Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam

Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên (SAVY) năm 2003 là cuộc điều tra lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Điều tra sử dụng dàn mẫu hộ gia đình của Tổng cục Thống kê được tiến hành với 7.584 thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 ở 42 tỉnh, thành phố từ những vùng thành thị lớn nhất cho tới vùng nông thôn xa xôi, với sự phối hợp giữa Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF). Thanh thiếu niên thuộc diện điều tra tại địa bàn được mời tới một địa điểm, phỏng vấn trực tiếp và tự điền vào một số câu hỏi tương đối nhạy cảm mà họ muốn tự mình trả lời. Kết quả điều tra là nguồn thông tin bổ ích về đời sống xã hội, thái độ và hoài bão của thanh thiếu niên Việt Nam hôm nay. SAVY cho thấy thanh thiếu niên Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thử thách nhằm thích ứng với môi trường kinh tế xã hội đang ngày một biến chuyển, trong đó nhóm thanh thiếu niên các dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa phải đối mặt với nhiều thử thách do điều kiện vật chất còn khó khăn, gây cản trở tới học hành và việc làm. Tuy nhiên SAVY cũng cho thấy thanh thiếu niên đã nhận được hỗ trợ lớn lao từ gia đình, cộng đồng và bạn bè giúp họ tự bảo vệ và vượt qua các thử thách. Thanh thiếu niên trong gia đình Thanh thiếu niên Việt Nam thể hiện một sự gắn bó chặt chẽ với gia đình. Với tỷ lệ tử vong và ly dị của cha mẹ tương đối thấp, cấu trúc gia đình nhìn chung ít bị ảnh hưởng. Ngay cả các cặp vợ chồng mới cưới cũng vẫn duy trì xu hướng sống với gia đình bên chồng. Thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động trong gia đình, được người lớn lắng nghe ý kiến và cảm thấy có giá trị với gia đình. Gia đình chính là yếu tố bảo vệ cho thanh thiếu niên, cho dù có một tỷ lệ nhỏ thanh thiếu niên cho biết có xung đột trong gia đình. Cũng cần lưu ý sự khác biệt đáng kể giữa các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn. Điều dễ nhận thấy là các gia đình ở nông thôn có quy mô lớn hơn nhưng lại có ít nguồn lực hơn. Thanh niên nông thôn lập gia đình và có con sớm, tỷ lệ bỏ học cao, trình độ học vấn thấp đặc biệt các dân tộc thiểu số. Thanh thiếu niên nông thôn thường làm những việc không cần trình độ cao, ít được tiếp cận với thông tin và vì vậy họ thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản. Số liệu SAVY cho thấy nhu cầu cần hỗ trợ cho các vùng này.

pdf15 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4292 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhan II chuong 4.pdf
  • pdfLoi noi dau - Muc luc.pdf
  • pdfPhan I chuong 1.pdf
  • pdfPhan I chuong 2.pdf
  • pdfPhan II chuong 1.pdf
  • pdfPhan II chuong 2.pdf
  • pdfPhan II chuong 3.pdf
  • pdfPhan II chuong 5.pdf
  • pdfPhan II chuong 6.pdf
  • pdfPhan II chuong 7.pdf
  • pdfPhan II chuong 8.pdf
  • pdfPhan II chuong 9.pdf
  • pdfPhan II chuong 10.pdf
  • pdfPhan II chuong 11.pdf
  • pdfPhan II chuong 12.pdf
  • docPhieu hoi.doc
  • pdfPhieu hoi.pdf
  • pdfPhu luc.pdf
  • pdfQ&A.pdf
Luận văn liên quan