Điều tra hiện trạng canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài

Đề tài “ Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài” được thực hiện tại phòng thí nghiệm Côn Trùng, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ và hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012 đạt được kết quả như sau: Kết quả điều tra cho thấy có 62,5% tổng số hộ điều tra là vườn trồng xoài chuyên canh, dòi bông xoài phổ biến (65% số hộ điều tra) và là đối tượng gây hại quan trọng. Dòi bông xoài chỉ gây hại 7,5% số vườn điều tra với tỷ lệ nhiễm đạt dưới 50%. Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái trong phòng thí nghiệm: Dòi bông xoài họ Cecidomyiidae, bộ Diptera, thành trùng có kích thước nhỏ khoảng 1-2 mm màu vàng cam, cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông. Trứng rất nhỏ có màu trắng trong suốt hình oval giống như hạt gạo, kích thước trứng dài khoảng 1,5 ± 0,17 mm, rộng 0,6 ± 0,07 mm. Ấu trùng hình dáng giống như dòi, có thể có 5 tuổi. Nhộng màu vàng cam co kích thước dài khoảng 1,5 ± 0,17 mm, rộng 0,6 ± 0,07 mm. Triệu chứng gây hại ngoài đồng của muỗi gây hại trên bông xoài là bông có màu hồng đỏ, có trường hợp có màu nâu sậm

pdf72 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2509 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Điều tra hiện trạng canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG HUỲNH VIỆT HƯNG ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC XOÀI TẠI HUYỆN TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG - ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA DÒI BÔNG XOÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGHÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ - 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC XOÀI TẠI HUYỆN TRI TÔN VÀ TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG - ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ TRIỆU CHỨNG GÂY HẠI CỦA DÒI BÔNG XOÀI LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGHÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.s Lăng Cảnh Phú Huỳnh Việt Hưng MSSV: 3096940 Cần Thơ - 2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Chứng nhận đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp đính kèm với đề tài: “Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang – Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài” Do sinh viên HUỲNH VIỆT HƯNG thực hiện và đề nạp. Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp. Cần Thơ, ngàythángnăm 2013 Cán bộ hướng dẫn (Ký tên) Th.s Lăng Cảnh Phú TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢOTHỰC VẬT Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn với đề tài: “Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài” Do sinh viên HUỲNH VIỆT HƯNG thực hiện và bảo vệ trước hội đồng. Ngày..tháng.năm 2013. Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức................................................ Ý kiến của hội đồng: DUYỆT KHOA Cần thơ, ngàytháng..năm 2013. CHỦ NHIỆM KHOA NN &SHƯD CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào trước đây. Người thực hiện Huỳnh Việt Hưng ii LƯỢC SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: Huỳnh Việt Hưng. Ngày sinh: 01/02/1991. Nơi sinh: Thị Trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang. Ho và tên Cha: Huỳnh Văn Chặt. Họ và tên Mẹ: Lê Thị Hậu. Quê quán: Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang. Quá trình học tập: 2009 : Tốt nghiệp trung học phổ thông Ba Chúc 2009 -2013: Là sinh viên trường Đại Học Cần Thơ, ngành Bảo Vệ Thực Vật, khóa 35, Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng. iii LỜI CẢM TẠ Kính dâng Cha Mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất. Con luôn ghi nhớ công ơn Cha Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục và nuôi dạy con nên người, sự hi sinh cao cả đó là động lực giúp con vượt qua những khó khăn để có kết quả như ngày hôm nay. Em xin gởi đến thầy Lăng Cảnh Phú, giảng viên hướng dẫn lòng thành kính và biết ơn sâu sắc. Thầy đã tận tình chỉ bảo, động viên em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Thành kính ghi ơn, Cô Lê Thị Ngọc Xuân và Thầy Phạm Kim Sơn cố vấn học tập đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng và các thầy, các cô trong trường đại học Cần Thơ đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báo cho em trong suốt thời gian học tại trường. Chân thành cảm ơn! Các anh, các chị: Thương, Yến, Bảo, Long, Qúy, Trinh, Hồng Nga (Cao Học K17) đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Gia đình anh Hồ Duy Tân đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong lúc tôi thực hiện đề tài này. Cảm ơn bạn Nghiệm, Lộc, Còn những người bạn đã giúp tôi đi suốt chặng đường dài để hoàn thành luận văn này. Các bạn sinh viên lớp bảo vệ thực vật khóa 35 đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn!!! Huỳnh Việt Hưng iv HUỲNH VIỆT HƯNG, 2012. “Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài”. Luận văn tốt nghiệp Đại học, ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ, 56 trang. Cán bộ hướng dẫn: Ths. Lăng Cảnh Phú TÓM LƯỢC Đề tài “ Điều tra hiện trang canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang - Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài” được thực hiện tại phòng thí nghiệm Côn Trùng, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD, Trường Đại Học Cần Thơ và hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc tỉnh An Giang từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 11 năm 2012 đạt được kết quả như sau: Kết quả điều tra cho thấy có 62,5% tổng số hộ điều tra là vườn trồng xoài chuyên canh, dòi bông xoài phổ biến (65% số hộ điều tra) và là đối tượng gây hại quan trọng. Dòi bông xoài chỉ gây hại 7,5% số vườn điều tra với tỷ lệ nhiễm đạt dưới 50%. Kết quả khảo sát đặc điểm hình thái trong phòng thí nghiệm: Dòi bông xoài họ Cecidomyiidae, bộ Diptera, thành trùng có kích thước nhỏ khoảng 1-2 mm màu vàng cam, cơ thể được bao phủ bởi một lớp lông. Trứng rất nhỏ có màu trắng trong suốt hình oval giống như hạt gạo, kích thước trứng dài khoảng 1,5 ± 0,17 mm, rộng 0,6 ± 0,07 mm. Ấu trùng hình dáng giống như dòi, có thể có 5 tuổi. Nhộng màu vàng cam co kích thước dài khoảng 1,5 ± 0,17 mm, rộng 0,6 ± 0,07 mm. Triệu chứng gây hại ngoài đồng của muỗi gây hại trên bông xoài là bông có màu hồng đỏ, có trường hợp có màu nâu sậm. v MỤC LỤC Trang Tóm lược ......................................................................................................... vi Mục lục .......................................................................................................... vii Danh sách bảng ............................................................................................. viii Danh sách hình ................................................................................................ ix MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 Chương 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................... 2 1.1 Tổng quan về cây xoài (Mangifera indica) ..................................... 2 1.1.1 Tình hình trồng xoài ở Việt Nam và Thế Giới ................................ 2 1.1.2 Quy trình xử lý xoài ra hoa xoài ................................................... 3 1.1.2.1 Giai đoạn sau khi thu hoạch ............................................ 3 1.1.2.2. Giai đoạn ra đọt non ....................................................... 3 1.1.2.3. Xử lý paclobutrazol....................................................... 3 1.1.2.4. Kích thích ra hoa 4 1.1.2.5. Giai đoạn nở hoa 5 1.1.2.6. Giai đoạn phát triển trái 5 1.2 Đặc điểm chung họ Cecidomyiidae ................................................ 6 1.2.1 Phân loại 6 1.2.2 Đặc điểm sống và cách gây hại 6 1.2.3 Đặc điểm hình thái 7 1.2.4 Đặc điểm sinh học 8 vi 1.3 Họ Cecidomyiidae gây hại trên xoài 9 1.3.1 Một số ghi nhận về sự phân bố của muỗi trên xoài 9 1.3.2 Erosomya indica 10 1.3.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học 11 1.3.2.2. Cách thức gây hại 11 1.3.2.3. Kiểm soát 12 1.3.3 Procontarinia frugivora 13 1.3.4 Procystiphora mangiferae 14 1.3. .1. Phân bố và ký chủ 14 1.3. .2. Đặc điểm hình thái và sinh học 15 1.3. .3. Sự gây hại 16 1.3.5 Dasineura amaramanjarae 16 1.3.6 Procontaria mangicola 16 1.4 Một số côn trùng chính gây hại trên bông xoài 17 1. .1 Bù lạch 17 1.4.1.1 Đặc điểm hình thái và sinh học 17 1.4.1.2 Tập quán sinh sống và cách gây hại 19 1.4.1.3 Biện pháp phòng trị 20 1. .2 Rầy bông xoài 20 1.4.2.1 Đặc điểm hình thái và sinh học 20 1.4.2.2 Tập quán sinh sống và cách gây hại 20 1.4.2.3 Biện pháp phòng trị 21 1. .3 Sâu ăn bông xoài 21 Chương 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 24 2.1 Phương tiện 24 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 24 2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 24 2.1.3 Vật tư thí nghiệm 24 vii 2.2 Phương pháp 24 2.2.1 Điều tra nông dân 25 2.2.2 Điều tra ngoài đồng 25 2.2.3 Khảo sát trong phòng thí nghiệm 26 2.3 Xử lý số liệu 26 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27 3.1 Kết quả điều tra nông dân 27 3.1.1 Đặc điểm chung về tình hình canh tác trên các vườn xoài khảo sát 27 3.1.2 Giống xoài và kỹ thuật canh tác 28 3.1.3 Hiểu biết của nông dân về sâu hại và biện pháp phòng trừ 31 3.1. Tình hình sử dụng nông dược của nông dân trên cây xoài 32 3.1.5 Hiểu biết của nông dân và biện pháp phòng trị đối với dòi bông xoài 33 3.2 Kết quả điều tra ngoài đồng 35 3.3 Một số đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại ngoài đồng của dòi bông xoài 37 3.3.1 Một số đặc điểm hình thái 37 3.3.1.1 Thành trùng 37 3.3.1.2 Trứng 41 3.3.1.3 Ấu trùng 42 3.3.1.4 Nhộng 43 3.3.2 Triệu chứng gây hại ngoài đồng của dòi bông xoài 45 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 4.1 Kết luận 49 .2 Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ CHƯƠNG viii DANH SÁCH BẢNG Bảng Tựa bảng Trang 1.1 Quá trình phát triển hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở hoa của giống xoài 5 3.1 Đặc điểm chung của vườn điều tra 28 3.2 Mức độ phổ biến của các giống xoài ở hai huyện điều tra 29 3.3 Thành phần côn trùng gây hại trên cây xoài ở hai địa bàn điều tra 31 3.4 Các loại nông dược nông dân sử dụng để phòng trừ côn trùng gây hại trên cây xoài 33 3.5 Kết quả hiểu biết của nông dân trên đối tượng dòi bông xoài 34 3.6 Kết quả khảo sát ngoài đồng về tình hình gây hại của dòi bông xoài ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên. 36 3.7 Kích thước các giai đoạn phát triển của dòi bông xoài. 39 ix DANH SÁCH HÌNH Hình Tựa hình Trang 1.1 Bông bị muỗi gây hại 12 1.2 Triệu chứng gây hại của muỗi trên trái xoài 14 1.3 Ấu trùng trong mụt hoặc bướu, Nhộng, Thành trùng đực 17 1.4 Triệu trứng gây hại bù lạch trên trái và bông xoài 19 1.5 Trứng của rầy bông xoài 20 3.1 Thành trùng dòi bông xoài 37 3.2 Dạng đầu dòi bông xoài 38 3.3 Cánh của thành trùng dòi bông xoài 38 3.4 Hai cánh sau của thành trùng thoái hóa thành dạng chùy 39 3.5 Thành trùng cái dòi bông xoài 40 3.6 Thành trùng đực dòi bông xoài 41 3.7 Trứng dòi bông xoài 42 3.8 Ấu trùng của muỗi gây hại bông xoài 42 3.9 Các giai đoạn giai đoạn phát triển của dòi bông xoài 43 3.10 Hình nhộng còn trong kén trắng 43 3.11 Nhộng của muỗi gây hại bông xoài 43 3.12 Phân biệt giữa nhộng đực và cái 44 3.13 Nhộng vũ hóa ra khỏi bông xoài, nhộng bên trong bông xoài 44 3.14 Quan sát bông xoài từ xa, quan sát gần, bông xoài chưa biểu hiện triệu chứng , trứng và dòi bên trong nụ bông 45 x 3.15 Triệu chứng đặc trưng của muỗi gây hại bông xoài 46 3.16 Ấu trùng muỗi bông xoài bên trong nụ bông 46 3.17 Triệu chứng gây hại ngoài đồng đặc trưng của muỗi bông xoài 47 3.18 Bông có nhộng sắp vũ hóa và bao nhộng đã vũ hóa hoàn toàn 48 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Xoài là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế rất cao, được trồng nhiều nơi trong cả nước như ở trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và đặc biệt phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010), diện tích trồng xoài ở ĐBSCL khoảng 3.000 ha chiếm 9,25% so với tổng diện tích trồng xoài cả nước. Trong điều kiện tự nhiên ở ĐBSCL, cây xoài thường ra hoa vào tháng 12-1 và thu hoạch tập trung từ tháng -5 (Trần Văn Hâu, 1997), chính vì thu hoạch tập trung nên giá thành không được cao trong vụ chính nhưng rất cao trong vụ nghịch, đặc biệt là các dịp lễ, tết. Từ thực tế này đã thu hút nhà vườn áp dụng nhiều biện pháp để kích thích ra hoa xoài sớm hay nghịch vụ để có thể bán được giá cao gấp 2-3 lần so với xoài chính vụ. Mùa vụ trồng xoài không còn phân biệt rõ như trước là nguồn thức ăn dồi dào cho dịch hại. Những loài dịch hại quan trọng được ghi nhận như thán thư, phấn trắng, xì mủ trái, rầy bông xoài, bù lạch (bọ trĩ), sâu đục hột, sâu ăn hoa, sâu đục cành, và hiện nay muỗi gây hại trên bông xoài là loài gây hại mới đã xuất hiện một số nơi ở ĐBSCL. Việc xử lý ra hoa không đồng loạt, không tập trung, vấn đề về biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức, đặc biệt là những vườn trồng chuyên canh xoài đã gây ô nhiễm môi trường, tạo tính kháng cho dịch hại, ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái. Do đó dẫn tới việc xuất hiện dịch hại mới trên xoài là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác xoài tại huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, tỉnh An Giang- Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của dòi bông xoài” được thực hiện nhằm: - Điều tra và khảo sát tình hình gây hại cũng như sự nhận biết của nông dân đối với dòi bông xoài (MBX) tại hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên ở tỉnh An Giang. - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại của MBX ở ngoài đồng nhằm tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sâu hơn và xây dựng quy trình phòng trị tổng hợp muỗi gây hại bông xoài. 2 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỂ CÂY XOÀI (Mangifera indica) 1.1.1. Tình hình trồng xoài ở Việt Nam và Thế Giới Cây xoài đã theo chân ông bà ta đến vùng ĐBSCL lập nghiệp từ lâu, xoài có mặt hầu hết ở các vùng sinh thái khác nhau, từ núi cao đến vùng trũng, ngập lũ, phèn và mặn. Do tính đa dạng của nó, cây xoài trở nên rất gần gũi với bà con nông dân ở vùng sông nước (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003). Cây xoài có tên khoa học là Mangifera indica, thuộc chi Mangifera, họ đào lộn hột Anacardiaceae. Trong chi Mangifera có tới 1 loài, có thể tìm thấy rải rác khắp các nước vùng Đông Nam Á, trong đó chỉ có xoài (Mangifera indica) được trồng rộng rãi nhất. Trên thế giới, xoài được chia làm 2 nhóm chính: (a) nhóm có hột đơn phôi hay còn gọi là nhóm Ấn Độ, (b) nhóm có hột đa phôi hay còn gọi là nhóm Đông Nam Á. Riêng tại Việt Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, một số giống xoài với những đặc tính nổi trội và dễ tìm thấy như: xoài Cát Hòa Lộc, xoài Châu Hạng Võ, xoài Bưởi, xoài Thơm, xoài Tượng, xoài BaHambang... (Vũ Công Hậu, 2000). Hiện nay trên thế giới có 87 quốc gia trồng xoài, với tổng diện tích hơn 3,5 triệu ha, sản lượng năm 2010 đạt gần 27,5 triệu tấn (chiếm 37% so với tổng sản lượng trái cây nhiệt đới), trong đó thì Việt Nam với diện tích: 87.500 ha (xếp thứ 10 thế giới) (Hoàng Quốc Tuấn, 2011). Theo FAO sản lượng xoài thế giới năm 1995 là 22,0 triệu tấn đến 2010 ước đạt gần 27,5 triệu tấn, tăng 5,5 triệu tấn trong vòng 15 năm, bình quân một năm tăng 0,367 triệu tấn. Xuất khẩu xoài trái tươi tăng liên tục qua các năm, Pakixtan đứng số 1 thế giới, niên vụ 2009-2010 xuất khẩu: 130.000 tấn, kim ngạch: 1,5 triệu USD và niên vụ 2010-2011 ước đạt 50 triệu USD; kế đến là Ấn Độ xuất khẩu 82.000 tấn xoài chất lượng cao, với giá 1 hộp xoài 3,5 kg lên đến 20 USD/hộp (bình quân 1,0 kg xoài xuất khẩu của Ấn Độ: 5,7 USD/kg). Thị trường nhập khẩu xoài là Mỹ, Nhật, Singapore, Anh, ARập Xêút. Trong đó thị trường Mỹ chiếm 50% sản lượng xoài nhập khẩu hàng năm trên thế giới (Hoàng Quốc Tuấn, 2011). Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010), cây xoài đã được trồng tất cả tỉnh, thành phố của cả nước. Trong đó 59/63 tỉnh có diện tích xoài trên 100 ha. Vùng trồng xoài lớn nhất là ĐBSCL là 3.000 ha chiếm 9,25% so với tổng diện tích xoài cả nước. 3 Song song với tiềm năng xuất khẩu cao, diện tích lớn hình thành các vùng chuyên canh cây ăn trái, trong đó có cây xoài ngày một tăng thì các loài sâu bệnh hại cũng bắt đầu gây hại với mức độ trầm trọng hơn. Riêng nhóm côn trùng gây hại, theo đánh giá của các nhà khoa học và tình hình sản xuất thực tế của bà con nhà vườn cho thấy trong vài năm trở lại đây tình hình sâu hại trên các vườn trồng xoài đang có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất cũng như phẩm chất của trái xoài. 1.1.2. Quy trình xử lý xoài ra hoa 1.1.2.1. Giai đoạn sau khi thu hoạch Sau khi thu hoạch xoài chính vụ vào tháng -5 cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật để thúc đẩy cây ra đọt non tập trung để dễ phòng trừ sâu bệnh và kích thích ra hoa. Các biện pháp quan trọng cần thực hiện là: tỉa bỏ những phát hoa đã rụng trái, cành vô hiệu trong thân cây mẹ, cành ốm yếu, bị sâu bệnh hoặc che rợp lẫn nhau gây trở ngại cho việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch. Thông thường những phát hoa đã rụng bông và trái non phải mất 3- tháng mới rụng. Do đó, nếu cắt bỏ những phát hoa này sẽ kích thích cho cây ra đọt sớm hơn. Bón phân giúp cho cây ra chồi khoẻ, lá to, tích lũy nhiều chất dự trữ giúp cho cây có khả năng ra hoa và nuôi trái trong vụ sau. Đây là giai đoạn thúc đẩy sự sinh trưởng của cây nên công thức phân thường có đạm và lân cao hơn so với kali như 2:1:1, 2:2:1 hay 3:2:1. Lượng phân bón tùy theo tuổi cây, tình trạng sinh trưởng và năng suất vụ trước. Tưới nước: 2-3 ngày/lần giúp cho cây xoài ra đọt tập trung. Đối với cây già (20-30 năm tuổi) khả năng ra đọt kém, cần kích thích cho cây ra đọt non bằng cách phun urê ở nồng độ 1,5-2,0% hoặc Gibberellin ở nồng độ từ 5-10 ppm hoặc thiourea ở nồng độ 0,5% (Trần Văn Hâu, 2009). 1.1.2.2. Giai đoạn ra đọt non Sự phát triển của đọt non có ảnh hưởng rất quan trọng đến khả năng ra hoa và nuôi trái của cây xoài, do đó cần chú ý phòng trừ các loại sâu, bệnh để bảo vệ cho đọt non xoài phát triển tốt. Trường hợp bón phân không đúng lúc hay lượng phân không đầy đủ làm cho chồi non xuất hiện sẽ ngắn, ốm yếu, có thể bổ sung bằng cách phun các lọai phân bón qua lá (Trần Văn Hâu, 2009). 1.1.2.3. Xử lý paclobutrazol Thời điểm xử lý: Khi lá non đã phát triển hoàn toàn, lá có màu đỏ hay vàng nhạt (15-20 ngày tuổi) hay lá có màu đọt chuối đến màu xanh nhạt. Không nên xử lý hóa chất khi lá đã già (có màu xanh đậm) (Trần Văn Hâu, 2009). 4 Liều lượng: 1-2 g a.i./m đường kính tán. Liều lượng hóa chất tùy thuộc vào tuổi cây, tình trạng sinh trưởng của cây. Cây tơ nên xử lý hóa chất ở nồng độ cao hơn so với cây trưởng thành. Cây sinh trưởng mạnh nên xử lý nồng độ cao hơn cây sinh trưởng kém. Liều lượng paclobutrazol được xử lý cũng tùy thuộc vào từng giống. Nồng độ quá cao có thể làm cho phát hoa ngắn hay chùn lại, không có khả năng đậu trái (Trần Văn Hâu, 2009). Cách xử lý: Xới đất xung quanh tán cây, bề rộng từ 20-50 cm, sâu từ 10-15 cm. Sau đó pha hóa chất với 20-50 lít nước tưới đều vùng đất đã xới. Đối với vùng đất tơi, xốp, có nhiều cát nên tưới với lượng nước ít hơn để tránh cho dung dịch hóa chất bị mất theo con đường thẩm lậu. Một tuần sau khi xử lý hóa chất nên tưới nước đầy đủ để rễ cây xoài có thể hấp thụ hóa chất hoàn toàn (Trần Văn Hâu, 2009). 1.1.2.4. Kích thích ra hoa Một tháng trước khi kích thích ra hoa cần làm giảm sự sinh trưởng của cây bằng cách bón phân với tỉ lệ phân đạm thấp, tăng tỉ lệ lân và kali. Tiếp theo phun MKP (0-52-34) với nồng độ 0,5% ở giai đoạn 10-15 ngày trước khi phun chất kích thích ra hoa để giúp cho lá mau trưởng thành, tăng tỉ lệ đậu trái và ngăn cản sự ra đọt non, 5-7 ngày trước khi kích thích ra hoa nên phun thuốc phòng ngừa các loại sâu bệnh như bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides), rầy bông xoài và sâu ăn bông (Trần Văn Hâu, 2009). Sau khi xử lý paclobutrazol 75-90 ngày có thể tiến hành phun hóa chất kích thích cho xoài ra hoa bằng cách phun thiourea ở nồng độ 0,3-0,5% hay nitrate kali ở nồng độ 2,0-2,5%, 5-7 ngày sau phun lại lần hai với hóa chất tương tự nhưng nồng độ giảm 50%. Cần chú ý là điều kiện mưa dầm, ẩm độ đất cao có thể kích thích mầm lá phát triển thay vì mầm hoa. Do đó, chỉ nên kích thích ra hoa khi trời khô ráo và rút hết nước trong mương cho đến khi mầm hoa xuất hiện (Trần Văn Hâu, 2009). Thời gian xuất hiện mầm hoa tùy theo giống và thời vụ. Quá trình phát triển hoa từ khi xử lý đến khi kết thúc quá trình nở hoa của bốn giống xoài Nam Dok Mai, cát Hòa Lộc, Thơm và Thanh Ca được trìn
Luận văn liên quan