MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, tư liệu sản xuất đặt biệt, thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Con người sinh ra gắn liền với đất, tồn tại được là nhờ các sản phẩm từ đất. Đất
đai gắn bó với sự tồn tại và phát triển của con người. Nó có ý nghĩa cự kỳ quan
trọng. Các Mác đã từng nói “Lao động là cha, đất đai là mẹ sinh ra của cải vật chất”
Hay nói cách khác không thể có của cải nếu như không có lao động hoặc đất đai. Vì
vậy, từ khi loài người biết tổ chức quá trình lao động sản xuất thì đất đai trở thành
tư liệu, yếu tố sản xuất rất quan trọng của sản xuất nông nghiệp.
16 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồ án Bước đầu tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hồ tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÂY HỒ TIÊU
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VĨNH THÀNH, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Lợi
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Đào Mạnh Hồng
Hà Nội, năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bản
thân tôi luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ với cả tinh thần và trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Cán bộ và các thầy giáo, cô
giáo khoa Quản Lý Đất Đai trường ĐH Tài nguyên & Môi trường Hà Nội.
Những người đã nhiệt tình truyền thụ và tạo dựng cho tôi có được nền tảng
kiến thức chuyên môn và lý luận làm cơ sở để nghiên cứu và hoàn thành báo
cáo.
Tôi xin chân thành cám ơn đến Phòng Tài nguyên và Môi trường Vĩnh
Linh, Phòng thống kê huyện Vĩnh Linh, phòng Nông nghiệp Vĩnh Linh,
UBND xã Vĩnh Thành đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và cung cấp số liệu để tôi
thực hiện đề tài Báo cáo tốt nghiệp.
Đặc biệt là Thầy giáo Đào Mạnh Hồng đã tận tình trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập, nghiên cứu và hoàn thành báo cáo
tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do thời gian có hạn và kinh nghiệm
thực tiễn chưa nhiều nên chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót, sơ suất. Kính mong quý thầy cô và giáo viên hướng dẫn làm khóa luận
đóng góp ý kiến bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn.
Sinh viên:
Trần Thị Lợi
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................... 1
Mục đích và yêu cầu của đề tài: ............................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ......................... 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài ..................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp, vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp ............... 4
1.1.2. Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp............................................................ 5
1.1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đánh giá đất và những nhân tố ảnh hưởng
đến việc sử dụng đất ................................................................................................ 7
1.1.4. Sử dụng đất nông nghiệp và quan điểm sử dụng đất bền vững ..................... 14
1.1.5. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất............................................ 18
1.1.6.Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta ...25
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ........ 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 28
2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 28
2.4. Các phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 28
2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, xử lý số liệu .................................... 28
2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa. ..................................................................... 29
2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng của loại hình sử dụng đất trồng cây
Hồ Tiêu ................................................................................................................. 29
2.4.4. Phương pháp đánh giá tính bền vững ............................................................... 31
2.4.5. Phương pháp bản đồ. ................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 32
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương: ....................................... 32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên: ...................................................................................... 32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: ............................................................................ 35
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ...................... 42
3.2. Tổng quan về cây Hồ Tiêu: ............................................................................. 44
3.2.1. Nguồn gốc, đặc tính hình thái và giá trị của cây Hồ Tiêu: ............................ 44
3.2.2. Các điều kiện sinh thái thích hợp cho việc trồng Tiêu: ................................. 51
3.3. Hiện trạng sử dụng đất của xã: ........................................................................ 53
3.3.1. Đất nông nghiệp........................................................................................... 53
3.3.2. Đất phi nông nghiệp ..................................................................................... 57
3.3.3. Đất chưa sử dụng ......................................................................................... 60
3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây Hồ Tiêu của xã ................................ 60
3.4.1. Hiệu quả về kinh tế: ..................................................................................... 60
3.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội: ............................................................................... 69
3.4.3. Hiệu quả về môi trường: .............................................................................. 71
3.5. Định hướng sử dụng đất và đề xuất các biện pháp phát triển bền vững cây Hồ
Tiêu ....................................................................................................................... 74
3.5.1. Định hướng sử dụng đất trồng cây Hồ Tiêu ................................................. 74
3.5.2. Đề xuất các biện pháp phát triển bền vững cây Hồ Tiêu: .............................. 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 79
Kết luận ................................................................................................................. 79
Kiến nghị ............................................................................................................... 80
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 BVTV Bảo vệ thực vật
2 FAO Tổ chức nông lương thế giới
3 TT KN-KN Trung tâm khuyên nông-khuyến ngư
4
5
NTTS
NN & PTNT
Nuôi trồng thủy sản
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
6 STT Số thứ tự
7
8
9
10
11
12
13
WTO
UBND
CNH-HĐH
HQKT
SXKD
CSHT
USDA
Tổ chức thương mại thế giới
Ủy ban nhân dân
Công nghiệp hóa-hiện đại hóa
Hiệu quả kinh tế
Sản xuất kinh doanh
Cơ sở hạ tầng
Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 3.1. Hiện trạng dân số 38
Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của xã Vĩnh Thành 53
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 54
Bảng 3.4. Diện tích, năng suật, giá trị trồng cây hồ tiêu qua các năm của xã 56
Bảng 3.5. Thống kê đất rừng xã Vĩnh Thành 56
Bảng 3.6. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 58
Bảng 3.7. Lượng phân bón cho 1 hốc tiêu/năm 62
Bảng 3.8. Giá phân bón vô cơ qua các năm 64
Bảng 3.9. Bảng chi phí đối với cây Hồ Tiêu/ha/năm 65
Bảng 3.10. Giá bán hạt Tiêu đen qua các năm 66
Bảng 3.11. Thu nhập đối với cây Hồ Tiêu/ha/năm 68
Bảng 3.12. Chi phí ngày công lao động/ha/năm 70
Bảng 3.13. So sánh mức đầu tư phân bón thực tế với tiêu chuẩn bón phân cân đối và
hợp lý/ha/năm 71
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
3.1. Chu kỳ sinh trưởng, phát triển của cây Hồ Tiêu 61
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, tư liệu sản xuất đặt biệt, thành phần quan
trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát triển dân sinh, kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng.
Con người sinh ra gắn liền với đất, tồn tại được là nhờ các sản phẩm từ đất. Đất
đai gắn bó với sự tồn tại và phát triển của con người. Nó có ý nghĩa cự kỳ quan
trọng. Các Mác đã từng nói “Lao động là cha, đất đai là mẹ sinh ra của cải vật chất”
Hay nói cách khác không thể có của cải nếu như không có lao động hoặc đất đai. Vì
vậy, từ khi loài người biết tổ chức quá trình lao động sản xuất thì đất đai trở thành
tư liệu, yếu tố sản xuất rất quan trọng của sản xuất nông nghiệp.
Trong quá trình phát triển của xã hội, gắn liền với quá trình mở rộng các hoạt
động công nghiệp, dịch vụ thì đất đai không chỉ dung để trồng trọt, chăn nuôi mà
được sử dụng ngày càng nhiều để phát triển các ngành nghề khác. Đất đai là tài
nguyên vô cùng quý giá nhưng diện tích thì có hạn, không thể sản sinh ra thêm
được. Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế gắn liền với quá trình chuyển dần diện tích
đất đai từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác đạt hiệu quả kinh tế cao hơn, phản
ánh tính quy luật tất yếu của quá trình phát triển.
Hiện nay, do quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, sức ép về sự
gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá ồ ạt, môi trường bị huỷ hoại nên diện tích đất
nông nghiệp đang ngày càng bị suy giảm đặc biệt là đất trồng trọt. Vì vậy việc sử
dụng đất nhằm đạt hiệu quả cao trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường vừa
mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với mỗi quốc gia.
Xã Vĩnh Thành nằm ở phía Nam của huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị, là một
xã nông nghiệp với diện tích là 1061,67 ha. Là xã có đặc thù tương đối điển hình
2
của huyện Vĩnh Linh: có sông, có đồng ruộng, có đồi đất đỏ Bazan rất thuận lợi cho
việc phát triển cây công nghiệp lâu năm. Đặc biệt những năm gần đây thì cây Hồ
Tiêu được trồng rất nhiêu trên địa bàn xã và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế,
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Hiện nay, trên địa bàn xã có
rất nhiều chính sách khuyến khích việc phát triển cây Hồ Tiêu như: hỗ trợ phân bón,
giống cho người trồng Hồ Tiêu... bên cạnh đó giá Hồ Tiêu đang ở mức cao đã làm
cho cây Hồ Tiêu trở thành cây trồng chính trên địa bàn xã.
Cũng bởi vì những lợi ích mang lại như vậy mà diện tích trồng Hồ Tiêu đang
được mở rộng một cách bừa bãi không có quy hoạch và đánh giá một cách chính
xác nên nó làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả và tính bền vững của người trồng
Hồ Tiêu.
Bên cạnh những thuận lợi thì người trồng Hồ Tiêu cũng đang đứng trước những
khó khăn không nhỏ đặc biệt: cây Hồ Tiêu phát triển chậm do trồng trên đất chưa
phù hợp, do khí hậu mưa nhiều gập ứng, dễ mắc bệnh thối gốc rễ, bệnh xoắn lá...
Trước thực trạng đó, việc tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây Hồ Tiêu trên
địa bàn xã là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho việc quy hoạch diện tích
trồng Hồ Tiêu một cách khoa học và phù hợp với điều kiện đất đai, đồng thời mang
lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng Hồ Tiêu và góp phần phát triển bền
vững loại hình sử dụng đất này trên địa bàn xã Vĩnh Thành.
Đây là hướng tìm hiểu rất có ý nghĩa và hợp lý, khi mà phần lớn diện tích đất tự
nhiên của xã là đất đỏ bazan rất thích hợp để trồng Hồ Tiêu, tuy nhiên phân lớn diện
tích này dùng để trồng Cao Su, Lạc... vì vậy, chưa khai thác được hết lợi thế của đất.
Từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Đất Đai Trường Tài
nguyên & Môi trường cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.S.
Đào Mạnh Hồng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Bước đầu tìm hiểu hiệu quả sử
dụng đất trồng cây Hồ Tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị”.
3
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
Mục đích:
- Thực trạng điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu
- Tìm hiểu hiệu quả kinh tế cây Hồ Tiêu trên địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất giải pháp sử dụng đất trồng cây Hồ Tiêu
Yêu cầu:
- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vĩnh Thành.
- Tìm hiểu, nghiên cứu được các yêu cầu sinh thái của cây Hồ Tiêu.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất các giải để phát triển cây Hồ Tiêu trên địa bàn xã Vĩnh Thành
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp, vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp
a. Khái niệm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp (ký hiệu NNP) là đất sử dụng vào mục đích sản xuất,
nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
và mục đích bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp
khác [5].
b. Vai trò và ý nghĩa của đất nông nghiệp
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là điều kiện cho sự sống của động -
thực vật và con người trên trái đất. Đất đai là điều kiện rất cần thiết để con người
tồn tại và tái sản xuất các thế hệ kế tiếp nhau của loài người. Nó tham gia vào tất cả
các ngành kinh tế xã hội. Tuy vậy, đối với từng ngành cụ thể đất đai có vị trí khác
nhau.
Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, đất đai có vị trí
đặc biệt. Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Đặc biệt
vì đất đai vừa là đối tương lao động, vừa là tư liệu lao động. Nó là đối tương lao
động vì đất đai chịu sự tác động của con người trong sản xuất như: cày, bừa, xới,...
để có môi trường tốt cho sinh vật phát triển. Đất đai là tư liệu lao động vì nó phát
huy tác dụng như một công cụ lao động. Con người sử dụng đất đai để trồng trọt và
chăn nuôi. Không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp. Với sinh vật, đất
đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng. Năng suất cây trồng, vật nuôi phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất đai.
Diện tích, chất lượng của đất quy định lợi thế so sánh của mỗi vùng cũng như cơ
5
cấu sản xuất của từng nông trại và của cả vùng. Vì vậy, việc quản lý, sử dụng đất
đai nói chung cũng như đất nông nghiệp nói riêng một cách đúng hướng, có hiệu
quả sẽ góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị xã hội.
Bên cạnh đó, một bộ phận lớn đất ngập nước: các đầm lầy, sông ngòi, kênh
rạch, rừng ngập mặn, các vũng, vịnh ven biễn, hồ nước nhân tạo... còn có nhiều vai
trò quan trọng khác. Đây là nơi cung cấp nhiên liệu, thức ăn, là nơi diễn ra các hoạt
động giải trí, nuôi trồng thủy sản, lưu trữ các nguồn gen quý hiếm. Ngoài ra, đất
nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc nước thải, điều hòa dòng
chảy (giảm lũ lụt và hạn hán), điều hóa khí hậu địa phương, chống xói lở ở bờ biển,
ổn định mạch nước ngầm cho nguồn sản xuất nông nghiệp, tích lũy nước ngầm, là
nơi cư trú của các loài chim, phát triển du lịch,...
1.1.2. Đặc điểm kinh tế của đất nông nghiệp
Trên phương diện kinh tế, đất nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau:
* Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế
Nét đặc biệt của loại tư liệu sản xuất này chính là sự khác biệt với các tư liệu
sản xuất khác trong quá trình sử dụng. Các tư liệu sản xuất khác sau một thời gian
sử dụng sẽ bị hao mòn và hỏng hóc, còn đất đai nếu sử dụng hợp lý, khoa học sẽ lại
càng tốt hơn. Đặc điểm này có được là do đất đai có độ phì nhiêu. Tùy theo mục
đích khác nhau, người ta chia độ phì thành các loại khác nhau. Cụ thể là:
- Độ phì tự nhiên: được tạo ra do quá trình phong hóa tự nhiên. Độ phì loại này gắn
với thuộc tính lý - hóa - sinh học của đất và môi trường xung quanh.
- Độ phì nhân tạo: có được là do kết quả của sự tác động có ý thức của con người,
bằng cách áp dụng hệ thống canh tác hợp lý, có căn cứ khoa học để thỏa mãn mục
đích của con người (làm đất, chăm sóc, luân canh, xen canh cây trồng và tưới tiêu).
6
- Độ phì tiềm tàng: là hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất ở một thời điểm
nhất định. Độ phì nhiêu loại này là kết quả của sự tác động tổng hợp các nhân tố tự
nhiên và nhân tạo.
- Độ phì kinh tế: là độ phì nhiêu mà con người đã khai thác sử dụng cho mục đích
kinh tế thông qua sự hấp thụ và chuyển hóa của cây trồng sau một quá trình sản
xuất.
Từ đặc điểm này, trong nông nghiệp cần phải quản lý đất đai một cách chặt
chẽ, theo quy định của Luật đất đai; phân loại đất đai một cách chính xác; bố trí sản
xuất nông nghiệp một cách hợp lý; thực hiện chế độ canh tác thích hợp để tăng năng
suất đất đai, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên đất.
* Diện tích đất có hạn
Diện tích đất là có hạn do giới hạn của từng nông trại, từng hộ nông dân,
từng vùng và phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia. Sự giới hạn về diện tích đất nông
nghiệp còn thể hiện ở khả năng có hạn của hoạt động khai hoang, khả năng tăng vụ
trong từng điều kiện cụ thể. Quỹ đất nông nghiệp có hạn và ngày càng trở nên khan
hiếm do nhu cầu ngày càng cao về đất đai của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa
cũng như đáp ưng nhu cầu đát ở khi dân số ngày một gia tăng. Đặc điểm này ảnh
hưởng đến khả năng duy trì và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
* Vị trí đất đai là cố định
Các tư liệu sản xuất khác có thể được di chuyển trong quá trình sử dụng từ vị
trí này sang vị trí khác thuận lợi hơn, nhưng đối với đất đai việc làm đó là không thể.
Chúng ta không thể di chuyển được đất đai theo ý muốn mà chỉ có thể canh tác trên
những vị trí đất đai đã có sẵn. Chính vị trí cố định đã quy định tính chất hóa - lý - sinh
của đất đai đồng thời cũng góp phần hình thành nên những lợi thế so sánh nhất định
về sản xuất nông nghiệp.
7
Từ việc nghiên cứu đặc điểm này cần phải bố trí sản xuất hợp lý cho từng
vùng đất phù hợp với lợi thế so sánh và những hạn chế của vùng; thực hiện quy
hoạch, phân bổ đất đai cho các mục tiêu sử dụng một cách thích hợp; xây dựng cơ
sở hạ tầng, nhất là hệ thống thủy lợi, giao thông cho từng vùng để tạo điều kiện sử
dụng đất tốt hơn.
* Đất đai là sản phẩm của tự nhiên
Đất đai là sản phẩm mà tự nhiên ban tặng cho con người. Song, thông qua
lao động để thỏa mãn mong muốn của mình, con người làm thay đổi giá trị và độ
phì nhiêu của đất đai. Đất đai xuất hiện, tồn tại ngoài ý muốn chủ quan của con
người và thuộc sở hữu chung của toàn xã hội. Tuy nhiên, Luật đất đai cũng khẳng
định quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ thuộc về người sản xuất. Nông dân có
quyền sử dụng, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và thuê mướn đất [5].
1.1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu đánh giá đất và những nhân tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng đất
a. Các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới
Yêu cầu về lương thực tăng lên không ngừng do sự gia tăng dân số đã tác
động mạnh mẽ đến nền sản xuất nông nghiệp. Hàng năm, dân số trên thế giới tăng
79 triệu người. Tăng dân số tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Chính vì
vậy nền nông nghiệp đang chịu một sức ép nặng nề. Mặc dù ta có thể nhận thấy rõ
là nhờ kết quả của quá trình thâm canh, quay vòng sử dụng đất mà chúng ta giải
quyết được đáng kể những nhu cầu cấp thiết của con người. Tuy nhiên quá trình sử
dụng tài nguyên một cách quá mức đã làm không ít diện tích canh tác bị thoái hóa
suy kiệt trên toàn cầu. Cùng với sự xói mòn đất ngày càng diễn ra mạnh mẽ là các
hội chứng thoái hóa đất đai như: suy giảm hàm lượng hữu cơ đất, sự thay đổi tính
chất hóa học của đất: hóa chua (do sử dụng phân hóa học trong nông nghiệp), mặn
hóa; thay đổi tính chất vật lý của đất; thay đổi tính chất sinh học; sa mạc hóa: sự cạn
kiệt nguồn nước, sự suy giảm các quần thể sinh vật sống trong đất ngày càng nhiều.
8
Hệ thống sử dụng đất cũng như phương thức quản lý đất đai theo kiểu truyền thống
đã bị thay đổi. Theo Julian Damanski,1998 “Đất canh t