch sử địa phương ở Nam Bộ” in trong tập sách
Nam Bộ đất và người, Tiến sĩ Lê Hữu Phước cho rằng: “trong nhiều công trình lịch
sử địa phương đã có (kể cả những tập địa chí), trong khi phần lịch sử đấu tranh
được khắc họa đậm nét, thì những nội dung về lịch sử xây dựng, kinh tế – văn hóa –
xã hội lại chưa được thể hiện tương xứng” [57, tr.145]. Tìm hiểu những vấn đề về
văn hóa – xã hội của vùng đất Nam Bộ nói chung, từng địa phương trong vùng đất
Nam Bộ nói riêng vẫn đang là vấn đề đặt ra đối với người nghiên cứu lịch sử.
Với những lý do như trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận văn là “Diện
mạo văn hóa – xã hội của vùng đất Bến Tre trong các thế kỷ XVII – XX”.
Việc nghiên cứu đề tài còn có ý nghĩa góp thêm cơ sở khoa học để lãnh đạo
Tỉnh hoạch định chính sách văn hóa – xã hội cho tỉnh nhà, trong bối cảnh Đảng và
Nhà nước đang chủ trương xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
không chỉ ở cấp vĩ mô, toàn quốc mà cụ thể ở cấp vùng, cấp địa phương.
Chúng ta biết rằng, tình yêu đất nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương, nơi
chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó với cuộc đời của mỗi con người ngay từ thời thơ ấu.
Trang bị tri thức lịch sử địa phương để qua đó bồi dưỡng, giáo dục lòng yêu nước,
yêu quê hương cho thế hệ trẻ, vì thế, hết sức cần thiết. Qua nghiên cứu đề tài, tôi hy
vọng sẽ mở rộng hiểu biết của mình về lịch sử địa phương, sử dụng kết quả nghiên
cứu phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh.
Việc nghiên cứu diện mạo văn hóa – xã hội của vùng đất Bến Tre, ở một mức
độ nhất định, còn là việc làm nhằm góp thêm tư liệu để nghiên cứu diện mạo văn
hóa – xã hội vùng đất Nam Bộ.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
“Diện mạo văn hóa – xã hội” được hiểu là bức tranh văn hóa – xã hội được phản
ánh qua tư liệu lịch sử. Văn hóa là hệ thống những giá trị vật chất và tinh thần mà
con người đã sáng tạo ra trong quá trình đấu tranh với thiên nhiên và xã hội. Văn
hóa là một mảng của đời sống xã hội, gắn bó hữu cơ với tổ chức cuộc sống của
cộng đồng cư dân. Văn hoá vừa là sản phẩm mà một cộng đồng dân cư tạo ra, vừa
là nhân tố tác động đến hoạt động của cộng đồng dân cư.
Vùng đất Bến Tre là một bộ phận của Nam Bộ, mà Nam Bộ là một phần không
thể tách rời của Việt Nam. Lịch sử khai phá, xây dựng và phát triển của vùng đất
Bến Tre với những diễn biến phức tạp về chính trị, xã hội, văn hóa nằm trong bối
cảnh chung của vùng đất Nam Bộ và chịu chung sự chi phối của bối cảnh cả nước.
Do vậy, nghiên cứu diện mạo văn hóa – xã hội Bến Tre từ thế kỉ XVII – XX không
thể tách rời diện mạo văn hóa – xã hội Nam Bộ cũng như diện mạo văn hóa – xã hội
Việt Nam trong giai đoạn này. Trên quan điểm như thế, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của luận văn được xác định là:
- Những yếu tố tác động đến diện mạo văn hóa và mối quan hệ giữa các yếu tố
đó như: điều kiện tự nhiên, cư dân, con người trong đấu tranh với thiên nhiên, trong
đấu tranh xã hội, tại vùng đất Bến Tre vào các thế kỉ XVII - XX, trong bối cảnh
của khu vực Nam Bộ và cả nước.
- Những mảng, những lĩnh vực cụ thể của đời sống vật chất, đời sống tinh
thần, đời sống xã hội của cư dân sống trên vùng đất Bến Tre.
- Không gian nghiên cứu diện mạo văn hóa – xã hội là vùng đất Bến Tre, bao
gồm cả những nơi trước đây không thuộc Bến Tre, nhưng hiện nay nằm trong địa
phận Bến Tre. Thời gian nghiên cứu được xác định trong khoảng các thế kỷ XVII –
XX, tức là từ khi có người Việt, người Hoa đến khai phá vùng đất Bến Tre cho đến
thời điểm kết thúc một kỷ nguyên (năm 2000), mở ra một kỷ nguyên mới.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Các công trình sưu tầm, nghiên cứu về diện mạo văn hóa - xã hội của Bến Tre,
có ba dạng: thứ nhất là những công trình có đề cập hoặc ít, hoặc nhiều tới Bến Tre
trong đồng bằng sông Cửu Long; thứ hai là các công trình chung về tỉnh, trong đó
có đề cập phần nào về diện mạo văn hóa – xã hội; thứ ba là những công trình nghiên
cứu một mảng nào đó của diện mạo văn hóa – xã hội vùng đất Bến Tre.
Ở dạng thứ nhất, có các công trình tiêu biểu, nghiên cứu về những vấn đề có liên
quan đến văn hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Bến Tre (những
yếu tố tác động đến văn hóa, những vấn đề về văn hóa – xã hội):
- Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn được viết khoảng năm 1776, khi ông giữ
chức Hiệp trấn tham vấn quân cơ ở Thuận Hóa. Đây là tập bút ký, cung cấp nhiều
sử liệu quý về vùng đất phương nam như cảnh quan, tài nguyên, dân cư, chế độ
ruộng đất, thuế khóa, binh chế Từ thế kỷ XVIII trở về trước, vùng đất Bến Tre
được đề cập trong Phủ biên tạp lục với tên gọi chung là vùng sông Tiền.
- Tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết dưới thời vua
Gia Long đề cập đến nhiều mặt như vị trí, giới hạn, tên các phủ, huyện, tổng, xã,
thôn, phong tục, tín ngưỡng, quần áo, nhà cửa, hội hè, của vùng đất Gia Định nói
chung, trong đó có Bến Tre.
- Nhà văn Sơn Nam nghiên cứu Nam Bộ dưới nhiều góc độ, như tên gọi của
các công trình nghiên cứu: Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Đất Gia Định xưa, Nói
về miền Nam - Cá tính miền Nam – Thuần phong mỹ tục Việt Nam, Đình miếu và lễ
hội dân gian miền Nam, Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa và Văn
minh miệt vườn.
- Toan Ánh trong các công trình nghiên cứu về Nếp cũ – Con người Việt
Nam, Tín ngưỡng Việt Nam, khi đề cập đến diện mạo một số mặt văn hóa cả nước
nói chung, Nam Bộ nói riêng, tác giả có đề cập đến một số hiện tượng văn hóa Bến
Tre.
Sau năm 1975, nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Nam Bộ, trong đó có
văn hóa Bến Tre, tiêu biểu như: Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường
với Văn hóa và cư dân Đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Khoa học xã hội xuất bản
năm 1990; Huỳnh Lứa với Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII,
XVIII, XIX, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2000; Thạch Phương, Hồ Lê,
Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh với Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb
Khoa học xã hội xuất bản năm 1992; Hồ Bá Thâm -Văn hóa Nam Bộ vấn đề và phát
triển, Nxb Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2003; Nguyễn Phương Thảo với Huyền
thoại miệt vườn, Nxb Văn hóa Thông tin xuất bản 1994, Văn hóa dân gian Nam Bộ
những phác thảo, Nxb Giáo dục xuất bản năm 1994; Trần Hồng Liên với Phật giáo
ở Nam Bộ từ thế kỉ 17 đến 1945, Nxb TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm 1996; Viện
tôn giáo với công trình Bước đầu tìm hiểu Đạo Cao Đài (công trình của nhiều tác
giả, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 1995); Lê Anh Dũng với công trình Lịch sử
Đạo Cao đài thời kỳ tiềm ẩn 1920 – 1926, Nxb Thuận Hóa xuất bản năm 1996
Ở dạng thứ hai, diện mạo văn hóa – xã hội của Bến Tre được đề cập phần nào đó
trong các công trình nghiên cứu nhiều mặt về tỉnh, tiêu biểu là:
- Cuốn Monographie de la province de Bến Tre (Địa phương chí tỉnh Bến Tre)
do người Pháp công bố năm 1930, trình bày khá hệ thống về vị trí địa lý, tự nhiên,
sông ngòi, khí hậu, thủy lợi, tình hình kinh tế, cây trồng nhưng nhìn chung còn sơ
lược.
- Tác giả Huỳnh Minh, trong nhiều sách khảo cứu các tỉnh, thành ở Nam Bộ
được xuất bản vào những năm 60, đã đề cập vùng đất Bến Tre trong “Vĩnh Long
xưa”, “Định Tường xưa”, “Kiến Hòa (Bến Tre) xưa”. Các tập sách này đã phác
họa vùng đất Bến Tre qua một số chi tiết về lịch sử, địa lý, nhân vật, giai thoại,
huyền thoại, di tích, thắng cảnh, cây dừa, địa danh năm xưa
- Trong công trình nghiên cứu Tỉnh Bến Tre trong lịch sử Việt Nam từ năm
1757 đến 1945 của tác giả Nguyễn Duy Oanh, Phủ Quốc Vụ Khanh Sài Gòn xuất
bản năm 1971, tuy nội dung còn sơ lược, nhưng có thể tìm được những tư liệu về
vùng đất Bến Tre trên các lĩnh vực địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, việc tổ chức
hành chính của chính quyền họ Nguyễn và thực dân Pháp, một số phong trào đấu
tranh chống thực dân Pháp, một số nhân vật lịch sử.
- Ba Tri đất và người của nhiều tác giả, Ban chấp hành Đảng bộ Ba Tri xuất
bản năm 1984, ngoài phần tư liệu về một số nhân vật lịch sử tiêu biểu gắn bó với Ba
Tri, một số địa danh từng có những chiến công oanh liệt của nhân dân trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, một số ngành nghề truyền thống, công trình còn đề cập
một số di tích văn hóa của Ba Tri, về hát sắc bùa Phú Lễ
- Bình Đại địa chí của Huỳnh Văn Tháp, Phan Ngọc Đằng chủ biên, Ủy ban
nhân dân huyện Bình Đại xuất bản năm 1987, cung cấp nhiều tư liệu ở nhiều lĩnh
vực như địa lý, lịch sử, dân cư, kinh tế, văn hóa, giáo dục của cù lao An Hóa nói
chung, huyện Bình Đại nói riêng trong các thế kỷ XVII – XX.
- Địa chí Bến Tre, do Thạch Phương, Đoàn Tứ chủ biên, cùng nhiều cộng tác
viên trong các ngành khoa học khác nhau, do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm
2001 là công trình nghiên cứu tỉ mỉ, công phu, đề cập đến nhiều mặt về tự nhiên,
dân cư, lịch sử đấu tranh cách mạng, văn hóa, giáo dục, của vùng đất Bến Tre từ
thế kỷ XVII – XX.
Ở dạng thứ ba, những công trình sưu tầm nghiên cứu chuyên sâu, đề cập đến
một số lĩnh vực văn hóa của Bến Tre như: Dân ca Bến Tre (Lư Nhất Vũ, Lê Giang,
Ty Văn hóa thông tin Bến Tre xuất bản 1981); Văn học dân gian Bến Tre (Nguyễn
Phương Thảo, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 1988); Hát sắc bùa Phú Lễ Ba
Tri – Bến Tre ( Huỳnh Ngọc Trảng, Nxb TP. Hồ Chí Minh xuất bản năm 1992);
Tuyển tập văn học chữ viết Bến Tre (Nguyễn Phương Thảo – Nguyễn Nhị Hà sưu
tầm, tuyển chọn, Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 1996); Tìm hiểu một số hiện
tượng văn hóa dân gian Bến Tre (Nguyễn Chí Bền, Nxb Khoa học xã hội xuất bản
năm 1997); Tang lễ người già ( của tác giả Lư Văn Hội, Sở Văn hóa thông tin tỉnh
Bến Tre xuất bản năm 2002)
Nhìn chung, công trình nghiên cứu về vùng đất Bến Tre có khá nhiều. Mỗi
công trình nghiên cứu đề cập một hoặc một số vấn đề có liên quan đến diện mạo
văn hóa – xã hội của vùng đất này. Hiện chưa có công trình nào đề cập đầy đủ và
có hệ thống về diện mạo văn hóa – xã hội vùng đất này qua các thời kỳ từ thế
XVII – XX.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic:
- Luận văn thuộc chuyên ngành khoa học lịch sử, do vậy, chúng tôi sử dụng
phương pháp lịch sử làm phương pháp chủ đạo trong quá trình nghiên cứu. Bức
tranh văn hóa – xã hội được miêu tả dưới góc độ lịch sử, trong bối cảnh, không gian
và thời gian cụ thể.
- Phác họa bức tranh nghĩa là phải miêu tả, nhưng không chỉ dừng lại ở đó mà
các sự kiện, hiện tượng, vấn đề đặt ra và giải quyết ở luận văn còn được phân tích,
khái quát, nhận định, xem xét trong các mối liên hệ nhân quả, xem xét tính kế thừa,
phát triển, mối liên hệ quá khứ - hiện tại- tương lai Nói cách khác, người viết còn
kết hợp giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong quá trình nghiên cứu
luận văn.
4.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống:
- Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng không tồn tại riêng lẻ mà nó luôn nằm
trong một hệ thống và chịu sự tác động, chi phối bởi các sự vật, hiện tượng khác.
Diện mạo văn hóa – xã hội của Bến Tre trong các thế kỉ XVII – XX được xem như
một bộ phận diện mạo của khu vực Nam Bộ và của cả nước vào khoảng thời gian
này.
- Các yếu tố, các lĩnh vực cụ thể của văn hóa được xem xét trong cùng một hệ
thống, chịu chung tác động của những điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên, lịch sử.
- Với cách tiếp cận hệ thống, các yếu tố, các lĩnh vực cụ thể của văn hóa còn
được xem xét trong mối quan hệ tác động, ảnh hưởng lẫn nhau.
4.3. Phương pháp liên ngành:
Xã hội loài người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Trong
nghiên cứu lịch sử, việc sử dụng tài liệu, kết quả nghiên cứu của các ngành khoa
học có liên quan là rất cần thiết, giúp cho việc miêu tả, khôi phục đối tượng nghiên
cứu được rõ ràng, làm cơ sở cho việc vững chắc cho việc giải thích, so sánh, đối
chiếu các nguồn tư liệu khác nhau.
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết sử dụng những thành tựu, kết quả
nghiên cứu ở một số ngành có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài như:
khảo cổ học, địa lý học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, tôn giáo, để so
sánh, đối chiếu, miêu tả, dựng lại bức tranh văn hóa – xã hội của vùng đất Bến Tre
trong các thế kỉ XVII – XX.
4.4. Phương pháp khảo sát điền dã:
Tư liệu khảo sát điền dã cung cấp cho nhà nghiên cứu những hình ảnh, những
câu chuyện, những hoạt động thực tế, sinh động. Đây là một trong những nguồn tư
liệu quý giá trong công tác nghiên cứu lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu đề tài,
người viết đã trực tiếp khảo sát, tiếp xúc với các di tích, hiện vật lịch sử, văn hóa;
phỏng vấn những người am hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài nhằm thu
thập thêm thông tin, tư liệu, làm cơ sở để so sánh, đối chiếu với tư liệu thành văn,
góp phần miêu tả bức tranh văn hóa - xã hội.
4.5. Phương pháp so sánh:
- Việc sử dụng phương pháp so sánh trong nghiên cứu lịch sử là rất cần thiết,
nhằm tìm ra sự giống nhau, khác nhau, nét chung, nét riêng, mối quan hệ nhân quả,
sự kế thừa, phát triển của các sự kiện, hiện tượng. Trong quá trình nghiên cứu đề
tài, chúng tôi đã sử dụng phương pháp so sánh lịch đại để tìm ra sự giống nhau,
khác nhau, kế thừa, phát triển theo thời gian của các yếu tố, hiện tượng văn hóa.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh đồng đại để nhận diện sự
giống nhau, khác nhau, những điểm chung, những nét đặc thù của diện mạo văn hóa
– xã hội Bến Tre với khu vực Nam Bộ và cả nước trong từng thời điểm, giai đoạn.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Thông qua việc chọn lọc và phân tích tư liệu lịch sử, luận văn dựng lại bức
tranh toàn cảnh về văn hóa-xã hội của Bến Tre qua các thời kì, trong các thế kỉ
XVII-XX.
Luận văn cung cấp thêm những thông tin về diễn trình văn hóa-xã hội của địa
phương nhằm bổ sung tư liệu về vùng đất này, làm cơ sở cho việc biên soạn, giảng
dạy lịch sử địa phương nhằm bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương,
đất nước, ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những thành quả, truyền thống mà
các thế hệ cha anh đã xây dựng.
Ở một mức độ nhất định, luận văn còn góp thêm cơ sở khoa học để lãnh đạo
Tỉnh hoạch định chính sách văn hóa-xã hội của tỉnh nhà.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được chia thành 3 chương.
Chương I: Điều kiện tự nhiên của vùng đất Bến Tre
Chương II: Diện mạo văn hóa – xã hội của vùng đất Bến Tre trong các
thế kỉ XVII- XX
Chương 3: Con người Bến Tre
Chương 1
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA VÙNG ĐẤT BẾN TRE
1.1. Vị trí địa lý
Bến Tre hiện nay là 1 trong 13 tỉnh nằm ở đồng bằng sông Cửu Long. Vùng
đất Bến Tre được hợp thành bởi ba cù lao lớn là: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù
lao Minh, do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long: sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông
Hàm Luông và sông Cổ Chiên bồi tụ qua nhiều thế kỉ.
Nhìn trên bản đồ, vùng Bến Tre có hình chiếc quạt, đầu nhọn nằm ở thượng
nguồn, các sông lớn giống như nan quạt xòe ra phía Biển Đông. Diện tích tự nhiên
của Bến Tre là 2.315,01km2. Phía Bắc, Bến Tre giáp tỉnh Tiền Giang, ranh giới
chung là sông Mỹ Tho; phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh,
ranh giới chung là sông Cổ Chiên; phía Đông giáp Biển Đông, bờ biển dài 65km.
Về tọa độ địa lý, điểm cực nam của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048’ bắc, thuộc
huyện Thạnh Phú; cực Bắc nằm trên vĩ độ 10020’ bắc, thuộc huyện Châu Thành;
điể