Đồ án Bản đồ địa hình

Bản đồ địa hình là loại bản đồ thể hiện một khu vực trên bề mặt trái đất. Trên bản đồ này phản ánh những thành phần thành tạo của thiên nhiên, những kết quả hoạt động thực tiễn của con người mà mắt người ta có thể quan sát được. Chúng được xây dung theo một quy luật toán học nhất định bằng một hệ thống ký hiệu quy ước và các yếu tố nội dung đã được tổng quát hoá.

pdf59 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12950 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Bản đồ địa hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT Đồ ỏn tốt nghiệp Đề tài BẢN ĐỒ ĐỊA HèNH Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp Chương I Khái quát chung về bản đồ địa hình Đ.1 Định nghĩa, vai trò và mục đích sử dụng của bản đồ địa hình I.1.1 Định nghĩa: Bản đồ địa hình là loại bản đồ thể hiện một khu vực trên bề mặt trái đất. Trên bản đồ này phản ánh những thành phần thành tạo của thiên nhiên, những kết quả hoạt động thực tiễn của con người mà mắt người ta có thể quan sát được. Chúng được xây dung theo một quy luật toán học nhất định bằng một hệ thống ký hiệu quy ước và các yếu tố nội dung đã được tổng quát hoá. I.1.2 Vai trò của bản đồ địa hình Bản đồ địa hình cho phép ta bao quát những phạm vi bất kỳ của bề mặt trái đất. Bản đồ địa hình tạo ra bề mặt nhìn they được của nhiều yếu tố, như dáng đất hình dạng kích thước và vị trí tương quan của các đối tượng. Từ bản đồ ta có thể xác định được các đặc trưng như toạ độ, phương hướng diện tích, độ cao độ dốc ... Bản đồ địa hình còn chứa nhiều thông tin về các đại lượng, số lượng, cấu trúc của các đối tượng và những mối liên hệ tồn tại giữa chúng. Do vậy bản đồ địa hình có vai trò cực kỳ quan trọng và to lớn trong phát triển dân sinh, kinh tế của con người. Trong xây dung công nghiệp, năng lượng, giao thông và các công trình khác. bản đồ sử dụng rộng rãi ở các giai đoạn khác nhau, từ công việc thiết kế kỹ thuật, chuyển thiết kế ra ngoài thực địa đến khi công trình hoàn thành và theo dõi sự hoạt độngc ủa công trình, ảnh hưởng của công trình đến môi trương xung quanh. Bản đồ địa hình trong xây dung thuỷ lợi, cải tạo đất quy hoạch đồng ruộng và chống xói mòn. Bản đồ địa hình có vai trò rất quan trọng trong việc quy hoạch toàn bộ nền kinh tế quốc gia. Trong lâm nghịêp bản đồ địa hình đóng vai trò vô cùng SV: Nguyễn Huy Hoàng 1 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp quan trọng trong việc bảo vệ và quy hoạch kinh tế rừng. Các kết quả nghiên cứu khoa học về địa chất, thăm dò tìm kiếm đều được bắt đầu từ bản đồ địa hình và kết thúc bằng bản đồ chuyên đề. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện trên bản đồ, được chính xác hoá trên bản đồ và chúng làm phong phú thêm nội dung bản đồ. Trong mục đích quân sự bản đồ dùng để nghiên cứu, bố trí trận địa, các căn cứ bảo vệ tổ quốc và đặc biệt là pháo binh. Với một số loại bản đồ có tỷ lệ lớn từ 1: 5000 - 1:500 nó có công dụng sau: Thiết kế chi tiết mặt bằng cho thành phố, bố trí hệ thống cấp thoát nước điện dân dụng và các công trình khác khi xây dựng thành phố. Lập bản đồ thiết kế kỹ thuật và bản đồ khái quát chung cho các cảng, xí nghiệp công trình thuỷ điện, đặt các tuyến đường và các kênh mương... Tuỳ theo từng yêu cầu kỹ thuật, từng dạng công việc mà chúng ta chọn tỷ lệ bản đồ cần thành lập. II.1.2 Mục đích sử dụng của bản đồ địa hình Các bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1:200 đến 1:500 được dùng để thiết kế mặt bằng các thành phố và các điẻm dân cư, thiết kế kỹ thuật các xí nghiệp khu công nghiệp. Bản đồ công địa hình tỷ lệ 1: 10000 và 1: 25000 thường dùng cho công tác quy hoạch ruộng đất và làm cơ sở để đo vẽ thổ nhưỡng thực vật. Các vản này còn dùng để thiết kế các công trình thuỷ nông, quản lý ruộng đất, lựa chọn nơi xây dung trạm thuỷ điện hoặc thăm dò địa chất chi tiết, và lựa chọn các tuyến đường sắt và ô tô. Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50000 và 1: 100000 được sử dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân, trong nông nghiệp và lâm nghiệp, lập kế hoạch và tổ chức các vùng kinh tế quốc dân, trong lâm nghiệp và nông nghiệp, lập kế hoạch và tổ chức các vùng nghiên cứu các vùng về mặt địa chất thuỷ văn, lựa chọn các tuyến đường sắt và đường ô tô. Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 50000 và 1: 100000 dùng để nghiên cứu địa SV: Nguyễn Huy Hoàng 2 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp hình khu vực, khi khảo sát thiết kế và lập bản đồ các kế hoạch kinh tế khi thiết kế công trình giao thông lớn, các công trình xây dựng lớn. Các loại bản đồ này còn sử dụng trong công tác tổ chức hành chính và kinh tế của vùng, các tỉnh khi giải quyết vấn đề sử dụng tài nguyên và khai thác lãnh thổ và còn là cơ sở để biên vẽ các bản đồ chuyên đề tỷ lệ nhỏ hơn. Bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 1.000.000 là bản đồ địa lý chung dùng để nghiên cứu cấu trúc bề mặt và điều kiện tự nhiên của một vùng địa lý rộng lớn. Bản đồ này còn dùng để lập kế hoạch và dự thảo các phương án có ý nghĩa toàn quốc, định hướng đương bay khi bay xa, làm cơ sở khi thành lập bản đồ chuyên đề và các bản đồ nhỏ hơn. II.1.3 các yêu cầu cơ bản của bản đồ địa hình. Bản đồ địa hình là bản đồ cơ bản của nhà nước do nhiều cơ quan sản xuất, nên nó phải có quy phạm riêng và bộ ký hiệu riêng thống nhất trong toàn quốc. Bản đồ địa hình phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cơ sở toán học, về nội dung, về cách trình bày, cũng như ngôn ngữ thể hiện trên bản đồ. Các bản đồ địa hình tỷ lệ khác nhau phải phù hợp với nhau. Bản đồ địa hình phải dễ đọc, rõ ràng, cho phép định hướng được dễ dàng. Các yếu tố biểu thị trên bản đồ phải đầy đủ chính xác với mức độ đầy đủ và chi tiết của nội dung phải phù hợp với mục đích sử dụng của bản đồ. Độ chính xác của việc biểu thị các yếu tố nội dung phải phù hợp với mục đích sử dụng của bản đồ. SV: Nguyễn Huy Hoàng 3 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp Đ.2 Cơ sở toán học của bản đồ địa hình I.2.1 phép đo chiếu và hệ toạ độ 1. phép chiếu Để biểu thị các yếu tố đị hình, địa vật lên mặt phẳng tờ bản đồ sao cho chính xác, ít bị biến dạng nhất ta phải sử dụng phép chiếu hình bản đồ thích hợp. Các yếu tố địa hình địa vật là tập hợp của vô số điểm có quy luật nhất định trong không gian và ta chỉ cần biểu thị một số đặc điểm đặc trưng rồi dựa vào quy luật đó để nội suy, khái quát hoá các điểm khác. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu phải đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện các yếu tố trên bản đồ. Hiện nay, có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa hình ở Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss - krueger (trong hệ HN - 72) và lưới chiếu UTM (trong hệ VN - 2000). Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu như sau: SV: Nguyễn Huy Hoàng 4 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp Lưới chiếu Gauss - Krueger có biến dạng lớn từ kinh tuyến giữa về hai phía kinh tuyến biên và giảm từ xích đạo về hai cực. Công thức gần đúng biểu thị độ biến dạng về chiều dài giữa hai điểm a và b trên múi chiếu hình là: y2 S  S  d  m S ab ab2R ab hay : (I.2.1) S y2  m Sab 2 R Trong đó: dab - Độ dài cung trên mặt cầu. Sab - khoảng cách tương ứng trên mặt phẳng Gauss. ym( y a  y b )/ 2 - hoành độ trung bình của hai điểm đầu và cuối cạnh ab so với kinh tuyến trục trong hệ toạ độ vuông góc Gauss, R- Bán kính trung bình của quả đất. Lãnh thổ Việt Nam theo phép chiếu hình Gauss, phần đất liền chủ yếu trải trong phạm vi múi thứ 18 có kinh tuyến giữa là 1050 (trừ Mường Tè, Đà Nẵng, Bình Thuận...). Do đó, trong hệ HN - 72 sử dụng phép chiếu hình Gauss làm cơ sở toán học cho bản đồ địa hình là hợp lý. Hiện nay, để thuận lợi cho việc sử dụng hệ toạ độ chung trong khu vực cũng như toàn cầu, trong hệ toạ độ quốc gia mới VN - 2000 sử dụng phép chiếu UTM thay cho phép chiếu Gauss. So với phép chiếu hình Gauss, phép chiếu UTM có ưu điểm là độ biến dạng được phân bố đồng đều và có trị số nhỏ. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục là k=0,9996 còn hai kinh tuyến biên lớn hơn 1. 2. Hệ toạ độ Để xác định vị trí cỉa các điểm trên bề mặt trái đất, trong trắc địa bản đồ đã sử dụng nhiều hệ toạ độ khác nhau. SV: Nguyễn Huy Hoàng 5 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp a. Hệ toạ độ địa lý ( ,  ) Trong hệ toạ độ địa lý nhận quả đất là hinh cầu, gốc toạ độ là tâm O, hai mặt phẳng toạ độ là mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng chứa kinh tuyến gốc Greenwich. Toạn độ địa lý của một điểm M được xác định bởi một vĩ độ  và kinh độ  . Việt Nam nằm hoàn toàn ở phía Bắc bán cầu và phía Đông kinh tuyến Greenwich nên tất cả các điểm nằm ở trên lãnh thổ nước ta đều có vĩ độ Bắc và kinh độ Đông. Trên mảnh bản đồ địa hình người ta biểu thị mạng lưới kinh vĩ tuyến và toạ độ địa lý ở đường khung. b. Hệ toạ độ phẳng vuông góc Gauss(X,Y) Hệ toạ độ này được xây dung trên mặt phẳng múi 60 của phép chiếu SV: Nguyễn Huy Hoàng 6 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp hình Gauss. Trong đó, nhận hình chiếu của kinh tuyến giữa núi làm trục X và xích đạo thuộc trục Y. Bắc bán cầu có X > 0 nhưng Y có thể âm hoặc dương. Để khi tính toán tránh được trị số âm cho hoành độ Y của các điểm nằm ở phía Tây của múi chiếu, người ta quy ước điểm gốc O có toạ độ x0 = 0, y0 = 500km, nghĩa là tịnh tiến kinh tuyến giữa múi về phía Tây 500km. Để tiện sử dụng trên bản đồ địa hình người ta kẻ sẵn lưới toạ độ vuông góc bằng những đường thẳng song song với OXvà OY tạo thành lưới ô vuông. Chiều dài cạnh của lưới có tính đến ảnh hưởng của biến dạng và tương ứng với tỷ lệ bản đồ. c. Hệ toạ độ vuông góc UTM (N,E). Hệ toạ độ này được xây dựng trên mặt phẳng của múi chiếu hình UTM. Toạ độ được xác định bởi tung độ N (Bắc) và hoành độ E (Đông). cũng giống như trong phép chiếu hình Gauss, trục tinh cũng được dịch đi 500km. Nếu cùng một kích thước Elipxôit và ở trên cùng một múi chiếu thì ta có thể tính chuyển (X,Y) sang (N,E) và ngược lại thông qua hệ số tỷ lệ chiếu bằng 0,9996. I.2.2. Lưới khống chế toạ độ và độ cao Yêu cầu cơ bản của bản đồ địa hình là biểu thị chính xác toạ độ mặt phẳng và độ cao thống nhất của quốc gia. Vì thế phải xây dựng lưới khống chế toạ độ và độ cao nhà nước bao trim trên khắp lãnh thổ đất nước. Sau đó dựa vào mạng lưới này để tiến hành chêm dày thêm mạng lưới trắc địa cấp cơ sở và cấp cuối cùng là lưới khống chế đo vẽ. - Lưới khống chế Nhà nước (lưới tam giác, lưới đường chuyền hạng I, II, III, IV và lưới độ cao hạng I, II, III, IV). - Lưới khống chế cơ sở (lưới tam giác giải tích, đường chuyền cấp 1,2, và lưới độ cao hạng IV). - Lưới khống chế đo vẽ (lưới tam giác nhỏ, đường chuyền kinh vĩ, giao SV: Nguyễn Huy Hoàng 7 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp hội mặt phẳng và lưới độ cao kỹ thuật). Lưới khống chế trắc địa được xây dựng từ cấp cao đến cấp thấp, từ tổng thể đến cục bộ. Trong khu vực nhỏ chúng ta có thể xây dựng các mạng lưới địa phương, có thể xây dựng độc lập hoặc được đo nối với các mạng lưới Nhà nước. Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ bản đồ. Các điểm gốc để phát triển lưới là các điểm có độ chính xác tương đương với độ chính xác các đỉêm từ lưới khống chế cơ sở trở lên. Lưới khống chế phải được thiết kế trên bản đồ tỷ lệ lớn nhất có trên khu đo và ước tính độ chính xác trước khi thi công. Công tác đo ngắm phải được tiến hành theo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trong quy phạm. Công tác xử lý số liệu của lưới được thực hiện theo các phương pháp bình sai chặt chẽ. I.2.3 tỷ lệ bản đồ Tỷ lệ bản đồ có liên quan chặt chẽ tới bản đồ. Tất cả các đoạn thẳng trên bản đồ đều được thu nhỏ đi một giá trị nhất định. Vì vậy; Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa chiều dài đoạn thẳng trên bản đồ (Sbđ) và chiều dài thực của nó trên thực địa (Stđ). Tỷ lệ bản đồ Được ký hiệu là 1:Mbđ 1 S  bd M Std Theo quy phạm thành lập bản đồ địa hình nước ta dùng dãy tỷ lệ như hầu hết các quốc gia trên thế giới bao gồm các tỷ lệ sau: 1: 500; 1: 100; 1: 2000; 1: 5000; 1: 10000; 1: 25000; 1: 50000; 1:500000; 1:1.000.000; SV: Nguyễn Huy Hoàng 8 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp Đ.3 phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ địa hình. I.3.1 Phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ địa hình cơ bản. a. Phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 1.000.000. Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 có kích thước  40 ,    6 0 . Ký hiệu cột được đánh số bằng số ả Rập 1,2,3... Bắt đầu từ cột số 1 nằm giữa kinh tuyến 1800Đ và 1740T. ký hiệu múi tăng từ Tây sang Đông. Ký hiệu đai được đánh số bằng chữ La Tinh A, B, C...(bỏ qua chữ cái O và I để tránh nhầm lẫn với số 0 và 1). Bắt đầu từ đai A nằm giữa vĩ tuyến giữa 00 và 40, ký hiệu đai tăng từ xích đạo về hai cực của trái đất. Trong hệ thông lưới chiếu UTM quôc tế, để phân biệt rõ hai vùng đối xứng qua xích đạo người ta đặt trước ký hiệu đai thêm chữ cái N đối với các đai ở Bắc bán cầu và chữ S đối với các đai ở Nam bán cầu. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 trong hệ Việt Nam -2000 có dạng X- YY(NX- YY). Trong đó X là ký hiệu đai, YY là ký hiệu múi, phần trong ngặc là phiên hiệu của bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế. Ví dụ: Mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 1.000.000 có phiên hiệu F- 48(NF- 48). b. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500000. Từ mỗi mảnh bản đồ 1: 1.000.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500000 mỗi mảnh có kích thước 20x30, phiên hiệi mảnh đặt bằng các chữ cái Latinh A,B,C,D theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500000 là phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500000 trong mảnh bản đồ 1:1.000.000, phần trong ngặc là phiên hiệu của bản đồ đó theo kiểu UTM quôc tế. Theo kiểu UTM quôc tế, các phiên hiệu A, B, C, D được đánh theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ góc Tây Bắc - Bắc. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500000 có phiên hiệu F-48- D(NF -48- C) SV: Nguyễn Huy Hoàng 9 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp c. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25000. Mỗi mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 500000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250000, mỗi mảnh có kích thước 10x1030’ ký hiệu bằng các số ả Rập 1,2,3,4 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Theo kiểu UTM quốc tế, mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 chia thành 16 mảnh bản đồ cũng có kích thước 10x1030’ ký hiệu bằng các số ả Rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500000 chưa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250000, gạch nối sau đó là ký hiệu ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2500000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 500000, phần trong ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250000 có danh pháp F -48 -D -1(NF-48-11) d. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 100000 Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ : 1.000.000 được chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000, mỗi mảnh có kích thước 30’30’ ký hiệu mảnh đặt bằng các số ả Rập từ 1 đến 96 theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống dưới. Theo kiểu UTM quốc tế, hệ thống bản đồ tỷ lệ 1: 100000 được phân chia độc lập so với hệ thống bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000 gồm 4 chữ số, 2 số đầu bắt đầu bằng 00 là số thứ tự của các múi có kinh sai   30' theo kinh tuyến, xuất phát từ kinh tuyến 750Đ tăng dần về phia Đông (múi nằm giữa kinh độ 1020Đ và 102030’ là múi 54), hai số sau bắt đầu bằng 01 là số thứ tự của các đai có vĩ sai   30' theo vĩ tuyến, xuất phát từ vĩ tuyến 40 Nam bán cầu (vĩ tuyến -40) tăng dần về phía cực (đai nằm giữa SV: Nguyễn Huy Hoàng 10 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp độ vĩ 80 và 8030’ là đai 25). Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000 gồm nhiều phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000 đó, gạch nối là ký hiệu tiếp sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong ngoặc là danh pháp mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000 có danh pháp F- 48 -72(6151) e. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50000 Mỗi bản đồ tỷ lệ 1: 100000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50000, mỗi mảnh có kích thước 15’x15’ ký hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A, B, C, D theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Theo kiểu UTM quốc tế, việc phân chia mảnh được thực hiện tương tự, danh pháp mảnh được ký hiệu bằng chữ số La Mã I, II, III, IV bắt đầu cũng từ góc Đông Bắc nhưng theo chiều kinh đồng hồ. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50000 đó, gạch nối và ký hiệu tiếp sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000. phần trong ngoặc là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50000, theo kiểu UTM quốc tế cũng đặt nguyên tắc trên nhưng không có gạch ngang. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50000 có phiên hiệu F- 48 -72 -D(6151 II) g. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000, mỗi mảnh có kích thước 7’30’’x7’30’’ ký hiệu mảnh đặt bằng a,b,c,d theo thứ tự từ trái qua phải từ trên xuống dưới. Hệ thống UTM quốc tế phân chia các mảnh tỷ lệ 1: 25000 và lớn hơn. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50000 chứa bản đồ tỷ lệ 1: 25000 đó, gạch nối và ký hiệu tiếp sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 50000. SV: Nguyễn Huy Hoàng 11 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp Ví dụ: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000 có phiên hiệu F- 48- 72 - C- d. h. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10000, mỗi mảnh có kích thước 3’45’’x3’45’’ ký hiệu bằng số ả Rập 1,2,3,4, theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000 đó, gạch nối và ký hiệu tiếp sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25000. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 10000 có phiên hiệu F -48- 72- C- d- 2. k. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 5000 mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000 chia 256 mảnh bản đồ tye lệ 1: 5000, mỗi mảnh có kích thước 1’525’’x1’52.5’’ ký hiệu bằng số ả Rập từ 1 đến 256 theo thứ tự từ trai qua phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000 đó, gạch nối và ký hiệu tiếp sau đó là ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 100000 đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ: mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000 có phiên hiệu F- 48 - 72-(256). l. Phiên mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000. Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000 chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000, mỗi mảnh có kích thước 37.5’’x37.5’’ ký hiệu bằng chữ La Tinh a,b,c,d,e,g,h,k (bỏ qua i,j để tránh nhầm lẫn với 1) theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000 chưa mảnh bản đồ 1: 2000 đó và đặt trong ngoặc đơn cả ký hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 5000 và ký hiệu mảnh bản đồ 1: 2000. Ví dụ: Mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000 có phiên hiệu F- 48 -72 -(256-d). SV: Nguyễn Huy Hoàng 12 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp m. Sơ đồ chia mảnh và đánh số hiệu hệ thống bản đồ địa hình cơ bản SV: Nguyễn Huy Hoàng 13 Lớp: Cao đẳng trắc địa B- K49 Trường Đại học Mỏ - Địa chất Đồ án tốt nghiệp I.3.2 Danh pháp cảu các mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ lớn Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1: 1000 và 1: 5000 chỉ được thành lập cho các khu vực nhỏ, có thể thiết kế hệ thống phân mảnh và đặt danh pháp mảnh phù hợp cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng cách phân mảnh và đặt danh pháp theo hệ thống chung như sau: a. Danh pháp mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 1000 Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 2000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1000, SV: Nguyễn Huy Hoàng 14 Lớp: Cao đ