Dinh dưỡng cho thức ăn gia súc - Quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất

Việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO “mở ra kỷ nguyên thương mại và đầu tư mới ở một trong nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới”. Đối với ngành nông nghiệp nói riêng việc ra nhập WTO vừa mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một sân chơi khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, chiếm 95% GDP, 95% giá trị thương mại và một kim ngạch nhập khẩu giá trị. Do đó bên cạnh vấn đề về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như định hướng lớn của nhà nước về phát triển chăn nuôi thì công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm có một vị trí quan trọng. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm gắn liền và không thể thiếu với hoạt động chăn nuôi của hộ nông dân Việt Nam, trang trại, xí nghiệp Với một nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu về lương thực và thực phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu,trong đó nhu cầu sử dụng thịt, trứng, sữa không ngừng tăng lên. Nó cung cấp một lượng dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm quan trọng và không thể thiếu đối với con người. Nhưng vấn đề cấp thiết được đặt ra là sản phẩm chăn nuôi phải đạt giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng tốt, hạ giá thành sản phẩm do đó việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để giúp vật nuôi phát triển tốt và các sản phẩm từ ngành chăn nuôi đạt được chỉ tiêu như mong muốn. Hiện nay ở Việt Nam nguồn thức ăn gia súc, gia cầm chủ yếu được sản xuất trong nước do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc phía Nam và phía Bắc sản xuất theo công nghệ phối trộn. Thức ăn chăn nuôi muốn có được giá trị dinh dưỡng cao mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất chăn nuôi lớn cần phải tập trung nhiều nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn nhằm đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể.

doc69 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3640 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dinh dưỡng cho thức ăn gia súc - Quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1: TỔNG QUAN 4 1.1. Thức ăn từ nguồn gốc thực vật 4 1.1.1. Thức ăn xanh 4 1.1.2. Thức ăn từ rễ, củ, quả 5 1.1.3. Thức ăn từ các hạt ngũ cốc và các phụ phẩm 5 1.1.4. Thức ăn từ các hạt họ đậu và các loại khô dầu 8 1.2. Thức ăn từ nguồn gốc động vật 9 1.2.1. Bột thịt, bột xương 10 1.2.2. Bột cá 10 1.3. Các sản phẩm phụ của các nghành chế biến 10 1.3.1. Các sản phẩm phụ của nghành nấu bia rượu 10 1.3.2. Sản phẩm phụ của nghành chế biến đường, tinh bột 11 1.4. Thức ăn bổ sung 11 1.4.1. Thức ăn bổ sung đạm 12 1.4.2. Thức ăn bổ sung khoáng 14 1.4.3. Các chất bổ sung khác 16 1.4.4. Các loại premix 18 1.5 Các chất có trong thức ăn 15 1.5.1. Vai trò và giá trị của chất đạm ( protêin) 19 1.5.2. Vai trò và giá trị của gluxit 21 1.5.3. Vai trò và giá trị của chất béo 21 1.5.4. Vai trò và giá trị của chất khoáng 22 1.5.5 Vai trò và dinh dưỡng của nước 26 1.5.6. Vai trò và giá trị của vitamin 27 1.6. Nguyên tắc và phương pháp xây dựng khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm 30 1.6.1 Khái niệm 30 1.6.2. Những nguyên tắc xây dựng khẩu phần 30 1.6.3. Phương pháp xây dựng khẩu phần 31 1.7. Đánh giá chất lượng sản phẩm 29 1.7.1. Thức ăn hỗn hợp 29 1.7.2. Giá trị dinh dưỡng 29 Chương 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 31 2.1. Chọn dây chuyền công nghệ 31 2.1.1. Đặc điểm công nghệ 31 2.1.2. Sơ đồ công nghệ 31 2.2 Thuyết minh dây chuyền công nghệ 33 2.2.1. Dây chuyền tiếp nhận và xử lý nguyên liệu 33 2.2.2. Dây chuyền định lượng và phối trộn 35 2.2.3. Dây chuyền tạo viên 38 2.2.4. Dây chuyền cân và đóng bao sản phẩm 40 Chương 3: TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT 41 3.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy 41 3.2. Các số liệu ban đầu 41 3.2.1. Năng suất của nhà máy 41 3.2.2. Phối hợp khẩu phần ăn 41 3.2.3: Hao hụt qua các công đoạn (%) 48 3.3. Tính cân bằng vật chất 50 3.3.1. Tính cho sản phẩm dạng viên làm thức ăn cho gà mái 9 – 20 tuần 50 3.3.2. Tính cho sản phẩm dạng viên làm thức ăn cho gà đẻ trứng thương phẩm 55 3.3.3. Tính cho sản phẩm dạng bột làm thức ăn cho heo nái tiết sữa 55 3.3.4. Tính nhu cầu từng nguyên liệu trong công thức phối trộn 59 3.4. Tính cân bằng nhiệt 61 3.4.1. Tính áp suất làm việc của hơi nước 61 3.4.2. Tính nồi hơi 62 3.5 Tổng kết cân bằng vật chất 62 3.5.1 Tổng kết năng suất của từng công đoạn sản xuất (phụ lục 1.3) 62 3.5.2 Tổng kết nhu cầu nguyên liệu đưa vào sản xuất (phụ lục 1.4) 62 Chương 4 TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ 64 4.1. Tính xilô chứa 64 4.1.1Xilô chứa nguyên liệu thô sau công đoạn tách kim loại lần 2 và đem đi nghiền 64 4.1.2. Xilô chứa nguyên liệu thô sau nghiền búa 65 4.1.3. Xilô chứa bột thành phẩm trước khi đảo trộn 68 4.1.4. Xilô chứa bột tạo viên, bột thành phẩm, viên thành phẩm 68 4.2. Các thiết bị chính 69 4.3. Máy vận chuyển 70 4.3.1. Gàu tải 70 4.3.2. Vít tải 71 4.3.3.Gàu tải 71 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 LỜI MỞ ĐẦU Việc Việt Nam chính thức gia nhập WTO “mở ra kỷ nguyên thương mại và đầu tư mới ở một trong nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới”. Đối với ngành nông nghiệp nói riêng việc ra nhập WTO vừa mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một sân chơi khổng lồ với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, chiếm 95% GDP, 95% giá trị thương mại và một kim ngạch nhập khẩu giá trị. Do đó bên cạnh vấn đề về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như định hướng lớn của nhà nước về phát triển chăn nuôi thì công nghiệp chế biến thức ăn gia súc, gia cầm có một vị trí quan trọng. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm gắn liền và không thể thiếu với hoạt động chăn nuôi của hộ nông dân Việt Nam, trang trại, xí nghiệp… Với một nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu về lương thực và thực phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu,trong đó nhu cầu sử dụng thịt, trứng, sữa… không ngừng tăng lên. Nó cung cấp một lượng dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm quan trọng và không thể thiếu đối với con người. Nhưng vấn đề cấp thiết được đặt ra là sản phẩm chăn nuôi phải đạt giá trị dinh dưỡng cao, chất lượng tốt, hạ giá thành sản phẩm do đó việc cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để giúp vật nuôi phát triển tốt và các sản phẩm từ ngành chăn nuôi đạt được chỉ tiêu như mong muốn. Hiện nay ở Việt Nam nguồn thức ăn gia súc, gia cầm chủ yếu được sản xuất trong nước do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc phía Nam và phía Bắc sản xuất theo công nghệ phối trộn. Thức ăn chăn nuôi muốn có được giá trị dinh dưỡng cao mang lại hiệu quả kinh tế và năng suất chăn nuôi lớn cần phải tập trung nhiều nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn nhằm đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với từng yêu cầu cụ thể. Chương 1: TỔNG QUAN Ngày nay, thức ăn hỗn hợp hoàn hảo được cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng đầy đủ để phù hợp vời nhu cầu sinh trưởng phát triển và sinh sảncủa gia súc và gia cầm. Để cân bằng các chất dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp như protêin, các chất khoáng, năng lượng, vitamin….người ta thơường sử dụng các loại nguyên liệu sau: 1.1. Thức ăn từ nguồn gốc thực vật: 1.1.1. Thức ăn xanh: Bao gồm các loại lá xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi, cây gỗ được sử dụng trong chăn nuôi. Thức ăn xanh là loại thức thức ăn chiếm tỉ lệ cao trong khẩu phần ăn của loại nhai lại ( trâu, bò, dê…). Thức ăn xanh rất đa dạng gồm nhiều loại như: các loại cỏ stylo,các loại cây họ đậu như đậu cove, các loại bèo như bèo cái, bèo dâu, bèo Nhật Bản, các loại rau như rau muống, rau lang…(1) * Đặc điểm ( 2) Thức ăn xanh chiếm nhiều nước, nhiều chất xơ. Thức ăn xanh dễ tiêu hoá, ngon miệng. Thức ăn xanh giàu vitamin nhiều nhất là vitamin A ( Caroten), vitamin B đặc biệt là vitamin B2 và vitamin E, vitamin D rất thấp. Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn xanh thấp. Hàm lượng lipit có trong thức ăn xanh là 4% tính theo vật chất khô, chủ yếu là các axit béo chưa no. Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo thức ăn, tính chất đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch. Nhìn chung thân là họ đậu có hàm lượng Ca, Mg, Co cao hơn trong loại thức ăn xanh khác. 1.1.2.Thức ăn rễ, củ và quả: Là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho gia súc nhất là gia súc cho sữa. Thức ăn củ quả thường gặp ở nước ta là sắn, khoái lang, các loại bí…. Là loại thức ăn ngon miệng thích hợp cho lợn non và bò sữa. Nhược điểm của thức ăn loại rễ, củ, quả là khó bảo quản sau khi thu hoạch do dễ bị thối hỏng. . 1.1.3. Thức ăn từ các hạt ngũ cốc và các phụ phẩm: (2) * Đặc điểm: - Hàm lượng vật chất khô của thức ăn này phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp thu hoạch và điều kiện bảo quản. Protein hạt ngũ cốc thiếu hụt axit amin quan trọng là lyzin, methionin và threonin, riêng lúa mạch hàm lượng lyzin cao hơn một chút. - Hàm lượng lipit từ 2 – 5 % nhiều nhất ở ngô và lúa mạch. - Hàm lượng xơ thô 7 – 14% nhiều nhất ở các loại hạt có vỏ như lúa mạch và thóc, ít nhất là ở bột mì và ngô từ 1,8 – 3%. - Giá trị năng lượng trao đổi đối với gia cầm cao nhất ở ngô 3,3 Mcal/kg và thấp nhất ở lúc mạch 2,4 Mcal/kg. - Hạt cốc nghèo khoáng đặc biệt là Canxi, hàm lượng Canxi 0,15%, photpho > 0,3 – 0,5% nhưng phần lớn photpho trong hạt ngũ cốc ở dạng phytat. - Hạt ngũ cốc rất nghèo vitamin A, D, B2 ( trư ngô vàng rất giàu caroten), giàu vitamin E và B1 ( nhất là ở càm gạo). Hạt cốc là nguồn thức ăn tinh chủ yếu cho bê, nghé, lợn, gia cầm. a/ Ngô: Gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ. Giống như các loại ngũ cốc khác ngô chứa nhiều vitamin E, ít vitamin D và B. Ngô chứa ít canxi, nhiều photpho nhưng chủ yếu dưới dạng kém hấp thụ là phytat. Ngô có tỷ lệ tiêu hoá năng lượng cao, giá trị protein thấp, thiếu axit amin. Ngô là loại thức ăn chủ yếu dùng cho gia súc, gia cầm và loại thức ăn rất giàu năng lượng, 1kg ngô hạt có 3200 – 3300 kcal ME. Ngô còn có tính chất ngon miệng đối với lợn, tuy nhiên nếu dùng làm thức ăn chính cho lợn thì sẽ làm cho mỡ lợn trở nên nhão. Ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác. Bảng 1.1: Tỷ lệ tiêu hoá của ngô và một số phụ phẩm của ngô ( %)(2) Vật nuôi Protein Xơ Mỡ DSKĐ ME (Mcal/kg) Ngô hạt Cừu 76.0 57.0 91.0 94.0 3.47 Bột hạt và lõi Cừu 74.0 69.1 78.4 90.3 3.23 Lõi Bò 55.0 76.0 53.0 79.0 2.74 Bột Hominy Cừu 66.0 34.0 81.0 81.0 2.81 Bột gluten Cừu 80.0 55.0 73.0 73.0 2.62 Ngô hạt Lợn 69.9 40.7 55.7 92.9 3.64 b/ Thóc: Là loại hạt cốc chủ yếu của vùng Đông Nam Á. Thóc được dùng chủ yếu cho loại nhai lại và ngựa, gạo, cám dùng cho người, lợn và gia cầm. Vỏ trấu chiếm 20% khối lượng của hạt thóc, nó giàu Silic và thành phần chủ yếu là xenluloza. Cám gạo chứa 11 – 13% protein thô và 10 – 15 % lipit. c/ Các phụ phẩm: Cám gạo: là sản phậm phụ của lúa khi xay xát. Cám gạo bao gồm một số thành phần chính như vỏ cám, hạt phôi, gạo, trấu và một ít tấm. Cám là nguồn B1 phong phú, ngoài ra còn có cả vitamin B6 và Biotin, 1kg cám có khoảng 22mg B1, 13mg B6, 0,43mg Biotin. Cám gạo là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, chứa 11 – 13% protêin thô, 10 – 15% lipit thô, 8 – 9% chất xơ thô, khoáng tổng số 9 – 10%. Dầu cám chủ yếu là các axit béo không no nên dễ bị oxy hoá làm cám bị ôi, giảm chất lượng và trở nên đắng khét. Nên cần ép hết dầu để cám được bảo quản lâu hơn và thơm hơn. Cám gạo là nguồn phụ phẩm rất tốt cho vật nuôi và dùng cám có thể thay thế một phần thức ăn tinh trong khẩu phần loài nhai lại và lợn. 1.1.4. Thức ăn từ các hạt họ đậu và các loại khô dầu: ( 2) a/ Đậu tương và khô dầu đậu tương: ♦ Đậu tương: Là một trong những loại hạt họ đậu dùng phổ biến đối với vật nuôi. Trong đậu tương có khoảng 50% protêin thô trong đó chứa đầy đủ các axit amin cần thiết như lyzin, cystin, và 16 – 21% lipit, năng lượng chuyển hoá 3350 – 3400 kcal ME/ kg. ♦ Khô dầu đậu tương: Là phụ phẩm của quá trình chế biến dầu từ đậu tương. Là một nguồn protêin thực vật có giá trị dinh dưỡng tốt nhất trong các loại khô dầu. Cũng giống như bột đậu tương khô dầu đậu tương cũng có hàm lượng protêin cao khoảng 42 – 45% theo vật chất khô, năng lượng chuyển hoá thấp hơn 2250 – 2400 kcal ME/ kg. b/ Lạc và và khô dầu của lạc, vừng: ♦ Lạc: ít được sử dụng trong chăn nuôi mà thường dùng phụ phẩm của nghành chế biến dầu từ lạc. ♦ Khô dầu của lạc, vừng:Trong khô dầu lạc có 30-38% protein thô, axit amin không cân đối, thiếu lyzin, cystin, methionin. Ngoài ra khô dầu lạc rất ít vitamin B12 do vậy khi dùng protein khô dầu lạc đối với lợn và gia cầm cần bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin B12. 1.2. Thức ăn từ nguồn gốc động vật: 1.2.1. Bột thịt, bột xương: Là sản phẩm phụ của nghành chế biến thịt và xương động vật. Sau khi đem say nhỏ và sấy khô, bột thịt và bột xương có thể được sản xuất ở hai dạng khô và ẩm. Ở dạng khô các nguyên liệu được đung nóng trong một bếp hơi để tách mỡ, phần còn lại là bã. Ở dạng ẩm các nguyên liệu được đun nóng bằng hơi nước có dòng điện chạy qua, sau đó rút nước, ép để tách bã và sấy khô. Bột thịt chứa 60 – 70 % protêin thô, bột thịt xương chứa 45 – 50 % protêin thô, chất lượng protêin cả hai loại này cao nhưng axit amin hạn chế là methionin và tryptophan. Mớ dao động từ 3 – 13 %, trung bình là 9%. 1.2.2. Bột cá: Là loại thức ăn bổ sung hoàn hảo cho gia súc gia cầm, là loại thức ăn giàu protein, chất lượng protein cao. Loại bột cá tốt chứa 50-60% protein, tỷ lệ axit amin cân đối có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh, bột cá giàu Ca, P tỷ lệ tương đối cân đối, giàu vitamin B1, B12 ngoài ra còn vitamin A và D. Hàm lượng dinh dưỡng của 1kg bột cá có 0,9-1,5 đơn vị thức ăn, 480-630g protein tiêu hoá, 20-80g Ca, 15-60g P. 1.3. Các sản phẩm phụ của các nghành chế biến: 1.3.1. Các sản phẩm phụ của nghành nấu bia rượu: Gồm bã rượu, bã bia…đều là những loại thức ăn nhiều nước (90% là nước) do vậy khó bảo quản và vận chuyển. Hàm lượng dinh dưỡng trong 1kg bã rượu có 0,26 đơn vị thức ăn, 46g protein tiêu hoá. Trong 1kg bã bia khô có 0,8-0,9 đơn vị thức ăn, 80-90g protein tiêu hoá. Đây là loại thức ăn nghèo protein và năng lượng. Các loại thức ăn này có thể sấy khô để sử dụng cho lợn và gia cầm. Mức sử dụng cho lợn và gia cầm 5-10% khối lượng khẩu phần. 1.3.2. Sản phẩm phụ của nghành chế biến đường, tinh bột: Gồm bã khoai, bã sắn, rỉ mật đường, bã mía, đường cặn… Rỉ mật đường dùng cho loại nhai lại có thể sử dụng bằng nhiều cách: trộn urê với mật rỉ đường cùng với các loài thức ăn thô như cỏ khô, rơm, bã mía, thân cây ngô, cao lương đem ủ xanh cùng với bã khoai, bã sắn cám cho loài nhai lại. Có thể đem rỉ mật lên men vi sinh vật để tăng giá trị dinh dưỡng hoặc dùng rỉ mật hỗn hợp cùng với các chất khoáng, chất phụ gia để sản xuất thức ăn cho trâu, bò. Khi dùng với lượng lớn mật đường có thể gây độc. Tỷ lệ mật cuối trong khẩu phần là nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia cầm do hàm lượng khoáng cao trong mật cuối. 1.4. Thức ăn bổ sung: Thức ăn bổ sung là một chất hữu cơ hay một chất khoáng ở dạng tự nhiên hay tổng hợp, không giống với thức ăn khác ở chỗ không đồng thời cung cấp năng lượng, protein và chất khoáng được đưa vào khẩu phần ăn của động vật với liều lượng hợp lý (urê) hoặc với liều lượng rất thấp (kháng sinh, vitamin…) Có những loại thức ăn bổ sung: - Bổ sung đạm như urê, axit amin tổng hợp - Bổ sung khoáng, khoáng đa lượng hoặc vi lượng - Bổ sung vitamin - Kháng sinh và các chất kích thích sinh trưởng - Thuốc phòng bệnh như thuốc phòng cầu trùng, bạch lỵ… - Các loại thức ăn bổ sung khác như chất chống oxy hoá, chất màu, chất có mùi thơm. Thức ăn bổ sung đang được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi. Năng suất cho thịt, trứng sữa, lông của gia súc ngày càng cao. Thức ăn bổ sung có tác dụng tăng khả năng lợi dụng thức ăn, kích thích sinh trưởng, tăng khả năng sinh sản và phòng bệnh. Tuy nhiên sử dụng thức ăn bổ sung cũng có nhưng mặt trái của nó. Kháng sinh, thuốc chống cầu trùng, hoocmon đưa vào khẩu phần thiếu sự kiểm soát của thú y đã gây những tác hại nhất định. 1.4.1. Thức ăn bổ sung đạm: Nấm men: Hiện nay ngành chăn nuôi sử dụng 2 dạng men: men gia súc khô và men ủ. 1.4.1.1. Nấm men gia súc khô: Là sinh khối khô của các chủng nấm men bia (Saccharomyces), các chủng nấm men gia súc thuần tuý như Torula utilis, Torula lipolitica, Candida utilis, Saccharomyces serevisiae. Các chủng nấm men này được sản xuất ở các nhà máy chuyên môn hay được tách từ dấm chín và bã rượu của quá trình sản xuất rượu, bia. Nấm men gia súc nói chung thành phần dinh dưỡng rất cao và hoàn chỉnh, đó là loại thức ăn bổ sung đạm và vitamin rất tốt cho gia súc và gia cầm. Liều lượng sử dụng nấm men khô trong khẩu phần thức ăn 3-5% nếu tăng tỷ lệ thì giá thành thức ăn hỗn hợp tăng. Bảng 1.2:Thành phần dinh dưỡng % của sinh khối nấm men bia khô như sau Độ ẩm Protein thô Xơ Lipit Tro Ca P Fe 0,3 46,8 2,8 1,2 7,2 35,7 1,52 0,0138 1.4.1.2: Men ủ: Ngành chăn nuôi sử dụng 2 dạng men ủ: men ủ tươi, men ủ khô chủ yếu để nuôi lợn, nuôi bò, một ít dùng để nuôi gia cầm. *Đặc điểm của men ủ: Là chủng nấm men Saccharomyces serevisiae được nuôi cấy thuần khiết hoặc được phát triển trên môi trường cơ bản là tinh bột và các chất bổ trợ khác (các vị thuốc bắc hoặc thuốc nam theo đơn thuốc dân tộc, địa phương hay gia truyền) để thu được dạng chế phẩm men khô. Thức ăn gia súc với khẩu phần chủ yếu là tinh bột (tấm, cám, bột ngô, bột sắn, bột khoai lang…) được nấu chín, làm nguội, trộn lẫn với chế phẩm men ở trên rồi mang ủ trong 24-48 giờ. Khi sử dụng nấm men, nhất là men ủ cho gia súc ăn sẽ mang lại nhiều hiệu quả: - Thức ăn có khẩu vị tốt nên con vật ăn được nhiều. -Tăng tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn, hạn chế được các loại ký sinh đường ruột. - Làm tăng trọng thêm 5-10% và giảm tiêu tốn thức ăn là 10-15%. - Cải thiện được một phần chất lượng của thức ăn, nhất là các loại thức ăn bột đường nghèo protein và vitamin. Điều này rất quan trọng đối với tình hình thức ăn và chăn nuôi của nước ta hiện nay. 1.4.2. Thức ăn bổ sung khoáng: Đối với vật nuôi chất khoáng cũng quan trọng như protein. Chính vì thế thiếu khoáng con vật sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản bị ngừng trệ, sức sản xuất sút kém. Do đó cần bổ sung khoáng vào thức ăn hỗn hợp để đảm bảo nhu cầu về khoáng của vật nuôi. *Nguồn các chất khoáng làm thức ăn gia súc: - Các loại thức ăn cung cấp các nguyên tố vi lượng và đa lượng - Các loại hoá chất cung cấp các nguyên tố vi lượng được sử dụng phổ biến trong sản xuất thức ăn gia súc là: Coban: CoCO3.CoSO4.7H2O, CoCl2.6H2O, Co(CH3COO)2.4H2O Đồng: CuSO4.5H2O Sắt: FeSO4 Kẽm: ZnSO4.6H2O, ZnCO3 Mangan: MnO2, MnSO4.4H2O Iot: KI *Một số nguyên liệu dùng trong hỗn hợp: 1.4.2.1. Bột vôi chết: Là loại vôi sống quét tường nhà còn nguyên cục hay ở dạng bột. Nếu pha nước dùng ngay hoặc để sát trùng chuồng trại. Còn bột vôi chết là do ngâm nước lâu ngày hoặc ngâm đi xả lại nhiều lần cho bớt độc ít nhất là 7 lần, sau đó đem phơi khô để bổ sung vào thức ăn của lợn (lợn nuôi con cần nhiều hơn lợn nuôi thịt). 1.4.2.2. Bột vỏ sò: Dùng vỏ nghêu, sò, ốc, hến xay nhuyễn bổ sung vào thức ăn gia súc, gia cầm nhưng thực tế thì không vì khó tiêu hóa và hấp thụ. Khi trộn vào thức ăn gia súc ăn không đủ lượng vôi trong bột sò do bị lắng cặn xuống đáy máng ăn. Muốn gia súc, gia cầm dễ tiêu hoá và hấp thụ tốt thì cần phải phi ở nhiệt độ thích hợp tức là sấy bột sò hoặc vỏ sò mềm ra rồi nghiền thành bột. 1.4.2.3.Muối ăn: Bổ sung vào cho thức ăn gia súc, gia cầm ăn ngon miệng. Các loại muối thường dùng là muối trong cá khô hoặc muối hạt cung cấp NaCl, một ít Iot. Trong khẩu phần thức ăn cần bổ sung lượng muối thích hợp, nếu tăng quá nhiều sẽ gây ngộ độc, tiêu chảy hoặc phù thũng. Thường bổ sung muối hàm lượng ≤1% trong hỗn hợp. 1.4.2.4. Thức ăn bổ sung kháng sinh: *Tác dụng của kháng sinh: - Kháng sinh có tác dụng kích thích sinh trưởng. Lợn ăn thức ăn có bổ sung kháng sinh tăng trọng hơn đối chứng 15-20%, gà 7-10%. Kháng sinh còn làm gà mái đẻ nhiều trứng hơn 9-10% và tăng tỷ lệ nở của trứng. - Kháng sinh giúp cho con vật khoẻ mạnh, hạn chế còi cọc, hạn chế bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hoá. - Kháng sinh làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Nếu thức ăn có thêm kháng sinh thì cứ tăng 100 kg thể trọng tiết kiệm được 15-20kg thức ăn. *Điều kiện sử dụng kháng sinh: - Kháng sinh chỉ có tác dụng mạnh với con vật chưa trưởng thành, còn đối với gia súc đang tiết sữa kháng sinh có tác dụng không rõ ràng. - Hạn chế chính của việc dùng kháng sinh cho vật nuôi là tạo ra những kháng nguyên có tác dụng hạn chế hoặc làm mất hoạt tính của kháng sinh. Vì thế ở một số nước không dùng kháng sinh vào chăn nuôi, người ta áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trong điều kiện vô trùng để tạo ra con giống không mang bệnh. Bảng 1.3: Những loại kháng sinh được dùng trong thức bổ sung Aureomycine Spiramycine Tetramycine Oleandomycine Penicilline Neomycine Bacitracine Framycetine Erythromycine Biomycine 1.4.3. Các chất bổ sung khác: 1.4.3.1. Các chất chống oxy hoá: - BHA (Butyl hydroxy anisol): C11H16O2. Bền vững ở điều kiện thường, có tác dụng chống oxy hoá ở dầu và mỡ Liều dùng: 20g cho 100kg thức ăn hỗn hợp có dầu mỡ. - Ethoxiquin: Chất chống oxy hoá của loại thức ăn bột cỏ hay bột thức ăn xanh khác. Liều dùng: 125-150mg cho 1kg thức ăn. 1.4.3.2. Các chất tổng hợp: - Apocaroten đã được este hoá: C32H44O2 - Cathaxantin: C40H52O2 Hai chất này dùng cho gia cầm làm cho da và trứng của chúng có màu hấp dẫn. Liều dùng tối đa: 80mg cho 1kg thức ăn. 1.4.3.3. Các chất nhũ hoá: - Monoglyxerit của axit oleic - Monoglyxerit của axit stearic Hai loại này được dùng để sản xuất thức ăn hỗn hợp có bổ sung chất béo hoặc để sản xuất sữa nhân tạo. Nhờ các chất nhũ hoá, các hạt chất béo được phân phối đều vào thức ăn ở dạng nhũ tương bền. Liều dùng: 2g cho 100g chất béo của thức ăn. 1.4.3.4. Chất chống độc tố nấm: Các chất này làm giảm hiệu lực của chất độc do nấm mốc sinh ra như chất Mycofix Plus do hãng Bayer sản xuất. Các enzym làm tăng tiêu hoá thức ăn như amylaza, xenluloza, β-glucanaza xúc tác quá trình thuỷ tán chất keo dính β-glucan có trong lúa mỳ, lúa mạch, cao lương. 1.4.3.5. Các chất bổ sung làm tăng màu, mùi và vị thức ăn: - Các chất tạo
Luận văn liên quan