Định hướng phát triển xuất - Nhập khẩu thời kỳ 2001-2010

Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng "tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định". Tỷ trọng sản phẩm chế biến trong tổng giá trị xuất khẩu đã tăng từ 8% năm 1991 lên khoảng 40% vào năm 2000. Nếu như trong năm 1991, chúng ta mới có 4 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD là dầu thô, thủy sản, gạo và hàng dệt may thì nay đã có thêm 8 mặt hàng nữa là cà phê, cao su, điều, giày dép, than đá, điện tử, thủ công mỹ nghệ và rau quả. Về một số mặt hàng, nước ta đã chiếm vị trí cao về giá trị xuất khẩu, mhư xuất khẩu gạo và cà phê đứng hàng thứ hai trên thế giới, hạt tiêu và hạt điều đứng thứ ba. Về nhập khẩu, 95% kim ngạch nhập khẩu là tư liệu sản xuất, trong đó 26-27% là máy móc thiết bị, 68% là nguyên nhiên vật liệu. Hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 5% so với năm 1990 là 15%. Nhập siêu giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối: năm 1996, chúng ta còn nhập siêu gần 4 tỷ USD, tới năm 1999 chỉ còn khoảng 0, 2 tỷ USD. Tỷ trọng nhập siêu so với xuất khẩu đã giảm từ 33% trong kỳ 1991-1995 xuống còn 18% trong kỳ 1996-2000. Một thành tựu nổi bật là chúng ta đã vượt qua được sự khủng hoảng thị trường vào đầu những năm 90 khi chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu bị sụp đổ, đã đẩy lùi được chính sách bao vây, cấm vận và về cơ bản thực hiện được chủ trương "đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa quan hệ kinh tế. tích cực thâm nhập, tạo chỗ đứng ở các thị trường mới, phát triển các quan hệ mới”. Ngày nay, nước ta có quan hệ thương mại với trên 160 nước và vùng lãnh thổ trong đó đã ký Hiệp định Thương mại với 61 nước. Chủ trương "gia nhập các tổ chức và hiệp hội kinh tế quốc tế khác khi cần thiết và có điều kiện” đã được thực hiện bằng việc gia nhập ASEAN năm 1995, ASEM năm 1996, APEC năm 1998 và trở thành quan sát viên WTO năm 1995. Cơ chế quản lý đã được thay đổi đáng kể theo hướng mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu, giảm dần hàng rào phi thuế, hạn chế cơ chế "xin- cho”, giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và nâng cao vai trò của các công cụ vĩ mô như thuế, lãi suất, tỷ giá. Chính phủ cũng đã dành sự quan tâm đặc biệt cho hoạt động xuất khẩu thông qua các chương trình hỗ trợ như trợ cấp, trợ giá, lập Quỹ Hỗ trợ, Quỹ thưởng. Hành lang pháp lý từng bước được hoàn thiện, đặc biệt chúng ta đã thông qua được Luật Thương mại. Những thành tựu trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau: - Công cuộc đổi mới đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, cơ cấu sản xuất chuyển dịch dần, từ đó thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu. - Xuất khẩu được đặt thành một nhiệm vụ trọng tâm. Các cơ chế chính sách ngày càng phù hợp, thông thoáng, đã tạo thuận lợi cho các ngành sản xuất, các địa phương và các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. - Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã góp phần đẩy lùi chính sách bao vây cấm vận và giúp cho việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong kinh doanh xuất nhập khẩu (từ 4% năm 1994 lên 22, 3% năm 1999, nếu kể cả dầu khí thì lên tới 35%).

doc34 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Định hướng phát triển xuất - Nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên