Đồ án được lập dựa trên việc phân tích, đánh giá các sốliệu thực tếthu thập
được từchiến lược, quy hoạch, các báo cáo tổng kết hàng năm, các hội nghịhội thảo
và các tài liệu khảo sát, phỏng vấn lãnh đạo của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy
nông nghiệp Việt Nam (VEAM). Các lý thuyết vềquản trịchiến lược là mô hình tam
giác Delta (Delta Project Model - DPM) và Bản đồchiến lược (SM) đã được vận dụng
khai thác trong quá trình phân tích, đánh giá và đềxuất hoàn thiện Chiến lược của
Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Lý do của việc xây dựng đồán:
Thực trạng việc xây dựng chiến lược bài bản tại các công ty Việt Nam là hầu
nhưchưa có, trong đó có Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam
(VEAM). Chính vì vậy với mong muốn áp dụng các mô hình lý thuyết quản trịchiến
lược hiện đại mà tôi được học tại chương trình cao học MBA đó là mô hình Delta
Project Model và bản đồchiến lược (SM) vào thực tếtại đơn vịcông tác nên tôi quyết
định xây dựng bản đồán này.
75 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2782 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Áp dụng mô hình delta project đểhoàn thiện chiến lược phát triển tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (veam), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MASTER OF BUSINESS ADMINISTRATION
(Bilingual)
December Intake, 2009
Chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh
(Hệ song
ngữ)
Nhập học: 12/2009
Subject code (Mã môn học): MGT510
Subject name (Tên môn học): Quản trị chiến lược
Assignment No. (Tiểu luận số): Đồ án
Student Name (Họ tên học viên): Hå M¹nh TuÊn
Hà nội, 7-2011
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
TÊN KHÓA HỌC: Tích (√) vào ô lựa
chọn
HELP
MBA
√
Họ tên học viên : Hå M¹nh TuÊn
Khóa học (thời điểm nhập học) : Tháng 12/2009
Môn học : Quản trị chiến lược
Mã môn học : MGT510
Họ tên giảng viên : Michael Dent, Tiến sỹ Nguyễn Văn Minh
Tiểu luận số : 2
Hạn nộp : Ngày 02/07/2011
Số từ : 12.248 từ
CAM ĐOAN CỦA HỌC VIÊN
Tôi xin khẳng định đã biết và hiểu rõ quy chế thi cử của Đại học HELP và
tôi xin cam đoan đã làm bài tập này một cách trung thực và đúng với các quy
định đề ra.
Ngày nộp bài:
Chữ ký
LƯU Ý:
- Giáo viên có quyền không chấm nếu bài làm không có chữ ký
- Học viên sẽ nhận điểm 0 nếu vi phạm cam đoan trên
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
ĐỒ ÁN
Áp dụng mô hình Delta Project để hoàn thiện Chiến lược
phát triển Tổng Công ty Máy Động lực
và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Lời cảm ơn
Trải qua hơn 2 năm học tập miệt mài theo chương trình cao học Quản trị
kinh doanh (MBA) do khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và trường đại
học HELP (Malaysia) phối hợp tổ chức, đến nay tôi đã hoàn thành đồ án tốt
nghiệp. Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất
nhiều cá nhân, tổ chức, thày cô giáo giảng dạy các môn học của chương trình
MBA và gia đình. Nhân dịp này cho tôi bày tỏ lòng biết ơn trân thành đối với
thầy Nguyễn Văn Minh giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo từ buổi
đầu lập đề cương cho tới khi hoàn thành đồ án. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn
với vợ tôi đã tạo điều kiện thời gian cho tôi tham gia khoá học này bằng việc
đảm đương việc nhà chăm sóc các con tôi.
Trong quá trình thu thập tài liệu và tìm hiểu lý thuyết tôi cũng đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thày cô trường đại học HELP trong việc cung
cấp các bài giảng và tài liệu tiếng Anh. Nhân dịp này tôi cũng xin trân thành
cảm ơn tập thể lớp cao học M14 MBA EV4 đã ủng hộ tôi trong quá trình học tập
và đảm nhận vai trò lớp trưởng, cảm ơn các bạn đã chia sẻ tài liệu tham khảo
trên trang mạng thông tin của lớp và cùng tham dự các đợt dã ngoại để chia sẻ
các kiến thức lý thuyết và thực tế quản trị kinh doanh. Để có được các tài liệu
thứ cấp và sơ cấp cho đồ án tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ của các
thành viên Ban lãnh đạo Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt
Nam (VEAM) và đặc biệt của ông Trần Ngọc Hà - Chủ tịch Hội đồng thành
viên Tổng Công ty VEAM, ông Lâm Chí Quang - Tổng giám đốc Tổng Công ty
VEAM, ông Phạm Văn Năng - Trưởng phòng Kế hoạch thống kê và lao động
tiền lương Tổng Công ty VEAM, ông Bùi Quốc Việt - Trưởng phòng Thị trường
kinh doanh Tổng Công ty VEAM. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các
vị.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Tóm tắt nghiên cứu
Một số thông tin cơ sở:
Đồ án được lập dựa trên việc phân tích, đánh giá các số liệu thực tế thu thập
được từ chiến lược, quy hoạch, các báo cáo tổng kết hàng năm, các hội nghị hội thảo
và các tài liệu khảo sát, phỏng vấn lãnh đạo của Tổng Công ty Máy Động lực và Máy
nông nghiệp Việt Nam (VEAM). Các lý thuyết về quản trị chiến lược là mô hình tam
giác Delta (Delta Project Model - DPM) và Bản đồ chiến lược (SM) đã được vận dụng
khai thác trong quá trình phân tích, đánh giá và đề xuất hoàn thiện Chiến lược của
Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Lý do của việc xây dựng đồ án:
Thực trạng việc xây dựng chiến lược bài bản tại các công ty Việt Nam là hầu
như chưa có, trong đó có Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam
(VEAM). Chính vì vậy với mong muốn áp dụng các mô hình lý thuyết quản trị chiến
lược hiện đại mà tôi được học tại chương trình cao học MBA đó là mô hình Delta
Project Model và bản đồ chiến lược (SM) vào thực tế tại đơn vị công tác nên tôi quyết
định xây dựng bản đồ án này.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng :
Chọn đối tượng nghiên cứu, sau đó đề ra các nhiệm vụ để đạt được mục đích ở
đây là hoàn thiện Chiến lược của Tổng Công ty Máy Động lực và máy nông nghiệp
Việt Nam (VEAM) giai đoạn 2011-2015.
Các nhiệm vụ bao gồm: tìm kiếm các tài liệu thứ cấp gồm lý thuyết quản trị
chiến lược và tài liệu của VEAM sau đó đánh giá sơ bộ tìm các điểm chưa rõ để tìm tài
liệu sơ cấp làm rõ bao gồm điều tra, phỏng vấn. Từ các tài liệu thứ cấp và sơ cấp thu
được tiến hành đánh giá phân tích thực tiễn, sau đó đánh giá và cho ý kiến đề xuất
hoàn thiện, cuối cùng kết luận kết quả nghiên cứu.
Các kết quả nghiên cứu:
Bản đồ án đã đưa ra được mô hình tam giác Delta Project Model (DPM) và bản
đồ chiến lược hoàn chỉnh mới cho chiến lược của VEAM giai đoạn 2011-2015.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Các kết luận và kiến nghị:
Kết luận: Để Tổng Công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam
(VEAM) trở thành tập đoàn kinh tế số 1 Việt Nam về máy động lực và máy nông
nghiệp Việt Nam và công nghiệp phụ trợ sản xuất phụ tùng cho máy nông nghiệp thì
cần phải triển khai Chiến lược mới cho giai đoạn 2011-2015 như đã kiến nghị theo mô
hình tam giác (DPM) và bản đồ chiến lược (SM) với việc triển khai các kế hoạch sản
xuất kinh doanh, kế hoạch hợp tác phân công sản xuất chuyên môn hoá, kế hoạch thị
trường, kế hoạch đầu tư, kế hoạch hợp tác với các công ty sản xuất máy nông nghiệp
có tên tuổi ở các nước công nghiệp phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể
xuống các đơn vị cơ sở.
Kiến nghị: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thoả đáng cho người nông dân và
các tổ hợp dịch vụ nông nghiệp trong việc dồn điền đổi thửa và vay vốn mua máy móc
nông nghiệp có hỗ trợ lãi suất, giảm thuế VAT cho các sản phẩm máy nông nghiệp
xuống còn 0% đến 5% vì người nông dân khi mua máy có thuế VAT cũng không hoàn
thuế được mà thuế đó chỉ cộng làm tăng giá bán và số tiền mà nông dân phải trả.
Nhà nước có chính sách ưu đãi cho phát triển công nghiệp sản xuất máy nông
nghiệp như miễn thu thế đắt, cấp đất cho xây dựng nhà máy, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, lập các rào cản kỹ thuật đối với nhập khẩu máy nông nghiệp từ các nước vào
Việt Nam và chính sách cấm nhập máy nông nghiệp cũ vào Việt Nam.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Mục lục
Lời cảm ơn
Tóm tắt nghiên cứu
Mục lục
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ
CHIẾN LƯỢC....................................................................................................... 1
1.1.Một số khái niệm cơ bản.............................................................................. 1
1.1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược ......................................................... 1
1.1.2.Qui trình hoạch định chiến lược............................................................ 2
1.1.3.Các hướng tiếp cận hoạch định chiến lược ........................................... 2
1.2. Các công cụ hoạch định chiến lược ............................................................ 2
1.2.1.Các công cụ truyền thống...................................................................... 2
1.2.2. Công cụ Tam giác Delta ( Delta Project Model - DPM) và Bản đồ
chiến lược (Strategy Map - SM)..................................................................... 3
1.3. Một số điểm lưu ý khi sử dụng Tam giác Delta (DPM) và Bản đồ chiến
lược (SM) cho ngành Máy Động lực và Máy nông nghiệp............................... 3
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 4
2.1. Giới thiệu sơ đồ nghiên cứu: ...................................................................... 4
2.2. Cách thức thu thập số liệu: ......................................................................... 4
2.2.1. Cách thức thu thập số liệu thứ cấp: ...................................................... 4
2.2.2. Cách thu thập số liệu sơ cấp:................................................................ 5
2.3.Cách xử lý số liệu ........................................................................................ 6
2.3.1. Cách xử lý số liệu thứ cấp .................................................................... 6
2.3.2. Cách xử lý số liệu sơ cấp...................................................................... 7
2.4. Cách phân tích số liệu và trình bày kết quả ................................................ 7
2.5. Một số khó khăn khi triển khai nghiên cứu ................................................ 7
CHƯƠNG III: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
CỦA CÔNG TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
(VEAM)................................................................................................................. 8
3.1. Giới thiệu về Tổng Công ty VEAM ........................................................... 8
3.1.1. Thông tin chung: .................................................................................. 8
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
3.1.2. Giới thiệu hoạt động hoạch định chiến lược tại Tổng Công ty Máy Động
lực và Máy nông nghiệp (VEAM) (cho ngành máy động lực và máy nông
nghiệp và công nghiệp phụ trợ sản xuất phụ tùng máy nông nghiệp)............... 9
3.2. Khảo sát chiến lược hiện tại bằng mô hình Tam giác Delta (DPM) và bản
đồ chiến lược (SM) ............................................................................................ 9
3.2.1. Giới thiệu về nguồn số liệu .................................................................. 9
3.2.2. Kết quả khảo sát theo yêu cầu của mô hình Tam giác (DPM) và Bản
đồ Chiến lược (SM)...................................................................................... 10
3.2.2.1. Định vị của công ty trong Tam giác chiến lược .......................... 10
3.2.2.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi ................................................ 11
3.2.2.3. Phân tích cạnh tranh trong ngành Máy Động lực và Máy nông
nghiệp Việt Nam (VEAM) ....................................................................... 11
3.2.2.4. Phân tích vị trí cạnh tranh ............................................................ 11
3.2.2.5. Lộ trình thực hiện chiến lược....................................................... 12
3.2.2.6. Hành động đổi mới, cải tiến......................................................... 13
3.2.2.7. Hiệu quả hoạt động.(theo báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh năm 2010 và phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2011 của
VEAM và theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2010 của VEAM)......... 13
3.2.2.8. Khách hàng mục tiêu ................................................................... 14
3.2.2.9. Bản đồ chiến lược hiện tại ........................................................... 14
3.3. Vẽ tam giác Delta (DPM) cho chiến lược hiện tại của VEAM................ 15
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI CỦA TỔNG CÔNG
TY VEAM........................................................................................................... 16
4.1. Giới thiệu định hướng phân tích............................................................... 16
4.2. Nội dung phân tích.................................................................................... 16
4.2.1. Phân tích định vị cạnh tranh............................................................... 16
4.2.2. Phân tích môi trường vĩ mô : Phân tích PEST ................................... 16
4.2.3. Phân tích cạnh tranh ngành và vị trí cạnh tranh................................. 17
4.2.4. Phân tích xác định tầm nhìn, chiến lược kinh doanh, mục tiêu dài hạn,
trung hạn, ngắn hạn ...................................................................................... 19
4.2.5. Phân tích lộ trình kế hoạch thực hiện chiến lược............................... 19
4.2.6. Biện pháp đổi mới, cải tiến ................................................................ 20
4.2.7. Phân tích kết hợp giữa nội lực và môi trường (SWOT)..................... 20
4.2.8.Phân tích nội lực doanh nghiệp bằng chuỗi giá trị.............................. 23
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
4.2.9. Phân tích nội lực doanh nghiệp bằng Bản đồ chiến lược (SM) ......... 24
CHƯƠNG V: BÌNH LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ.................................................... 25
5.1. Bình luận sự gắn kết giữa sứ mệnh và quá trình thực thi chiến lược ............. 25
5.2. Bình luận tính hiệu quả của chiến lược hiện tại của Tổng Công ty VEAM ......... 25
5.3. Đánh giá chiến lược và môi trường cạnh tranh ........................................ 25
5.4.Cân bằng nguồn lực trong doanh nghiệp................................................... 26
CHƯƠNG VI: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA TỔNG CÔNG
TY MÁY ĐỘNG LỰC VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (VEAM) GIAI
ĐOẠN 2011 – 2015 ............................................................................................ 27
6.1. Cơ sở đề xuất hoàn thiện Chiến lược........................................................ 27
6.2. Đề xuất nội dung hoàn thiện Chiến lược của Tổng Công ty VEAM giai đoạn
2011-2015 theo mô hình tam giác DPM và Bản đồ chiến lược SM..................... 27
6.2.1. Định vị trong tam giác chiến lược...................................................... 27
6.2.2. Sứ mệnh.............................................................................................. 27
6.2.3. Cơ cấu ngành...................................................................................... 27
6.2.4. Xác định vị trí cạnh tranh................................................................... 28
6.2.5. Lịch trình kế hoạch kinh doanh chiến lược........................................ 28
6.2.6. Đổi mới, cải tiến................................................................................. 28
6.2.7. Hiệu quả hoạt động ............................................................................ 29
6.2.8. Khách hàng mục tiêu.......................................................................... 29
6.2.9. Phân tích và xây dựng bản đồ Chiến lược (SM) cho Tổng Công ty
VEAM. ......................................................................................................... 29
6.3. Kế hoạch hành động và kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện
Chiến lược của Tổng Công ty VEAM. ............................................................ 33
6.3.1. Kế hoạch thị trường, khách hàng mục tiêu: ....................................... 33
6.3.2. Kế hoạch tài chính:............................................................................. 33
6.3.3. Kế hoạch đầu tư:................................................................................. 33
6.3.4. Kế hoạch sản xuất: ............................................................................. 33
6.3.5. Giải pháp về định vị sản phẩm........................................................... 34
6.3.6. Giải pháp về tổ chức phân công sản xuất........................................... 34
6.3.7. Giải pháp đầu tư. ................................................................................ 34
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 38
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá ngày càng
mạnh mẽ tạo động lực cho sự hợp tác và cạnh tranh cùng phát triển. Mặt khác các cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây trong các năm 2008 - 2009 đã gây tác động
mạnh đối với các doanh nghiệp khiến cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ trên
toàn cầu lâm vào tình trạng khó khăn suy thoái, thậm chí phá sản. Các doanh nghiệp
Việt Nam cũng nằm trong xu hướng đó và có rất nhiều doanh nghiệp đã bị phá sản
trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Từ đầu năm 2011 nền kinh tế Việt Nam
chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát, mất cân đối ngoại tệ trầm trọng, chỉ số CPI liên
tục tăng qua từng tháng và từng quý. Nền kinh tế mất ổn định khiến cho các doanh
nghiệp chịu ảnh hưởng nặng nề với nguy cơ càng sản xuất, kinh doanh càng lỗ và phần
lãi không đủ bù lãi suất vay ngân hàng. Các doanh nghiệp trong nền kinh tế chung còn
gặp khó khăn như vậy thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh máy nông nghiệp càng gặp khó khăn gấp đôi bởi đối tượng khách hàng là
những người nông dân có thu nhập thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của lạm phát.
Chúng ta biết rằng an ninh lương thực đang trở thành vấn đề chiến lược đối với
các quốc gia trên thế giới nhất là trong bối cảnh của việc khan hiếm lương thực và các
xung đột chiến tranh cục bộ luôn xảy ra. Để đảm bảo an ninh lương thực thì vấn đề cơ
giới hoá và cung cấp các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất lương thực luôn là vấn
đề cấp bách mà các quốc gia kể cả các cường quốc như Mỹ, châu Âu luôn đặt ra trong
việc hỗ trợ và bảo hộ cho lĩnh vực máy móc phục vụ nông nghiệp cũng như việc trồng
trọt phát triển nông nghiệp bất chấp các thoả thuận của WTO hay các cam kết cắt giảm
thuế quan, hội nhập.
Bản thân tôi cũng là một người đã từng gắn bó với ngành sản xuất máy động
lực và máy nông nghiệp nhiều năm kể từ khi tốt nghiệp đại học Bách khoa tôi đã làm
việc tại phòng kỹ thuật của nhà máy cơ khí nông nghiệp (Bộ Cơ khí và Luyện kim) và
sau đó là làm việc tại phòng Công nghệ Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo (Bộ Cơ khí
và Luyện kim) là những đơn vị có truyền thống lâu năm sản xuất động cơ và máy nông
nghiệp và trải qua bao thăng trầm sau khi chuyển công tác làm tại các công ty nước
ngoài, công ty liên doanh cuối cùng tôi lại trở về làm việc tại Tổng Công ty Máy Động
lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) thuộc Bộ Công Thương là một Tổng công
ty Nhà nước với sứ mệnh sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp, công nghiệp
phụ trợ sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, phụ tùng máy nông nghiệp và sản xuất lắp ráp
ô tô, chế biến nông sản. Chính vì vậy tôi chọn đề tài này vì tôi luôn trăn trở cho việc
phát triển ngành máy động lực và máy nông nghiệp của Việt Nam do có nhiều năm
gắn bó và đang là người nằm trong Bộ máy điều hành cấp cao của Tổng Công ty.
Đồ án Quản trị chiến lược MGT510
Hồ Mạnh Tuấn-E0900340 - M14 MBA EV4 - Khoa Quốc tế ĐHQG- Đại học HELP Malaysia
Tổng Công ty VEAM có rất nhiều sản phẩm tuy nhiên tôi tập trung vào đồ án
này về Chiến lược cho sản phẩm động cơ, máy kéo, máy nông nghiệp và công nghiệp
phụ trợ sản xuất phụ tùng máy nông nghiệp.
Được học tập chương trình cao học quản trị kinh doanh (Đại học HELP -
Malaysia và khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà nội) tổ chức , tôi lại được trang bị
thêm các lý thuyết quản trị và quản trị chiến lược, vì vậy tôi lại càng mong muốn làm
được một điều gì đó cho đơn vị tôi công tác cũng như góp phần phát triển ngành máy
động lực và máy nông nghiệp Việt Nam và ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất phụ
tù